Có nên thay cát bát nhang vào cuối năm

Những ngày trước tết là thời điểm lí tưởng để các gia đình tiến hành bao sái ban thờ, sửa sang nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới nhiều may mắn, bình an. Trong bao sái ban thờ thì việc rút tỉa chân nhang, thay tro bát hương là điều cần chú ý hơn cả bởi việc làm này thể hiện sự chu đáo của gia chủ trong việc thờ cúng gia tiên tiền tổ.

Nên thay tro bát hương vào dịp nào? Thông thường, người ta sẽ tiến hành thay tro bát hương, rút tỉa chân nhang vào khoảng thời gian từ 23 cho đến 29 tháng chạp. Đây là thời điểm thích hợp nhất bởi Táo quân lúc này đang vắng nhà, khi ông trở về thấy ban thờ sạch sẽ sẽ hài lòng hơn và phù hộ cho cả gia đình. Tuy nhiên, quan niệm thay tro bát hương cũng như rút tỉa chân nhang ở mỗi vùng miền lại khác nhau. Một số nơi quan niệm, ban thờ cũng như bát hương cần được lau dọn thường xuyên chứ không phải chờ cho tới lễ tết mới dọn dẹp.

Thay tro bát nhang là việc nên làm vào dịp cuối năm Theo ý kiến của một số chuyên gia phong thủy, gia chủ vẫn chỉ nên tiến hành thay tro bát hương cũng như rút tỉa chân nhang vào dịp cuối năm sau ngày hăm ba tháng chạp để tránh động bát hương ảnh hưởng không tốt đến phúc lộc của cả gia đình.

Người thay tro bát hương là ai?

Quan niệm của người xưa cho rằng, người thay tro bát hương phải là người cao minh. Tuy nhiên, điều này không thật cần thiết, bởi cứ là người trong gia đình thì ai cũng có thể làm được miễn là có tấm lòng thành và chân tay sạch sẽ.

Bên cạnh đó, nếu thuê thầy cúng về rất dễ xảy ra một số rủi ro không đáng có như đặt bùa hay hạt nhựa làm mất đi sự linh thiêng.

Khi thay tro bát hương, rút tỉa chân nhang nên để lại mấy cây?

Trên thực tế, gia chủ rút tỉa chân hương không nên rút hết mà để lại khoảng từ 3 - 5 cân là đẹp nhất. Đây là số biểu trưng cho tính Dương, Dương thờ Âm là vô cùng hài hòa. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên nên để lại 5 cây hương bởi nó là biểu trưng cho chữ sinh trong hệ tuần hoàn sinh - lão- bệnh - tử - sinh.

Thay tro bát hương cần lưu ý điều gì 

Rất nhiều gia chủ hiểu sai cách thay tro bát hương. Khi thay tro, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Tránh đổ tro ra cùng một lúc mà hãy dùng thìa rồi múc lần lượt từng chút tro ra một để không bị hao tán tài sản. Khi đổ thì như vậy nhưng lúc cho tro vào nhớ đổ liền cùng lúc nhé như thế mới tốt cho đường tài lộc.

- Phần tro cũ và tro đốt chân hương nên đem thả ra sông suối để mát mẻ, thanh thoát.

- Lưu ý, khi đổ tro mới vào, gia chủ nên đốt 7 đồng tiền vàng với bát hương thờ phật và 3 đồng tiền vàng bới bát hương thờ tổ tiên rồi hơ quanh. Khi tờ tiền cháy được một lửa thì mới thả vào bát hương.

Đặc biệt, tro bát hương phải là tro được đốt từ rơm nếp mới.

Xem thêm:

Vào dịp cuối năm, các gia đình người Việt thường có tục thay mới bát hương thờ cúng ông bà tổ tiên. Nắm bắt được nhu cầu lớn của thị trường, những người lao động nghèo có công việc bấp bênh như phụ hồ, chạy xe thồ, xe ba gác...đã tranh thủ chuyển sang nghề bán cát trắng với mong muốn kiếm thêm một ít tiền để cho cái Tết được đủ đầy hơn.

