Chai ngón chân đâu có nên tiểu phẫu không

Bác sĩ cho em hỏi bàn chân chân em có bị xơ chai  bằng đầu đũa em ban đầu  đi lại cũng hơi đau, đi khám  thì bác sĩ bảo em bị xơ chai bàn chân và cho đi  tiểu phẫu,  mà khi lành chỗ  tiểu phẫu xơ chai đó không hết nó vẫn bị như cũ ,nhưng lại xuất hiện  thêm cỡ bằng que  tăm, giờ khi đi lại em cảm hấy hơi đau (nhất là khi  chân em  tiếp xúc với nước  thì chỗ xơ chai đó em đi lại hấy hơi đau), bác sĩ cho em  biết bệnh này có trị dứt điểm được ko ạ,  trong khi chân em lại xuất hiện  thêm  vài chỗ xơ chai bằng đầu que  tăm,  tại sao em đã đi  tiểu phẫu rồi mà nó không hế mà xuất hiện  thêm. Em xin chân  thành cảm ơn

Trả lời:

Theo như bạn mô tả thì bạn bị chai chân và đau vùng khớp bàn ngón chân. Chai chân là tình trạng dày sừng vùng gan bàn chân. Nguyên nhân là do khi bước đi một số vùng bàn chân bị áp lực đè lên quá cao ( nhất là vùng da nằm dưới chỏm xương bàn chân ). Chai chân có thể là vùng dày sừng to hoặc chỉ là một vùng rất nhỏ giống như một hạt. Bệnh nhân thường hay cảm giác đau nguyên nhân có thể là do cục chai chân hoặc có thể do kết hợp với việc tăng áp lực lên chỏm xương bàn chân gây ra căng bao khớp bàn ngón chân, viêm gân gấpngón chân.

Việc mổ lấy đi cục chai chân nhưng không loại trừ áp lực đè lên vùng chai chân sẽ làm nhanh chóng xuất hiện trở lại cục chai chân. Vùng dày sừng sẽ ngày càng phát triển thêm. Do đó việc điều trị sẽ bao gồm tìm nguyên nhân làm tăng áp lực để từ đó làm giảm bớt áp lực lên vùng này. Một số thuốc dùng bôi tại chỗ để làm mềm da để có thể gọt bớt vùng da này hoặc có thể dùng dao gọt bớt cục chai nhưng cần phải làm trong điều kiện vô trùng và do bác sĩ thực hiện. nếu gọt quá nhiều sẽ làm chảy máu và nhiễm trùng.

Việc làm giảm bớt áp lực đè lên vùng chai chân là rất quan trọng để ngăn ngừa tái phát. Một số dụng cụ lót trong giày, lót cho vùng chai chân được dùng để làm phân tán bớt lực đè lên gan chân, đè lên chỏm xương bàn chân. Nếu chỉ trông chờ vào việc tiểu phẫu lấy đi cục chai chân sẽ là thất bại vì nguyên nhân vẫn chưa được loại trừ.

Cục chai ở lòng bàn chân, giống như ở những vị trí khác, do đáp ứng với áp lực hay ma sát lặp lại liên tục để bảo vệ da bên dưới không bị tổn thương. Cục chai lòng bàn chân thường do mang giày chật hay không vừa, làm cho lòng bàn chân phải cọ xát nhiều với mặt trong của giày. Biểu hiện là một vùng da cứng, dày, ở một hoặc hai bàn chân.

Cục chai ở lòng bàn chân có khuynh hướng phát triển gần nền của các ngón chân, do ma sát với mặt trong của giày hay có những vấn đề về rối loạn dáng đi, biến dạng bàn chân hay ngón chân làm một số vị trí của bàn chân phải chịu áp lực nhiều.

Triệu chứng của cục chai ở lòng bàn chân là gì?

Cục chai điển hình không đau, đây là đặc điểm giúp phân biệt với mắt cá, thường đau khi ấn. Cục chai có thể thay đổi màu sắc theo thời gian, tạo những khoảng màu nâu, đen hay đỏ bên dưới lớp da cứng.

Điều trị cục chai ở lòng bàn chân như thế nào?

Hầu hết cục chai sẽ dần dần biến mất khi ngưng ma sát hoặc giảm áp lực. Một số khuyến cáo giúp hỗ trợ việc điều trị cục chai:

  • Ngâm vùng chai chân trong nước ấm khoảng 5 – 10 phút hoặc đến khi da mềm;

  • Không chà xát, cạo mạnh hay nhiều lớp da dày, vì có thể sẽ làm cục chai chảy máu và gây nhiễm trùng;

  • Dưỡng ẩm mỗi ngày với lotion hay kem chứa salicylic acid hay urea sẽ giúp làm mềm dần cục chai;

  • Để tránh làm cục chai tiến triển tệ hơn có thể dùng đệm lót, đặt xung quanh cục chai;

  • Nếu cục chai chảy máu hay vỡ, thì cần giữ sạch và che phủ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy lành thương.

Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu khi cục chai to hơn, đau hay ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày. Bác sĩ có thể giúp loại bỏ một phần da cứng và đưa ra những lời khuyên về giày dép để giảm, ngăn ngừa tạo cục chai.

Chai ngón chân đâu có nên tiểu phẫu không

Phòng ngừa xuất hiện cục chai ở chân

Cách phòng ngừa tốt nhất để ngăn xuất hiện cục chai ở lòng bàn chân là không nên mang giày dép quá chật. Giày gót thấp, thoải mái có đủ khoảng trống quanh các ngón chân là lựa chọn tốt nhất.

Mang vớ cũng giúp giảm ma sát và giảm tiến triển của cục chai.

Kết luận

Cục chai ở lòng bàn chân có khuynh hướng tái phát sau loại bỏ và một số trường hợp tiến triển nặng gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu chú ý cẩn thận trong lựa chọn giày dép và nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được điều trị, tư vấn các phương pháp phòng ngừa giúp ngăn chặn sự tiến triển và giảm tái phát cục chai ở lòng bàn chân.

Xem thêm: Chăm sóc da vùng gót chân

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.