Co thắt tử cung là gì

Có rất nhiều thai phụ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ cảm thấy lo lắng về hiện tượng chuyển dạ giả và những ảnh hưởng của nó đến thai nhi. Hãy cùng xem qua bài viết này, trang bị những kiến thức, hiểu biết về chuyển dạ giả để có một tâm thế bình tĩnh, vượt qua những lần “vượt cạn” nhẹ nhàng nhất.

1. Như thế nào được gọi là chuyển dạ giả

Chuyển dạ giả là sự xuất hiện của các cơn đau, co thắt tử cung được gọi là cơn gò Braxton Hicks. Đây giống như một cơn gò tử cung bình thường, được mô tả như sự thắt chặt bụng hay bị nhầm với các cơn chuyển dạ thật gây ra sự hoảng loạn cho các sản phụ.

Nhưng chuyển dạ giả khác với chuyển dạ thật ở chỗ nó không gây sự giãn nở tử cung và không kéo dài hay lặp lại với một tần suất đều đặn và cường độ mạnh. Chuyển dạ giả chỉ xảy ra ở một số sản phụ chứ không phải tất cả các sản phụ đều trải qua cơn đau của chuyển dạ giả.

Chuyển dạ giả là hiện tượng xảy cơn đau hoặc co thắt tử cung

2. Dấu hiệu của chuyển dạ giả

Chuyển dạ giả có những tính chất không giống với chuyển dạ thật. Các chị em cần bình tĩnh để xem xét đó có phải là một cơn chuyển dạ giả hay không. Các dấu hiệu để nhận biết:

  • Cơn chuyển dạ giả, ban đầu mẹ sẽ không có cảm giác đau, nhưng càng về sau, tuổi thai lớn mẹ sẽ có cảm giác đau nhẹ, đặc tính của cơn gò Braxton Hicks là gò từng cơn không đều đặn, đôi khi co thắt có thể gây cho mẹ đau bụng, nhưng khi nằm nghỉ thì hết đau.

  • Các cơn chuyển dạ giả không kèm theo các triệu chứng: vỡ ối,… của cơn chuyển dạ thật.

  • Trong một ngày có thể có 3 - 4 cơn gò, nhưng cũng có khi ít hơn.

  • Trong cơn gò Braxton Hicks không cần phải dùng thuốc.

Các cơn đau của chuyển dạ giả đến một cách bất thường và không giống như chuyển dạ thật

3. Cách phân biệt chuyển dạ giả và chuyển dạ thật

Để phân biệt được chuyển dạ giả và chuyển dạ thật cũng không có gì quá phức tạp, chị em chỉ cần để ý đến những đặc điểm sau là sẽ phân biệt được.

Tần suất của các cơn co thắt

  • Chuyển dạ giả: mỗi cơn co thắt có thời gian kéo dài không giống nhau và mỗi cơn đau cách nhau không đều.

  • Chuyển dạ thật: Các cơn co thắt đều kéo dài khoảng 30 - 70 giây và diễn ra đều đặn. Các cơn đau do chuyển dạ thật có cường độ tăng lên theo thời gian và ngày càng gần nhau hơn.

Cơn đau có thay đổi khi di chuyển không

  • Chuyển dạ giả: cách cơn đau do chuyển dạ giả có thể chậm hoặc dừng lại khi bạn vận động nhẹ nhàng như: đi bộ hoặc thực hiện các cử động tại chỗ.

  • Chuyển dạ thật: các cơn co thắt không giảm đi khi bạn cử động và di chuyển thậm chí khi bạn cố gắng nghỉ ngơi thì cơn đau vẫn tiếp tục.

Các vị trí của cơn đau

  • Chuyển dạ giả: thường các cơn đau do chuyển dạ giả chỉ được cảm nhận thấy ở phía trước bụng hoặc ở xương chậu. Các cơn đau không kèm theo ra dịch hồng hoặc nước ối.

  • Chuyển dạ thật: các cơn đau có thể bắt đầu từ dưới lưng và di chuyển đến phía trước bụng, cũng có thể xuất hiện cơn đau trong bụng và di chuyển về sau lưng của bạn. Đi kèm với cơn đau bụng, mẹ sẽ thấy ra dịch hồng âm đạo, hoặc ra nước ối ở âm đạo.

