Lưu tông trạch là ai

Lại Lý Huynh [trái] thắng 5, hòa 3, thua 2 trong 10 ván đối đầu với "Vua cờ giang hồ" Lưu Tông Trạch [phải] vào ngày 14/6

Ván đấu giữa hai kỳ thủ Vua cờ giang hồ Trung Quốc và Việt Nam đã được một diễn đàn cờ tướng tại Việt Nam tổ chức vào ngày 14/6. Thông qua hình thức thi đấu trực tuyến [online], kỳ thủ cao cờ người Việt Nam đã giành thắng lợi kịch tính, gây nhiều xúc cảm nhất đến người xem.

Nam phương công tử Lại Lý Huynh là ai?

Kỳ thủ Lại Lý Huynh sinh năm 1990 tại Cà Mau, hiện anh thi đấu cho Bình Dương.

Thành tích thi đấu của Lại Lý Huynh:

- Vô địch Việt Nam 2013 - 2014 - 2016 - 2018

- Á quân giải cờ tướng quốc tế Hàn Tín Bôi tại Úc châu năm 2016

- HCB Đại hội thể thao châu Á trong nhà [ 2009 ] , HCB giải vô địch đồng đội thế giới 2009 , Đẳng cấp : Đặc Cấp Quốc Tế Đại Sư

Kỳ thủ Lại Lý Huynh còn đoạt HCB tại Đại hội thể thao châu Á trong nhà năm 2009, HCB giải Vô địch đồng đội thế giới 2009 và được phong Đặc Cấp Quốc Tế Đại Sư [ĐC.QTĐS] . Lại Lý Huynh cũng là Nhà vô địch tuyệt đối khi 5 năm qua giữ ngôi vị số 1 tại Việt Nam.

Ngạc Châu Sư Trưởng Lưu Tông Trạch là ai?

Sinh năm 1966, nguyên quán tại Vũ Hán - Hồ Bắc, Trung Quốc

- Thành tích: Nhiều lần vô địch Hồ Bắc , Á quân Đoàn Kết Bôi, Vô địch Thập Lý Hà Đăng Thành Bôi, vô địch Dịch Kiệt Bôi và nhiều thành tích lớn nhỏ khác tại Trung Quốc...

Kỳ phùng địch thủ cờ tướng

Ván đấu đầu tiên diễn ra khá căng thẳng, cả hai kỳ thủ hàng đầu Việt Nam và Trung Quốc tỏ ra cân tài cân sức và kết thúc với tỉ số hòa, mỗi bên có 0,5 điểm. Ở 3 ván đấu tiếp theo, Lưu Tông Trạch thi đấu không tốt khi liên tiếp để Lại Lý Huynh uy hiếp và đều giành chiến thắng.

Bước sang ván đấu thứ 5, Lưu Tông Trạch lấy lại chút khí thế với trận hòa và sau đó anh thắng liên tiếp 2 trận trước Lại Lý Huynh để rút ngắn tỉ số điểm xuống còn 3-4.

Trong một ngày thi đấu không tốt, Lưu Tông Trạch không thể rút ngắn tỉ số và để thua ván đấu thứ 8. Có thêm 0,5 điểm ở ván đấu thứ 9 [lúc này tỉ số 3,5-5,5 nghiêng về Lại Lý Huynh], Lưu Tông Trạch bước vào ván đấu quyết định thứ 10. Nhưng cú sốc đã sớm xảy ra, Lưu Tông Trạch đã đi Xe một nước nhầm vào chân mã của Huynh và đành chấp nhận thất bại.

Thi đấu theo thể thức cờ chớp 5 phút + 5 giây, chạm 6 [mỗi trận thắng tính 1 điểm, trận hòa 0,5 điểm, thua 0 điểm]. Trải qua 10 ván đấu căng thẳng, Lại Lý Huynh của Việt Nam đã giành thắng lợi áp đảo 6,5 - 3,5, qua đó mang lại vinh dự lớn lao cho bản thân và người hâm mộ cờ tướng nước nhà.

