Bao nhiêu ngày kể từ 17/5/2022

17/01/2022 08:20 [GMT+7]

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 sáng 17/1

Hà Nội [TTXVN 17/1]--


Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h30 sáng 17/1 [giờ Việt Nam], trên thế giới có tổng cộng 328.666.830 ca mắc COVID-19 và 5.557.587 ca tử vong. Số ca hồi phục là 267.397.474 ca.
  Trong 24 giờ qua, toàn thế giới ghi nhận 1.931.184 ca nhiễm mới, trong đó Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm mới cao nhất với 287.973 ca, tiếp đó là Pháp [278.129 ca], Ấn Độ [257.063 ca]. Giới chuyên gia cho rằng làn sóng lây nhiễm hiện nay trên thế giới chủ yếu do sự lây lan của biến thể Omicron.
Số ca nhiễm mới không ngừng gia tăng đã buộc Chính phủ Ecuador đã ban bố cảnh báo đỏ phần lớn lãnh thổ nước này, bao gồm cả 2 thành phố lớn nhất là Quito và Guayaquil, đồng thời ra quyết định tạm dừng việc dạy học trực tiếp tại tất cả trường học. Thứ trưởng Y tế Jose Ruales cho biết tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là sau sự xuất hiện của biến thể Omicron. Theo đó, từ mức trung bình 4.000 ca nhiễm mới được ghi nhận mỗi ngày trong tuần cuối của tháng 12, đến nay số ca nhiễm mới đã tăng lên hơn 42.000 ca/ngày. Ông Ruales khẳng định đây là mức cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát hồi đầu năm 2020, thậm chí vượt xa so với mức 13.037 ca ghi nhận trong đỉnh dịch hồi tháng 5/2021.
  Chính phủ Ecuador cũng quyết định giảm số lượng người được phép tham gia các sự kiện đông người xuống còn 30% tại các địa phương có cảnh báo đỏ và 50% tại những nơi có cảnh báo vàng. Ngoài ra các hoạt động tại những trung tâm chăm sóc trẻ em dưới 4 tuổi cũng bị tạm dừng do đây là nhóm tuổi chưa được tiêm vaccine.
  Cùng ngày, Chile thông báo trong 24 giờ qua nước này có thêm 9.454 ca mắc mới COVID-19. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp, số ca mắc mới trong 1 ngày tại nước này tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay. Số ca mắc mới trong 7 ngày qua tại Chile đã tăng tới 144% so với tuần trước đó và số ca mắc mới trong 14 ngày qua tăng 249% so với 2 tuần trước đó.
  Trước tình hình trên, nhà chức trách Chile khuyến khích người dân tăng cường các biện pháp tự bảo vệ. Giới chức y tế Chile cũng đề nghị người dân có hệ miễn dịch yếu nên tiêm mũi vaccine thứ 4.
Tại Bồ Đào Nha, số người mắc COVID-19 phải nhập viện cũng đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2021, với 1.813 ca. Số bệnh nhân nguy kịch cũng tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 12/8/2021, với 168 ca./.

Ngọc Hà

Lưu ra file

I. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 thế giới:

163.654.248 ca mắc, 3.391.719 ca tử vong, trên219quốc gia, lãnh thổ.

Danh sách 3 quốc gia có số ca mắc, tử vong nhiều nhất:

- Mỹ:33.710.976 người mắc;600.137 người tử vong.

- Ấn Độ: 24.964.925 người mắc; 274.411 người tử vong.

- Brazil: 15.627.475 người mắc; 435.751 người tử vong.

1. Trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 519.000 ca bệnh COVID-19 và trên 9.200 ca tử vong. Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ [281.860 ca], Brazil [36.862 ca] và Argentina [16.350 ca].

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ [4.092 ca], Brazil [899 ca] và Nga [391 ca].

Như vậy, điểm nóng Ấn Độ chứng kiến số ca mắc mớigiảm xuống dưới 300.000 trong 24 giờ qua, nhưng số ca tử vong mới vẫn trên ngưỡng 4.000 ca. Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nhất bởi dịch bệnh, sốca tử vong đã vượt 600.000 ca.

2. Ngày 16/5, 8 quốc gia ASEAN ghi nhận 15.559 ca mắc COVID-19 và 329 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 3.692.375 ca, 73.217 người tử vong. Trong ngày 16/5, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất là Philippines với 5.790 ca, tiếp đó là Malaysia với 3.780 ca, Indonesia với 3.080 ca, Thái Lan với 2.302 ca, Campuchia với 350 ca.

Về số ca tử vong, có 5 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới: Philippines [140 ca], Indonesia [126 ca], Malaysia [36 ca], Thái Lan [24 ca] và Campuchia [3 ca].

