Chất lượng giấc ngủ và THÓI QUEN sinh hoạt của sinh viên TRƯỜNG Đại học Y khoa PHẠM NGỌC THẠCH

Chất lượng giấc ngủ và yếu tố liên quan của sinh viên ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG


NGUYỄN NGỌC SƠN

CHẤT LƢỢNG GIẤC NGỦ VÀ
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN
NGÀNH BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT
ĐẠI HỌC Y DƢỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2019

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHỊNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG


NGUYỄN NGỌC SƠN



CHẤT LƢỢNG GIẤC NGỦ VÀ
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN
NGÀNH BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT
ĐẠI HỌC Y DƢỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2019

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Phạm Thị Vân Phƣơng

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan số liệu trong khóa luận này là đƣợc ghi nhận, nhập liệu và phân
tích một cách trung thực. Khóa luận khơng có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu nào đã
đƣợc Đại Học Y Dƣợc Thành Phố Hồ Chí Minh hay trƣờng đại học khác chấp nhận
để cấp bằng đại học, sau đại học. Khóa luận cũng khơng có số liệu, văn bản, tài liệu
đã đƣợc công bố trừ khi đã đƣợc công khai thừa nhận.
Đề cƣơng nghiên cứu đã đƣợc chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu từ Hội
đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học số
Ngƣời hƣớng dẫn

kí ngày………./……/……..”
Sinh viên

NGUYỄN NGỌC SƠN



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN......................................................................... 5
1.1 Tổng quan về chất ngủ ...................................................................................... 5
1.1.1 Khái niệm giấc ngủ ..................................................................................... 5
1.1.2 Vai trò của giấc ngủ .................................................................................... 5
1.1.3 Ảnh hƣởng của CLGN kém ........................................................................ 5
1.1.4 Các giai đoạn của giấc ngủ ......................................................................... 6
1.2 Chất lƣợng giấc ngủ .......................................................................................... 7
1.2.1 Khái niệm chất lƣợng giấc ngủ ................................................................... 7
1.2.2 Thời lƣợng ngủ khuyến cáo ........................................................................ 7
1.2.3 Thang đo chất lƣợng giấc ngủ PSQI (The Pittsburgh Sleep Quality Index)
............................................................................................................................. 7
1.3 Các nghiên cứu về chất lƣợng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ...................... 8
1.3.1 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và giới tính .................................... 8
1.3.2 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và năm học .................................... 9
1.3.3 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và kết quả học tập. ........................ 9
1.3.4 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và hút thuốc lá............................. 10
1.3.5 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và hoạt động thể lực.................... 10
1.3.6 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và uống rƣợu bia ......................... 10
1.3.7 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và đồ uống chứa cafein ............... 11
1.3.8 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và sử dụng điện thoại di động ..... 11
1.3.9 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và đặc điểm nơi ngủ, nơi ở ......... 11
1.3.10 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và các yếu tố áp lực. ................. 12
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ................................................. 13
2.1 Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 13
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 13
2.3 Đối tƣợng nghiên cứu...................................................................................... 13
2.3.1 Dân số mục tiêu ........................................................................................ 13


2.3.2 Dân số chọn mẫu ...................................................................................... 13
2.3.3 Cỡ mẫu ...................................................................................................... 13
2.3.4 Kỹ thuật chọn mẫu .................................................................................... 13


2.3.5 Tiêu chí đƣa vào, tiêu chí loại ra .............................................................. 14
2.3.6 Kiểm soát sai lệch chọn lựa ...................................................................... 14
2.4 Xử lý dữ kiện ................................................................................................... 14
2.4.1 Liệt kê và định nghĩa biến số .................................................................... 14
2.5 Thu thập dữ kiện ............................................................................................. 23
2.5.1 Phƣơng pháp thu thập dữ kiện .................................................................. 23
2.5.2 Công cụ thu thập dữ kiện .......................................................................... 23
2.5.3 Kiểm soát sai lệch thơng tin...................................................................... 24
2.6 Phân tích dữ kiện ............................................................................................. 24
2.6.1 Số thống kê mô tả ..................................................................................... 24
2.6.2 Số thống kê phân tích ............................................................................... 24
2.6.3 Kiểm sốt yếu tố gây nhiễu ...................................................................... 25
2.7 Nghiên cứu thử ................................................................................................ 25
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ .......................................................................................... 26
3.1 Đặc tính mẫu nghiên cứu ................................................................................ 26
3.1.1 Đặc điểm dân số xã hội ............................................................................. 26
3.1.2 Các yếu tố thói quen của mẫu nghiên cứu ................................................ 27
3.1.3 Đặc điểm môi trƣờng ngủ, áp lực học tập, xã hội của sinh viên .............. 29
3.2 Chất lƣợng giấc ngủ của đối tƣợng nghiên cứu trong một tháng vừa qua ...... 31
3.3 Mối liên quan giữa CLGN với các đặc điểm cá nhân ..................................... 34
3.4 Mối liên quan giữa CLGN với thói quen ........................................................ 35
3.5 Mối liên quan giữa CLGN với các đặc điểm về nơi ngủ và các yếu tố về áp
lực .......................................................................................................................... 39
3.6 Các yếu tố liên quan đến chất lƣợng giấc ngủ hiệu chỉnh theo mơ hình hồi quy
đa biến ................................................................................................................... 42


CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 43
4.1 Đặc tính mẫu ................................................................................................... 43
4.1.1 Đặc tính dân số xã hội. ............................................................................. 43
4.1.2 Các thói quen sinh hoạt............................................................................. 43
4.1.3 Đặc điểm mơi trƣờng ngủ và áp lực ......................................................... 46
4.2 Chất lƣợng giấc ngủ của sinh viên trong một tháng vừa qua .......................... 47
4.2.1 Thời lƣợng ngủ ......................................................................................... 47
4.2.2 Giai đoạn đi vào giấc ngủ ......................................................................... 48


