Cách chữa đau bụng khó đi

Đau bụng, đi ngoài là triệu chứng mà nhiều người thường xuyên gặp phải. Chúng ta có xu hướng dùng mẹo dân gian ngay những ngày đầu thấy có triệu chứng, hoặc sau một thời gian dùng thuốc Tây không hiệu quả.

Đầy hơi chướng bụng

Mẹo dân gian chữa đau bụng đi ngoài khá được ưa chuộng. Từ những loại cây thông thường xung quanh nhà, chế biến theo cách hợp lý là đã có thể dùng được, nhanh chóng, mà rẻ lại an toàn. Nhưng không phải lúc nào những mẹo này cũng thành công. 

Có trường hợp dùng những mẹo này hiệu quả rất tốt, nhưng có những lúc chỉ đỡ được rất ít, hoặc không đỡ, chỉ đỡ ngay tại thời điểm dùng, ngừng lại bị lại.

Đấy là còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài nhiều lần. Nếu nguyên nhân chỉ do rối loạn thông thường thì dùng những mẹo dân gian có hiệu quả rất tốt, rất nhanh chóng. Nhưng nếu nguyên nhân là do bệnh lý, người bệnh có thể cần thiết phải tìm ra bệnh của mình và điều trị thì mới chấm dứt hẳn được tình trạng.

Đau bụng đi ngoài là bị bệnh gì?

Đau bụng đi ngoài được chia làm 2 loại:

  • Cấp tính: Do nhiễm khuẩn hoặc virus, ngộ độc thực phẩm, chúng giải phóng độc tố gây ra đau và tiêu chảy. Người bệnh đau bụng dữ dội, tiêu chảy, nôn, dẫn đến mất nước và điện giải. Người bệnh cần bổ sung nước kịp thời, trong một số trường hợp nghiêm trọng cần được đưa đến các cơ sở y tế để được điều trị. Trường hợp này đau bụng, đi ngoài thường “tự hết” sau vài ngày.
  • Mãn tính: Khi đau bụng đi ngoài kéo dài mà những biện pháp thông thường không có tác dụng, thì bạn cần kiểm tra ngay, có phải thuốc mình đang dùng có tác dụng phụ gây đi ngoài không, có phải đang mắc bệnh gan không, nếu không thì đó là do các bệnh mãn tính liên quan đến đại tràng bao gồm viêm đại tràng, đại tràng co thắtpolyp, bệnh túi thừa đại tràng…

Với tình trạng cấp tính, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian dưới đây.

Một số cách dân gian chữa đau bụng đi ngoài hiệu quả.

Có nhiều cách dân gian có thể chữa được đau bụng đi ngoài một cách hiệu quả như:

1. Lá ổi

Trong lá ổi có chứa tannin, giúp làm săn niêm mạc, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động, kháng khuẩn nên giảm đau bụng đi ngoài hiệu quả.

Cách dùng: lấy khoảng 50g lá ổi vừa non vừa già, sắc nhỏ lửa với hai bát nước, đun sôi liên tục khoảng 15-30 phút, để nguội rồi lấy nước uống. Mỗi lần một chén nhỏ, ngày uống nhiều lần.

Lá ổi

2. Quả sung

Quả sung có chứa các thành phần saccarose, glucose, các acid shikimic acid, malic acid, oxalic acid, quinic acid, citric acid, vitamin B1, C và các khoáng chất như canxi, kali, photpho…Những chất này được đánh giá là có tác dụng điều hòa huyết áp, tốt cho tiêu hóa và ngăn chặn các tế bào ung thư hiệu quả.

Quả sung

Cách dùng: chọn những quả sung bánh tẻ, còn xanh tươi đem rửa sạch và xắt thành lát mỏng hoặc đập giập. Đem sung phơi khô và tán thành bột mịn cho vào lọ thủy tinh bảo quản để sử dụng lâu dài. Mỗi lần uống lấy 8-10g bột quả sung pha với nước sôi uống, ngày uống 3 lần để có tác dụng hiệu quả.

3. Lá mơ lông

Lá mơ lông có chứa các chất như protein, caroten, vitamin C, tinh dầu…có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, đầy bụng, chống co thắt hồi tràng.

Cách dùng: lá mơ lông 30 – 50g, lòng đỏ trứng gà 2 quả, lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ đem trộn đều với lòng đỏ trứng gà. Lấy một miếng lá chuối rửa sạch, cho vào chảo rồi đổ hỗn hợp vừa nãy vào để nướng, để lửa nhỏ. Dùng để ăn ngày 3 lần.

Lá mơ lông

4. Hạt vừng đen

Hạt vừng đen có hàm lượng chất xơ cao và hàm lượng axit béo chưa bão hòa. Dầu tìm thấy trong hạt có thể bôi trơn ruột, kích thích hình thành dịch mật tiêu hóa thức ăn, trong khi chất xơ trong hạt sẽ giúp chuyển động ruột. Những hạt này cũng giúp làm sạch sâu trong đường ruột và cải thiện quá trình tiêu hóa.

