Có bao nhiêu cách đọc sách

Bạn mất rất lâu để hiểu những gì mình đang đọc? Bạn muốn tăng tốc độ đọc sách của mình lên? Vậy có lẽ điều bạn thiếu chính là phương pháp đọc sách hiệu quả và dưới đây là những mẹo giúp bạn đọc nhanh hơn mà vẫn nắm bắt được nội dung💁‍♀️.  1. Đọc có mục đích✨ Lời khuyên đầu tiên mình đưa ra chính là bạn nên tìm cho mình một mục đích để đọc sách. Đây là chiến lược tốt nhất để có thể đọc hiệu quả. Giữa nhịp sống hối hả thì đọc sách chính là một cách để bạn chậm lại, dành toàn tâm cho cuốn sách đó, bất kể thể loại là gì. Lí do mình đưa ra lời khuyên như vậy chính là vì nếu não bộ của bạn không thể tập trung và không kịp xử lý thông tin bạn đưa vào, những thông tin ấy sẽ biến mất rất nhanh. Đó là lí do bạn nên đọc có mục đích vì nếu không có mục đích thì bạn sẽ không thể tập trung. Để đọc sách có mục đích, bạn có thể chia sách thành ba loại:

  • Những cuốn sách củng cố kỹ năng – Chúng chứa đựng những kiến thức đã được tích lũy qua nhiều năm mà bạn có thể tiếp cận một cách nhanh chóng.
  • Những cuốn sách chia sẻ kinh nghiệm, những câu chuyện về thành công và cho phép bạn tìm hiểu về cuộc sống của những người khác, những khó khăn mà họ từng trải qua – Cho dù bạn và những người đó là các cá nhân hoàn toàn khác nhau, nhưng đọc về những trải nghiệm họ đã trải qua giống như một cách để chuẩn bị cho bản thân trong tương lai.
  • Những cuốn sách cho phép bạn trải nghiệm cuộc sống một cách khác biệt so với hiện tại – Cho phép bạn có một cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống và con người.
Bằng cách nhóm sách thành những danh mục như vậy, bạn có mục đích rõ ràng khi đọc sách và xử lý thông tin theo cách tương tự. 2. Tìm hiểu trước✨ Mình đã đọc khá nhiều sách trong những năm qua, và càng đọc nhiều sẽ mình càng nhận ra rằng nhiều tác giả – nhất là những tác giả viết thể loại hư cấu viễn tưởng – có những ý tưởng khá tương tự nhau. Cái nhìn của mỗi tác giác có thể khác nhau nhưng có những khái niệm, đặc trưng không thay đổi. Đây là lúc chiến lược thứ hai phát huy tác dụng vì nó yêu cầu bạn tìm hiểu trước về chủ đề mà bạn muốn đọc. Một cuốn sách, một bài báo có thể nâng cao kiến ​​thức của bạn, nhưng đọc có chọn lọc giúp bạn tăng tốc độ đọc hiểu vì bạn đã có những kiến thức nhất định về chủ đề đó.

Và bởi vì bạn đã có kiến thức trước, bạn không cần đọc lại những gì bạn đã biết mà bạn có thể nhanh chóng đi đến phần thông tin chính mà tác giả muốn truyền tải.

3. Dự đoán

Mở rộng từ việc tìm hiểu trước, việc dự đoán nội dung cuốn sách hoặc bài báo bạn sắp đọc khiến bạn có những kỳ vọng nhất định về nội dung mình sắp đọc.

Ví dụ: khi bạn đọc tiêu đề của bài đăng này, bạn mong đợi có thể đọc về các chiến lược giúp bạn đọc sách hiệu quả hơn. Bạn không mong đợi điều gì khác ngoài điều đó.

Tương tự với việc tìm hiểu trước, việc dự đoán nội dung, bạn có thể nhanh chóng bỏ qua những nội dung bạn đã biết và tìm được những nội dung mới bạn chưa gặp bao giờ.

4. Xác định nội dung chính

Mỗi cuốn sách đều có phần tóm tắt để thu hút người đọc, nhưng bạn sẽ tìm được tóm tắt chi tiết hơn khi đọc mục lục có tên các chương của cuốn sách. Để tìm hiểu cuốn sách, bạn phải tìm ra nội dung chính mà cuốn sách muốn trình bày cho bạn. Hơn nữa, bằng cách diễn đạt lại nội dung theo cách hiểu của chính mình, bạn sẽ hiểu rõ hơn về nó.

