Biến đổi khí hậu là gì trong tài chính công năm 2024

Theo Liên hợp quốc, tài chính khí hậu là bất kỳ “nguồn tài trợ địa phương, quốc gia hoặc xuyên quốc gia nào trích từ các nguồn tài chính công, tư nhân và nguồn khác nhằm hỗ trợ các hành động giảm thiểu và thích ứng vấn đề biến đổi khí hậu”. Những nỗ lực giảm thiểu có thể hiểu như phát triển năng lượng tái tạo, nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính; mặt khác, sự thích ứng tập trung vào việc làm cho cơ sở hạ tầng và các hoạt động hiện tại có khả năng chống chọi tốt hơn với khí hậu thay đổi, chẳng hạn như bằng cách cải thiện khả năng chống chọi với thời tiết của cộng đồng và khôi phục đa dạng sinh học.

Biến đổi khí hậu là gì trong tài chính công năm 2024
Tài chính khí hậu cần đi theo hướng phát triển bền vững.

Hầu hết tài chính công về khí hậu bao gồm nợ, thường ở dạng cho vay. Ví dụ, các quốc gia có thể vay tiền từ các ngân hàng thương mại để chi cho các mục tiêu về khí hậu. Các ngân hàng phát triển đa phương như Ngân hàng Thế giới (WB) cũng có thể cung cấp “tài trợ ưu đãi” cho các dự án khí hậu - một dạng nợ dưới lãi suất thị trường với thời gian ân hạn dài hơn. Hoặc đây cũng có thể là các khoản đầu tư cổ phần, trong đó nhà đầu tư mua cổ phần trong một dự án nhất định, thường là khoảng 1/3 dự án tài chính khí hậu, trong khi các khoản tài trợ không hoàn trả chỉ chiếm thiểu số.

Các chính phủ và các tổ chức đa phương thường cung cấp khoảng một nửa số tiền tài trợ này, trong đó các tổ chức tài chính phát triển như Quỹ Khí hậu Xanh của Liên hợp quốc (GCF) và WB đóng góp nhiều nhất. GCF, quỹ khí hậu lớn nhất thế giới, đã huy động được gần 30 tỷ USD cam kết từ hàng chục quốc gia; giải ngân khoản tài trợ đó cho các ngân hàng phát triển địa phương, các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức khác để tạo điều kiện thuận lợi cho hơn 200 dự án ở các nước đang phát triển. Phần còn lại của nguồn tài trợ khí hậu đến từ các doanh nghiệp tư nhân.

Dù có nhiều ước tính khác nhau, song số tiền cần để bảo vệ cộng đồng trước những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu và đạt được mức phát thải khí nhà kính bằng 0 đều vượt quá hàng nghìn tỷ USD mỗi năm. Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng 0 cho rằng các dự án đạt mức phát thải ròng bằng 0 sẽ cần đầu tư ít nhất 125 nghìn tỷ USD vào năm 2050, tương đương khoảng 5 nghìn tỷ USD mỗi năm. Theo ước tính của Liên hợp quốc, để chuẩn bị đầy đủ cho các nước đang phát triển ứng phó với thời tiết khắc nghiệt và các hậu quả khác của biến đổi khí hậu, chi phí có thể lên tới 300 tỷ USD mỗi năm.

Biến đổi khí hậu là gì trong tài chính công năm 2024
Tài chính khí hậu, vấn đề cấp bách cho các quốc gia đang phát triển, nhất là ở châu Phi.

Tài chính khí hậu là khái niệm rất rộng, vì vậy phạm vi của các dự án cũng rất rộng. Thực tế hầu hết các quỹ tài trợ khí hậu đều hướng tới giảm thiểu các tác động từ biến đổi khí hậu - chẳng hạn khoảng 90% tổng nguồn tài trợ vào năm 2021, trong khi những nỗ lực thích ứng chỉ được đáp ứng một phần nhỏ. Các chuyên gia cho rằng một lý do dẫn đến sự mất cân bằng này là do các dự án thích ứng với khí hậu rất khó xác định vì cần sự cụ thể theo từng bối cảnh. So với biện pháp giảm thiểu, tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính, các thước đo để đo lường thiệt hại có thể tránh được thông qua đầu tư vào khía thích ứng thực tế khó xác định hơn.