4.2.3 Hiệu quả giấc ngủ theo thói quen ............................................................. 48
4.2.4 Các rối loạn giấc ngủ ................................................................................ 48
4.2.5 Dùng thuốc ngủ......................................................................................... 48
4.2.6 Rối loạn chức năng hoạt động ban ngày ................................................... 49
4.2.7 Chất lƣợng giấc ngủ theo cảm quan ......................................................... 49
4.2.8 Đánh giá chất lƣợng giấc ngủ ................................................................... 49
4.3 Mối liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ với đặc điểm dân số xã hội ............. 50
4.3.1 Mối liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ với năm học .............................. 50
4.4 Mối liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ với thói quen sinh hoạt.................... 50
4.4.1 Mối liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ với tần suất tập thể dục ............. 50
4.4.2 Mối liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ với thức giấc nữa đêm vì ĐTDĐ
........................................................................................................................... 50
4.5 Mối liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ với áp lực học tập, xã hội và đặc điểm
nơi ngủ ................................................................................................................... 51
4.5.1 Mối liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ với áp lực xã hội ....................... 51
4.5.2 Những yếu tố khác liên quan đến CLGN ................................................. 51
4.6 Điểm mạnh và điểm hạn chế của đề tài........................................................... 53
4.6.1 Điểm mạnh ................................................................................................ 53
4.6.2 Điểm hạn chế ............................................................................................ 53
4.6.3 Tính mới.................................................................................................... 53


4.6.4 Tính ứng dụng ........................................................................................... 53
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 54
ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thời lƣợng ngủ theo khuyến cáo ................................................................ 7
Bảng 1.2 Thành phần của thang đo PSQI................................................................... 8
Bảng 2.1 Số lƣợng mẫu cần lấy ở mỗi lớp ............................................................... 14
Bảng 2.2 Các yếu tố về đặc điểm nơi ngủ ................................................................ 19
Bảng 2.3 Định nghĩa các biến số về áp lực học tập và áp lực tâm lí xã hội ............. 20
Bảng 2.4 Điểm các thành phần của thang đo PSQI.................................................. 21
Bảng 3.1 Đặc điểm dân số xã hội của sinh viên (n=372) ......................................... 26
Bảng 3.2 Thói quen hút thuốc lá của sinh viên (n=372) .......................................... 27
Bảng 3.3 Thói quen sử dụng điện thoại di động của sinh viên (n=372) .................. 28
Bảng 3.4 Đặc điểm môi trƣờng ngủ của sinh viên (n=372) ..................................... 29
Bảng 3.5 Các thành phần về áp lực học tập của sinh viên (n=372) ......................... 30
Bảng 3.6 Các thành phần về áp lực tâm lí xã hội của sinh viên (n=372) ................. 30
Bảng 3.7 Thời lƣợng ngủ, giai đoạn đi vào giấc ngủ, hiệu quả giấc ngủ theo thói
quen và sử dụng thuốc ngủ trong một tháng vừa qua của sinh viên (n=372) .......... 31
Bảng 3.8 Rối loạn chức năng hoạt động ban ngày trong một tháng vừa qua của sinh
viên (n=372) ............................................................................................................. 32
Bảng 3.9 Các rối loạn giấc ngủ trong một tháng vừa qua ngủ sinh viên (n=372) .. 32
Bảng 3.10 Chất lƣợng giấc ngủ theo cảm giác chủ quan trong một tháng vừa qua
của sinh viên (n=372) ............................................................................................... 33
Bảng 3.11 Đánh giá chất lƣợng giấc ngủ trong một tháng vừa qua của sinh viên
(n=372) ..................................................................................................................... 33
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ với các đặc tính dân số xã hội


của sinh viên (n=372) ............................................................................................... 34
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ với các đặc tính về thói quen hút
thuốc lá, uống rƣợu bia, tập thể dục của sinh viên (n=372) ..................................... 35
Bảng 3.14Mối liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ với các đặc tính về thói quen sử
dụng nƣớc tăng lực, cà phê, trà, nƣớc ngọt của sinh viên (n=372) .......................... 36
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ với các đặc tính về thói quen sử
dụng điện thoại di động của đối tƣợng nghiên cứu (n=372) .................................... 37


Bảng 3.16 Mối liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ với các đặc tính về nơi ngủ của
sinh viên (n=372) ...................................................................................................... 39
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ với các đặc tính về áp lực của
sinh viên (n=372) ...................................................................................................... 41
Bảng 3.18 Các yếu tố liên quan đến chất lƣợng giấc ngủ hiệu chỉnh theo mơ hình
hồi quy đa biến ......................................................................................................... 42


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh
AAP
American Academy of Pediatrics
AASM
American Academy of Sleep
Medicine
CDC
Centers for Disease Control
Prevention
CLGN
ĐTDĐ
NREM


Non Rapid Eye Movement
PR
Prevelance Ratio
PSQI
Pittsburgh Sleep Quality Index
REM
SAS
TP

Rapid Eye Movement
Smartphone Additicion Scale
-

Tiếng Việt
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ
Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ
Trung tâm kiểm sốt và phịng
ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
Chất lƣợng giấc ngủ
Điện thoại di động
Cử động mắt không nhanh
Tỷ số tỉ lệ hiện mắc
Chỉ số chất lƣợng giấc ngủ
Pittsburgh
Cử động mắt nhanh
Thang đo nghiện smartphone
Thành phố


TĨM TẮT


Đặt vấn đề: Giấc ngủ đóng vai trị quan trọng để duy trì trạng thái khỏe mạnh về
thể chất, tinh thần cho con ngƣời. Sinh viên ngành Y với lịch học tập, thi cử dày đặc
họ sẽ có ít thời gian để ngủ, từ đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng giấc ngủ.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ chất lƣợng giấc ngủ kém và yếu tố liên quan của sinh viên
ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt Đại học Y dƣợc thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.
Phƣơng pháp nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả 372 sinh viên
ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt Đại học Y dƣợc TP. Hồ Chí Minh năm học 2018-2019.
Kết quả: tỉ lệ sinh viên có chất lƣợng giấc ngủ kém theo thang đo PSQI là 47,6%.
Có mối liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và các yếu tố nhƣ năm học, tần suất tập
thể dục, thể thao, bị thức giấc giữa đêm vì điện thoại di động và áp lực xã hội.
Kết luận: sinh viên cần thƣờng xuyên luyện tập thể dục, thể thao, tắt điện thoại di
động trƣớc khi đi ngủ và sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi hợp lí để có giấc ngủ
tốt. Nhà trƣờng sắp xếp lịch học, lịch thi hợp lí.
Từ khóa: Chất lƣợng giấc ngủ.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động ngủ mặc dù chiếm đến một phần ba cuộc đời của mỗi ngƣời,
nhƣng sự hiểu biết về giấc ngủ và chức năng của nó vẫn cịn hạn chế. Dù rằng chức
năng của giấc ngủ vẫn chƣa đƣợc làm rõ hoàn toàn nhƣng ngủ vẫn là một nhu cầu
cơ bản và cần thiết đối với tất cả các động vật sống cấp cao bao gồm cả con ngƣời,
cũng nhƣ sự thiếu vắng của hoạt động này có thể gây ra những hậu quả sinh lí
nghiêm trọng đối với con ngƣời [26]. Ngủ là khoảng thời gian cần thiết cho cơ thể
tái tạo, hồi phục sau một ngày hoạt động vất vả, tích lũy và dự trữ năng lƣợng cần
thiết cho sự phát triển của cơ thể. Ngủ đủ giấc và sau khi ngủ dậy khơng có cảm
giác mệt mỏi, uể oải, cơ thể cảm thấy tỉnh táo khỏe mạnh là một giấc ngủ đạt chất
lƣợng [7]. Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ kĩ
thuật, điện thoại di động, internet, các chƣơng trình giải trí, các thói quen, áp lực
học tập, công việc, các mối quan hệ xã hội và các hoạt động sống hàng ngày khác