Có nên thay cát bát nhang vào cuối năm

Nghề bán cát thay bát hương mỗi dịp cuối năm

Sau ngày rằm tháng Chạp trở đi, dạo quanh các khu chợ lớn ở Huế như chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu... hay khắp các tuyến đường chính, kể cả kiệt hẻm sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người đàn ông hay phụ nữ đẩy chiếc xe rùa chở đầy cát trắng kèm với đồ lễ cần dùng cho việc thờ cúng trong mỗi độ Tết đến xuân về.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Lê Thị Thúy ở Phú Mậu bán cát trắng ở chợ An Cựu, Tp Huế cho biết: “Năm mô cũng rứa, khoảng cận Tết là tui nghỉ bán rau ở chợ và chuyển sang bán cát trắng dạo. Nghề ni chủ yếu lấy công làm lời, cát chủ yếu được lấy ở những bãi biển ở huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang… Để có cát bán vào dịp Tết, người bán phải chuẩn bị trước đó cả nửa tháng và trải qua nhiều công đoạn; cát lúc lấy về đem đãi, lọc, sàng dưới rổ sàng kích cỡ khác nhau cho hạt cát thật mịn. Sau đó đem cát đi vút nước, khi thấy nước vút đã trong là được. Rồi đem cát phơi đi phơi lại nhiều lần sao cho thật khô rồi mới cho vào bao chờ đến ngày giáp Tết là mang đi bán”.

Ngày Tết, ai đi chợ cũng mua vài lon cát trắng về thay cát rút chân nhang, quét dọn bàn thờ cuối năm thật tươm tất, sạch sẽ để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu, cũng như cầu mong một năm mới an lành, thịnh vượng.  Thời gian thay bát hương thường diễn ra từ sau Rằm tháng Chạp, chủ yếu là vào các ngày 20 - 22 tháng Chạp, tức là trước ngày đưa ông Táo lên chầu trời. Hay nhiều gia đình tất bật công việc cuối năm nên thay muộn, miễn sao hoàn thành trước khi cúng tất niên hoặc lễ mời ông bà về ăn Tết cùng con cháu nên vì thế đến 30 Tết, những xe cát trắng vẫn còn xuất hiện ở các chợ.

Bán cát trắng một nghề ngắn hạn chỉ diễn ra khoảng 15 ngày nhưng cũng là dịp để người dân lao động kiếm thêm một khoản đáng kể. Mỗi lon cát có giá khoảng 3.000 đồng. Thường được đựng sẵn vào túi ni lông, mỗi túi là 4 lon giá 10.000 đồng. Ngoài đẩy xe rùa rao bán, một số người dân bày ven đường, ngay các ngã tư đèn đỏ với nhiều bao cát thu hút đông người dân ghé mua.

“Làm cái nghề ni phải có tâm. Cát bán phải lấy ở chỗ sạch, đãi rửa rất kỹ, chứ người ta mua về bỏ lên bàn thờ mà không sạch sẽ thì mình mang tội, sẽ bị ông bà quở trách”, bà Nga- một người bán cát bộc bạch. Chỉ là một nghề mưu sinh nhưng công việc của họ mang một ý nghĩa thiêng liêng, nhắc nhở mọi người nhớ đến cội nguồn.

Cứ thế, hình ảnh những người đứng bán cát bên chiếc xe rùa những ngày cuối năm cũng là một nét của những ngày Tết ở Huế.

Hoàng Hạnh

06-07-2017 11:19:05 AM - 10456

Nhiều người tưởng rằng việc dọn dẹp bàn thờ là chỉ cần làm sạch sẽ mọi thứ là được nhưng ít ai biết rằng việc dọn dẹp bàn thờ không hề đơn giản, nếu không làm đúng cách thì nó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, tài lộc, may mắn của gia chủ.

