Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 diễn ra như thế nào

Độ khó: Nhận biết

Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 [cuối năm 1946 đầu năm 1947] có ý nghĩa chiến lược như thế nào trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược [1946 – 1954]

tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.

giam chân địch ở các đô thị

tiêu hao nhiều sinh lực địch.

làm thất bại âm mưu đánh úp cơ quan đầu não kháng chiến của ta.

- Tại Hà Nội: cuộc chiến đấu diễn ra oanh liệt trong 60 ngày đêm nhằm bảo vệ các cơquan đầu não của Đảng và Chính phủ.+ Mặc dù lực lượng của Pháp ở Hà Nội rất đông, bao gồm 6.500 tên, đó là chưa kểđến 13.000 Pháp kiều phần lớn được trang bị vũ khí. Đúng 20 giờ ngày 19-12-1946,đèn điện ở Hà Nội vụt tắt làm tín hiệu tấn công, pháo binh của ta ở Nhổn, Cổ Nhuếđồng loạt nổ súng. Các lực lượng vũ trang của ta bao gồm các các chiến sĩ Vệ quốcquân, công an xung phong, tự vệ đã chiến đấu dũng cảm. Nêu cao tinh thần “Quyết tửcho Tổ quốc quyết sinh”, ta với địch giành nhau với địch từng ngôi nhà, góc phố.Nhiều trận đánh ác liệt đã diễn ra ở Bắc Bộ phủ, chợ Đồng Xuân, nhà bưu điện.+ Quần chúng nhân dân thủ đô đã làm chướng ngại vật, họ mang bàn ghế, giườngtủ... chặn quân Pháp. Công nhân thì đẩy toa xe điện, xô đổ cột điện, chặn các ngã tư,ngã năm. Lực lượng quần chúng vừa chiến đấu, vừa phục vụ chiến đấu. Đến ngày 172-1947, theo kế hoạch ta rút khỏi thành phố.Cuộc chiến đấu trong các thành phố, thị xã đã tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận quânxâm lược Pháp, giam chân chúng tại các thành phố, tạo điều kiện cho cả nước chuẩnbị cuộc kháng chiến lâu dài.2.3.2.3. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947- Tại sao Pháp tấn công lên Việt Bắc+ Sau gần một năm kể từ khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, phải tốn nhiềungười, nhiều của Pháp mới chiếm được một số thành phố, thị xã và đường giao thôngquan trọng, nhưng kế hoạch nhanh chóng tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta khôngthực hiện được. Trong khi đó tình hình nước Pháp gặp nhiều khó khăn về kinh tế,chính trị, xã hội.+ Từ đầu năm 1947 Việt Bắc trở thành căn cứ thần thánh của cuộc kháng chiến, nơitập trung cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của Việt Minh.+ Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn cả ở Đông Dương và ngay tại chính quốc, nhưnggiới hiếu chiến Pháp vẫn nuôi ảo tưởng khuất phục nhân dân ta bằng vũ lực. Tháng 31947, Pháp cử Bôlaéc sang thay Đácgiăngliơ làm Cao ủy Đông Dương. Vốn là mộttên thực dân cáo già, Bôlaéc một mặt tập hợp bọn việt gian âm mưu thành lập chínhphủ bù nhìn, mặt khác chuẩn bị kế hoạch tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc.24 - Mục đích của Pháp khi tấn công lên Việt Bắc+ Về quân sự: đánh phá căn cứ địa của ta, tiêu diệt cơ quan đầu não của kháng chiến,tiêu diệt phần lớn quân chủ lực.+ Về chính trị: giành một thắng lợi quân sự để thống nhất các lực lượng phản động,tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn toàn quốc, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.+ Về kinh tế: phá hoại các cơ sở kinh tế hòng làm giảm khả năng chiến đấu của ta.Khoá chặt biên giới Việt - Trung, ngăn chặn liên lạc giữa nước ta với quốc tế.- Diễn biến của chiến dịch+ Ngày 7-10-1947, Pháp huy động 12.000 quân, chia làm 3 cánh: quân bộ, quân thủyvà quân nhảy dù tấn công lên Việt Bắc. Quân dù nhảy xuống Bắc Cạn, Chợ Mới.Quân bộ từ Lạng Sơn tiến lên Cao Bằng, theo đường số 3 đánh xuống Bắc Cạn, hìnhthành 1 gọng kìm bao vây lấy Việt Bắc. Quân thủy từ Hà Nội ngược sông Hồng, sôngLô, tiến lên Tuyên Quang hình thành gọng kìm thứ hai, 2 gọng kìm này sẽ khép lại ởĐài Thị [Chiêm Hóa].+ Về phía ta: ngày 15-10-1947, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Phải phá tancuộc tấn công mùa đông của Pháp”, đồng thời có kế hoạch cụ thể phá vỡ kế hoạchcác gọng kìm của Pháp, không cho chúng triển khai theo đúng kế hoạch.Ở Bắc Cạn, địch vừa nhảy dù xuống đã bị ta bao vây, tập kích.Trên sông Lô, ta bắn chìm nhiều tàu và ca nô địch ở Khe Lau, Đoan Hùng.Trên mặt trận đường số 4, diễn ra nhiều trận phục kích, ở đèo Bông Lau [30-10] taphá 27 xe, diệt một đại đội địch. Kế hoạch hội quân của Pháp không thực hiện được,đường tiếp tế bị cắt đứt, đường số 4 trở thành “con đường chết” đối với Pháp.