Tại sao khi đứng dậy lại bị choáng

Hầu hết trong chúng ta đều đã từng gặp phải hiện tượng chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy. Đây là hiện tượng bình thường, không quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu kéo dài và diễn ra quá thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Vậy bị hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục như thế nào? 

Chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy là một hiện tượng thường gặp  ở nhiều người. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng phổ biến ở những người trung niên và nữ giới. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoa mắt chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống, có thể kể đến như:

  • Khi chúng ta thay đổi tư thế quá nhanh, tim sẽ không kịp điều chỉnh việc bơm máu, khiến huyết áp bị giảm xuống trong vòng 1 phần nhỏ của giây, khiến cơ thể cảm thấy bị hoa mắt chóng mặt.
  • Đối với lứa tuổi dậy thì, rất có thể bạn đang bị thiếu máu do thiếu sắt. Do sắt là một khoáng chất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến các chức năng khác của cơ thể. Bao gồm việc tổng hợp huyết sắc tố hemoglobin, giúp vận chuyển oxy trong máu, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào. Khi cơ thể thiếu sắt sẽ dễ bị mệt mỏi, suy nhược, hoa mắt chóng mặt.
  • Ở những người bệnh lớn tuổi, do hoạt động thể lực ít, cộng thêm việc mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu,… khiến khí huyết kém lưu thông. Dẫn đến tình trạng chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy.
Chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy là một hiện tượng thường gặp  ở nhiều người

Hiện tượng chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy không phải là một hiện tượng hiếm gặp, nhưng nếu nó diễn ra quá thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của bạn. Thậm chí đây còn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một căn bệnh nguy hiểm nào đó, có thể kể đến như:

Những người bị thiếu máu nếu đứng lên ngồi xuống quá nhanh sẽ dễ bị choáng. Thông thường máu từ tim sẽ được bơm đến các cơ quan trong cơ thể. Khi đứng lên máu từ chân phải chống lại trọng lực để tới tim. 

Nếu đang ở tư thế ngồi mà đứng dậy quá nhanh thì tim sẽ không thể điều chỉnh được việc bơm máu thêm, khiến cho huyết áp giảm xuống nhanh chóng. Không những thế lưu lượng máu giảm còn khiến cho não bị thiếu oxy nên chức năng hoạt động cũng suy giảm. Tất cả những điều này sẽ khiến bạn gặp phải hiện tượng choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…

Chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy còn có thể gây ra bởi chứng hạ huyết áp tư thế. Đây là hiện tượng xảy ra khi người bệnh bỗng nhiên thay đổi tư thế quá đột ngột. Khi đó người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,… Có những trường hợp sau vài giây là hết, nhưng cũng có người bị ngất xỉu do huyết áp bị giảm quá sâu.

Hạ huyết áp tư thế rất nguy hiểm đối với người cao tuổi

Nguyên nhân gây chóng khi đứng dậy trong trường hợp này là do thiếu máu, mất nước, bệnh tim mạch, cơ thể bị lão hóa,… Trong số những nguyên nhân này, có nguyên nhân sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các cục máu đông gây đột qụy.

Đối với những người ở độ tuổi trung niên, việc hạ huyết áp tư thế còn có thể gây té ngã, ngất xỉu hoặc chấn thương,… rất nguy hiểm. Với những trường hợp này, tốt nhất người bệnh nên hạn chế việc thay đổi tư thế, thay vào đó bạn nên thực hiện động tác một cách từ từ.

Chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy hoặc chóng mặt khi ngủ dậy đôi khi cũng xuất phát từ bệnh rối loạn tiền đình. Đây là một bệnh lý phổ biến với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, choáng váng, mất thăng bằng khi đứng lên đột ngột.

Chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy đôi khi cũng xuất phát từ bệnh rối loạn tiền đình

Tiền đình giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh khả năng thăng bằng của cơ thể. Rối loạn tiền đình xảy ra do người bệnh thường xuyên phải chịu những áp lực căng thẳng trong công việc và cuộc sống, Khi bị rối loạn tiền đình người bệnh sẽ dễ bị mất thăng bằng và tư thế, từ đó gây ra hiện tượng choáng váng. Đặc biệt, những người mắc phải căn bệnh này sẽ có nguy cơ bị đột qụy cao hơn người khác.

Ngồi sai tư thế trong một thời gian dài rất dễ khiến cho đốt sống cổ bị thoái hóa. Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau từ gáy lên đầu hoặc từ cổ xuống bả vai. Ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy hơi choáng váng khi đứng dậy nhưng nếu để càng lâu thì càng dễ bị gián đoạn lưu thông máu, gây tê yếu tay.

Tất cả các bệnh lý ở tim đều có thể gây ra hiện tượng choáng váng khi đứng lên ngồi xuống. Bởi nó ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy và máu lên não. Ngoài tình trạng hoa mắt, chóng mặt, những người này còn gặp phải các vấn đề khác như đổ mồ hôi nhiều, đau đầu, ù tai, mạch đập nhanh, dễ hồi hộp…

Xem thêm

Chóng Mặt Uống Panadol Được Không Và Những Lưu Ý Quan Trọng

Tất cả các bệnh lý ở tim đều có thể gây ra hiện tượng choáng váng khi đứng lên ngồi xuống

Rối loạn hô hấp do tắc nghẽn phổi, phù phổi, hen suyễn,… đều có thể gây choáng váng khi đứng dậy. Vì khi đó cơ thể không được cung cấp đủ oxy và hệ hô hấp cũng hoạt động không tốt.

Nhìn chung, chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy không phải là một căn bệnh mà chỉ là một triệu chứng do nhiều bệnh lý khác nhau gây nên. Do đó bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định được chắc chắn nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì. Có như vậy mới giúp bạn tìm được giải pháp điều trị tốt nhất.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc do bác sĩ kê đơn, dưới đây là một số phương pháp giúp bạn khắc phục tình trạng chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy tại nhà hiệu quả:

Uống nhiều nước giúp làm giảm hoa mắt chóng mặt
  • Ngay tại thời điểm bị choáng váng, bạn hãy đứng yên hoặc ngồi yên tại chỗ, nhắm mắt lại rồi tìm kiếm một điểm để vịn tay vào để giữ thăng bằng. Làm như vậy vừa tránh được nguy cơ té ngã, vừa giúp máu có thời gian để đến tim và não.
  • Trước khi đứng lên, nếu đang nằm thì bạn hãy lật nghiêng người rồi nhẹ nhàng ngồi dậy khoảng 10 giây rồi sau đó mới đứng lên từ từ. Việc làm này giúp cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và kịp thời thích ứng khi chuyển trạng thái mới. Giúp máu được lưu thông và giảm thiểu nguy cơ bị choáng váng.
  • Nên uống nhiều nước, đối với người trưởng thành bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để máu được lưu thông dễ dàng hơn. Khi uống nước nên uống từng ngụm nhỏ, tránh uống quá nhiều trong một lần. Việc bổ sung nước sẽ giúp bạn tránh được tình trạng suy giảm oxy đến tế bào não, giảm nguy cơ choáng váng khi đứng lên ngồi xuống đột ngột.
  • Nếu hiện tượng chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy kèm theo cảm giác mệt mỏi, không có sức, khó thay đổi tư thế ở một bên chân, đau đầu dữ dội, buồn nôn,… thì bạn phải thật cảnh giác. Nguyên nhân của những hiện tượng này là do các vấn đề ở tim, hệ thần kinh và khả năng chuyển hóa chất,… gây nên. Khi đó bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân. Từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, tránh gây những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
  • Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, quýt, dâu tây, cà chua, ổi, xoài, dứa, đu đủ, bông cải xanh, khoai lang,… để giúp cơ thể hấp thụ sắt một cách tốt hơn, tránh tình trạng bị chóng mặt khi ngồi xuống đứng lên.
  • Lựa chọn những thực phẩm có chứa nhiều sắt, kẽm như mè đen, đậu Hà Lan, ngũ cốc, bánh mì,… để giúp bổ sung thêm lượng máu cho cơ thể.
  • Bổ sung thêm nhiều vitamin B6 từ các loại thực phẩm như ngũ cốc, thịt gà, thịt heo, các loại đậu, chuối, quả óc chó, cá hồi, cá ngừ, bơ đậu phộng, cải bó xôi, quả bơ. Đây là dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe, giúp cơ thể tổng hợp protein và chuyển hóa tế bào máu. Ngoài ra vitamin B6 còn kích thích hệ thần kinh và hệ miễn dịch, giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, trà, cà phê,… Những loại này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể, dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt.
  • Nên làm cách xét nghiệm tổng quát để xem bạn có bị thiếu máu hay không. Điều này cung cấp cho bạn những thông tin để căn chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt sao cho phù hợp.

Hầu hết các trường hợp bị chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy đều không quá nguy hiểm. Tuy nhiên bạn nếu bạn đang trong độ tuổi trung niên hoặc có tiền sử mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch,… thì vẫn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có được phương pháp điều trị kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Video liên quan

Chủ Đề