Vì sao mỏi cơ

Tình trạng đau nhức cơ thể có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng, bệnh tật hoặc một số loại thuốc nhất định. Xác định được nguyên nhân chính xác gây đau nhức cơ thể sẽ giúp bạn sớm có biện pháp kiểm soát và điều trị bệnh hiệu quả.

Giải đáp cho thắc mắc “cơ thể đau nhức vì sao?” chính là:

Nếu bạn cảm thấy bị đau ở cánh tay, chân hoặc cả 2 thì nguyên nhân có thể là do cơ bắp không nhận đủ lượng máu cần thiết, gây ra chứng đi lặc cách hồi. Ban đầu, bạn có thể cảm thấy đau nhức cơ thể trong lúc tập thể dục. Theo thời gian, cơn đau có thể ảnh hưởng ngay cả khi bạn đi bộ hoặc ngồi nghỉ ngơi. Tình trạng này thường được gọi là xơ cứng động mạch, xảy ra khi các ống dẫn máu đến cơ bắp bị tắc nghẽn.

2. Đau nhức cơ thể do suy giáp

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp của bạn không tạo đủ một số hormone quan trọng. Suy giáp có thể gây đau nhức cơ khớp, cùng với các triệu chứng điển hình của bệnh. Ngoài ra, suy giáp cũng được xem là nguyên nhân chính khiến bạn bị đau nhức mỏi toàn thân và dẫn đến các vấn đề về trí nhớ, da khô, tóc mỏng, cholesterol cao hoặc nhịp tim chậm.

Để xác định xem liệu bạn có bị suy giáp hay không, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện 1 xét nghiệm máu đơn giản. Nếu được chẩn đoán suy giáp, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc giúp thay thế các hormone bị thiếu.

3. Cúm hoặc một số bệnh nhiễm trùng khác

Khi virus cúm tấn công vào cơ thể, nó sẽ gây ra các triệu chứng như sốt, nghẹt mũi, đồng thời có thể khiến bạn bị đau nhức toàn thân, đặc biệt là các cơ ở lưng, chân và tay.

Bệnh cúm thường tự khỏi sau 1 tuần hoặc lâu hơn, tuy nhiên nếu các triệu chứng đau nhức cơ thể, sốt hoặc nghẹt mũi vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám nếu có các vấn đề về sức khoẻ khác hoặc bị ho nhưng không khỏi. Các bệnh nhiễm trùng khác cũng có thể khiến bạn bị đau nhức mỏi toàn thân, trong đó bao gồm COVID-19 và HIV.

4. Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc statin để kiểm soát lượng cholesterol cao trong máu có thể dẫn đến tác dụng phụ như đau nhức cơ thể. Nếu bạn gặp phải các tình trạng này trong quá trình sử dụng thuốc, hãy trao đổi với bác sĩ để chuyển đổi một loại thuốc khác phù hợp hơn.

Một số loại thuốc có tác dụng phụ dẫn tới đau nhức cơ thể

Một trong những nguyên nhân khác khiến bạn cảm thấy đau nhức cơ thể là do bệnh Lupus. Đây là 1 loại bệnh tự miễn, có thể khiến hệ miễn dịch hoạt động bất thường và tấn công chính các mô cũng như cơ quan trong cơ thể.

Khi bệnh Lupus ảnh hưởng đến các khớp hoặc cơ, nó có thể dẫn đến tình trạng cứng khớp và khiến bạn cảm thấy đau khi cử động. Mặc dù bệnh Lupus không có cách chữa trị nhưng việc sử dụng thuốc và một số bài tập trị liệu nhất định có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bạn.

6. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp cũng thuộc nhóm loại bệnh tự miễn, chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp và có thể dẫn đến mất xương. Ngoài ra, nó cũng có thể gây đau và viêm khắp cơ thể, khiến cho các khớp bị sưng lên thành những hình dạng kỳ lạ, đồng thời gây đau nhức mỏi toàn thân.

Thuốc và các phương pháp vật lý trị liệu có thể giúp làm giảm các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên không có cách nào chữa khỏi hoàn toàn. Trong một số trường hợp nhất định, bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị ảnh hưởng.

7. Bệnh viêm da cơ

Căn bệnh tự miễn dịch này có thể khiến cho các cơ và khớp của bạn bị đau nhức, kèm theo các vết mẩn đỏ hoặc tím trên mí mắt. Bên cạnh đó, bệnh viêm da cơ cũng tạo ra các nốt trên khớp ngón tay, khuỷu tay, ngón chân, đầu gối và có thể gây khô da, mỏng tóc, sưng tấy hoặc kích ứng các vùng da xung quanh móng tay của bạn.

Bệnh viêm da cơ có thể được kích hoạt bởi việc sử dụng thuốc, tình trạng nhiễm trùng hoặc ung thư. Hiện nay, căn bệnh này vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm, tuy nhiên bệnh nhân có thể làm giảm các triệu chứng [bao gồm cả đau nhức cơ thể] bằng việc sử dụng thuốc và vật lý trị liệu.