đã ảnh hƣởng không nhỏ tới với việc duy trì một giấc ngủ ngon đạt chất lƣợng của
mỗi ngƣời. Theo các báo cáo gần đây, có tới 45% dân số thế giới gặp các vấn đề về
giấc ngủ mỗi năm. Theo trung tâm kiểm soát và phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
(CDC) có tới 1/3 ngƣời trƣởng thành của Mỹ không ngủ đủ giấc [24]. Một nghiên
cứu tại Đức trên 9284 ngƣời trƣởng thành có độ tuổi từ 18-80 về rối loạn giấc ngủ
cho thấy tỉ lệ CLGN kém (PSQI>5) là 36% [37]. Tại Việt Nam theo báo cáo từ
nghiên cứu khảo sát hơn 800 ngƣời độ tuổi từ 18-65 của Bệnh viện tâm thần thành
phố (TP) Hồ Chí Minh năm 2012 cho thấy có 18,3% những ngƣời đƣợc khảo sát bị
mất ngủ [7].
Tác hại của tình trạng thiếu ngủ thƣờng xuyên gây ra sự mệt mỏi, trì trệ,
thiếu tập trung trong cơng việc, khiến chúng ta dễ mắc các sai sót, gây ra các vấn đề
về an toàn trong lao động, sinh hoạt hàng ngày. Thiếu ngủ còn làm gia tăng các vấn
đề về sức khỏe dẫn đến các bệnh mãn tính hiện nay nhƣ đái tháo đƣờng tuýp 2,
bệnh tim, béo phì làm giảm khả năng lao động sản xuất, ảnh hƣởng nghiêm trọng
đến các khía cạnh khác trong cuộc sống con ngƣời [24]. Rối loạn giấc ngủ cịn có
thể gây ra các vấn đề về trầm cảm cũng nhƣ làm tăng thêm hành vi tự sát ở bệnh
nhân trầm cảm [16], [34].


2
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy việc rối loạn giấc ngủ xảy ra nhiều hơn
ở sinh viên đại học nói chung [39], [45], [58], [60]. Riêng với sinh viên ngành y thì
áp lực dành cho họ cịn lớn hơn bởi những yêu cầu khắt khe về chuyên môn và học
thuật. Với khối lƣợng kiến thức khổng lồ của các chƣơng trình giảng dạy Y khoa,
các kì thi thƣờng xuyên, thời gian thực hành lâm sàng, trực gác rất nặng nề. Một
nghiên cứu năm 2012 tại Đại học y King Saud báo cáo rằng có 36,6% sinh viên
tham gia có thói quen ngủ bất thƣờng [14]. Nghiên cứu năm 2014 tại đại học Y
khoa Pakistan có tới 77% sinh viên có CLGN kém [61]. Điều này dẫn đến những hệ
lụy ảnh hƣởng đến kết quả học tập, sức khỏe và những sai sót trong việc sinh hoạt
hàng ngày [16], [34], [44].


Đại học Y dƣợc TP. Hồ Chí Minh đƣợc thành lập năm 1947 với sứ mạng là
đào tạo ra nguồn nhân lực y tế chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao
sức khỏe nhân dân. Trong một số nghiên cứu đƣợc thực hiện trên sinh viên khoa Y
tế công cộng Đại học Y dƣợc TP. Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến năm 2017 chỉ ra
rằng tỉ lệ sinh viên có CLGN kém dao động từ 44%-59% [1], [6],[8],[9].
Ngành Răng Hàm Mặt là một trong những ngành có điểm chuẩn đầu vào và
những yêu cầu khắt khe về điểm số, kết quả học tập khác của trƣờng Đại học Y
Dƣợc TP. Hồ Chí Minh. Cũng nhƣ các ngành đào tạo bác sĩ khác, sinh viên ngành
bác sĩ Răng Hàm Mặt phải đối mặt những đòi hỏi về kiến thức chuyên môn, áp lực
học tập, thi cử cũng nhƣ những áp lực xã hội khiến họ có những hành vi làm ảnh
hƣởng đến CLGN.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tơi thực hiện đề tài “chất lƣợng giấc ngủ
và yếu tố liên quan của sinh viên ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại học Y dƣợc
TP. Hồ Chí Minh” để đánh giá đƣợc CLGN và các yếu tố liên quan của sinh viên
nơi đây. Những kết quả có đƣợc từ nghiên cứu sẽ giúp đƣa ra những đề xuất, kiến
nghị phù hợp góp phần cải thiện tình trạng CLGN, mang lại cho sinh viên một sức
khỏe tốt, từ đó có thể tập trung, thối mái hơn trong công việc học tập, cũng nhƣ
những sinh hoạt trong cuộc sống.


3
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỉ lệ CLGN kém ở sinh viên ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt Đại học Y dƣợc
thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 là bao nhiêu?
Có hay không mối liên quan giữa các yếu tố đặc điểm dân số xã hội, thói
quen sinh hoạt (hút thuốc lá, tập thể dục, thể thao, uống rƣợu bia, sử dụng thức uống
chứa caffein, sử dụng điện thoại di động, áp lực học tập, áp lực xã hội, đặc điểm về
nơi ngủ), áp lực học tập, xã hội và đặc điểm nơi ngủ đến chất lƣợng giấc ngủ ở sinh
viên ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt Đại học Y dƣợc thành phố Hồ Chí Minh năm
2019 ?