Nội dung chính của cuốn sách cũng có thể được giải thích trong phần lời nói đầu. Hầu hết các sách phi hư cấu đều có phần giải thích các luận điểm xung quanh nội dung chính và nói rằng vì sao bạn nên tiếp tục đọc cuốn sách trong lời nói đầu.

Thông thường, nội dung chính nằm lời mở đầu và đại diện cho toàn bộ nội dung của cuốn sách. Biết được nội dung chính của cuốn sách cho phép bạn tiếp thu thông tin trong ngữ cảnh. Họ giải thích khái niệm này vì nó liên quan đến nội dung chính mà họ đang cố gắng truyền đạt.

Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian đọc vì nếu trước đó bạn đã quen thuộc với chủ đề của cuốn sách, bạn còn có thể kiểm tra thông tin trong đó. Hơn nữa, bạn sẽ có thể ghi nhớ thông tin tốt hơn vì bạn có thể đã nắm chắc được nội dung chính, chủ đề chính của tác phẩm.

5. Đặt câu hỏi

Trước lúc đọc sách thì đặt ra các câu hỏi là một cách hay để hiểu rõ cuốn sách hơn. Để làm được điều này thì có lẽ bạn cần đọc lướt qua cuốn sách và đặt câu hỏi cho bản thân dựa trên những gì đã đọc lướt qua. Các câu hỏi có thể xuất phát từ những câu khác nhau hoặc từ tiêu đề, tên chương của tác phẩm.

Bằng cách đặt câu hỏi, bạn vô thức muốn tìm câu trả lời những câu hỏi đó. Và như thế, bạn hiểu nội dung trong cuốn sách nhanh hơn vì bạn đang tìm kiếm câu trả lời từ cuốn sách đó.

Bạn đặt ra câu hỏi như thế nào là tùy thuộc vào bạn ví dụ như thường xuyên nghĩ về chúng hoặc viết lại các câu hỏi vào lề phải sách khi chúng nảy ra trong đầu bạn. Khi bạn đọc và tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi đó, bạn có thể đánh dấu chúng vào lề trái hoặc gạch dưới câu trả lời và ghi lại số trang bên dưới câu hỏi.

6. Suy luận

Đây là một kỹ năng mà không phải ai cũng có – có khả năng sử dụng. Suy ngẫm, suy luận dường như là một chiến lược phản tác dụng vì cách suy nghĩ của mỗi người ít nhiều sẽ khác với ý đồ của tác giả. Nhưng ngược lại, suy luận là một quá trình học hỏi và có thể phát triển qua thời gian.

Mọi suy đoán của bạn đều sai? không sao cả vì quá trình suy luận khuyến khích khám phá và tiếp thu thông tin hơn ở cấp độ sâu hơn. Điều này làm tăng khả năng đọc hiểu một cách tự nhiên.

Suy luận là để rút ra kết luận của riêng bạn. Tác giả đưa ra các thông tin và bạn có thể tự suy luận và đưa ra tất cả các loại câu hỏi. Vì sao tác giả lại viết câu này? Nó có phù hợp với những gì đã viết trong tác phẩm từ trước đến giờ?

Một lần nữa, ngay cả khi bạn trả lời sai, suy luận sai, cái bạn chắc chắn nhận được từ quá trình đọc sách là kiến thức. Các câu trả lời mà bạn đã thu thập được có thể giúp bạn nảy ra những câu hỏi khác hoặc có được những hiểu biết mới.

Và nếu bạn suy luận đúng thì bạn đã tiết kiệm được một khối thời gian lớn cho bản thân mình.

7. Hình dung

Hình dung – hình tượng hóa yêu cầu sức sáng tạo nhất định và là một trong những cách hay để đọc hiểu nhanh hơn. Kể cả khi bạn đang đọc báo hay một cuốn sách phi hư cấu thì hình dung vẫn là một cách hữu ích.

Bn có thể tạo ra, vẽ ra, hoặc mường tượng trong đầu những thông tin bạn có. Tác giả đưa ra một hệ thống, một mô hình nào đó, hãy xem xét các khía cạnh khác nhau của nó, hình dung chính bạn trong bối cảnh đó và làm những hành động đó. Điều này khiến bạn hứng thú với việc học và hiểu mọi thứ rõ hơn vì bạn đang sử dụng cả hai bán cầu não để xử lí thông tin.