Lưu Tông Trạch – Phong vũ giang hồ lộ

- Nỗi cô đơn của Lưu Tông Trạch

Tại 1 quán ăn nhỏ nơi đất khách quê người, cao thủ cờ tướng Lưu Tông Trạch gọi 1 đĩa nộm tai lợn, 2 lạng lão bạch can và 1 bát mì tạc tương, bữa ăn có vẻ đạm bạc nhưng Lưu biết tiền để trả cho bữa ăn này kiếm được thật không đơn giản, ngày trước đi phụ đạo cờ có khi vài ngày không kiếm nổi 1 đồng ăn cơm cũng là chuyện thường tình. Phí để phụ đạo 1 ván cờ khoảng 50 nước là 10 tệ, bình quân mỗi nước đi là 2 mao tiền, đấy là chưa kể nếu thua còn phải trả tiền ngược lại cho học trò. Ở Trung Quốc, 1 ca sĩ hạng 2 chỉ cần bước lên bục biểu diễn khoảng 10 phút là có thể thu về mấy vạn, thậm chí mấy chục vạn rồi. Nếu tính bình quân, 1 cái “lắc mông” bọn họ sẽ kiếm được trên 1000 tệ. Mà kỳ thủ hạng 2 như Lưu Tông Trạch phải chơi biết bao nhiêu ván thắng mới bằng được 1 cái “lắc mông” của ca sĩ hạng 2. “Cờ tướng à, ‘mày’ cho tao khoái lạc hay phiền não đây?”. Lưu Tông Trạch nhấp chén rượu cay nồng rồi chậm rãi nhai 1 miếng nộm tai lợn. Lưu Tông Trạch sinh ngày 10-2-1966 tại thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, là 1 nơi rất mạnh về văn hóa cờ tướng, có Lý Nghĩa Đình, Liễu Đại Hoa, Hồng Trí, 3 quán quân toàn quốc và còn rất nhiều tượng kỳ đại sư nữa. Bất luận đi tới thành phố nào cũng đều có thể thấy người chơi cờ đầy hai bên đường, Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, người chơi cờ lại càng nhiều. Nơi tập trung người chơi cờ nhiều nhất là công viên Tân Giang, khắp nơi đều bày bàn cờ, bỏ ra mấy mao tiền là có thể chơi cả ngày, “nhĩ nhu mục nhiễm” Lưu Tông Trạch 6 tuổi đã biết chơi cờ, mới biết chơi một ngày đã rủ 1 anh lớn tuổi và cao cờ hơn mình chơi, Lưu tiên thủ đi: T3.5 P2-5 M2.4 M2.3 M4.6 M8.7 M6.7 B7.1 M7.8 M7.6 M8.7 Tg5.1 P8.6 [đỏ thắng] Nhìn bộ dạng của đối thủ trước đó còn kiêu căng khoe khoang kỳ nghệ cao thâm cúi gằm mặt nhận thua, Lưu Tông Trạch kích động mặt đỏ tía tai, thì ra chơi cờ đơn giản như vậy à, nhưng trong lòng Lưu vẫn có chút hoài nghi, trò chơi đơn giản như này lại khiến cho các bác, các chú đam mê như điên như dại là sao? Nhưng khi chơi đến ván thứ 2, đến nước thứ 4 đối phương đổi thành B3.1 đã bắt chết con mã đỏ định ngọa tào của Lưu, tiếp tục đi mấy nước nữa thì Lưu thua, sau khi thua liên tiếp 3 ván, đối thủ dương dương tự đắc nói: “Cờ cậu còn kém lắm, vừa nãy thắng chỉ là mèo mù vớ cá rán thôi, ngày nào cũng luyện tập phải mất 3 năm mới đạt đến trình độ của tôi”. Lời nói tuy không nặng nề nhưng Lưu Tông Trạch từ nhỏ đã hiếu thắng, thề rằng sẽ học thật tốt cờ, liên tiếp 10 ngày liền, ngày nào Lưu cũng đến những sới cờ tập trung nhiều cao thủ để xem cờ, tỉ mỉ xem mỗi nước đi và các nước tiếp theo họ sẽ xử lý như thế nào, nghiên cứu khai cục, bố cục, tàn cục, sau khoảng nửa tháng, lại đi tìm đối thủ dám chê bai mình hôm trước và phát hiện anh ta đã không phải đối thủ của mình nữa. Điều này khiến cho Lưu rất tự hào và cảm thấy kỳ nghệ của mình đã cao lắm rồi. Một ngày, Lưu đến sới cờ từ sáng sớm và chủ động mời 1 vị thúc thúc chơi cờ, khi nhìn thấy cậu bé chỉ đứng đến thắt lưng mình liền nói: “chơi cờ với cậu cũng được, nhưng tôi không muốn chơi vui, chúng ta tuy không chơi cờ độ nhưng cũng phải trả tiền thuê bàn cờ, như này đi! Cậu còn nhỏ, hòa cờ cho cậu thắng, thua thì cậu trả tiền, còn thắng tôi sẽ cho cậu 2 mao tiền”. Lưu nghe xong rất cảm kích, liền móc trong túi ra mấy phân tiền mẹ cho lúc sáng để mua kem nói với vị thúc thúc nọ: “Được, chúng ta chơi trả tiền bàn”. Ván đó Lưu thua, nhưng cậu không thất vọng, ngày hôm sau lại đem tiền mẹ cho mua kem ra để chơi cờ, vì không muốn thua dễ dàng vì vậy mỗi nước đi Lưu đi rất cẩn thận, không còn tiện tay đi nữa, Một tháng sau, Lưu từ người được phụ đạo cờ trở thành người phụ đạo. Đã có thể thắng được vị thúc thúc nọ. Từ đó, Lưu bắt đầu bước chân vào thế giới dịch lâm giang hồ thần bí mà cũng không kém phần tàn khốc. Lưu Tông Trạch uống cạn rượu trong chén rồi gọi chủ quán thanh toán, nhìn vào ví tiền, trong lòng Lưu bỗng thấy trống rỗng, con gái chuẩn bị thi lên cấp 3, còn đang chờ mình về để lấy tiền, cách duy nhất kiếm tiền là phụ đạo cờ, nhưng kiếm tiền đâu có đơn giản như mọi người thường nghĩ. Trong lòng Lưu bỗng trào lên 1 nỗi buồn khó tả, lẽ nào cứ tiếp tục sống như này?. Lưu bước ra khỏi quán nhưng làm gì còn tâm tình gì để thưởng ngoạn cảnh sắc hai bên ven đường, ngày mai vẫn còn 1 trận đại chiến, nếu thắng, tiền sinh hoạt của cả nhà tháng này sẽ có, nhưng 1 khi thua cả nhà lại phải sống tiếp trong cảnh nợ nần. Lưu bước thật nhanh về phía trước, chỉ muốn ngủ 1 giấc thật dài, như vậy mới có đủ thể lực sung mãn để ngày mai còn nghênh chiến với đối thủ còn chưa biết kỳ nghệ cao thấp ra sao.