8. Đau cơ xơ hoá

Tình trạng này có thể khiến bạn bị đau nhức toàn thân, cơn đau ảnh hưởng chủ yếu đến các cơ và khớp, đồng thời gây ra những vấn đề về giấc ngủ, trí nhớ và tâm trạng.

Các nhà nghiên cứu cho biết, bệnh đau cơ xơ hoá thường xảy ra khi não bộ nhận được các tín hiệu đau nhẹ và bị nhầm lẫn khiến chúng trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, căn bệnh này cũng có thể được kích hoạt bởi một số bệnh lý nhất định, phẫu thuật hoặc căng thẳng tinh thần nghiêm trọng. Việc sử dụng thuốc, tập thể dục hoặc yoga sẽ giúp bạn làm dịu đi các triệu chứng khó chịu của đau cơ xơ hoá.

9. Bệnh viêm đa cơ

Bệnh viêm đa cơ thường xảy ra khi 1 tác nhân nào đó [chẳng hạn như virus hoặc vấn đề về hệ thống miễn dịch] làm sưng tấy hoặc kích động mạnh đến các cơ trên khắp cơ thể, đặc biệt là ở bụng, cánh tay trên, vai, hông và tim. Theo thời gian, các cơ của bạn có thể bắt đầu bị phá vỡ, gây ra các triệu chứng như khó thở hoặc khó nuốt.

Bác sĩ có thể đề xuất một số loại thuốc giảm viêm hoặc làm dịu hệ thống miễn dịch, hay các phương pháp vật lý trị liệu khác nhằm giúp bạn giảm cơn đau nhức mỏi toàn thân và lấy lại được sức mạnh cơ bắp.

10. Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Triệu chứng chính của hội chứng này là cực kỳ mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân. Nó có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn tập thể dục hoặc tinh thần căng thẳng. Việc nghỉ ngơi cũng không khiến tình trạng mệt mỏi trở nên tốt hơn.

Ngoài ra, hội chứng mệt mỏi mãn tính cũng có thể khiến bạn bị đau nhức toàn thân, đau cơ, các vấn đề về trí nhớ, đau khớp, đau họng, đau đầu và không thể ngủ ngon giấc. Hiện nay, tình trạng mệt mỏi mãn tính vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức mỏi toàn thân

Bệnh sốt màng não miền núi được gây ra bởi vi khuẩn R. rickettsii, thường bao gồm các triệu chứng giống như cảm cúm [sốt, ớn lạnh, nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ và đau nhức mỏi toàn thân]. Tình trạng phát ban không gây ngứa cũng có thể xuất hiện trên mắt cá chân và cổ tay của bạn sau một vài ngày mắc bệnh.

Bệnh sốt màng não miền núi cần được điều trị càng sớm càng tốt bằng thuốc kháng sinh. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể dẫn đến viêm phổi, não, tim và suy thận.

12. Bệnh Lyme

Vi khuẩn từ vết cắn của bọ chét có thể gây ra bệnh Lyme. Căn bệnh này thường có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu và đau nhức cơ thể. Một dấu hiệu khác của bệnh Lyme là tình trạng phát ban mắt bò, có thể phát triển trong khoảng vài ngày sau khi mắc bệnh và rộng tới 12 inch.

Phát ban có thể xuất hiện với nhiều nốt nhưng không nhất thiết ở gần vết cắn của bọ chét. Bệnh Lyme thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh, tuy nhiên một số người vẫn bị đau nhức cơ thể và mệt mỏi sau khi sử dụng hết thuốc.

13. Viêm cột sống dính khớp

Đây là một loại bệnh viêm khớp mãn tính gây viêm cột sống, đôi khi bao gồm cả hông, ngực và đầu gối. Viêm cột sống dính khớp có thể gây đau cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng. Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mất khả năng chuyển động ở lưng do xương cột sống phát triển cùng nhau. Ngoài ra, loại bệnh viêm khớp mãn tính này cũng có thể ảnh hưởng đến cổ. Tốt nhất, bạn nên trao đổi với bác sĩ khi phát hiện ra bất kỳ triệu chứng nào của bệnh. Việc điều trị sớm có thể giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Tóm lại, mỗi người cần rèn cho mình thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để vừa tầm soát bệnh tật, vừa giúp nâng cao hiệu quả điều trị khi cần thiết. Hiện tại, Vinmec đang triển khai rất nhiều gói khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của khách hàng với chính sách giá rất ưu đãi, bao gồm:

Ưu điểm của các gói khám sức khỏe của Vinmec là quý khách hàng sẽ được sàng lọc, tầm soát sức khỏe bởi hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp hỗ trợ chuẩn đoán tốt nhất hiện nay như máy PET/CT, MRI, CT 640, hệ thống máy siêu âm tiên tiến hàng đầu thế giới, hệ thống labo xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế,... Sau khi khám tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý, quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác tại bệnh viện với chất lượng điều trị vượt trội.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:

Đau cơ bắp [hay còn được gọi là đau mỏi cơ bắp] là tình trạng các nhóm cơ trong cơ thể căng buốt hoặc co rút, gây ra triệu chứng đau. Theo đó, cơ bắp bao gồm dây chằng, gân, các mô mềm liên kết giữa cơ, xương cùng hầu hết cơ quan trong cơ thể. Vì thế, bạn có thể bị đau cơ ở bất kỳ vị trí nào. Như đau cơ cổ, đau cơ vai, đau cơ chân… Thậm chí, các cơn đau có thể xảy ra cùng lúc.