Hình tượng hóa cũng giúp bạn tạp trung hơn vì nó trả lời câu hỏi, “vì sao thông tin này lại liên quan đến mình?” Chúng ta đọc sách vì những lý do khác nhau và việc hình dung thông tin trong đầu có thể giúp bạn trả lời câu hỏi đó, đặc biệt là giúp bạn liên tưởng thông tin với cuộc sống của bạn.

8. Kiểm tra – Làm rõ

Xuất phát từ việc suy luận và dự đoán, kiểm tra – làm rõ là một chiến lược sử dụng  các suy luận của bạn và so sánh chúng với những gì bạn đang đọc. Trong nhiều trường hợp, cách hiểu của bạn có thể khác với những gì tác giả đang diễn đạt và từ đó hiểu sâu hơn về thông tin.

9. Tìm kiếm thông tin

Chiến lược đọc cuối cùng bắt nguồn từ việc đặt câu hỏi — tương tự như làm rõ. Sự khác biệt giữa tìm kiếm và làm rõ là làm rõ thông tin nhắm đến đưa ra một cách hiểu chung cho thông tin bạn đang đọc

Với tìm kiếm thông tin, bạn đang tìm kiếm những gì củng cố, bổ sung cho kiến thức bạn muốn học hỏi. Tình huống này yêu cầu bạn tự tìm hiểu và định nghĩa cho những thứ bạn chưa chắc chắn, ngoài ra cho phép bạn giải quyết cả những câu hỏi, suy đoán trước đó.

Lời kết

Để hiểu rõ những gì bạn đang đọc, bạn cần có cho mình một phương pháp riêng, hiệu quả và phù hợp cho bạn. Những người đọc hiệu quả thường kết hợp những chiến lược, phương pháp khác nhau để tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Vì vậy, mình khuyến khích bạn thử nghiệm những phương pháp trên và tìm ra cách phù hợp nhất với bạn📌.

______________________________________________________

Tác giả: Leon Ho

Link bài gốc: //www.lifehack.org/899737/reading-strategies

Dịch giả: Nguyễn Thúy Quỳnh – //bit.ly/3xZPo8P

______________________________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả và dịch giả bài viết vì đã chia sẻ những kiến thức bổ ích tới mọi người. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có được một phương pháp đọc sách hiệu quả hơn cho bản thân mình.

Shortlink: //ivolunteervietnam.com?p=25043

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network

Bạn đã bao giờ đọc xong một trang sách và nhận ra mình đã mơ màng trong lúc đọc không? Điều này xảy ra với hầu hết mọi người vào một lúc nào đó vì bạn có quá ít thời gian hoặc không quá hứng thú với việc dành thêm là một phút nữa để đọc tác phẩm của Homer hoặc Shakespeare. May mắn thay, việc học cách đọc sách thật tập trung và ghi chú sẽ giúp quá trình đọc trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn và thú vị hơn. Hãy xem tiếp nội dung bên dưới để biết cách đọc sách hiệu quả.

  1. 1

    Tránh những thứ gây xao lãng. Hãy tắt máy tính, tivi và tiếng nhạc. Bạn sẽ khó mà tập trung đọc, đặc biệt khi đọc nội dung gì đó khó hiểu nếu bị phân tâm. Tập trung đọc sách có nghĩa là bạn sẽ tìm một nơi thoải mái, dễ chịu và không khiến bạn bị mất tập trung.

    • Làm cho việc đọc sách vui hơn bằng cách chuẩn bị thêm đồ ăn nhẹ hoặc thức uống và tạo cảm giác thoải mái. Thắp một cây nến thơm hoặc đọc sách khi tắm bồn sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái và làm cho việc đọc sách thú vị hơn, đặc biệt khi bạn không quá hứng thú với nội dung đang đọc.

  2. 2

    Đọc lướt trước khi đọc kỹ. Nếu đọc nội dung gì đó khó hiểu, bạn đừng quá lo là mình sẽ mất hứng thú vì đã biết kết cục. Nếu đang đọc một đoạn nào đó và phải đọc lại từ đầu, bạn nên thử đọc lướt qua toàn bộ câu chuyện hoặc lật sang một vài trang sách tiếp theo để hiểu bối cảnh, các nhân vật chính và giọng điệu của nội dung đang đọc; như vậy, bạn sẽ biết phải tập trung vào điều gì khi đọc kỹ nội dung.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tìm đọc tóm tắt [chẳng hạn như trên trang Cliff’s Note] hoặc nội dung của sách qua mạng Internet là một cách hay để nắm ý chính nhằm giúp bạn dễ hiểu quyển sách hơn, nhưng lưu ý rằng một số giáo viên sẽ không hài lòng với việc này và có thể cho điểm thấp hoặc không cho điểm nếu họ biết bạn chỉ đọc tóm tắt. Vì vậy, đừng quên mở sách ra và đọc thật kỹ.