1 cơn gió thổi đến, trời bỗng trở nên âm u, trời bắt đầu lạnh, xem chừng sắp mưa rồi.

- Vũ khí của Lưu Tông Trạch

1 bình thanh trà, 1 bộ cờ tinh mĩ, 1 đối thủ mà trình độ ngang ngửa hoặc cao hơn bản thân một chút đối với kỳ thủ mà nói, đây thực sự là 1 bữa thịnh yến khiến cho người ta mê hoặc. Cho dù tất cả đều đã chuẩn bị xong nhưng ngồi trong trà quán Lưu lại không cảm thấy vui vẻ gì. 1 vị dịch lâm quái kiệt từng nhận xét về kỳ thủ thế này: “1 người mê hát kịch, tuy chỉ là nghiệp dư nhưng khi ăn no uống kĩ rồi, đem theo hồ cầm, la cổ [trống], vừa hát, vừa kéo, vừa đánh, cho đến khi cảm thấy mệt, cảm thấy mỏi thì vui vẻ về nhà. Nhưng diễn viên chuyên nghiệp thì không được rồi, diễn viên nổi tiếng thì có thể kể ra vài người: Mai Lan Phương, Mã Liên Lương, còn 1 vài diễn viên không nổi tiếng cũng phải ăn cơm, cũng phải lo cho cuộc sống, làm thế nào? Chỉ có thể đóng 1 vai nhỏ, dùng số tiền ít ỏi kiếm được để nuôi cả gia đình, có phải là rất thống khổ không? Cờ cũng như vậy, 100 người chơi cờ thì chỉ có khoảng 6 người có được danh tiếng, 6 người có cơm ăn, còn 94 người phải vất vả kiếm sống…Trong giới cờ tướng, Lưu Tông Trạch là 1 “diễn viên chuyên nghiệp” nghiêp dư, là 1 diễn viên chuyên nghiệp chuyên đóng những vai nhỏ, vì miếng cơm manh áo mới theo nghiệp cờ, như vậy làm sao có thể vui vẻ mà chơi cờ?