3. Số ca mắc COVID-19 tại Thái Lan đã vượt ngưỡng 100.000 ca khi giới chức nước này ngày 16/5 thông báo thêm 2.302 ca nhiễm mới cùng 24 ca tử vong vì dịch bệnh này. Như vậy, kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện ở Thái Lan đầu năm ngoái, quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận tổng cộng 101.447 ca nhiễm, trong đó có 589 người tử vong do dịch bệnh. Về ổ dịch trong các nhà tù, Cục Cải huấn Thái Lan tối 15/5 cho biết đã có thêm 1.219 tù nhân được phát hiện nhiễm COVID-19 tại 3 trại giam ở vùng Bangkok mở rộng. Đến nay, đã có gần 5.000 tù nhân trên toàn quốc được xác nhận nhiễm COVID-19.

4. Singapore và Đài Loan/Trung Quốc – được coi là hình mẫu chống COVID-19 thành công nhất thế giới – nhưng cũng đang phải áp dụng những quy định ngặt nghèo trước nguy cơ lây nhiễm tái bùng phát.

Đài Loan trong ngày 16/5 ghi nhận 206 ca nhiễm mới, sau ghi nhận 180 ca một ngày trước. Đài Loan đã khuyến khích người dân ở trong nhà trong dịp cuối tuần. Hoạt động tụ tập gia đình, giao lưu xã hội trong nhà không được phép có quá 5 người, còn ở ngoài trời là dưới 10 người. Yêu cầu các công ty, doanh nghiệp cho phép người lao động làm việc từ xa, hoặc giảm mật độ tiếp xúc tại nơi sản xuất, kinh doanh.

Tại Singapore, ngày 16/5 ghi nhận thêm 49 ca mắc COVID-19, 38 ca lây nhiễm trong cộng đồng, 18 ca chưa rõ nguồn lây. Đây là ngày có số ca mắc mới cao nhất tại Singapore kể từ giữa tháng 9/2020. Trước diễn biến lây lan dịch bệnh, chính quyền "Đảo quốc Sư tử" đã quyết định áp đặt lại các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt liên quan đến hoạt động công cộng và tụ tập đông người. Theo quy định có hiệu lực từ 16/5 đến ngày 13/6, số người được phép tụ tập sẽ giảm từ 5 người xuống 2 người. Hoạt động ăn uống tại các nhà hàng trong không gian kín bị cấm. Mô hình làm việc từ xa sẽ được khôi phục.

5. Mặc dù Ấn Độ là quốc gia sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, song chỉ 141,6 triệu người nước này, chiếm khoảng 10% dân số, được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. Khoảng hơn 40,4 triệu người, tương đương 2,9% dân số, được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine.

Nhiều bang của Ấn Độ ngày 16/5 cho biết sẽ gia hạn biện pháp phong tỏa nhằm khống chế sự lây lan của dịch COVID-19. Cùng ngày, quốc gia láng giềng của Ấn Độ là Bangladesh cũng đã gia hạn lệnh phong tỏa đến ngày 23/5 tới. Trước đó, nhằm khống chế dịch COVID-19, Bangladesh đã tuyên bố phong tỏa toàn quốc trong 8 ngày từ ngày 14/4-21/4, sau đó gia hạn biện pháp này đến ngày 16/5.

6. Saudi Arabia ngày 16/5 thông báo rằng du khách nước ngoài nhập cảnh qua đường hàng không từ hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ không cần phải cách ly ở nước này nếu đã được tiêm chủng vaccine COVID-19. Tuy nhiên, thông báo cũng cho biết du khách đến từ hơn 20 nước, gồm Mỹ, Ấn Độ, Anh, Đức, Pháp và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất [UAE] sẽ bị cấm nhập cảnh vào Saudi Arabia theo các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

II. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 Việt Nam:

Tính từ 18h ngày 16/5 đến 6h ngày 17/5 có 37 ca mắc mới [BN4176-4212]:

đều được ghi nhận trong nước tại Bắc Giang [22], Bắc Ninh [11], Vĩnh Phúc [3], Tuyên Quang [1], trong đó:

+ Số ca mới trong khu cách ly: 15 ca

+ Số ca mới trong khu vực được phong tỏa: 22 ca

Tính đến 6h ngày 17/5:

- Việt Nam có tổng cộng 2.746 ca ghi nhận trong nước và 1.466 ca nhập cảnh.

- Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 1.176 ca.

1. Tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 với hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, chiều 16/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh: Các khu công nghiệp [KCN] tập trung là nơi nhạy cảm, đông người, ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất của cả đất nước, vì vậy, chúng ta phải kiểm soát bằng được các ổ dịch trong KCN ở Bắc Ninh, Bắc Giang, không được để lan ra các KCN khác trong hai tỉnh này, kể cả toàn quốc.

