Có nên sinh con thứ 3 khi có 2 con trai

Chào các bác,Gia đình em hiện có 2 cháu, cháu gái 5 tuổi và cháu trai 2 tuổi. Em thích đông con nên rất muốn sinh thêm 1 bé nữa vào cuối năm sau. Về kinh tế thì em cho là với công việc hiện tại của hai vợ chồng chúng em có thể lo được cho thêm 1 em bé nữa. Chỉ có điều em đang băn khoăn nếu có thêm 1 bé nữa có nghĩa quỹ thời gian và sự quan tâm dành cho mỗi bé sẽ bị san sẻ ít đi. Như vậy thiệt thòi cho con.Có bác nào đã sinh con thứ 3 hoặc có ý định sinh con thứ 3 chia sẻ cho em ít kinh nghiệm với. Điểm cộng, điểm trừ là gì, có nên hay không nhé? Cảm ơn các bác đã vào đọc và chia sẻ ở topic này :]

Khát quý tử

Chị K. có một gia đình hạnh phúc với 2 cô con gái xinh như thiên thần. Cuộc sống gia đình chị K. đầy đủ nếu không muốn nói là khá giả, con đường công danh cũng đang thăng tiến. Chị K. vừa được đề bạt làm phó khoa của một trường ĐH. Cuộc sống gia đình chị K.là niềm mơ ước của bao người. Hai con gái đứa lớn đã hơn 10 tuổi, đứa nhỏ cũng đã gần 5 tuổi. Chị K. thấy cũng đỡ vất vả vì con bé. Thế nhưng, có một điều mà chị K. vẫn chưa yên, đó là chị khát một thằng cu.

Bẵng đi một thời gian chẳng ai để ý chuyện con gái, con trai, bỗng thấy trong gia đình chị K. xuất hiện một bé trai nhỏ, bụ bẫm. Nếu ai để ý sẽ thấy cháu giống cô con gái thứ 2 của chị lúc nhỏ.

Bất cứ ai hỏi thì chị K. bảo đó là con của họ hàng nuôi giúp. Nhưng dần dần, câu chuyện về "thằng cháu" của nhà chị cũng không thể giấu lâu được.

Hồi mang bầu thằng cu này đến tháng thứ 4, biết là con trai nên chị K. đã xin nghỉ không lương với lý do chữa bệnh. Người chị to cao nên dù mang bầu đến 4 tháng cũng khó phát hiện. Rồi chị đi chữa bệnh đến gần 1 năm và trở về cùng với "thằng cháu".

Thời gian đầu, cả nhà vui mừng lúc nào cũng quấn lấy thằng bé và gọi là cháu nhưng rồi khi mọi chuyện đã tạm lắng thì chuyển cháu thành con.

Giờ đây, "thằng cháu" đã không còn là chuyện bàn ra, tán vào của nhiều người nữa. Khi nhìn thấy bé ai cũng bảo đó là con chị K. Chị K. cùng những người thân cũng không có ý kiến gì nữa. Gia đình chị đã thỏa lòng mong ước vì có thằng cu chính hiệu  của mình.

Câu chuyện của chị K. không phải là hiếm. Vì muốn có con trai nối dõi, nhiều ông bố, bà mẹ dù đang công tác trong nhà nước vẫn không từ bỏ ý định sinh thêm để kiếm thằng cu.

Những gia đình không có điều kiện cũng khát con giai. Cả hai vợ chồng chị Linh, ở Phúc Xá đều không có việc làm ổn định. 4 miệng ăn trông chờ vào thùng bánh bao của chồng và tiền làm thuê ở quán gội đầu của vợ. 2 cô con gái đẻ liền tù tì khiến chị Linh không có thời gian để thở. Đứa lớn mới 4 tuổi, đứa nhỏ hơn 2 tuổi... bụng chị Linh lại lùm lùm.

Chị Linh tâm sự: "Làm không đủ ăn đấy nhưng vì gia đình nhà chồng thích con trai nên chị đành phải cố. Lần này không biết có được như ý không...". Sau nhiều lần sinh nở mà không có điều kiện nghỉ ngơi, sức khỏe chị Linh giảm sút nhiều nhưng để thỏa cơn khát con trai của gia đình chồng nên chị vẫn cố sinh thêm cho được một đứa nữa.