Trà quán là 1 nơi quá đỗi quen thuộc với Lưu Tông Trạch, bản thân Vũ Hán là thủ phủ của Hồ Bắc, vì vậy mà có rất nhiều trà quán mở ra để làm nơi dạy và chỉ đạo thêm cho người yêu cờ, ngay cả cái tên cũng rất thanh lịch như: “Quất Mai Hiên”, “Tụ Hiền Các Kỳ Xã”…Trà quán to nhỏ bất nhất, nhưng tối thiểu cũng phải có 10 bàn cờ, người chơi cờ chỉ cần đưa cho ông chủ 5 tệ thì có thể mua được quyền sử dụng bàn cờ và dụng cụ chơi cờ. Nhưng kiểu thanh toán này rất ít gặp, ông chủ lúc đầu không thu tiền, đợi đến khi đôi bên đưa tiền phụ đạo cho ông chủ, tùy thuộc vào số tiền phí phụ đạo nhiều hay ít mà pha 1 ấm trà tương ứng với số tiền đó rồi đi ra, mặc cho khách chơi đến lúc “hôn thiên hắc địa”.

-Còn tiếp-

Tông Trạch [chữ Hán: 宗泽, 1060 – 1128], tên tự là Nhữ Lâm, người Nghĩa Ô, Chiết Giang, nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất trong cuộc đấu tranh kháng Kim cuối Bắc Tống, đầu Nam Tống, anh hùng dân tộc Trung Hoa.

Tông Trạch sinh ra trong một gia đình làm ruộng nghèo nàn, nhưng có truyền thống học tập ở Thạch Bản Đường – một thôn miền núi Nghĩa Ô. Phụ thân Tông Thuấn Khanh là phần tử trí thức trong thôn làng. Ông từ nhỏ đã theo anh cả Tông Ốc tham gia lao động, lúc nông nhàn được cha ông dạy cho đọc sách biết chữ.

Vào khoảng 10 tuổi, nhà Tông Trạch dời đến một nơi giao thông tiện lợi, thương mại, văn hóa phát đạt chỉ cách thị trấn chừng 3 dặm. Tại đây, ông thấy nền chính trị hủ bại của vương triều nhà Tống và nguy cơ ngoại xâm rình rập, từ đây trong lòng manh nha tư tưởng cứu nước cứu dân. Chưa đến 20 tuổi, Tông Trạch quả quyết rời nhà đi học, trải qua hơn 10 năm, học tập ở vài mươi địa phương. Ông không chỉ hết lòng cầu học, nghiên cứu điển yếu của người xưa, mà còn học lấy cái học thực tế, khảo sát xã hội, tìm hiểu dân tình, truy cầu cái đạo trị nước không nghỉ; theo đuổi quan điểm chỉnh đốn quan lại là giải quyết tình hình chính trị hủ bại; đồng thời mắt thấy nước Liêu, Tây Hạ tiến công, sinh ra mong muốn bảo vệ biên cương, vì nước ra sức. Từ đó Tông Trạch quyết tâm nghiên cứu binh thư, khổ luyện võ nghệ. Do vậy, Tông Trạch nhanh chóng trở thành một thanh niên học rộng biết nhiều, văn võ toàn tài, có lý tưởng và hoài bão.

Năm Nguyên Hữu thứ 6 [1091], nhà Tống tiến hành tỉnh thí, điện thí. Tông Trạch từ xa đến phủ Khai Phong dự tỉnh thí [do Lễ bộ tổ chức]. Sau khi vượt qua tỉnh thí, bước vào điện thí, Tông Trạch không kể đến quy định về giới hạn số chữ, viết hơn vạn chữ, phơi bày tệ nạn đương thời, còn phê bình triều đình khinh suất tin lời Ngô Xử Hậu vu hãm mà biếm nhân sĩ phái cải cách là Thái Xác [1037 – 1093] đến Lĩnh Nam, cho rằng cái họa đảng phái [chữ Hán: 朋党之祸, bằng đảng chi họa] là từ việc này. Quan chủ khảo cho rằng lời của ông thẳng thắn, có ý ngỗ ngược, xếp ông vào loại "mạt khoa", cho làm "đồng tiến sĩ xuất thân" [1].

Khi ấy Tống Thần Tông [1048 – 1085] mất đã 6 năm, các biện pháp cải cách bị xóa bỏ, hoạt động đảng phái bị cấm ngặt, tình hình chính trị rất đen tối. Tông Trạch vào lúc đỗ tiến sĩ đã 32 tuổi, nhưng vẫn không vội làm quan, là do hoàn cảnh chính trị bấy giờ vô cùng nguy hiểm và tàn bạo.

Năm Nguyên Hữu thứ 8 [1093], Tông Trạch được phái đến huyện Quán Đào, phủ Đại Danh[2] làm huyện úy, kiêm công việc của huyện lệnh. Tông Trạch đến nhậm chức chưa đến một tháng, đã phán xét hết những vụ án cũ được tố tụng nhiều năm, bộc lộ tài năng xử lý chính vụ của mình, rất được các chức lại tín nhiệm và kính ngưỡng.