4. Các cơn chuyển dạ giả có tác dụng gì?

Theo What to Expect, nguyên nhân gây ra các cơn gò Braxton Hicks là do hormone trong cơ thể mẹ đang gửi "thông điệp" báo hiệu mẹ bắt đầu vào quá trình chuẩn bị sinh con.

Bên cạnh đó, các cơn chuyển dạ giả giúp cho thai nhi bình chỉnh ngôi thai trong tử cung của mẹ được tốt. Ngôi thai trở nên ngôi thuận. Đây được xem là bước chuẩn bị cho một cuộc chuyển dạ thật.

Chuyển dạ giả được xem là có lợi cho em bé cũng như chuẩn bị cho một cuộc sinh thật

5. Cần làm gì để giảm các cơn đau do chuyển dạ giả

Để giảm bớt được sự đau đớn do các cơn chuyển dạ giả, đầu tiên bạn cần chuẩn bị một tinh thần thật tốt, không quá lo lắng và sợ hãi. Việc chuẩn bị một tinh thần thật tốt không chỉ để đối phó với các cơn đau do chuyển dạ giả. Mà còn là phương pháp tốt để vượt qua cơn đau của việc sinh thật và tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và bé.

Để giảm bớt cơn đau tức thì, hãy thử một số cách dưới đây:

  • Đứng lên là di chuyển, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp đẩy lùi cơn đau một cách hiệu quả.

  • Sau khi vận động hãy nghỉ ngơi hoặc ngủ một chút.

  • Thử các biện pháp thư giãn như tắm nước ấm hoặc nghe nhạc nhẹ.

  • Uống đủ nước.

  • Massage thư giãn.

Các mẹ bầu nên thư giãn vận động để giảm cơn đau hơn nữa cũng làm cho việc sinh con dễ dàng hơn

6. Khi nào cần tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ

Nếu bạn cảm thấy không thể phân biệt được chuyển dạ giả và chuyển dạ thật hoặc phát hiện thấy những dấu hiệu khác lạ thì hãy tới gặp bác sĩ. Đặc biệt, đối với những trường hợp dưới đây bạn cần phải đi gặp bác sĩ ngay lập tức. Vì đây là những triệu chứng nguy hiểm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé.

  • Tình trạng xuất huyết ở âm đạo xảy ra bất thường.

  • Nước ối bị rò rỉ liên tục hoặc bị vỡ.

  • Các cơn đau, co thắt mạnh xảy ra cách nhau mỗi 5 phút trong vòng 1 giờ.

  • Những chuyển động bất thường của thai nhi trong bụng mẹ.

  • Nếu thai chưa được 37 tuần tuổi nhưng lại xuất hiện các cơn co thắt bất thường.

Nên khám thai định kỳ để kịp thời kiểm soát những nguy hiểm cho mẹ và bé

Không phải sản phụ nào cũng có thể nhận biết được các cơn đau co thắt là chuyển dạ giả hay thật cho dù là những người phụ nữ đã sinh con nhiều lần hay lần đầu. Nên để an toàn cho con và chính bản thân mình chị em nên chọn những cơ sở y tế có uy tín để thăm khám.

Đối với chị em phụ nữ, mang thai và sinh con là một trách nhiệm vô cùng lớn lao. Qua bài viết này hy vọng chị em có thể có được những kiến thức quan trọng trong việc nhận biết chuyển dạ giả. Chúc chị em luôn xinh đẹp, vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình luôn thành công trong công việc.

Cơn co thắt tử cung khi mang thai báo hiệu điều gì?

Các cơn co thắt giai đoạn sớm

Bạn có thể bị co thắt tử cung ngay cả khi mới bước vào 3 tháng đầu thai kỳ, khi cơ thể còn đang dần phải thích nghi với việc mang thai. Sự giãn ra của các dây chằng tử cung có thể gây ra các cơn co thắt nhẹ. Ngoài ra, tình trạng mất nước, táo bón và ợ hơi cũng có thể gây co thắt. 

Nếu cơn co thắt đi kèm với đốm xuất huyết và/hoặc đau bụng, bạn sẽ cần tới bác sỹ ngay để làm rõ nguyên nhân liệu đó có phải là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung hay dọa sảy thai hay không.