Trong bối cảnh những nỗ lực giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu chưa thực sự đạt đột phá và các bên vẫn còn nhiều tranh cãi về đảm bảo nguồn tài chính hợp lý cho các kế hoạch này, người ta bắt đầu nhắc đến nhiều hơn những con đường phát triển bền vững, để chống từ tận gốc và thích ứng để đương đầu hiệu quả hơn trước các tác động của biến đổi khí hậu. Nói cách khác, thay vì “chạy theo” và chật vật tìm nguồn tài chính khí hậu cho giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu, đã đến lúc cân nhắc những cấu trúc tài chính khí hậu hiệu quả hơn cho các nước đang phát triển, đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, để họ vừa ứng phó hiệu quả, vừa tận dụng nguồn lực góp thêm công sức cho cuộc chiến toàn cầu.

Thiết thực và quyết đoán

Châu Phi là một trong những châu lục “tuyến đầu” gánh chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tình hình ở châu Phi đặc biệt cấp bách. Theo ước tính gần đây của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), lục địa này cần 2,8 nghìn tỷ USD viện trợ cho tài chính khí hậu trong giai đoạn 2020-2030. Trong khi đó, thực tế châu lục hiện nhận được 3% tài chính khí hậu toàn cầu, trong đó chỉ 14% đến từ khu vực tư nhân. Điều đáng chú ý là lục địa này chỉ thải ra 3,8% lượng phát thải khí nhà kính (GHG) toàn cầu.

Biến đổi khí hậu là gì trong tài chính công năm 2024
Các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới phải gánh chịu cuộc khủng hoảng khí hậu mà phần nhiều không phải do họ tạo ra.

Điều đáng nói là song song với việc các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới phải gánh chịu hệ quả và những rủi ro từ cuộc khủng hoảng không bắt nguồn từ họ, nguồn tài trợ khí hậu liên quan đến phát triển cũng như viện trợ phát triển tổng thể cho châu Phi lại đang trên đà giảm mạnh. Số liệu sơ bộ năm 2022 cho thấy nguồn viện trợ phát triển chính thức song phương (ODA) từ các thành viên Ủy ban Hỗ trợ Phát triển OECD đến châu Phi đạt tổng cộng 34 tỷ USD trong năm 2022, giảm 7,4% theo giá trị thực so với năm 2021.

Do mức độ nghiêm trọng và cấp bách của cuộc khủng hoảng khí hậu, cộng đồng quốc tế phải tập hợp để đưa ra và thống nhất các giải pháp cụ thể trước COP28 tại Dubai. Để xây dựng năng lực phục hồi trước những cú sốc khí hậu không thể tránh khỏi, điều cần thiết là nguồn tài trợ đầy đủ cho quỹ “tổn thất và thiệt hại” mà các nhà lãnh đạo toàn cầu đã nhất trí thiết lập tại COP27 năm 2022 ở Ai Cập, tăng gấp đôi kinh phí cho các nỗ lực thích ứng và áp dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” cho các hoạt động hàng hải.

Để giảm phát thải khí nhà kính và giảm thiểu những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu sẽ đòi hỏi phải huy động nguồn tài chính ở quy mô chưa từng có. Tuy nhiên, các đề xuất đang được các nhà hoạch định chính sách toàn cầu nhắc đến hiện nay đều thiếu trọng tâm. Trước thách thức lớn nhất đối với sự tồn vong của nhân loại, thực tế chúng ta có nguy cơ bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn của những hành động vô ích.

Vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết là tình trạng nợ nần của châu Phi. Cộng đồng quốc tế phải hỗ trợ các nước đang phát triển dễ bị tổn thương trong ứng phó và giải quyết khủng hoảng nợ, tạo điều kiện cho họ đầu tư vào việc thích ứng với khí hậu, tăng khả năng phục hồi và phát triển bền vững. Tuy nhiên, cần bản thân các quốc gia này có cam kết và ý thức tích cực trước khi các cộng đồng bên ngoài có thể bắt tay vào các nỗ lực hỗ trợ. Chính các nước đang phát triển cũng phải đa dạng hóa nền kinh tế, đàm phán các thỏa thuận tái cơ cấu nợ và đảm bảo quản trị minh bạch và có trách nhiệm. Một giải pháp khả thi là các nước phát triển và các tổ chức tài chính toàn cầu, đặc biệt là 550 thành viên của Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0, có thể hỗ trợ những nỗ lực này bằng cách cung cấp tài chính ưu đãi cho các chính sách thích ứng với khí hậu.