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Xác định tỉ lệ chất lƣợng giấc ngủ kém và các yếu tố liên quan đến chất lƣợng
giấc ngủ của sinh viên ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt Đại học Y dƣợc thành phố Hồ
Chí Minh năm 2019.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỉ lệ chất lƣợng giấc ngủ kém của sinh viên ngành bác sĩ Răng
Hàm Mặt Đại học Y dƣợc thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.
2. Xác định mối liên quan giữa các đặc điểm dân số xã hội (giới tính, tuổi, dân
tộc, năm học, kết quả học tập, nguồn thu nhập hàng tháng) với CLGN của sinh viên
ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt Đại học Y dƣợc TP. Hồ Chí Minh.
3. Xác định mối liên quan giữa yếu tố thói quen sinh hoạt (hút thuốc lá, tập thể
dục, thể thao, uống rƣợu bia, sử dụng ĐTDĐ, đồ uống có cafein) với chất lƣợng giấc
ngủ của sinh viên ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt Đại học Y dƣợc TP. Hồ Chí Minh.
4. Xác định mối liên quan giữa yếu tố áp lực học tập, xã hội và các đặc điểm
về nơi ngủ với chất lƣợng giấc ngủ của sinh viên ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt Đại
học Y dƣợc TP. Hồ Chí Minh.


4
DÀN Ý NGHIÊN CỨU

-

YẾU TỐ THÓI QUEN
Hút thuốc lá
Uống rƣợu bia
Tập thể dục thể thao
Sử dụng điện thoại di động


CHẤT LƢỢNG GIẤC NGỦ
(Sử dụng thang đo PSQI)
- Thời lƣợng giấc ngủ
- Giai đoạn đi vào giấc ngủ
- Hiệu quả giấc ngủ theo thói quen
- Các rối loạn giấc ngủ
- Rối loạn chức năng hoạt động ban ngày
- Chất lƣợng giấc ngủ theo cảm giác chủ
quan

ĐẶC ĐIỂM
CÁ NHÂN
- Tuổi
- Giới tính
- Dân tộc
- Năm học
- Học lực

ÁP LỰC, ĐẶC ĐIỂM
MÔI TRƢỜNG NGỦ
- Áp lực tâm lí xã hội
- Áp lực học tập
- Đặc điểm về nơi ngủ


5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 Tổng quan về chất ngủ
1.1.1 Khái niệm giấc ngủ
Ngủ là một nhu cầu tự nhiên ở ngƣời để đảm bảo não bộ và các cơ quan trong cơ


thể đƣợc nghỉ ngơi, hồi phục năng lƣợng, khi ngủ cơ thể tiết ra những hormon quan
trọng giúp cho q trình chuyển hóa và tích lũy năng lƣợng cần thiết cho hoạt động
hằng ngày. Đây là một nhu cầu tất yếu giúp duy trì sự sống giống nhƣ là thức ăn và
nƣớc uống [7],[49]. Ngủ là một khối phức tạp bao gồm quá trình sinh lý và hành vi.
Về mặt sinh lý, giấc ngủ là một trạng thái tự nhiên của cơ thể nhằm đảm bảo cho
các tế bào thần kinh đƣợc nghỉ ngơi và phục hồi chức năng. Về mặt hành vi, giấc
ngủ là một trạng thái đảo ngƣợc của nhận thức, dần dần buông bỏ và không đáp ứng
với môi trƣờng xung quanh, đi kèm với giấc ngủ thƣờng điển hình với tƣ thế nằm
xuống, hành vi yên lặng và mắt nhắm lại. Trong trƣờng hợp bất thƣờng, các hành vi
khác nhƣ mộng du, nghiến răng, nói mớ hoặc các hoạt động thể chất khác có thể
xảy ra trong khi ngủ [22].
1.1.2 Vai trị của giấc ngủ
Giấc ngủ giữ một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, tái tạo năng
lƣợng và phục hồi sau một ngày làm việc. Những lợi ích mà giấc ngủ mang lại cho
sức khỏe con ngƣời đƣợc chỉ ra dƣới đây [2],[50]:
-

Duy trì sự cân bằng của các hormon trong cơ thể

-

Hỗ trợ cho sự tăng trƣởng và phát triển của cơ thể.

-

Đóng vai trị quan trọng trong tuổi dậy thì và khả năng sinh sản.

-

Thƣ giãn, phục hồi cơ bắp, giúp não bộ hoạt động tốt.



-

Ngủ đủ chất lƣợng và đúng thời điểm sẽ giúp các cá nhân hoạt động tốt trong
suốt cả ngày

1.1.3 Ảnh hƣởng của CLGN kém
Tình trạng CLGN kém làm cho con ngƣời suy giảm sự tập trung, chú ý, dễ xảy ra
những sai sót trong q trình lao động, sinh hoạt làm tăng nguy cơ chấn thƣơng, té
ngã, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt [24]. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra
mối liên quan giữa CLGN kém và các bệnh mãn tính, chất lƣợng cuộc sống. Một
nghiên cứu đoàn hệ tại Hà Lan (2011) báo cáo rằng những ngƣời có thời lƣợng ngủ


6
ngắn và CLGN kém có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 63% và nguy cơ mắc
bệnh mạch vành cao hơn 79% so với những ngƣời có thời lƣợng ngủ bình thƣờng
và CLGN tốt [38]. Một nghiên cứu khác thực hiện tại Đài Bắc Trung Quốc (2017)
báo cáo rằng những ngƣời có hội chứng ngƣng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc
các biến cố tim mạch có hại bằng 1,95 lần so với những ngƣời không mắc hội
chứng ngƣng thở khi ngủ. Trong các biến cố tim mạch có hại phổ biến nhất là đột
quỵ, với rủi ro cao hơn 1,75 lần (KTC 95%: 1,37-2,20; giá trị p <0,001). Mặc dù xu
hƣớng là tƣơng tự, cho thấy tỉ lệ rung tâm nhĩ tăng cao khoảng 1,63 lần, (KTC
95%: 0,78-3,40; giá trị p= 0,193) và cao bằng 1,44 lần (KTC 95%: 0,74-2,79; giá
trị p= 0,287 ) trong nhồi máu cơ tim [42].
1.1.4 Các giai đoạn của giấc ngủ
Một giấc ngủ bình thƣờng bao gồm hai pha là khơng cử động mắt nhanh (NREM:
Non Rapid Eye Movement) và cử động mắt nhanh (REM: Rapid Eye Movement)
các pha này xen kẽ với nhau khoảng 4 đến 5 chu kì mỗi đêm để tạo thành một chu
kì giấc ngủ [26]. Thời gian trung bình của chu kì NREM-REM đầu tiên khoảng 70100 phút, ở chu kì thứ 2 và sau đó thì kéo dài từ 90-120 phút. Ở ngƣời trƣởng thành