Cách dùng: vừng đen 40g. Nướng trong nồi nóng cho đến khi có hương vị. Trộn 1 muỗng canh [15g] vừng đen với 1/3 muỗng canh [5ml] mật ong. Ngày uống 2 lần.

Vừng đen

5. Gạo rang cà rốt

Uống nước gạo nứt rang cà rốt có tác dụng chống mất nước, giảm tiêu chảy rất nhanh, ngoài ra loại nước này còn có tác dụng tăng cường chất xơ, giải độc, thanh lọc máu và tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh trong đường ruột.

Gạo rang cà rốt

Cách làm: 100g gạo nứt rang, 1 củ cà rốt. Cà rốt thái nhỏ rồi cho vào nồi nấu chung với gạo cùng 2 lít nước. Đun cho đến khi 2 nguyên liệu chín mềm thì chắt nước uống từ từ, làm nhiều lần trong ngày.

6. Hồng xiêm xanh

Vị chát đặc trưng của hồng xiêm xanh lại chính là phương thuốc chữa đau bụng tiêu chảy và kiết lị rất công hiệu. Dưới đây là cách loại bỏ tình trạng khó chịu ở bụng mà nhiều người đang áp dụng:

Hồng xiêm xanh

Cách dùng: hồng xiêm xanh đem thái lát mỏng, phơi khô và sao lên cho vàng và cất vào hũ dùng dần. Khi sử dụng lấy 10 lát hồng xiêm đổ ngập nước vào sắc lấy nước chia làm 2 lần uống, đối với trẻ nhỏ thì nên nấu lỏng và uống với số lượng ít một.

7. Rau sam

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, rau sam có chứa chất kháng sinh tự nhiên nên có khả năng chống nhiễm trùng và tiêu diệt vi khuẩn trong đường ruột. Với tác dụng quý giá này thì rau sam đã được sử dụng trị đau bụng tiêu chảy trong dân gian từ bao đời nay.

Rau sam

Cách dùng: 100g rau sam, 50g cỏ sữa tươi, nếu đi ngoài ra máu thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má. Đem sắc lấy nước đặc uống, dùng liên tục vài ngày sẽ thấy kết quả.

Mấy hôm nay tôi thường hay bị đau bụng âm ỉ nên rất khó chịu. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị đau bụng rối loạn tiêu hóa. Tôi lo lắng không biết tình trạng này nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục. Mong nhận được tư vấn từ bác sĩ. [Thu Hằng, 28 tuổi].

Đau bụng rối loạn tiêu hóa là gì?

Chào bạn Hằng! Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi. Để trả lời được thắc mắc: “Đau bụng rối loạn tiêu hóa làm thế nào để khắc phục?”, chúng ta cần nắm được cơ chế gây ra vấn đề này.

Hệ tiêu hóa làm nhiệm vụ biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng. Khi thức ăn xuống dạ dày sẽ tồn tại trong vòng 4 tiếng, lúc này dạ dày sẽ tiết ra chất nhầy và axit để giúp tiêu hóa thức ăn. Các enzyme làm được tiết ra để biến thức ăn thành dinh dưỡng để hấp thụ vào máu.

Dạ dày bị tổn thương dẫn đến đau bụng rối loạn tiêu hóa

Tuy nhiên nếu có bất kỳ tác động nào cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, dẫn đến đau bụng rối loạn tiêu hóa. Các cơn co thắt không đều nhau sẽ dẫn đến đau bụng, khó chịu, cơ thể mệt mỏi và đây cũng là dấu hiệu quả một số bệnh lý có liên quan đến dạ dày.

Biểu hiện của chứng đau bụng rối loạn tiêu hóa

Biểu hiện của đau bụng rối loạn tiêu hóa đó là:

  • Đau bụng dữ dội: Đây là triệu chứng đầu tiên của chứng rối loạn tiêu hóa mà bất cứ ai cũng đều gặp phải. Các cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới hoặc trên tùy vào vị trí bị tổn thương. Đặc biệt đau âm ỉ hơn sau khi ăn no hoặc ăn đồ cay nóng.
  • Đại tiện bất thường: Rối loạn tiêu hóa làm chức năng đào thải của hệ tiêu hóa bị thay đổi bất thường dẫn đến thận hoạt động không xuyên sốt, người bệnh sẽ hay mắc đại tiện, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Sau khi ăn no thì dấu hiệu này thể hiện rõ.

Đau bụng rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể mệt mỏi

  • Khó tiêu, chướng bụng: Bụng đầy hơi, khó tiêu, cảm giác không thấy đói vì thức ăn không được tiêu hóa vẫn còn bị ứ đọng ở trong ruột.
  • Ợ chua, ợ nóng: Ngoài ra, bạn còn gặp thấy hiện tượng ợ chua hoặc ợ nóng trước và sau khi ăn no.
  • Buồn nôn: Khi mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa, bạn luôn có cảm giác buồn nôn.
  • Ngoài ra, còn có các triệu chứng như chán ăn, sụt cân, cơ thể mệt mỏi, miệng bị đắng,...