Năm Thiệu Thánh thứ 2 [1095], tri phủ Lữ Huệ Khanh lệnh cho Tông Trạch cùng đi tuần thị công trình tu sửa đê Hoàng Hà. Khi ấy Tông Trạch vừa có tang con trai cả, ông cố nén đau lòng, nhận lệnh lên đường. Lữ Huệ Khanh sau khi biết được, khen ngợi rằng: "Thật là một người vì nước quên nhà." Bấy giờ, trời rét đất cứng, Tông Trạch trong khi tuần thị phát hiện không ít dân công ngã lăn bên đường, lập tức dâng thư lên trên, kiến nghị tạm dừng công trình, đợi đến mùa xuân trời ấm lại làm tiếp. Triều đình đồng ý, mùa xuân năm sau, đê hoàn thành.

Từ năm Nguyên Phù thứ nhất [1098] đến năm Chính Hòa thứ 4 [1114], Tông Trạch làm tri huyện của 4 huyện Long Du, Cù Châu; Giao Thủy, Lai Châu; Triệu Thành, Tấn Châu; huyện Dịch, Lai Châu[3]. Ông làm quan hơn 20 năm, luôn hết lòng hết sức, tạo phúc cho dân, nên chính tích lừng lẫy, được dân chúng yếu mến cậy nhờ. Nhưng bấy giờ gian thần nắm quyền, suốt một thời gian dài ông không được đề bạt và trọng dụng.

Lo ngại Liêu, Kim không ngừng xâm lấn, nhà Tống muốn tăng cường việc biên phòng miền bắc, hạ lệnh lấy 4 châu như Đăng Châu làm "thứ biên", cần đề bạt, tuyển chọn quan viên mẫn cán, có thành tích nhận chức thông phán. Năm Chính Hòa thứ 5 [1115], Tông Trạch thăng chức làm Đăng Châu thông phán. Ruộng đất của quan viên tông thất ở khu vực Đăng Châu[4] có đến mấy trăm khoảnh, đều bỏ không, tô thuế phải nộp hằng năm lên hơn vạn quan tiền, đều chuyển lên người trăm họ. Sau khi nhậm chức, Tông Trạch phẫn nộ dâng thư lên triều đình, trình bày thực tình, cuối cùng trăm họ Đăng Châu không phải nộp khoản tô thuế ngoại ngạch nặng nề đó nữa.

Tông Trạch ở trong quan trường, càng ngày càng nhận rõ sự hủ bại tập đoàn thống trị vương triều nhà Tống, cảm thấy bản thân khó mà làm được gì. Năm Tuyên Hòa thứ nhất [1119], nhằm phản đối Tống – Kim kết minh trên biển, Tông Trạch vin cớ mình đã 60 tuổi, xin cáo lão về quê, được ân chuẩn và ban cho hư hàm chủ quản Hồng Khánh Tự ở phủ Ứng Thiên [5], bèn quay về quê nhà Đông Dương, huyện Lân, Nghĩa Ô, muốn soạn sách đến cuối đời ở hang núi Lư Sơn. Sau đó có người vu cáo là miệt thị đạo giáo, ông bị phát phối, "biên quản" [nghĩa là giam lỏng] ở Trấn Giang. Trong thời gian Tông Trạch bị biên quản, phu nhân Trần thị bệnh mất.

Năm Tuyên Hòa thứ 4 [1122], Tống Huy Tông cử hành đại điển tế tự, ban hành đại xá, Tông Trạch mới được trả tự do, đầu tiên giữ chức giám sát việc thu thuế rượu ở Trấn Giang, 2 năm sau được điều đi nhậm chức Ba Châu thông phán. Bấy giờ nước Kim ở phương bắc quật khởi, Tống – Liêu - Kim chính vào lúc này đang triển khai những cuộc đấu tranh kịch liệt, một người luôn âu lo cho nước cho dân như Tông Trạch lại bị điều đi Ba Châu ở biên thùy tây nam, hoàn toàn trái với ý nguyện của ông. Tông Trạch đã làm "Cổ nam phú", "Trùng tu Anh Huệ hầu nghĩa tế miếu ký",… tả cảnh trữ tình, than khóc cho tấm lòng của mình không được ai biết đến, biểu đạt nguyện vọng thà làm "tướng quân bị chặt đầu", chứ không làm "tướng quân đầu hàng".

