Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Trong CTGDPT 2018, các hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh bên cạnh tổ chức trong khuôn viên nhà trường còn được tổ chức ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: dự án nghiên cứu; hoạt động trải nghiệm; tham quan; cắm trại; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng,... Chính vì vậy, quan niệm CSVC, TB&CN trong dạy học, giáo dục cần được mở rộng. CSVC, TB&CN không chỉ của nhà trường tự đầu tư, mua sắm, tự làm mà cần khai thác CSVC, TB&CN có trong cộng đồng, ở các cơ sở văn hóa, khoa học, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,... bên ngoài nhà trường; Đồng thời chú trọng đến việc hợp tác với các cơ sở giáo dục ở nước ngoài qua hình thức kết nối lớp học, trường học về sử dụng TB&CN trong dạy học, giáo dục.

Ngoài CSVC tối thiểu theo quy định hiện hành, nhà trường có thể liên hệ với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà trường để chuẩn bị CSVC phục vụ các nội dung dạy học như hoạt động trải nghiệm, giáo dục của địa phương CSVC ngoài nhà trường như không gian rộng, tự nhiên; Di tích lịch sử văn hoá địa phương; Làng nghề; Nhà văn hoá thôn xã, khu dân cư; Nông trại giáo dục; Danh lam thắng cảnh; Công viên, khu công nghiệp, nhà máy của địa phương, Bể bơi [có thể thuê hoặc mượn từ các cơ sở khác] để dạy kĩ năng về phòng chống đuối nước…

Nhà trường cần có kế hoạch huy động từ nguồn lực xã hội, trong đó có chính quyền [Ủy ban nhân dân các cấp] và các cơ quan ban ngành chức năng; Các cơ quan, ban ngành chức năng có trách nhiệm đối với nhà trường; Gia đình, cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh; Các tổ chức quốc tế, đội ngũ trí thức Việt kiều; cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, doanh nghiệp và cá nhân; Sự hợp tác giữa các cơ sở giáo dục Tiểu học trong địa bàn để có thể nhận được sự hỗ trợ và chia sẻ các nguồn lực CSVC cũng như các phương tiện và tài chính để phục vụ cho việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo dục địa phương đạt hiệu quả. 

Ngoài việc mua sắm, bổ sung các TBDH phục vụ cho hoạt động trải nghiệm, giáo dục địa phương, nhà trường cần động viên, khuyến khích giáo viên tự làm TBDH. Để khuyến khích được, nhà trường cần bố trí nguồn lực để thu gom, mua sắm nguyên vật liệu [ví dụ nguyên vật liệu địa phương như được được đề cập đến ở dưới]. Tính chất của TBDH tự làm là công cụ và kĩ thuật sản xuất đơn giản; Sử dụng nguyên vật liệu địa phương; Phục vụ thiết thực, kịp thời và có hiệu quả cho quá trình dạy học.

            Điều kiện về giáo viên và CSVC, TB&CN trong dạy học, giáo dục là hai vấn đề nhận được nhiều quan tâm nhất khi áp dụng CTGDPT mới. Theo đó, để thực hiện CTGDPT 2018, đối với CSVC, TB&CN trong dạy học và giáo dục, Hiệu trưởng cần lưu ý các vấn đề sau đây:

            Thứ nhất: Đảm bảo đủ phòng học, phòng chức năng cho học 2 buổi/ngày; Đặc biệt giảm tải sĩ số học sinh với lớp quá đông, cần đảm bảo sĩ số lớp đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với Tiểu học là 35 học sinh/lớp trở xuống. Với những địa phương khó khăn về diện tích đất xây trường, mở rộng phòng học được phép nâng tầng trường học khi đủ điều kiện. Hệ thống phòng chức năng, hiệu bộ, hành chính được chuyển lên tầng cao, dành các tầng thấp làm phòng học cho học sinh. Đầu tư xây dựng các phòng học thay thế các phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học tạm, phòng học cấp 4 xuống cấp nặng, ưu tiên các lớp đầu cấp của Tiểu học.