Cũng tại cuộc họp Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: Bộ Y tế đã thành lập đoàn thường trực gồm các chuyên gia đầu ngành về dịch tễ, truy vết, điều trị... và lực lượng lấy mẫu xét nghiệm để hỗ trợ Bắc Giang chống dịch COVID-19

2. Ngày 16-5, Bộ Y tế đã ban hành Công điện số 668/CĐ-BYT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trước và trong thời gian bầu cử Đại biểu Quốc hội [ĐBQH] khóa XV và Hội đồng nhân dân [HĐND] các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, nguy cơ lây lan dịch bệnh ảnh hưởng đến công tác bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp. Để bảo đảm công tác y tế phục vụ bầu cử ĐBQH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan tiếp tục phối hợp thực hiện tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trước và trong thời gian bầu cử.

Theo đó, Sở Y tế các tỉnh, thành phố triển khai nghiêm túc Kế hoạch số 538/KH-BYT ngày 22-4-2021của Bộ Y tế về công tác y tế phục vụ bầu cử ĐBQH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tổ chức rà soát và thường xuyên cập nhật dự báo tình hình dịch của địa phương; bổ sung các phương án, giải pháp phù hợp, chuẩn bị sẵn sàng kịp thời ứng phó các tình huống phòng, chống dịch Covid-19 phục vụ bầu cử.

3. Chiều nay [16/5], tại buổi họp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đề nghị Sở Tư pháp khẩn trương phối hợp với Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, UBND quận Sơn Trà xem xét xử lý hành vi vi phạm của 2 Công ty Trường Minh và Công ty Safi tại Khu công nghiệp An Đồn [quận Sơn Trà] trong việc chấp hành các quy định về phòng chống dịch.

4. Tối 16/5, theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh, trong 241 ca bệnh được phát hiện trong đợt dịch thứ 4, hiện có 13 bệnh nhân tiên lượng nặng của địa phương này đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trong đó, 3 người phải thở máy. Cũng theo Ban chỉ đạo đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh, toàn tỉnh hiện có 151 máy thở, trong đó máy thở cao tần có 2 chiếc, còn lại là máy thở xâm nhập và không xâm nhập các loại. Tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ Y tế xem xét hỗ trợ tỉnh 10 máy thở đa chức năng, 1 máy Real time PCR, 10.000 bộ sinh phẩm PCR, 10.000 khẩu trang N95, 2 triệu khẩu trang y tế, 5 tấn Cloramin B.

III. Thông tin phòng chống dịch COVID-19 tại Hải Phòng:

- Tổng số ca mắc: 07 ca; số khỏi bệnh, xuất viện: 06 ca. BN3210 đang theo dõi tại BV Việt Tiệp cơ sở 2.

- Số ca nhiễm mới đến 6h ngày 17/5/2021: 0 ca

- Thực hiện cách ly y tế:

+ Số đang cách ly tập trung: 561 người

+ Số đang cách ly tại khách sạn: 725 người

+ Số đang cách ly tại nhà: 4.342 người

* Các hoạt động phòng chống dịch tại Hải Phòng:

1. Để hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện phòng chống dịch COVID-19 trong bầu cử. Sở Y tế đã phối hợp với Đài phát thanh truyền hình Hải Phòng sản xuất Video hướng dẫn công tác phòng chống dịch COVID-19 trong quá trình bầu cử, để các quận huyện, xã phường, các điểm bầu cử sử dụng để hướng dẫn tuyên truyền thông qua phát thanh tại các Đài phát thanh và, phát Video hướng dẫn tại các điểm bầu cử.

2. Trong ngày 16/05/2021, toàn thành phố đã lấy mẫu xét nghiệm diện rộng cho 1.924 mẫu. Trong đó: Nhân viên, người lao động tại các cơ sở y tế: 594 mẫu; bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế: 185 mẫu. Người Hải Phòng đi từ các địa phương có dịch về thành phố/liên quan đến các ổ dịch: 57 mẫu. Chuyên gia người nước ngoài đang làm việc, sinh sống trên địa bàn thành phố: 2 mẫu. Công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp: 5 mẫu. Tổng số công dân sinh sống tại Hải Phòng có nhu cầu làm xét nghiệm tự nguyện: 327 mẫu, các mẫu xét nghiệm hiện đều cho kết quả Âm tính.

3. Các quận huyện, xã phường tiếp tục điều tra, cách ly y tế các trường hợp tiếp xúc với người bệnh [F1, F2], các ca bệnh nghi ngờ, người về từ vùng dịch, hoặc có đi qua địa điểm theo các Thông báo của Bộ Y tế, Sở Y tế.

4. Duy trì hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương, tại các cơ quan đơn vị... hoạt động truyền thông trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh, truyền thông tại cộng đồng về cài đặt Bluezone, Khai báo y tế bằng QR Code, sử dụng Bản đồ thông tin dịch tễ COVID-19 qua covidmaps.haiphong.gov.vn ..../

Tổ thông tin báo cáo P/C COVID-19 Sở Y tế Hải Phòng [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề