Cách tính điểm tốt nghiệp 2023 mới nhất

4.7/5 - (3 lượt đánh giá)

Ngày 23/9, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 4742/BGDĐT-QLCL về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2022-2023. Trong đó nêu rõ một số nhiệm vụ trong công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong các năm tới.

Cách tính điểm tốt nghiệp 2023 mới nhất

Xem thêm: Bộ GD&ĐT: Cần hoàn thiện phương thức tuyển sinh 2023 theo hướng đơn giản hóa

Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ chuẩn bị chu đáo và tổ chức tổt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, đồng thời triển khai, xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2023-2024 và giai đoạn từ năm 2025 trở đi.

Về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và 2024: Bộ GD&ĐT thống nhất giữ ổn định phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 cơ bản như năm 2022 để phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai ở những năm cuối cùng. Đồng thời sẽ đấy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức kỳ thi, đảm bảo kết nối thông tin thông suốt, chính xác và kịp thời nhằm phục vụ công tác chỉ đạo cũng như tổ chức kỳ thi.

Về kỳ thi từ năm 2025: Cần xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sao cho kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan năng lực, trình độ của học sinh, có sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp cho thí sinh và cung cấp thông tin cho phục vụ công tác đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng trong trường phổ thông.

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023, Bộ trường Nguyễn Kim Sơn cho biết đã có một vài phương án được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia, tuy nhiên cần cân nhắc nhiều phương diện trước khi lấy ý kiến rộng hơn. Điều quan trọng là phải kế thừa được những ưu điểm của kỳ thi hiện nay đồng thời điều chỉnh phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Chương trình giáo dục mới được tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng, vì vậy kỳ thi cần phải tăng tính chất của một kỳ thi đánh giá năng lực.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đưa ra 2 phương diện cần được đẩy mạnh hơn nữa là ứng dụng công nghệ và tính phân cấp, trách nhiệm trong chủ động truyển sinh của trường đại học.

(Nguồn: Bộ GD&ĐT)

Các kỳ thi, hình thức tuyển sinh thay đổi liên tục phải chăng đang khiến các sĩ tử “quay cuồng” giữa một rừng thông tin không phân biệt được đúng, sai? Đứng trước “ma trận” phương thức xét tuyển hiện nay, có lẽ bất cứ học sinh, phụ huynh nào cũng cảm thấy bối rối. Với mong muốn hỗ trợ học sinh giải quyết những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình chọn ngành, chọn trường cũng như tìm ra định hướng học tập, thi cử tối ưu nhất, HOCMAI đã ra đời Giải pháp tư vấn chọn ngành – chọn trường cùng chuyên gia. Qua đó, thí sinh và phụ huynh được trao đổi, lắng nghe những tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia hướng nghiệp hàng đầu của HOCMAI để chọn ra ngành học, trường đại học phù hợp nhất với điểm số, thành tích, sở thích… của bản thân.

>> THỰC HIỆN BÀI TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH CHỌN NGHỀ NGHIỆP HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY <<

CẤP BÁO! CÁC TEEN ĐÃ CHỌN ĐƯỢC NGÀNH CHƯA NHỈ?

Đăng ký nhận ngay lộ trình học tập, thi cử sớm từ chuyên gia hàng đầu!
– Giải pháp tư vấn toàn diện ĐẦU TIÊN giúp thí sinh nắm chắc tấm vé vào ĐH
– Định hướng chọn ngành – chọn trường BÁM sát xu hướng tuyển sinh
– Trò chuyện trực tiếp cùng chuyên gia HOT nhất với 15+ năm kinh nghiệm

>>Khám phá ngay<<

Ảnh minh họa.

Về dự kiến phương hướng công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo (CSĐT) và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá tình xét tuyển.

Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp và bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền Hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có tính logic. Đồng thời, hướng dẫn các CSĐT rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ (không sử dụng) các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Đối với chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng ba môn thi THPT để xét tuyển vào đại học, cao đẳng theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy chế quy định. Theo Bộ GD&ĐT, năm 2021, tỷ lệ thí sinh có điểm cao tăng lên; ở một số ngành/trường lấy điểm rất cao như công an, quân đội, y dược... thì tỷ lệ thí sinh ở khu vực không được ưu tiên trúng tuyển thấp; tỷ lệ thí sinh phải có điểm ưu tiên trúng tuyển cao dẫn đến dư luận cho rằng điểm ưu tiên trở nên thiếu công bằng.

Nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên với các thí sinh không hưởng chính sách ưu tiên, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BGĐT. Với cách tính này, thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên/3 môn thì điểm ưu tiên sẽ càng giảm và sẽ không có thí sinh nào có điểm xét đại học vượt quá 30 điểm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!