bình thƣờng, pha REM tăng lên và dài nhất trong một phần ba cuối cùng của chu kì
giấc ngủ. Sau chu kì NREM-REM thứ nhất, giai đoạn 2 bắt đầu chiếm phần lớn thời
gian trong pha NREM, giai đoạn 3 và 4 giảm dần và có thể biến mất từ chu kì thứ
hai trở đi [22].
Pha NREM chiếm 75–80% tổng thời gian dành cho giấc ngủ, bao gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ chỉ kéo dài khoảng vài
phút, chiếm 5% giấc ngủ. Giai đoạn này rất ngắn và dễ bị gián đoạn bởi những tác
động nhỏ nhƣ tiếng ồn.
Giai đoạn 2: là giai đoạn ngủ thật, giai đoạn này chiếm 10-25 phút và chiếm 50%
giấc ngủ, có giả thiết cho rằng giai đoạn ngủ này giúp củng cố trí nhớ và cần có
những kích thích mạnh mẽ hơn giai đoạn 1 để có thể đánh thức.
Giai đoạn 3: là giai đoạn chuyển tiếp giữa ngủ nông và ngủ sâu, giai đoạn này
chiếm khoảng 8% giấc ngủ.
Giai đoạn 4: đây là giai đoạn ngủ sâu chiếm 25% giấc ngủ, giúp cơ thể hoàn toàn
nghỉ ngơi, và hồi phục cơ bắp, đây là giai đoạn khó đánh thức nhất.


7
Pha REM: là giai đoạn cử động mắt nhanh, chiếm 20 – 25% giấc ngủ, diễn ra sau
giai đoạn 4 và cũng là giai đoạn cuối cùng của một chu kỳ ngủ, kéo dài 1 - 5 phút ở
chu kỳ đầu tiên, sau đó tăng dần lên ở những chu kỳ kế tiếp.
1.2 Chất lƣợng giấc ngủ
1.2.1 Khái niệm chất lƣợng giấc ngủ
CLGN là sự hài lòng của một ngƣời về sự trải qua giấc ngủ của mình, nó đƣợc
đánh giá nhiều khía cạnh nhƣ sự bắt đầu vào giấc ngủ, khả năng duy trì giấc ngủ,
thời lƣợng giấc ngủ, tình trạng sức khỏe sau khi ngủ dậy.
1.2.2 Thời lƣợng ngủ khuyến cáo
Các khuyến nghị gần đây của Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM) và Viện Hàn
lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) [48]:
Bảng 1.1 Thời lượng ngủ theo khuyến cáo


Tuổi
Trẻ sơ sinh dƣới 12 tháng tuổi
1-2 tuổi
3-5 tuổi
6-12 tuổi
13-18 tuổi
Trên 18 tuổi

Thời gian ngủ
12-16 giờ/ngày
11-14 giờ/ngày
10-13 giờ/ngày
9-12 giờ/ngày
8-10 giờ/ngày
7-8 giờ/ngày

1.2.3 Thang đo chất lƣợng giấc ngủ PSQI (The Pittsburgh Sleep Quality Index)
Thang đo The Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) là thang đo về CLGN đƣợc
phát triển năm 1989. Chỉ số chất lƣợng giấc ngủ của PSQI là bảng câu hỏi tự đánh
giá chất lƣợng giấc ngủ và những rối loạn trong khoảng thời gian 1 tháng vừa qua.
Thang đo gồm 19 câu hỏi phối hợp thành 7 thành phần. Mỗi thành phần có các mức
từ 0 - 3 điểm. Điểm chất lƣợng giấc ngủ chung bằng tổng điểm của 7 thành phần, có
giá trị từ 0 – 21 điểm. Thang đo này đã đƣợc áp dụng trên nhiều đối tƣợng khác
nhau trong đó có đối tƣợng học sinh, sinh viên. Thang đo này đã đƣợc lƣợng giá về
độ tin cậy, tính đặc hiệu qua các nghiên cứu của nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ
Brazil, Peru, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ý [21],[27],[29],[32],[56],[59].
Thang đo PSQI với điểm cắt ngang tại 5 mang lại độ nhạy chẩn đoán là 89,6% và
độ đặc hiệu là 86,5% (với kappa = 0,75 ; p < 0,001) giữa chất lƣợng giấc ngủ tốt và
kém. Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tơi sử dụng thang đo PSQI này để đánh



8
giá chất lƣợng giấc ngủ ở đối tƣợng sinh viên. Tại Việt Nam năm 2013 tác giả Tô
Minh Ngọc và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu “ Độ tin cậy và tính giá trị của
chỉ báo chất lƣợng giấc ngủ Pitspurgh phiên bản Tiếng Việt” để có thể đánh giá một
cách chính xác về độ tin cậy và tính đặc hiệu của thang đo này tại Việt Nam cho kết
quả với hệ số Cronbachs alpha là 0,789 và tính tin cậy lặp lại khá tốt; độ nhạy và độ
đặc hiệu tại điểm cắt 5 là 87,8% và 75% khi đánh giá CLGN trên đối tƣợng là ngƣời
Việt Nam [4].
Từ những bằng chứng trên, nghiên cứu quyết định sử dụng thang đo PSQI với điểm
cắt 5 để đo lƣờng CLGN của đối tƣợng tham gia nghiên cứu nhƣ một công cụ đo
lƣờng đáng tin cậy.
Thang đo PSQI phản ánh bảy thành phần về giấc ngủ nhƣ sau:
Bảng 1.2 Thành phần của thang đo PSQI
Thang đo PSQI
Thành phần 1
Thành phần 2
Thành phần 3
Thành phần 4
Thành phần 5
Thành phần 6
Thành phần 7

Nội dung
Chất lƣợng giấc ngủ chủ quan
Giai đoạn đi vào giấc ngủ
Thời lƣợng ngủ
Hiệu quả giấc ngủ theo thói quen
Các rối loạn giấc ngủ
Dùng thuốc ngủ