Biến đổi khí hậu là gì trong tài chính công năm 2024
Các ngân hàng phát triển đa phương như Ngân hàng Thế giới cũng có thể cung cấp “tài trợ ưu đãi” cho các dự án khí hậu.

Thứ hai, những nỗ lực liên tục nhằm cải cách hệ thống ngân hàng phát triển đa phương, bao gồm sáng kiến “Lộ trình phát triển” của WB, có thể cho phép các ngân hàng phát triển đa phương hỗ trợ các nước đang phát triển với tốc độ và quy mô cần thiết nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển toàn cầu và giải quyết các thách thức như biến đổi khí hậu, tiếp cận năng lượng, và chuẩn bị ứng phó đại dịch. Những cải cách này cũng nên tìm cách hướng các nguồn lực tới các tổ chức cho vay trong khu vực như AfDB và Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ.

Thứ ba, các khoản đầu tư đáng kể cần được chuyển hướng phân bổ sang quá trình chuyển đổi xanh, đặc biệt tập trung vào việc mở rộng khả năng tiếp cận năng lượng tái tạo của các quốc gia dễ bị tổn thương về khí hậu. Để đạt được mục tiêu này, các chính phủ châu Phi có thể khởi xướng các chương trình khu vực nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên hiệu quả, bền vững để sản xuất năng lượng sạch.

Cuối cùng, Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), cơ chế cho vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới, đã nổi lên như một công cụ quan trọng có khả năng cung cấp mức hỗ trợ mà châu Phi cần. IDA đóng vai trò là nguồn tài trợ ưu đãi chính của châu Phi và các nước châu Phi chiếm 75% cam kết IDA với tổng trị giá 34,2 tỷ USD trong tài khóa kết thúc tháng 6/2023.

Nhu cầu cấp thiết về những hành động quyết đoán đã được nhấn mạnh trong Sáng kiến Bridgetown của Thủ tướng Barbados Mia Mottley, trong các phát biểu của nhóm V20 gồm các quốc gia dễ bị tổn thương về khí hậu gần đây và cả Hội nghị Paris về Hiệp ước tài chính toàn cầu hạ tuần tháng 6/2023. Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu châu Phi diễn ra tại Nairobi hồi tháng 9 cũng được xem là cơ hội quý giá để thúc đẩy các biện pháp rất cần thiết nhằm hỗ trợ các nước thu nhập thấp theo đuổi tăng trưởng bền vững, tạo dựng tiền đề để Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) thúc đẩy các hành động thiết thực hơn.

Bất chấp những thách thức lớn phía trước, việc thiết lập một cấu trúc tài chính toàn cầu mới sẵn sàng ứng phó và thích ứng các vấn đề liên quan biến đổi khí hậu vẫn khả thi. Bằng cách hợp tác cùng nhau và đảm bảo rằng tất cả các quốc gia đóng góp công bằng, cộng đồng quốc tế có thể thu hẹp những chia rẽ chính trị và đạt được tiến bộ rõ rệt hướng tới đảm bảo một thế giới cho nhân loại. Để làm được điều này, chúng ta phải duy trì động lực hiện tại cho đến khi đạt được mục tiêu: tạo điều kiện cho các quốc gia dễ bị tổn thương về khí hậu đạt được sự tăng trưởng bền vững và kiên cường, để thích ứng và chuẩn bị thay vì bị động và rối bời khi cần tìm giải pháp trước các biến cố có thể là chưa từng đối mặt.

Khái niệm về biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.

Biến đổi khí hậu là vấn đề của gì?

Biến đổi khí hậu là vấn đề chung của các quốc gia, không riêng Việt Nam.

Để ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam chúng ta cần có những giải pháp gì?

10 Hành động thay đổi lối sống giúp giảm thiểu vấn đề biến đổi khí hậu.

Tiết kiệm năng lượng. ... .

Sử dụng phương tiện ít ô nhiễm. ... .

Hạn chế thực phẩm từ thịt. ... .

Giảm thiểu rác thải. ... .

Mua sắm thông minh. ... .

Trồng nhiều cây xanh. ... .

Sử dụng năng lượng tái tạo. ... .

Tham gia vào các hoạt động vận động..

Các biểu hiện của biến đổi khí hậu là gì?

Biểu hiện của BĐKH bao gồm trước hết ở quá trình nóng lên của khí quyển Trái Đất nói chung kéo theo sự thay đổi thành phần, chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và sinh vật; làm cho băng tan đẩy mực nước biển dâng cao nhấn chìm các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.