Chứng nhận food grade là gì

SQF là gì?

SQF: Viết tắt từ chữ : Safe quality food [an toàn chất lượng thực phẩm]

SQF là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa ra các yêu cầu về Hệ thống quản lý chất lượng cần thiết để xác định các rủi ro về chất lượng và an toàn thực phẩm cũng như để đánh giá và theo dõi các biện pháp kiểm soát. Tiêu chuẩn SQF được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của HACCP

Lịch sử hình thành

– Chương trình SQF đã được đưa ra vào năm 1994 tại Úc.Ban đầu hệ thống là chương trình thí điểm thực hiện để đảm bảo lợi ích cho ngành công nghiệp thực phẩm. Hệ thống đã được chuẩn bị với sự hỗ trợ của các chuyên gia trong quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, quy định thực phẩm, chế biến thực phẩm, hệ thống sản xuất nông nghiệp, bán lẻ thực phẩm, phân phối thực phẩm và [HACCP].
– Tháng 8 năm 2003 Viện Tiếp thị Thực phẩm [FMI] đã mua bản quyền các chương trình SQF và thành lập Viện SQF [SQFI] . Bộ luật SQF 2000 được công nhận bởi tổ chức sở hữu trí tuệ An toàn thực phẩm toàn cầu.

– Từ năm 2004 Chứng nhận SQF đã được ban hành cho hàng ngàn công ty hoạt động trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Châu Âu, Trung Đông và Bắc và Nam Mỹ.
– Hội đồng tư vấn kỹ thuật SQFI xem xét và đưa ra khuyến cáo về những thay đổi phù hợp với yêu cầu và mong muốn hiện tại của ngành lương thực toàn cầu với ý kiến khác nhau nhận được từ các bên liên quan.Sự thay đổi bộ luật này hòan thành và được thực hiện vào ngày kỷ niệm thứ 3. Việc sửa đổi luật là cần thiết để phản ánh yêu cầu an toàn thực phẩm và phát triển hệ thống chất lượng trước khi kết thúc của chu kỳ xem xét ba năm. SQF được chứng nhận về sở hữu trí tuệ và các biểu tượng được sở hữu bởi FMI.

Phạm vi áp dụng

  • Bộ tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm SQF cho SẢN XUẤT CHÍNH
  • Bộ tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm SQF cho LƯU TRỮ & PHÂN PHỐI
  • Bộ tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm SQF cho Sản xuất BAO BÌ THỰC PHẨM
  • Bộ tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm SQF cho BÁN LẺ THỰC PHẨM
  • Bộ tiêu chuẩn SQF cho CHẤT LƯỢNG

Các cấp độ

SQF bao gồm SQF 1000 và SQF 2000. SQF 1000 được thiết kế cho các nhà sản xuất nguyên liệu [ví dụ nuôi trồng, chế biến thức ăn gia súc…] , trong khi đó SQF 2000 đưa ra các yêu cầu đối với nhà chế biến và phân phối thực phẩm [ví dụ chế biến sữa, thịt…]. SQF 2000 được chia làm 3 cấp, mỗi cấp chỉ ra một mức độ yêu cầu khác nhau về hệ thống quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp.

Cấp 1: An toàn thực phẩm cơ bản – Chương trình tiên quyết và biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm cơ bản phải được thực hiện để tạo nền tảng cho việc nâng cao hiệu lực Hệ thống quản lý của doanh nghiệp.

Cấp 2: Kế hoạch an toàn thực phẩm được chứng nhận HACCP – Là sự kết hợp các yêu cầu của cấp 1 và tiến hành phân tích mối nguy về ATTP của các quá trình để xác định các mối nguy và đưa ra hành động loại bỏ, phòng ngừa hoặc giảm thiểu mối nguy.

Cấp 3: Hệ thống Quản lý Chất lượng và An toàn thực phẩm toàn diện – Kết hợp các yêu cầu của cấp 1, 2 và yêu cầu tiến hành phân tích mối nguy về chất lượng thực phẩm, thực hiện các hành động để phòng ngừa rủi ro do chất lượng kém.