Trấn thủ Từ Châu

Đầu năm Tĩnh Khang thứ nhất [1126], nhờ ngự sử Trần Quá Đình tiến cử, triều đình triệu Tông Trạch lên kinh, nhậm chức Đài gián. Tông Trạch tiếp nhận chiếu thư, không kể tuổi tác đã cao, lập tức ngày đêm lên đường, sau khi đến kinh tức thì dâng lên Tống Khâm Tông "tấu đối tam sách", hết sức kháng Kim, phản đối cầu hòa, sau này còn nhiều lần dâng thư trình bày chủ trương kháng Kim.

Đại quân Kim lần thứ 2 nam hạ, Khâm Tông đưa Tông Trạch ra tiền tuyến Từ Châu nhậm chức Tri phủ. Đầu tháng 8 cùng năm, Tông Trạch đưa theo 10 binh sĩ già yếu, hăng hái lên đường nhận nhiệm vụ. Ông đến thẳng Từ Châu, ra sức phát động mọi người tu sửa tường thành, đào thông sông hộ thành, chiêu mộ sĩ tốt, tổ chức nghĩa binh, thi hành binh dân hợp nhất, tiến hành biện pháp vừa chiến đấu vừa làm ruộng, vì thế người kéo đến như mây; lại đem hết bạc trong kho, còn bỏ cả tiền lương của mình ra thu mua mấy vạn cân lương thực, chuẩn bị đầy đủ quân lương. Dưới lời kêu gọi của Tông Trạch, trăm họ tranh nhau hiến lương thực, tiền bạc, kiên trì đấu tranh chống Kim.

Tháng 10 năm đó, quân Kim vây đánh cửa ngõ của phương bắc là Chân Định, Khâm Tông không phái viện binh, chỉ trao cho Tông Trạch cái hàm rỗng Hà Bắc nghĩa binh tổng quản, mệnh cho ông đưa quân đi cứu. Sau khi hạ được Chân Định, quân Kim chia đường nam hạ, đưa hơn ngàn kỵ binh tấn công Từ Châu. Tông Trạch mặc giáp cầm qua lên thành chỉ huy chiến đấu, mệnh cho binh sĩ dùng nỏ "Thần tý" bắn xuống, sau khi thế công của quân Kim tan rã thì mở toang cửa thành, thừa thế thả quân đuổi theo, chém hơn trăm tên giặc, bắt được một lượng lớn chiến lợi phẩm. Đây là lần đầu tiên quân Kim bị đánh bại, có tác dụng to lớn cổ vũ đấu chí của quân Tống ở khu vực Hà Sóc.

Hưởng ứng Cần vương

Tháng 11 cùng năm, quân Kim chia 2 đường đông tây trước sau kéo đến Khai Phong, một lần nữa bao vây đô thành nhà Tống. Khâm Tông lấy Triệu Cấu làm Binh mã đại nguyên soái, Tông Trạch, Uông Bá Ngạn làm Phó nguyên soái, mệnh cho bọn họ đưa binh mã Hà Bác đến cần vương.

Đầu tháng 12, Triệu Cấu truyền hịch gọi các cánh quân Cần vương đến Đại Danh phủ tập họp. Sau khi tiếp được mệnh lệnh, Tông Trạch lập tức đưa 2000 binh sĩ từ Từ Châu xuất phát, đội gió đụt tuyết, đến Đại Danh đầu tiên, đề nghị Triệu Cấu nhanh chóng ra quân, nhưng Triệu Cấu không có ý ra quân, nên chỉ nghe rồi để đấy. Tông Trạch lại yêu cầu, Triệu Cấu chỉ đem một bộ phận binh mã giao cho Tông Trạch, mệnh cho ông đi trước đến Khai Đức phủ.

Tháng giêng năm Tĩnh Khang thứ 2 [1127], Tông Trạch từ Đại Danh đến Khai Đức, trên đường cùng quân Kim giao chiến 13 lượt, hễ đánh là thắng, đến đóng quân ở Khai Đức. Tháng 2, Tông Trạch tiếp tục tiến về Khai Phong, đánh tan quân Kim ngăn trở, liên tiếp hạ được Nam Hoa, Vệ Nam, Vi Thành[6],… cách Khai Phong không còn xa. Lúc này, Triệu Cấu lui về Đông Bình, Tế Châu[7], ngồi xem Tông Trạch cô quân khổ chiến. Tông Trạch tuy liên tiếp thắng lợi, nhưng binh lực có hạn, không thể phá vỡ vòng vây Khai Phong trùng trùng của quân Kim.