  3. 3

    Hình dung về những gì bạn đang đọc. Hãy tưởng tưởng bạn là một đạo diễn phim và hình dung diễn biến trong khi đọc. Lên danh sách diễn viên cho bộ phim nếu thấy hiệu quả và cố gắng hình dung các sự kiện càng thực tế càng tốt. Đây là một hoạt động rất thú vị và giúp bạn nhớ cũng như hiểu nội dung tốt hơn.

  4. 4

    Đọc to. Một số người dễ tập trung hơn và cảm thấy nội dung thú vị hơn khi họ đọc to. Hãy tìm một căn phòng yên tĩnh, hoặc trốn vào tầng hầm và thỏa thích đọc với giọng điệu mà bạn muốn. Việc này giúp bạn giảm tốc độ nếu thường hay cố gắng đọc lướt thật nhanh và cũng làm cho nội dung đọc có vẻ sống động hơn khi bạn cảm thấy chán.

    • Thử đọc to các bài thơ. Trải nghiệm đọc tác phẩm “Odyssey” sẽ trở nên tuyệt vời hơn khi bạn đọc to rõ giai điệu của bài thơ.

  5. 5

    Tìm hiểu các từ ngữ, địa danh hoặc ý tưởng mà bạn không biết rõ. Bạn có thể dùng ngữ cảnh để tự tìm hiểu thắc mắc của mình, nhưng tốt hơn hết bạn nên dành ra vài phút để đọc nội dung tham khảo về những phần mà mình chưa hiểu. Như vậy, việc đọc cũng trở nên dễ dàng hơn.

    • Đối với bài tập ở trường, việc tìm hiểu từ ngữ hoặc ý tưởng khó hiểu sẽ giúp bạn có thêm điểm cộng. Đây là một thói quen tốt mà bạn nên làm.

  6. 6

    Nghỉ ngơi. Đảm bảo dành đủ thời gian cho việc đọc sách để bạn có thể đọc một cách thoải mái và có thêm thời gian nghỉ ngơi. Sau mỗi 45 phút đọc sách, bạn nên thư giãn 15 phút hoặc làm bài tập khác để thả lỏng đầu óc và cho bản thân tập trung vào những việc khác trong chốc lát. Khi đã sẵn sàng, bạn sẽ quay lại với việc đọc sách một cách sảng khoái và hào hứng.

  1. 1

    Tô đậm nội dung. Viết các câu hỏi ở lề sách, gạch dưới những điều mà bạn quan tâm, đánh dấu ý tưởng hoặc khái niệm quan trọng. Đừng ngại đánh dấu vào nội dung mà bạn đang đọc. Một số người cảm thấy việc giữ bút chì hoặc bút dạ quang sẽ làm họ tập trung hơn, vì họ có việc gì đó để “làm”trong khi đọc sách. Hãy thử xem cách này có hiệu quả với bạn không.

    • Tuy nhiên, đừng gạch dưới hoặc đánh dấu quá nhiều và đừng ngẫu nhiên đánh dấu những đoạn mà bạn nghĩ là cần. Bạn sẽ không có động lực xem lại và tìm hiểu kỹ nếu chỉ đánh dấu vô tội vạ; thay vào đó, bạn sẽ thấy rối mắt khi đọc lại.

  2. 2

    Viết vài câu tóm tắt ở dưới mỗi trang. Nếu đang đọc điều gì đó khó hiểu và thường phải đọc lại phần mà bạn đã bỏ lỡ, bạn nên thử ghi chú vào từng trang. Hãy viết một tóm tắt ngắn về những gì đã xảy ra ở cuối mỗi trang hoặc cuối mỗi đoạn. Đây là khoảng nghỉ trong lúc đọc và cho bạn thời gian để hiểu rõ hơn về nội dung.

  3. 3

    Viết ra những câu hỏi xuất hiện trong lúc đọc. Nếu cảm thấy khó hiểu trước điều gì đó hoặc gặp khó khăn trước một nội dung nào đó, bạn nên viết ra giấy. Việc này sẽ giúp bạn đặt ra một câu hỏi hay trong giờ học hoặc cho bạn đề tài để suy nghĩ sâu sắc hơn trong khi tiếp tục đọc.