ĐAU CƠ BẮP VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN:  

Đau cơ bắp có nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể là:

  • Chấn thương xương khớp. Đau chân cách hồi, loạn trương lực cơ, chuột rút,
  • Các bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch hội chứng đau cân cơ,…
  • Do tác dụng của các loại thuốc điều trị như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt.
  • Do một số yếu tố bên ngoài tác động như: Làm nhiều công việc nặng, nằm hoặc ngồi sai tư thế, tập luyện thể dục quá sức, đau nhức cơ bắp khi tập thể hình hoặc vận động các cơ khớp không kỹ trước khi luyện tập, lười vận động…
  • Cơ thể thiếu canxi trong xương, thiếu vitamin D: Thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, thường xuyên đau nhức mỏi chân tay, móng tay, chân dễ gãy, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải và thiếu sinh khí.
đau cơ bắp

ĐAU CƠ BẮP CÓ NHỮNG TRIỆU CHỨNG SAU:

  • Đau và đau nhức là các triệu chứng cơ bị tổn thương và bạn có thể cảm nhận điều này khi di chuyển hoặc nghỉ ngơi.
  • Khi cơ bị tổn thương, tình trạng viêm có thể gây ra đau và sưng. Bạn có thể cảm thấy đau nhức khi di chuyển hoặc chạm vào cơ.

  • Ngay cả khi nghỉ ngơi, hoặc khi hoạt động mà bị tổn thương, bạn có thể bị đau cơ.
  • Đau cơ có thể ở mức độ nhẹ, gần như không khiến bạn khó chịu – hoặc ở mức độ nghiêm trọng khiến bạn hoàn toàn không thể sử dụng cơ.
ĐAU CƠ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ:
  1. Không nên lạm dụng cơ hay vận động quá sức: Một người khỏe mạnh có thể bị đau cơ bắp sau khi thực hiện các động tác bình thường như:
  • Cử tạ
  • Chơi golf
  • Ném bóng
  • Nâng vật nặng lên cao
  • Đưa đón trẻ đến trường
  1. Đau cơ bắp và cách điều trị tại nhà

Vì loại chấn thương này thường phát triển chậm theo thời gian, nên nó rất khó để ngăn chặn. Đồng thời, việc phục hồi cũng sẽ trì trệ nếu bạn tiếp tục cố gắng sử dụng cơ bắp tay để vận động.

Do đó, lúc này, điều bạn cần làm là tạm thời để các cơ nghỉ ngơi nhiều, đặc biệt hạn chế những hoạt động cần nhiều sức lực.

Chấn thương bắp tay có thể khiến bạn đau đớn, nhưng không quá nghiêm trọng để bạn phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

  • Chườm lạnh: nhiệt độ thấp sẽ giúp bạn xoa dịu khu vực sưng tấy. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng biện pháp này. Hãy chỉ áp túi chườm lạnh [hoặc vải sạch bọc đá viên] lên vùng sưng trong 20 phút.
  • Uống paracetamol: ngoài ibuprofen và naproxen, paracetamol cũng có tác dụng tương tự trong việc giảm đau cơ bắp tay. Tuy vậy, thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến dạ dày, vì thế bạn không nên quá phụ thuộc vào nó.
  • Thả lỏng cơ: một trong những cách tốt nhất để giảm đau cơ là thả lỏng vùng cơ đang đau nhức càng nhiều càng tốt.
đau cơ bắp

Bên cạnh những biện pháp được đề cập bên trên, bạn sẽ cần đến bệnh viện để được điều trị ngay lập tức nếu như bạn:

  • Cảm thấy tức ngực và khó thở
  • Không thể cử động cánh tay
  • Cường độ đau trở nên nghiêm trọng
  • Suy yếu sức lực ở cánh tay
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao hoặc bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào khác

Đau cơ bắp tay hiếm khi gây ra bất kỳ thương tổn lâu dài nào.

Do đó, thông thường, phẫu thuật không phải là liệu pháp cần thiết. Thay vào đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tập vật lý trị liệu.

Công việc khó khăn nhất không phải là điều trị mà là phục hồi sau chấn thương.

Lúc này, việc nghỉ ngơi đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn vẫn quá chú tâm vào các hoạt động hàng ngày, quá trình hồi phục có thể kéo dài, đồng thời gia tăng tỷ lệ tái phát chấn thương.

THAM KHẢO THÊM 1 SỐ MÁY VÀ BỆNH LIÊN QUAN:

THAM KHẢO MÁY CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình nhất!!!

Video liên quan

Chủ Đề