Nếu những cơn đau ít thoáng qua thì bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên nếu đau bụng kéo dài nhiều ngày, đại tiện ra máu thì cần phải đến ngay cơ sở y tế vì có thể bạn bị viêm loét dạ dày hoặc tá tràng.

Tại sao bị đau bụng rối loạn tiêu hóa?

Đau bụng rối loạn tiêu hóa gặp ở mọi lứa tuổi, do hoạt động bất thường của cơ quan tiêu hóa dẫn đến bị tổn thương ở thành dạ dày. Hiện tượng này khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên không ít người vẫn chưa nắm rõ nguyên nhân vì sao dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Vậy nguyên nhân do đâu?

Chế độ ăn uống không được hợp lý: Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Nếu ăn thức ăn bị ôi thiu, nguội lạnh hoặc không hợp vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dẫn đến mất cân bằng lợi khuẩn, gây rối loạn tiêu hóa.

- Luyện tập quá sức cũng dẫn đến rối loạn tiêu hóa: Nếu bạn tập thể dục trong thời gian dài hoặc quá sức cũng sẽ không tốt cho các tế bào ở đường ruột, dẫn đến buồn nôn, đầy hơi,... do rối loạn đường tiêu hóa. Khi đường ruột bị tổn thương, các tác nhân gây bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập vào mạch máu.

- Tâm lý căng thẳng: Hormone Serotonin làm ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta nhưng bạn có biết, loại hormone này nằm nhiều trong hệ tiêu hóa. Vì thế, nếu như bị căng thẳng stress sẽ khiến hệ tiêu hóa sản sinh ra hormone này nhiều gây ra chứng rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, căng thẳng nhiều còn làm cho máu lưu thông kém dẫn đến việc co bóp dạ dày sẽ giảm dần khiến thức ăn bị ứ đọng, khó tiêu gây đầy bụng. 

- Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh: Việc dùng thuốc kháng sinh nhiều dẫn đến mất cân bằng hệ tiêu hóa.

Bệnh lý rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa còn là biểu hiện của một số bệnh như viêm đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột bị kích thích, viêm đại tràng,...

Đau bụng rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?

Rối loạn tiêu hóa làm ảnh hưởng đến sức khỏe, các hệ lụy thường gặp như:

  • Khiến cơ thể bị mất nước: Đây là biểu hiện rõ nhất khi bị rối loạn tiêu hóa, cơ thể trở nên xanh xao, mệt mỏi do mất điện giải.
  • Dẫn đến tụt huyết áp: Do các chất điện giải bị thay đổi đột ngột khiến huyết áp bị giảm, người bệnh có biểu hiện choáng váng, đột quỵ,...
  • Viêm ruột: Nếu tình trạng bệnh kéo dài khiến các lợi khuẩn ở hệ tiêu hóa bị tiêu diệt, cơ hội cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh gây ra viêm ruột.
  • Tử vong: Mất nước, tiêu chảy kéo dài, thủng ruột hoặc ung thư có thể dẫn đến tử vong.

Biến chứng nguy hiểm của đau bụng rối loạn tiêu hóa

Cách chữa trị đau bụng rối loạn tiêu hóa

Thay đổi chế độ ăn uống

- Thức ăn cần được nấu chín.

- Không ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.

- Hạn chế dùng các đồ uống có gas, các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

 Thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên sẽ rất tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa. Nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng, không quá sức như đi bộ, cầu lông, bơi,...

Chữa rối loạn tiêu hóa với bài thuốc dân gian

- Chữa rối loạn tiêu hóa với tỏi: Với nguyên liệu đơn giản là 2 củ tỏi, bạn hãy nướng chín tỏi rồi đập dập đắp xung quanh lên vùng bụng. Để khoảng 10 phút rồi massage nhẹ nhàng vùng bụng, bạn sẽ có cảm giác dễ chịu.

- Chữa rối loạn tiêu hóa với gừng + củ mài: Lấy một củ gừng và 1 củ mài rửa sạch rồi đem gọt vỏ, cắt thái nhỏ đem phơi khô rồi sắc lấy nước uống sau bữa ăn để giảm đau bụng và cầm tiêu chảy.

- Chữa đau bụng với lá ổi non: Lá ổi non có tác dụng chữa đau bụng do rối loạn tiêu hóa gây ra. Bạn chỉ cần hái 7 lá non đối với gái và 9 lá non đối với trai rồi rửa sạch, nhai sống. Ngày ăn khoảng 2 lần thì sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

Bạn Thu Hằng thân mến! Với những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc xoay quanh câu hỏi: “Đau bụng rối loạn tiêu hóa làm thế nào để khắc phục?”. Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Theo chia sẻ từ blog dạ dày //cuusaola.vn

Video liên quan

Chủ Đề