Theo báo cáo của Bộ Y tế thì số trẻ em sinh ra trong quý 1/2008 tăng hơn 18.000 trẻ [7,2%] so với cùng kỳ 2007; có tới 39/64 tỉnh, thành phố có mức sinh tăng lên so với cùng kỳ. Trong đó, có những tỉnh tăng mạnh như Sóc Trăng, Sơn La, Phú Thọ, 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM cũng tăng. Đặc biệt, đã có gần 5.000 trường hợp sinh là con thứ 3 trở lên, tăng 17,3% so với cùng kỳ 2007; có 34/64 tỉnh, thành phố có số trường hợp sinh con thứ 3 trở lên tăng. Có những tỉnh tăng đột biến như Bắc Ninh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thái Nguyên... Đáng lưu ý là, trong số này có những tỉnh trước đây được đánh giá là đã đạt và đang duy trì mức sinh thay thế. Dự kiến trong 6 tháng đầu năm, số trẻ mới sinh là con thứ 3 khoảng 91 cháu. Trong khi đó, cả năm Quý Mùi [2003] - là năm Pháp lệnh dân số ra đời - toàn thành phố cũng chỉ có thêm 105 trẻ là con thứ 3.

Tổng cục Dân số cũng cho biết, tình hình thực hiện các biện pháp tránh thai đang giảm sút nghiêm trọng. Dự ước trong 6 tháng đầu năm, số ca đặt vòng giảm 10%, số ca triệt sản giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số phụ nữ trong tuổi sinh đẻ tăng. Theo đánh giá của ngành dân số, sự giảm sút này khó có thể chấm dứt trước cuối năm nay. Hậu quả là tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong hai năm 2008 và 2009 sẽ tăng mạnh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên ngoài yếu tố tâm lý, tập quán đẻ nhiều, thích con trai, cơ cấu dân số trẻ... còn có cả sự chủ quan, buông lỏng công tác dân số của các cấp chính quyền, hệ thống làm công tác này có nhiều thay đổi... 

Nhà giàu lại "máu" sinh ba

Tuy nhiên, những trường hợp sinh con thứ ba không chỉ xuất hiện ở những gia đình "thèm" quý tử, nhiều gia đình ở thành phố mặc dù đã có đủ "nếp" lẫn "tẻ" nhưng vẫn cố sinh thêm một nhóc nữa để cho... đông nhà đông cửa.

Dù đã có một trai, một gái, nhưng gia đình chị Nguyễn Thu H, nhà B, ở khu tập thể Đồng Xa, Mai Dịch, Hà Nội vẫn quyết định sinh thêm một bé nữa. Đã bước qua cái tuổi các chuyên gia khuyến cáo sinh con nhưng chị H. vẫn hạ quyết tâm sinh con.

Sau khi mẹ tròn con vuông chị H. mới tâm sự: "Điều kiện kinh tế gia đình giờ cũng khá nên chuyện có thêm con cũng không ảnh hưởng. Gia đình đông con, đông cháu là có lộc".

Hóa ra, chị H. thuộc người duy tâm. Người ta bảo chị nên sinh thêm vì sợ bé thứ 2 nhà chị sẽ không thọ. Nghe thế chị H. đã lên ngay kế hoạch sinh thêm bé thứ 3 khi thằng nhóc thứ 2 nhà chị bắt đầu đến tuổi đi học. Thêm một thằng cu thứ 3, cả nhà chị hả hê mở hết tiệc lớn tiệc bé khao cả họ hàng và bạn bè thân thích.

Sinh ba đang trở thành xu hướng của những gia đình khá giả? Ảnh minh họa theo Internet.
Không phải ai cũng mê tín như chị H., song không hiếm cặp vợ chồng ở thành thị khi thấy mình có đủ khả năng lo được một tương lai dư giả, thoải mái thì quay sang cùng thực hiện ước mơ "ngôi nhà và những đứa trẻ". Nhiều cặp vợ chồng không bị ràng buộc bởi các quy định về cán bộ công chức và điều lệ Đảng khi đã có điều kiện thì chẳng ngần ngại lên quyết tâm sinh thêm con thứ ba, và còn cảm thấy tự hào với quyết định "sáng suốt" này của mình.

Hà Nội cũng là một trong những tỉnh, thành có tỷ lệ sinh con thứ 3 cao. Theo số liệu thống kê của Chi cục DS - KHHGĐ Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm 2008 này, toàn thành phố có thêm 23.997 trẻ, tăng 3.438 trẻ so với cùng kỳ năm trước; trong đó có tới 912 trẻ là con thứ 3, tăng 85 trẻ so với cùng kỳ năm 2007. Qua số liệu này mới thấy, những tưởng những nơi xa xôi, nông thôn mới có tư tưởng thích đông con, thế nhưng, nhiều gia đình có điều kiện lại “máu” sinh con thứ 3.

Ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng ban DSGĐ-TE xã Cổ Nhuế [Từ Liêm] cho biết: "Hầu hết các hộ sinh con thứ 3 trên địa bàn là những hộ có kinh tế khá giả, giàu có. Những hộ này thường có tư tưởng “mình giàu rồi thì cứ sinh thoải mái, chẳng phải lo lắng gì”.

Bà Hoàng Diệu Hiền, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ Hà Nội cho biết, ngày càng có nhiều người dân cho rằng cần phải sinh đông con để “chẳng may có đứa gặp rủi ro”.