  4. 4

    Viết ra cảm nhận của bạn. Khi đọc xong, bạn nên viết ngay cảm xúc của mình về truyện, quyển sách hoặc một chương cụ thể nào đó mà bạn cần đọc. Hãy viết ra những ý quan trọng, suy nghĩ của bạn về mục đích của nội dung và cảm nhận của bạn ở vai trò của một độc giả. Bạn không cần phải tóm tắt để có một câu trả lời cụ thể, nhưng việc tóm tắt nhìn chung rất hữu ích để giúp bạn nhớ rõ hơn về nội dung đã đọc.

    • Đừng viết về việc bạn thích hay không thích tác phẩm đó, hoặc bạn cảm thấy nội dung “tẻ nhạt”. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào cảm xúc mà mình có được. Phản ứng đầu tiên của bạn có thể là “Mình không thích tác phẩm này vì Juliet đã chết ở phần kết thúc”, nhưng bạn hãy thử nghĩ xem điều gì làm cho bạn có cảm nhận đó. Tại sao nếu cô ấy còn sống thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn? Có nên tạo ra kết thúc như vậy không? Shakespeare đã có dụng ý gì? Tại sao tác giả lại giết chết nhân vật? Với những câu hỏi này, bạn sẽ có cảm nhận thú vị hơn.

  1. 1

    Ngồi lại với bạn bè hoặc bạn cùng lớp để thảo luận về nội dung đọc. Việc thảo luận với bạn bè về nội dung đọc trước hoặc sau giờ học không phải là gian lận. Trên thực tế, hầu hết các giáo viên đều hài lòng vì điều đó. Hãy lắng nghe cảm nhận của bạn cùng lớp và so sánh với suy nghĩ của bạn. Một lần nữa, đừng cố nói về việc bạn cảm thấy nội dung đó có “tẻ nhạt” hay không mà bạn nên thử hỏi xem có ai giải thích được những điều bạn cảm thấy khó hiểu hoặc băn khoăn hay không. Ngoài ra, bạn cũng nên chia sẻ hiểu biết của mình để giúp đỡ bạn bè.

  2. 2

    Hãy đặt những câu hỏi mở để giúp bạn khám phá nội dung. Viết ra sổ tay các câu hỏi giúp bạn có một cuộc thảo luận thú vị trong giờ học. Một số giáo viên yêu cầu bạn làm điều này, nhưng dù sao thì đây cũng là một việc giúp ích cho quá trình đọc.

    • Đừng đặt những câu hỏi có thể trả lời “có” hoặc “không”. Học cách đặt câu hỏi với “như thế nào” sẽ giúp bạn có được những câu hỏi thảo luận thú vị. Bên cạnh đó, việc này khuyến khích bạn suy nghĩ sâu sắc hơn.

  3. 3

    Dán giấy ghi chú lên những trang quan trọng. Như vậy, khi có thắc mắc, bạn sẽ nhanh chóng tìm thấy nội dung để nói hoặc đặt câu hỏi về phần nội dung đã được ghi chú thay vì phải mất 10 phút để cố nhớ xem câu nói nổi tiếng của Polonius nằm ở đâu.

  4. 4

    Đặt bản thân vào vị trí của nhân vật. Bạn sẽ làm gì nếu là Juilet? Bạn có giết Holden Caiulfield nếu nhân vật đó xuất hiện ở trong lớp không? Việc kết hôn với Odysseus sẽ cho bạn cảm xúc như thế nào? Hãy trao đổi điều đó với người đã đọc quyển sách giống bạn. Câu trả lời của họ có gì khác với của bạn? Việc học cách đặt bản thân vào tác phẩm và tương tác với nội dung là một cách hay để trải nghiệm và thấu hiểu nó. Hãy đưa bản thân vào trong quyển sách.

  • Đôi khi việc tập trung vào những tiểu tiết sẽ không giúp ích cho bạn. Nếu điều đó quá khó hiểu, bạn chỉ cần chú ý những yếu tố quan trọng.

  • Hãy dành đủ thời gian để hoàn thành việc đọc sách. Cố gắng lướt thật nhanh qua nội dung không phải là thói quen đọc sách tốt.

  1. //sharpbrains.com/blog/2009/05/14/8-tips-to-remember-what-you-read/

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 25 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 54.649 lần.

Chuyên mục: Giáo dục

Trang này đã được đọc 54.649 lần.

Video liên quan

Chủ Đề