Có nên thay cát bát nhang vào cuối năm

Thời điểm để thay cát, rút chân nhang

Theo quan niệm của người xưa, bát hương trên bàn thờ không được tự ý xê dịch vì như thế sẽ động đến phần âm trong gia đình đồng nghĩa với việc sẽ làm xáo trộn cuộc sống hiện tại của gia đình. Ngày tết chúng ta thường dọn dẹp nhà cửa với ý nghĩa đón may mắn và những điều tốt lành, tương tự như vậy, dọn bàn thờ, thay cát rút chân nhang vào dịp Tết nguyên đán để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu, cũng như cầu mong một năm mới an lành, thịnh vượng.

Thời điểm tốt nhất để thực hiện việc này là từ 23 tháng Chạp âm lịch đến trước 30 Tết.

Các bước thay cắt, tỉa chân nhang

Trước khi dọn dẹp ban thờ, người thực hiện phải tắm rửa sạch sẽ, quần áo chỉnh tề. Riêng việc thay tro phải do người đứng đầu trong nhà làm hoặc người chỉn chu có tâm trong việc thờ cúng. Tiếp đó mới thắp 1 nén nhang lên bàn thờ báo cáo tổ tiên rồi mới tiến hành thay cát, lược chân nhang.

- Cắt tỉa, bỏ bớt chân nhang: Chân nhang lược bớt bằng cách rút nhẹ nhàng từng chân một, hạn chế việc thốc nắm 1 bó chân. Gia chủ lưu ý để lại những chân nhang đẹp nhất và theo số lẻ 3 – 5 – 7 – 9. Số còn lại mang đi hóa hoặc cắm ở gốc cây trong vườn nhà. 

- Thay tro/cát lư hương: 

Khi thay tro bát hương, lấy một mảnh vải (giấy) sạch, trải lên mặt bàn rồi nhấc dứt khoát một lần bát hương ra, sau đó đổ chân hương và tro ra mảnh vải (giấy), giữ lại 1/3 tro cũ. Lấy khăn sạch bao quanh bát hương rồi đổ tro mới vào sao cho chiều cao khoảng 2/3 bát hương. Ấn chặt tro để khi cắm que hương không bị nghiêng ngả. Lấy số chân nhang đã chọn từ trước chụm lại rồi cắm vào trong bát. Xong xuôi lau sạch quanh bát hương rồi đặt trả về vị trí cũ.

Lưu ý:

- Nếu không muốn thay tro mới bạn có thể dùng thìa sạch để xúc bớt tro trong lư hương.

- Tỉa chân nhang có thể làm vào ngày giỗ tổ, giỗ cụ, giỗ ông bà nếu bát nhang thực sự quá đầy. Tuy nhiên trong những dịp này chỉ nên tỉa bớt cho gọn gàng chứ không tỉa nhiều như đợt cuối năm.

- Trước và sau khi tỉa chân nhang và thay tro bàn thờ luôn phải được dọn sạch sẽ.

Diệu Linh

Các tin khác

Có nên thay cát bát nhang vào cuối năm
  Nội thất Macrame phá cách cho không gian sống

Có nên thay cát bát nhang vào cuối năm
  Trữ đồ đạc dưới gầm giường có tốt cho phong thủy?

Có nên thay cát bát nhang vào cuối năm
  Cách lưu trữ tiết kiệm không gian nội thất phòng tắm

Có nên thay cát bát nhang vào cuối năm
  Thay đổi nội thất nhà bếp với màu xanh mát mắt

Có nên thay cát bát nhang vào cuối năm
  Sắp đặt phong thủy phòng tắm mang lại nguồn năng lượng dồi dào

Có nên thay cát bát nhang vào cuối năm
  Xu hướng thiết kế nội thất cầu thang hiện đại và tiện dụng

Có nên thay cát bát nhang vào cuối năm
  Tủ đầu giường trong phong thủy phòng ngủ

Có nên thay cát bát nhang vào cuối năm
  Làm mới nội thất phòng ngủ với giấy dán tường

Có nên thay cát bát nhang vào cuối năm
  Xu hướng nội thất phòng khách trong năm 2019

Có nên thay cát bát nhang vào cuối năm
  Phong thủy bài trí phòng ngủ năm Kỷ Hợi 2019