Hiện dân số Việt Nam đã ở mức 86,5 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới. Nếu duy trì được mức sinh thay thế thì đến giữa thế kỷ, dân số mới ổn định ở mức 115-120 triệu người. Trong khi đó, chỉ số phát triển con người và chất lượng dân số lại thấp, xếp thứ 108/177 nước. Tuổi thọ trung bình tuy đã đạt đến 71,3 nhưng theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, tuổi thọ khỏe mạnh chỉ đạt 58,2 tuổi, xếp 116/174 nước. Theo VNN

Trong chuyến công tác về xã Măng Ri [huyện Tu Mơ Rông], tôi được nghe nhiều câu chuyện về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Với nhiều lý do khác nhau, hầu hết chị em phụ nữ nơi đây đều không muốn sinh con thứ 3 để đời sống gia đình được phát triển. Theo thống kê của Hội LHPN xã, tỷ lệ phụ nữ sinh từ 1 đến 2 con chiếm hơn 95% tổng số hội viên đã lập gia đình trên địa bàn xã.

Trao đổi với chúng tôi về việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình ở xã, chị Y Máo- Chủ tịch Hội LHPN xã, cho hay: Toàn xã có 419 hội viên phụ nữ đã lập gia đình, trong đó chỉ có 23 hội viên trên 40 tuổi có sinh con thứ 3, còn lại đều chỉ có 1 - 2 con. Tỷ lệ phụ nữ không sinh con thứ 3 chiếm hơn 95% tổng số hội viên phụ nữ đã lập gia đình trên địa bàn xã.

Để đạt được kết quả trên, trong nhiều năm qua, Hội LHPN xã Măng Ri đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động đến từng hội viên phụ nữ về việc thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình; thực hiện các mô hình truyền thông, tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân, giảm thiểu tình trạng tảo hôn; tổ chức các buổi hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả.

Chị Y Máo- Chủ tịch HLPN xã Măng Ri [trái] tuyên truyền, vận động chị em thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Ảnh: VT

28 tuổi, chị Y Hồng - Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Pu Tá có 2  con và khẳng định không sinh con thứ 3. Chị cho biết: Là chi hội trưởng, tôi phải gương mẫu cho chị em làm theo. Tôi đã nỗ lực tuyên truyền, vận động chị em không lựa chọn giới tính khi sinh và đặc biệt không sinh con thứ 3. Nhờ vậy, các hội viên phụ nữ trẻ tuổi trong thôn đều không sinh con thứ ba, kể cả các gia đình có hai cháu gái hoặc hai cháu trai vẫn không có ý định “ráng” tìm thêm con nữa.

Chia sẻ về chuyện sinh con, chị Y Ái [37 tuổi, ở thôn Ngọc La, chỉ có một con, là bé gái] cho biết, con gái chị năm nay đã học lớp 11, cháu được gia đình kèm cặp và tạo điều kiện trong việc học nên đạt thành tích khá tốt. “Trước đây, gia đình tôi có ý định sinh thêm cháu nữa, nhưng thấy hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, nuôi một cháu còn thiếu thốn nhiều thứ nên từ bỏ suy nghĩ sinh thêm. Có một đứa con, vợ chồng tôi tập trung nuôi dạy cháu cho tốt, không để cháu thiệt thòi, thiếu thốn trong cuộc sống” - chị Y Ái chia sẻ.

Còn gia đình chị Y Then [31 tuổi] ở thôn Chung Tam có 2 con gái [một học lớp 8, một học lớp 6], vợ chồng chị đã thực hiện kế hoạch hóa gia đình sau khi sinh con thứ 2. Chị Then cho biết: Nhiều người cũng hỏi sao vợ chồng không tìm đứa con trai, tôi nghĩ trai hay gái cũng là con mình, là khúc ruột của mình, mình phải cố gắng chăm sóc con cho tốt. Tôi có nhiều người bạn ở xã khác đông con, gia đình cực khổ, con cái thiếu thốn đủ thứ. Tôi có hai đứa con gái, dù vợ chồng tôi thu nhập không cao, nhưng lo cho các con ăn học mỗi năm vẫn dư được một ít làm của để dành.

Ông Dương Đình Chung – Chủ tịch UBND xã Măng Ri tự hào: Nhiều chị em phụ nữ đã lập gia đình ở xã Măng Ri đã ý thức được việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Bởi bà con nơi đây biết rằng “giàu con” sẽ dẫn đến “nghèo của”, nếu kinh tế gia đình không vững và con cái đông sẽ giáo dục không tốt. Việc các hộ gia đình không sinh con thứ 3 giúp kinh tế gia đình ngày càng phát triển, con cái được giáo dục tốt, góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Văn Tùng

Video liên quan

Chủ Đề