            Thứ hai: Trang bị đầy đủ các đồ dùng, vật dụng để minh họa bài giảng từ thủ công đến ứng dụng công nghệ thông tin như như tranh ảnh, mô hình nhựa..., tranh ảnh điện tử, mô hình 3D, tăng số lượng thiết bị dạy học để học sinh được thực hành thí nghiệm, có trải nghiệm học tập tốt…trong quá trình xây dựng các hoạt động học tập của học sinh vào việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học như: áp dụng phương pháp dạy học Lớp học đảo ngược; khai thác các thí nghiệm mô phỏng và các nguồn dữ liệu điện tử trên mạng hay trong bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên về sử dụng công nghệ dạy học mới. Việc đầu tư, trang bị CSVC, TB&CN phải đảm bảo sự đồng bộ để phục vụ có hiệu quả cho việc dạy học và giáo dục của nhà trường. Cụ thể như đồng bộ giữa trường sở với phương thức tổ chức dạy học; Giữa chương trình, sách giáo khoa và thiết bị dạy học; Giữa trang thiết bị và điều kiện sử dụng; Giữa trang bị và bảo quản; Giữa các thiết bị với nhau…

            Thứ ba: Điểm đổi mới quan trọng trong CTGDPT mới giáo viên sẽ cần nhiều các thiết bị dạy học đa phương tiện và công nghệ thông tin, tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm thực tế, được nghe, nhìn, sờ, nắm,… các đồ vật tượng trưng mà không phải chỉ qua sách vở.

            Thứ tư: Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, TB&CN phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá: bao gồm kho học liệu số, bài giảng e-learning, phần mềm thiết kế bài giảng điện tử, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học]; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phải thiết thực, có hiệu quả; xây dựng bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trực tuyến, tư liệu, tài liệu, sách điện tử đóng góp vào kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, kho học liệu số của ngành và Hệ tri thức Việt số hóa…

Thứ năm: Cần lưu ý đến việc sử dụng TB&CN sẵn có, dễ tiếp cận với chi phí tối thiểu. Khai thác, sử dụng tối đa và có hiệu quả các thiết bị sẵn có thuộc danh mục thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định, không để cho các thiết bị dạy học nằm chết trong các kho chứa, mà phải làm cho từng học sinh được hưởng thụ chất lượng nhận thức do các phương tiện đó mang lại; Tăng cường sử dụng các vật liệu, công cụ gia dụng sẵn có, dễ tiếp cận, chi phí rẻ và an toàn. Khuyến khích sử dụng các thiết bị dạy học tự làm.

            Thứ sáu: Thiết kế và định hướng xây dựng danh mục TB&CN của CTGDPT 2018 trên cơ sở kế thừa và sử dụng thiết bị đang có. Tổ chức, sắp xếp lại ở các phòng học bộ môn; rà soát lại thực trạng CSVC, TB&CN của nhà trường, từ đó có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cho phù hợp với các môn học và điều kiện thực hiện. Chỉ mua sắm bổ sung các thiết còn thiếu và sắp xếp lại cho phù hợp với các môn học, không phải mua sắm lại toàn bộ. Việc mua sắm bổ sung cũng sẽ tính đến việc trang bị các thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Mua sắm bổ sung TB&CN tối thiểu khối lớp 1 [theo lộ trình và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo], thiết bị phòng học bộ môn, bàn ghế hai chỗ ngồi, máy tính và thiết bị phòng học Ngoại ngữ.

Thứ bảy: Cần lưu ý đến việc thiết kế và bố trí các trang thiết bị phù hợp và hiệu quả trong phòng học vì công tác này có quan hệ mật thiết với những đổi mới về phương pháp. Ví dụ như khi mua sắm một hạng mục là bàn ghế mới, cần đảm bảo nguyên tắc phù hợp về đổi mới phương pháp dạy và học của nhà trường về kiểu dáng bàn ghế và cách bố trí trong lớp học. Cán bộ quản lý cũng cần lưu ý rằng nhà trường cần những phòng học với các cách bố trí khác nhau dành cho những phương pháp kỹ thuật dạy học khác nhau. Ngoài ra, trong điều kiện CSVC và nguồn lực còn hạn chế, nhà trường cần được khuyến khích sáng tạo để tận dụng phòng học cho nhiều hoặc một vài bộ môn và phương pháp dạy học khác nhau.

Video liên quan

Chủ Đề