Bắc Tống diệt vong, ngày 1/5/1127 Triệu Cấu tại Nam Kinh, Ứng Thiên phủ lên ngôi Hoàng Đế, đổi niên hiệu là Kiến Viêm, chính là Tống Cao Tông. Ông ta mệnh cho Tông Trạch làm Đông Kinh lưu thủ kiêm Khai Phong phủ doãn, gia chức Duyên Khang Điện học sĩ.

Cố thủ Khai Phong

Ngày 17/6 năm Kiến Viêm thứ nhất [1127], Tông Trạch đến Khai Phong, bắt đầu chỉnh đốn trật tự xã hội, an định lòng dân:

  • Bắt hết những kẻ cấu kết với quân Kim tác oai tác quái, đem ra chính pháp nhằm thanh trừng hết nội ứng của giặc;
  • Nghiêm cấm cướp bóc, trừng trị gian thương, thực hiện chính sách giới hạn giá cả;
  • Kêu gọi mọi người đào thông Biện Hà, Ngũ Trượng Hà, đem hàng hóa các nơi không ngừng chuyển đến Khai Phong, khôi phục thuế muối.

Do quản lý có phương pháp, Tông Trạch rất nhanh tái hiện được cảnh tượng phồn vinh, buôn bán tấp bập, hàng hóa đầy đủ, vật giá bình ổn ở Khai Phong.

Đồng thời, Tông Trạch tăng cường công tác phòng vệ Khai Phong. Ông kêu gọi mọi người gia cố tường thành, khơi sông đào hào, chế tạo dụng cụ phòng ngự. Ông tổ chức lại quân Tống rải rác trong ngoài Khai Phong, cùng quân chính quy hiệp đồng tác chiến. Nhằm đối phó với kỵ binh Kim, ông chế tạo 1200 cỗ chiến xa "Quyết Thắng". Tông Trạch cho mở rộng phạm vi phòng ngự, lựa chọn những nới hiểm yếu, xây dựng 24 đồn lũy kiên cố, phái hàng vạn binh sĩ đến trú phòng; ven Hoàng Hà cắm trại ngang dọc liên tiếp nhau, chia binh mà giữ; nhậm lấy trách nhiệm phòng vệ suốt 72 dặm Tần Hà, Khai Phong phủ và 16 huyện thuộc Bình Than phủ, lệnh cho đào các hào rãnh sâu đến vài trượng, ngoài rãnh ngầm rắc chông, đề phòng kỵ binh Kim xung kích. Như vậy từ Khai Phong đến nam Hoàng Hà đã được xây dựng một hệ thống phòng ngự sâu rộng, đây là biện pháp phòng vệ Khai Phong mạnh nhất mà nhà Tống từng có.

Tông Trạch trị quân nghiêm minh, thể tuất tướng sĩ, đối với các lộ quân Tống đều coi như nhau, tàn binh Tống tản mác khắp vùng Hà Sóc đều nhanh chóng tụ họp về dưới quyền ông, trong đó có không ít tướng soái kiệt xuất. Nhạc Phi cũng là một trong số đó.

Đầu tháng 12 năm Kiến Viêm thứ nhất [1127], quân Kim chia 3 đường nam hạ, ý đồ trước hết đánh chiếm Khai Phong, rồi nhân đó tiêu diệt vương triều Nam Tống. Tông Trạch điều binh khiển tướng chi viện cho Trịnh Châu, Hoạt Châu nhằm chia bớt thế công của quân Kim nhắm vào Khai Phong.

Tháng giêng năm Kiến Viêm thứ 2 [1128], Niêm Hãn soái đại đội nhân mã từ Trịnh Châu tập kích Khai Phong, tiến đến cầu gỗ cách thành 7 dặm, hoàn toàn rơi vào ổ mai phục của Tông Trạch. Quân Tống xông ra, 4 mặt vây đánh, quân Kim tan rã, quân Tống thừa thắng thu phục Duyên Tân, Tạc Thành, Hà Âm,… đuổi đến Hoạt Châu, phá hủy doanh trại chứa đầy lương thảo, quân nhu của quân Kim cách thành Hoạt Châu 30 dặm về phía tây. Tháng 2, Niêm Hãn quay trở lại, Tông Trạch một lần nữa đánh bại quân Kim ở Hoạt Châu, tàn binh Kim vượt Hoàng Hà bỏ trốn. Khi Tông Trạch còn sống, người Kim không dám phát động thêm một cuộc tấn công đại quy mô vào Khai Phong nào nữa, vương triều Nam Tống được an toàn.