Lợi ích

– Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn SQF sẽ mang đến các lợi ích sau:
o Nâng cao sự an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý an toàn thực phẩmo Chứng minh cam kết trong sản xuất/kinh doanh thực phẩm an toàno Gia tăng niềm tin của khách hàng/người tiêu dùngo Nâng cao thương hiệu/hình ảnh công tyo Có tác dụng hỗ trợ khi có sự đánh giá của các cơ quan thẩm quyền/các bên có quyền lợi liên quan kháco Cải thiện thị trường mới/khách hàng tiềm năng mớio Thâm nhập vào hệ thống bán lẻ: Nhiều nhà bán lẻ đã yêu cầu cấp giấy chứng nhận SQF cho các nhà sản xuất và doanh nghiệp của họ để đảm bảo thực phẩm được sản xuất theo các tiêu chuẩn cao nhất.o Tính toàn vẹn: chứng nhận chứng minh cam kết cung cấp chất lượng, các sản phẩm thực phẩm an toàn cao.o Tối đa hóa hiệu quả và nhất quán: Đạt được chứng nhận theo tiêu chuẩn toàn cầu có thể tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc, vì nó sắp xếp hợp lý quá trình kiểm toán.o Bảo vệ thương hiệu: Giới thiệu về an toàn thực phẩm và thực hành chất lượng trong tổ chức của sẽ giúp giảm thiểu rủi ro.

o Cải tiến liên tục: Chứng chỉ giúp cải tiến liên tục quy trình an toàn chất lượng.

HACCP, Hazard Analysis and Critical Control Points, được dịch là: Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích và kiểm soát mối nguy hại về sinh học, hóa chất, vật lý từ nguyên liệu, quá trình mua sắm, bảo quản, chế biến, sản xuất, đến phân phối và tiêu thụ thành phẩm.

HACCP đã được áp dụng thành công ở các nhà máy chế biến sản xuất thực phẩm, tại các cửa hàng phân phối thực phẩm, và trong các hoạt động của ngành dịch vụ liên quan tới thực phẩm, ăn uống. HACCP được chấp thuận của các cơ quan chính phủ nhiều nước, các hiệp hội thương mại, ngành công nghiệp thực phẩm trên khắp thế giới.

Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế [CODEX] khuyến cáo nên áp dụng HACCP bất cứ khi nào có thể để nâng cao an toàn thực phẩm [CAC/RCP - 1969, Rev.4-2003].

Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 5603:2008 hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 1 - 1969, Rev.4 - 2003.

7 nguyên tắc của chứng nhận HACCP

Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích các mối nguy hại

Xác định mối nguy cơ tiềm ẩn ở tất cả các giai đoạn như nguyên liệu, các bước trong mỗi công đoạn sản xuất, thiết bị sử dụng, sản phẩm cuối cùng, phương pháp bảo quản, phân phối, hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Dựa vào các mối nguy cơ được xác định đó để thiết lập các biện pháp kiểm soát chúng.

Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn [CCP: Critical Control Points]

Xác định các điểm kiểm soát tới hạn tại tất cả các công đoạn mà ở đó có thể áp dụng việc kiểm soát mối nguy được để ngăn ngừa, loại bỏ mối nguy hoặc giảm chúng tới mức chấp nhận được. Các mối nguy tiểm ẩn mà gây ảnh hưởng tới sức khỏe sẽ xảy ra nếu thiếu sự kiểm soát cần phải được xác định và nêu ra.

CHỨNG CHỈ HALAL LÀ GÌ?

Nguyên tắc 3: Xác định các ngưỡng tới hạn

Ngưỡng tới hạn là giá trị thông số sinh học, hóa học, vật lý lớn nhất/hoặc nhỏ nhất phải được khống chế ở CCP để ngăn chặn, loại bỏ hoặc giảm thiểu tới mức chấp nhận được. Ngưỡng tới hạn phân biệt ranh giới giữa an toàn và không an toàn tại các điểm kiểm soát tới hạn [CCP].

Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn

Hệ thống giám sát là hệ thống các công tác quan sát hoặc đo lường được lập ra để đánh giá các điểm kiếm soát tới hạn có đang được kiểm soát không và để lập các ghi chép chính xác phục vụ cho công tác kiểm tra về sau.

Nguyên tắc 5: Xác định các hoạt động khắc phục

Xác định và thực hiện các hành động khắc phục khi có sự sai lệch phạm ngưỡng giới hạn. Hành động khắc phục phải bao gồm các nội dung: xác định và khắc phục nguyên nhân gây ra sự sai lệch, xác định cách xử lý sản phẩm sai hỏng đó, ghi chép lại hành động khắc phục đã thực hiện.

Nguyên tắc 6: Thiết lập các quy trình kiểm tra

Các thủ tục, quy trình kiểm tra này [không phải hệ thống giám sát ở nguyên tắc 4] để xác định hệ thống HACCP có đang hoạt động và hoạt động theo đúng kế hoạch hay không. Việc kiểm tra này được thực hiện bởi bộ phận riêng của công ty, hoặc của đơn vị độc lập có chuyên môn, hoặc tổ chức của chính quyền nhà nước.

Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP

Các bài viết tham khảo thêm:

Dầu mỡ bôi trơn an toàn thực phẩm [Food-grade lubricants] là gì?

Danh mục dầu mỡ bôi trơn An toàn thực phẩm của Nye

Video liên quan

Chủ Đề