Trước khi nhờ đến sự can thiệp của bác sỹ sản khoa, bạn cũng có thể tự kiểm tra xem liệu đó có phải là cơn co thắt thực sự hay không bằng cách: Nằm xuống và đặt một bàn tay lên tử cung. Nếu toàn bộ phần tử cung trở nên cứng lại trong cơn co thắt, đó có thể là một cơn co thắt thật sự. Nếu phần tử cung có chỗ cứng, chỗ mềm, đó có thể là do thai nhi đang di chuyển bên trong dạ con mà thôi.

Các cơn co thắt từ giai đoạn giữa thai kỳ

Nhiều cơn co thắt diễn ra sau tuần 34 một cách ngẫu nhiên và không thường xuyên, đây được gọi là cơn gò sinh lý Braxton-Hicks. Cơn gò Braxton-Hicks, đôi khi được gọi là cơn co thắt tử cung giả, thường không đau mấy và chỉ giống như đau bụng kinh. Nó xảy ra khi dạ con co vào rồi lại giãn ra với tần suất không đều, một vài lần trong ngày.

Nếu các cơn co thắt của bạn diễn ra không thường xuyên và không cho thấy dấu hiệu sinh non, hãy thử làm dịu chúng bằng cách uống nhiều nước, tắm nước ấm, không nên nhịn tiểu và hít thở sâu theo nhịp.

Nhưng bạn cần chúy ý quan sát, nếu cơn co thắt diễn ra đều đặn mỗi 10 phút hoặc ngắn hơn mà không liên tục, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng sinh non. Hãy thông báo cho bác sỹ ngay khi bạn gặp phải bất kỳ tình trạng co thắt nào để xác định sớm những nguy cơ có thể xảy ra cho bạn và con bạn.

Co thắt khi quan hệ

Nếu thai kỳ của bạn diễn ra bình thường, việc đạt đến cực khoái – cả khi quan hệ hay không quan hệ - cũng sẽ không làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm. Tương tự như vậy, việc quan hệ tình dục cũng không có khả năng kích thích việc chuyển dạ ngay cả khi ngày sinh của bạn sắp cận kề.

Nếu bạn đang gần đến ngày sinh

Bạn cần lưu ý đến thời gian kéo dài và thời gian nghỉ giữa các cơn co thắt tử cung [tính thời gian từ lúc bắt đầu một cơn co thắt tới thời gian bắt đầu cơn tiếp theo]. Liệu những cơn co thắt này có xảy ra đều đặn hay không, và có gây đau đến mức bạn không thể nói chuyện trong khi cơn co thắt xảy ra? Bạn sẽ được coi như có chuyển dạ tích cực nếu cơn co thắt kéo dài khoảng 1 phút và diễn ra với tần suất thường xuyên 5 phút một.

Trường hợp bạn cảm thấy vô cùng khó chịu khi bị co thắt hoặc nơi ở cách xa bệnh viện, bác sỹ thường khuyên nên nhập viện để tiện theo dõi. Bạn sẽ được theo dõi, đánh giá mỗi 2 tiếng đồng hồ để xác định xem bạn có trong giai đoạn chuyển dạ tích cực chuẩn bị cho việc sinh nở hay không.

Lưu ý nếu bị xuất huyết

Việc xuất huyết khi mang thai đi kèm hay không đi kèm cơn co thắt luôn luôn là dấu hiệu cần hết sức lưu ý và cần phải thông báo lại với bác sỹ. Tuy nhiên không phải lúc nào xuất huyết cũng báo hiệu nguy hiểm. Ví dụ như việc ra một chút máu trong khi quan hệ là khá phổ biến, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tình trạng xuất huyết xảy ra là khi các mạch máu ở cổ tử cung bị sưng lên trong quá trình mang thai, bị kích thích và vỡ.

Các triệu chứng diễn ra trong thai kỳ như đốm xuất huyết hay co thắt tử cung có thể hoàn toàn vô hại nhưng cũng có thể báo hiệu cho thấy bạn đang gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đó. Do vậy, điều quan trọng là hãy luôn thông báo cho bác sỹ biết trong tất cả mọi trường hợp. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cơn co thắt tử cung khi chuyển dạ

Video liên quan

Chủ Đề