Chuẩn bị bắc phạt

Trong khi tổ chức bố phòng, Tông Trạch không ngừng dâng sớ xin Cao Tông hồi loan, Cao Tông chỉ hứa suông. Tháng 10 năm Kiến Viêm thứ nhất, lấy danh nghĩa tuần hành, Cao Tông từ Nam Kinh chạy đến Dương Châu.

Sau khi đánh tan quân Kim, cho rằng thời cơ bắc phạt đã đến, Tông Trạch một mặt điều binh khiển tướng, một kêu gọi hàng binh hàng tướng người Liêu trong quân Kim làm phản, kêu gọi các dân tộc bị quân Kim bắt làm nô lệ cùng hợp sức chống Kim.

Từ tháng 7 năm Kiến Viêm thứ nhất đến tháng 5 năm Kiến Viêm thứ 2, Tông Trạch liên tiếp dâng lên 24 phong "Khất hồi loan sớ", đây là "Khất hồi loan 24 sớ" nổi tiếng trong lịch sử. Vào tháng giêng, tháng 3, tháng 5, Tông Trạch 3 lần sai thuộc hạ Phạm Thế Duyên, Hô Duyên Thứ Thăng và con trai Tông Dĩnh đến Dương Châu trực tiếp tấu lên tình hình chuẩn bị và kế hoạch vượt sông vào tháng 6, xin Cao Tông chủ trì đại kế bắc phạt.

Cao Tông chẳng những cự tuyệt, mà còn đâm ra nghi ngờ Tông Trạch. Tháng 5, Cao Tông phái Thị vệ mã quân Đô chỉ huy sứ Quách Tuân làm Đông Kinh phó lưu thủ, nhằm giám sát Tông Trạch, ngăn trở kế hoạch vượt sông vào tháng 6. Tông Trạch tận mắt trông thấy công sức của mình sắp trở thành bọt nước, ưu phẫn thành tật, phát nhọt đầy lưng, bệnh tình ngày càng nguy kịch.

Ngày 12/7 năm Kiến Viêm thứ 2 [1128], Tông Trạch vào lúc lâm chung, không nói một lời về việc nhà, trong lòng không quên việc bắc phạt, hô to 3 tiếng "Vượt sông! Vượt sông! Vượt sông!" rồi trút hơi thở cuối cùng. Con trai Tông Dĩnh và ái tướng Nhạc Phi đưa linh cữu của ông về hợp táng với phu nhân Trần thị ở núi Kinh Hiện, Trấn Giang.

Tông Trạch được truy tặng làm Quan Văn điện đại học sĩ, Thông nghị đại phu, thụy hiệu là Trung Giản.

Tông Trạch chưa thể đuổi được quân Kim, lấy lại đất đai đã mất, khôi phục vương triều Tống thống nhất như ước nguyện, nhưng ông đã bảo vệ thành công tiền tiêu kháng Kim là Khai Phong, đánh tan đại quân Kim xâm phạm, cứu vãn vương triều Nam Tống thêm một thời gian nữa.

Trong cuộc đấu tranh kháng Kim vệ quốc, Tông Trạch là người giương cao ngọn cờ đầu, là tấm gương sáng được mọi người noi theo. Tông Trạch tuyển quân trữ lương, chiêu mộ hào kiệt Yên, Triệu, chờ ngày vượt sông. Vậy mà chí lớn không thành, ôm hận mà chết, thật khiến cho người ta đau xót.

Phương pháp tổ chức binh dân hợp nhất và chí lớn bắc phạt của Tông Trạch được danh tướng Nhạc Phi học tập và kế tục.

  • Vương Bách, Tông Trung Giản Công tập
  • Tống Sử _ Tông Trạch Truyện
  • Kim Sử _ Hoàn Nhan Tông Hàn Truyện

  1. ^ Đời Tống tiến sĩ có 5 giáp, đệ nhất giáp ban cho tiến sĩ cập đệ tịnh văn lâm lang, đệ nhị giáp ban cho tiến sĩ cập đệ tịnh tòng sự lang, đệ tam, đệ tứ giáp ban cho tiến sĩ xuất thân, đệ ngũ giáp ban cho đồng tiến sĩ xuất thân
  2. ^ Nay thuộc Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc
  3. ^ Nay thuộc tỉnh Chiết Giang
  4. ^ Nay thuộc tỉnh Hà Nam.
  5. ^ Nay là Thương Khâu, Hà Nam
  6. ^ Nay là phía cực nam tỉnh Hà Bắc
  7. ^ Nay thuộc tỉnh Sơn Đông

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tông_Trạch&oldid=66654701”

Video liên quan

Chủ Đề