Rối loạn chức năng ban ngày

1.3 Các nghiên cứu về chất lƣợng giấc ngủ và các yếu tố liên quan
Các nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu về CLGN của sinh viên từ năm 2009 đến năm
2018 báo cáo tỉ lệ sinh viên có CLGN kém đƣợc đo lƣờng thông qua thang đo PSQI
dao động từ 33,8% đến 62,7% [39],[41],[43],[52],[54].
Các nghiên cứu trong nƣớc từ năm 2015 đến năm 2017 báo cáo tỉ lệ CLGN kém
trên đối tƣợng học sinh, sinh viên thông qua thang đo PSQI dao động từ 40% đến
59,1% [1],[6],[8],[9],[12].
1.3.1 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và giới tính
Nghiên cứu của Adelantado-Renau (2018) cho thấy tổng điểm CLGN tốt (PSQI≤5)
ở giới nam (74%) tốt hơn so với giới nữ (54%) với p<0,001 [15]. Một nghiên cứu
tại Peru với 2458 sinh viên tham gia nghiên cứu chỉ ra tỉ lệ nữ có CLGN kém
(PSQI> 5) là 63,5% so với nam là 57,3% với p<0,001 [54]. Nghiên cứu trên có cỡ


9
mẫu lớn 965 nam và 1493 nữ tham gia nghiên cứu nhƣng có sự chênh lệch đáng kể
về tỉ lệ nam, nữ tham gia với số lƣợng khác nhau có thể ảnh hƣởng đến tỉ lệ CLGN
kém của mỗi giới. Nghiên cứu của Cheng (2012) [25]ở sinh viên tại Đài Loan chỉ ra
có sự liên quan đáng kể giữa tỉ lệ giấc ngủ kém và giới nữ. Nhƣng nghiên cứu tại
Đài Loan sử dụng thang đo PSQI tại điểm cắt 6, khác biệt về điểm cắt với nghiên
cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của Shamsaei và Cheraghi (2009) chỉ ra rằng tỉ lệ
gặp vấn đề về chứng mất ngủ có sự chênh lệch đáng kể giữa nữ giới (37,1%) so với
nam giới (23,1%) [55]. Nhƣng vẫn còn rất nhiều nghiên cứu chƣa tìm đƣợc sự liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính và CLGN [23],[36],[61].
1.3.2 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và năm học
Hồi cứu lại các y văn cũng cho thấy có mối liên quan giữa CLGN và năm học, cụ
thể qua nghiên cứu năm 2014 của tác giả Eyvazlou thực hiện tại một đại học khoa
học Y tế ở Đông Bắc Iran cho thấy sự khác biệt của điểm CLGN qua từng năm học


(năm 1: 5,73 ± 2,98; năm 2:6,43 ± 3,85; năm 3: 6,42 ± 2,59; năm 4: 5,66±1,8 với
p=0,024) có ý nghĩa về mặt thống kê [31]. Nghiên cứu ở Iran không sử dụng điểm
cắt cụ thể nào mà nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt dựa trên tổng điểm PSQI. Tuy
nhiên một số nghiên cứu khác nhƣ nghiên cứu của Marshall E Cate (2015), nghiên
cứu của Phùng Ngô Hà Châu (2017), khơng tìm thấy mỗi liên quan giữa CLGN và
các năm học [1], [23].
1.3.3 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và kết quả học tập.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng CLGN kém có mối liên quan đến kết quả học tập
kém hơn [17],[30],[40],[63]. Theo nghiên cứu của Trần Ngọc Trúc Quỳnh (2015) tỉ
lệ sinh viên có kết quả học tập khá, giỏi có CLGN kém bằng 0,68 lần (KTC 95%:
0,48-0,94 và p=0,024) so với sinh viên có kết quả học tập yếu [6]. Theo nghiên cứu
của Mister Sandman (2015) tại Đại học Gent chỉ ra rằng nếu tăng điểm PSQI ngụ ý
là làm giảm CLGN sẽ dẫn đến việc làm giảm kết quả điểm thi của đối tƣợng từ
0,97-20 điểm [20]. Theo nghiên cứu cho đối tƣợng sinh viên y khoa Sudan (2015)
giữa 2 nhóm sinh viên có kết quả học tập xuất sắc và trung bình thì tổng điểm
CLGN kém ở nhóm xuất sắc là 4,03±3,3 so với nhóm trung bình là 10,6±3,8 có sự
khác biệt về thống kê giữa 2 nhóm (p<0,001), tỉ lệ về CLGN kém ở 2 nhóm xuất
sắc và trung bình lần lƣợt là 36% và 94,6% với p<0,001 có ý nghĩa thống kê [47].


10
1.3.4 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và hút thuốc lá.
Nghiên cứu tại Ethiopia năm 2012 chỉ ra những sinh viên có hút thuốc lá so với
những ngƣời khơng hút thuốc có tỉ lệ trễ ngủ cao hơn (OR = 1,68; KTC 95%: 1,072,64), hiệu quả giấc ngủ kém (OR = 1,74; KTC 95%: 1,11-2,73) và sử dụng thuốc
ngủ (OR = 2,84; KTC 95%: 1,26-6,43) [41]. Một nghiên cứu tại Thái Lan trên 2854
sinh viên đại học Thái Lan thì báo cáo rằng những ngƣời hút thuốc hiện tại có tỉ lệ
chất lƣợng giấc ngủ kém cao hơn (OR=1,37; KTC 95%: 1,01-1,86) so với những
ngƣời chƣa bao giờ hút thuốc [43]. Hai nghiên cứu trên đều có cỡ mẫu nghiên cứu
lớn, đối tƣợng tham gia hai nghiên cứu trên là sinh viên đại học, không phải sinh
viên y khoa nên có thể có những sự khác biệt.


1.3.5 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và hoạt động thể lực
Một nghiên cứu cắt ngang đƣợc thực hiện tại đại học Vũ Hán Trung Quốc khảo sát
ở 1106 sinh viên về tƣơng tác giữa hoạt động thể chất và CLGN, thì những ngƣời
có hoạt động thể chất có nguy cơ đối với CLGN kém (OR=0,48; KTC 95% : 0,30,78) [33]. Nghiên cứu trên đối tƣợng tham gia là những sinh viên năm nhất, nên
kết quả có thể chƣa phản ánh chính xác nhất mối liên quan của CLGN với toàn bộ
sinh viên của trƣờng. Theo một nghiên cứu về mối liên hệ giữa sức khỏe và các
hành vi nguy cơ ở trẻ vị thành niên Hoa Kỳ năm 2011 trên 12000 trẻ vị thành niên
cho thấy mối liên quan giữa CLGN và không hoạt động thể chất (OR = 1,16; KTC
95%= 1,04-1,297) [46]. Nghiên cứu tại Hoa Kỳ chƣa xác định các mức độ hoạt
động thể chất với mức độ thấp, trung bình, mạnh với chất lƣợng giấc ngủ.
1.3.6 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và uống rƣợu bia
Một nghiên cứu đƣợc thực hiện ở sinh viên đại học Thái Lan năm 2013 báo cáo có
35% sinh viên tham gia nghiên cứu có sử dụng rƣợu bia và kết quả chỉ ra những
sinh viên sử dụng từ 20 đồ uống có cồn mỗi tháng có số chênh CLGN kém bằng 2,1
lần so với những sinh viên tiêu thụ ít hơn 1 đồ uống có cồn mỗi tháng sau khi điều
chỉnh theo tuổi và giới tính (OR=2,1; KTC 95%:1,14-3,85) [43]. Nghiên cứu của
tác giả Sanchez (2013) tại Đại học Peru tìm thấy mối liên quan giữa CLGN và sử
dụng rƣợu bia, những sinh viên tiêu thụ từ 1-19 đồ uống có cồn mỗi tháng có
CLGN kém bằng 1,31 lần (KTC 95%: 1,05-1,63) với p=0,03 so với những sinh viên
tiêu thụ dƣới 1 đồ uống có cồn mỗi tháng [54]. Hai nghiên cứu trên đều sử dụng câu


11
hỏi về tổng số rƣợu bia uống trong vòng một tháng qua có thể gây ra những sai lệch
hồi tƣởng. Khơng đánh giá đƣợc số lƣợng rƣợu bia trung bình mỗi lần sử dụng.
1.3.7 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và đồ uống chứa cafein
Nghiên cứu trên sinh viên đại học ở Ethiopia chỉ ra rằng trong số những sinh viên
có CLGN kém thì 82,3% cho biết tiêu thụ một số loại đồ uống có chứa caffeine.
Nghiên cứu cũng tìm ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc tiêu thụ bất kỳ
loại đồ uống có chứa caffeine và chất lƣợng giấc ngủ kém (giá trị P = 0,015) [41].


Một nghiên cứu khác năm 2011 tại Hoa Kì cũng chỉ ra rằng sử dụng đồ uống chứa
caffein>1 lần/ngày có CLGN kém hơn (OR = 1,14; KTC 95% :1,03-1,28) so với
những sinh viên không sử dụng đồ uống chứa caffeine [46]. Nghiên cứu tại Peru chỉ
ra những sinh viên tiêu thụ ≥ 3 đồ uống kích thích mỗi tuần có tỉ lệ CLGN kém
bằng 1,88 lần (OR = 1,88; KTC:95% : 1,42-2,50) so với ngƣời không tiêu thụ [54].
1.3.8 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và sử dụng điện thoại di động
Nghiên cứu của tác giả Nida Nowreen năm 2018 chỉ ra có mỗi liên quan giữa điểm
của thang đo nghiện smartphone (SAS) và điểm PSQI, kết quả chỉ ra điểm PSQI
trung bình cao hơn ở nhóm ngƣời có mức độ sử dụng smartphone cao (6,48) so với
nhóm sử dụng thấp (5,19). Tƣơng tự điểm SAS trung bình cao hơn ở nhóm ngƣời
có CLGN kém (28,86) so với ngƣời nhóm ngƣời có CLGN tốt (22,13) [52]. Nghiên
cứu của tác giả Demirci năm 2015 tìm thấy mối liên quan giữa điểm SAS với tổng
điểm PSQI, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm sử dụng smartphone mức độ
cao có tổng điểm PSQI cao hơn nhóm có mức độ sử dụng smartphone thấp, điểm
SAS tƣơng quan thuận với tổng điểm PSQI ( r =0,125, p = 0,011), với thành phần
chất lƣợng giấc ngủ chủ quan của PSQI ( r =0,138, p = 0,030), với thành phần rối
loạn giấc ngủ của PSQI ( r = 0,153, p =0,016) và với thành phần rối loạn chức năng
ban ngày của PSQI ( r = 0,244, p <0,001) [28]. Các nghiên cứu này sử dụng thang
đo SAS để đánh giá mức độ sử dụng smartphone, nên tính tin cậy và giá trị cao.
1.3.9 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và đặc điểm nơi ngủ, nơi ở
Một nghiên cứu năm 2012 của tác giả Insaf Altun tại Thổ Nhĩ Kì chỉ ra các nguyên
nhân thƣờng gặp nhất ảnh hƣởng đến CLGN của sinh viên đại học thì 63,7% là
“tiếp xúc với khói thuốc lá trong phịng ngủ”; 61,7% là do “tiếng ồn”; 55,1% là do
“chất lƣợng khơng khí trong phòng”; 53,1% là do “các mùi khác ở trong phòng


12
ngủ”; 52% là do “tiếng ồn gây ra bởi ngƣời khác trong phòng” [18]. Một nghiên
cứu khác của tác giả Ghoreishi (2008) thực hiện trên sinh viên y khoa chỉ ra mối
liên quan giữa CLGN và nơi ở, cụ thể tỉ lệ CLGN kém là lần lƣợt là 61,5% với các


sinh viên sống với vợ hoặc chồng của họ, có 44,6% cho sinh viên sống trong nhà
riêng của họ; 37,6% trong số các sinh viên sống trong kí túc xá; 20,8% đối với
những sinh viên sống cùng với cha mẹ với p=0,024 [35].
1.3.10 Sự liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ và các yếu tố áp lực.
Tỉ lệ căng thẳng của sinh viên y khoa đƣợc báo cáo tại Ả rập Saudia là 63% [13].
Theo nghiên cứu năm 2009 của Suchecki chỉ ra mối liên quan hai chiều của tâm lí
căng thẳng với CLGN [57]. Một nghiên cứu năm 2015 trên sinh viên y khoa
Pakistan cho thấy có 55,9% sinh viên tham gia nghiên cứu có áp lực học tập, và
nghiên cứu cũng tìm ra đƣợc mối liên quan giữa CLGN và áp lực học tập có ý nghĩa
thống kê với p<0,05 là những sinh viên khơng có áp lực học tập có điểm trung bình
CLGN thấp hơn những sinh viên bị áp lực học tập [61]. Những nghiên cứu trên
không nêu ra đƣợc những yếu tố cụ thể nào về học tập gây ra những ảnh hƣởng đến
chất lƣợng giấc ngủ của sinh viên.
Các nghiên cứu trƣớc đây mà nghiên cứu của chúng tơi tìm đƣợc chỉ đánh giá các
yếu tố nhƣ thói quen sinh hoạt, đặc điểm dân số xã hội, những áp lực của sinh viên
mà chƣa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu những yếu tố về đặc điểm nơi ngủ ảnh
hƣởng thế nào đến chất lƣợng giấc ngủ của sinh viên. Do đó chúng tơi thực hiện
nghiên cứu này để tìm hiểu những yếu tố đặc điểm môi trƣờng ngủ tác động đến
giấc ngủ của sinh viên để bổ sung thêm cho những nghiên cứu trƣớc.


13

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2019
Địa điểm nghiên cứu:


Khoa Răng Hàm Mặt -Đại học Y dƣợc thành phố Hồ Chí Minh
2.3 Đối tƣợng nghiên cứu
2.3.1 Dân số mục tiêu
Sinh viên ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt Đại học Y dƣợc thành phố Hồ Chí
Minh
2.3.2 Dân số chọn mẫu
Sinh viên ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt Đại học Y dƣợc thành phố Hồ Chí
Minh năm học 2018-2019
2.3.3 Cỡ mẫu


Trong đó:
n: cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu.
α: xác suất sai lầm loại 1 (α = 0,05)
Z1 / 2: trị số từ phân phối chuẩn, độ tin cậy 95% thì Z1 / 2 = 1,96
d: sai số của ƣớc lƣợng (d = 0,05)
p: tỉ lệ ƣớc lƣợng kết cuộc trong dân số, với p=0,591[6]
Tỉ lệ p=0,591 lấy theo nghiên cứu của Trần Ngọc Trúc Quỳnh (2015) trong
đề tài “Chất lƣợng giấc ngủ và các yếu tố liên quan của sinh viên y học dự phòng
đại học Y dƣợc thành phố Hồ Chí Minh”[6] .Từ cơng thức trên ta tính ra đƣợc cỡ
mẫu là 372 sinh viên.
2.3.4 Kỹ thuật chọn mẫu
Phƣơng pháp chọn mẫu phân tầng theo năm học kết hợp chọn mẫu thuận tiện.


14
Bƣớc 1: chọn mẫu phân tầng theo năm học. Số lƣợng mẫu cần lấy ở mỗi lớp đƣợc
thể hiện ở bảng dƣới đây:
Bảng 2.1 Số lượng mẫu cần lấy ở mỗi lớp
STT


1
2
3
4
5
6

Tên lớp
RHM năm 1
RHM năm 2
RHM năm 3
RHM năm 4
RHM năm 5
RHM năm 6
Tổng

Số sinh viên
106
108
96
108
104
98
620

Tỉ lệ (%)
17
17,4
15,7
17,4


16,7
15,8
100

Mẫu cần lấy
64
65
58
65
62
58
372

Bƣớc 2: Chọn mẫu thuận tiện khi vào mỗi lớp và lấy đủ số lƣợng theo bảng 2.1
2.3.5 Tiêu chí đƣa vào, tiêu chí loại ra
Tiêu chí chọn vào:
Sinh viên đang học ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt Đại học Y dƣợc thành phố
Hồ Chí Minh tại thời điểm nghiên cứu và đồng ý tham gia trả lời bộ câu hỏi khảo
sát.
Tiêu chí loại ra:
Sinh viên khơng có mặt 2 lần tại trƣờng trong các lần đến thu thập thông tin
2.3.6 Kiểm soát sai lệch chọn lựa
-

Chọn đối tƣợng nghiên cứu tuân thủ theo tiêu chí chọn vào và loại ra.

2.4 Xử lý dữ kiện
2.4.1 Liệt kê và định nghĩa biến số
Giới tính: Là biến số nhị giá, gồm có 2 giá trị:
 Nam


 Nữ
Tuổi: đƣợc tính trịn theo năm dƣơng lịch:
Tuổi = 2019 – năm sinh.
Đây là biến số định lƣợng
Dân tộc là biến số danh định đƣợc ghi trong chứng minh nhân dân (CMND) hoặc
thẻ căn cƣớc công dân gồm có 2 giá trị:
 Kinh


15
 Dân tộc khác
Năm học đƣợc hiểu là khối lớp mà đối tƣợng đang theo học tại trƣờng, là biến thứ
tự gồm 6 giá trị:
 Năm 1
 Năm 2
 Năm 3
 Năm 4
 Năm 5
 Năm 6
Học lực: biến số thứ tự, là dựa trên kết quả xếp loại học tập của học kỳ I năm học
2018-2019. Gồm 5 giá trị:
 Giỏi
 Khá
 Trung bình khá
 Trung bình
 Yếu
Phân loại sinh viên theo thang điểm 10: Giỏi: 8,0 – 10,0; Khá: 7,0 – 7,99; Trung
bình – Khá: 6,0 – 6,99; Trung bình: 5,0 – 5,99; Yếu: <5,0
Phân loại sinh viên theo thang điểm 4: Giỏi: 3,20-4,00; Khá: 2,50-3,19; Trung
bình: 2,00 – 2,49; Yếu: < 2,00


Nguồn thu nhập hằng tháng là biến danh định gồm 3 giá trị:
 Gia đình chu cấp hồn tồn
 Gia đình chu cấp một phần và tự trang trải một phần
 Tự trang trải hoàn toàn
YẾU TỐ THÓI QUEN
Hút thuốc lá là biến số danh định, gồm 3 giá trị:
 Đang hút: đƣợc xác định khi sinh viên có hút thuốc lá trong 1 tháng gần đây
tính từ thời điểm nghiên cứu.
 Đã từng hút: đƣợc xác định khi sinh viên đã ngƣng hút thuốc cách đây ít nhất
1 tháng so với thời điểm nghiên cứu.