+ Ở các chiến trường khác trên toàn quốc, quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng,ngay cả ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn những tên việt gian đầu sỏ nhưTrương Đình Tri, Nguyễn Văn Sâm đã bị bắn chết ngay giữa thành phố. Pháp lâmvào tình thế nguy khốn. Chúng buộc phải rút chạy khỏi Việt Bắc, nhưng trên đườngtháo chạy bị quân và dân ta chặn đánh khắp nơi.- Kết quả và ý nghĩa+ Ngày 19-12-1947, đại bộ phận quân Pháp đã rút khỏi Việt Bắc đánh dấu thất bạiđầu tiên của Pháp về chiến lược trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. 6.00025 quân Pháp bị loại khỏi vòng chiến đấu, 16 máy bay, 11 tàu và ca nô bị bắn cháy, bắnchìm, ta còn thu hàng ngàn tấn vũ khí các loại.+ Mặc dù địch chiếm được một số vị trí trên đường số 3, phá hoại được một số khotàng của ta, nhưng chúng đã không đạt được mục tiêu đề ra, trái lại cơ quan đầu nãokháng chiến được bảo vệ an toàn, bộ đội chủ lực của ta không những không bị tiêudiệt mà còn trưởng thành nhanh chóng và được trang bị thêm nhiều vũ khí mới.+ Chiến thắng Việt Bắc là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên trong kháng chiếnchống Pháp, với thắng lợi này quân và dân ta đã đập tan chiến lược “đánh nhanhthắng nhanh” của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.2.3.2.4. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950- Hoàn cảnh lịch sử+ Ngày 1-10-1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước cộng hòa nhân dânTrung Hoa ra đời. Thắng lợi của nhân dân Trung Quốc đã tạo điều kiện cho nhân dânta quan hệ trực tiếp với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.+ Từ tháng 1-1950, các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệngoại giao với nước ta, góp phần nâng cao uy tín của nước Việt Nam trên trườngquốc tế.+ Cuộc kháng chiến của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia có những bước pháttriển mới: tháng 6-1950, Ủy ban dân tộc giải phóng Campuchia ra đời, tháng 8-1950Chính phủ kháng chiến Pa thét Lào được thành lập.+ Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa Pháp phảnđối chiến tranh xâm lược Việt Nam phát triển dưới nhiều hình thức.+ Lợi dụng sự suy yếu của Pháp, Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào chiến tranh ĐôngDương như công nhận Bảo Đại, cử phái đoàn cố vấn MAAC sang Việt Nam. Nhữnghành động này chứng tỏ Mĩ đang tính toán những âm mưu mới ở khu vực có tầmquan trọng chiến lược này.+ Nhờ sự giúp sức của Mĩ, Pháp thông qua kế hoạch Rơve, thực hiện âm mưu khóachặt biên giới Việt - Trung, bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số4, đồng thời thiết lập hành lang Đông - Tây nhằm cắt đứt con đường liên lạc giữa căncứ địa Việt Bắc với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV.26 - Mục đích của chiến dịch+ Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, làm thay đổi tương quan so sánhlực lượng giữa ta và Pháp.+ Khai thông biên giới Việt - Trung, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nướctrong phe xã hội chủ nghĩa, phá thế bao vây của địch.+ Giải phóng thêm đất, thêm dân, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.- Diễn biến của chiến dịch+ Tháng 6-1950, Đảng, Chính phủ và Bộ tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch Biêngiới. Thường vụ Trung ương Đảng và Hồ Chủ Tịch đã trực tiếp nghiên cứu tình hình,phê chuẩn và chỉ đạo chiến dịch. Hồ Chí Minh trực tiếp lên kiểm tra trận địa, độngviên bộ đội và dân công. Đến trung tuần tháng 9-1950, công tác chuẩn bị cho chiếndịch cả vũ khí và hậu cần đã hoàn thành ở mức tốt nhất.+ 6 giờ sáng 16-9-1950, ta nổ súng tấn công cụm cứ điểm Đông Khê một vị trí quantrọng trên đường số 4 mở màn cho chiến dịch. Trận chiến đấu đã diễn ra hết sức ácliệt, kẻ địch dựa vào công sự bê tông kiên cố đã điên cuồng chống trả. Các chiến sĩlực lượng vũ trang nhân dân ta đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng [LaVăn Cầu nhờ bạn chặt đứt cánh tay gãy, ôm bộc phá xông lên diệt lô cốt địch, TrầnVăn Cừ lấy thân mình bịt lỗ châu mai mở đường cho đơn vị xông lên]. Sau 54 giờchiến đấu ta làm chủ cứ điểm, địch rơi vào thế nguy khốn.+ Mất Đông Khê, địch rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4. Kế hoạch được thực hiệnbằng cuộc hành quân kép: một cuộc hành quân lên Thái Nguyên để hút lực lượng củata, một cuộc hành quân khác từ Thất Khê đánh lên tái chiếm lại Đông Khê để đóncánh quân từ Cao Bằng rút về.+ Đoán được ý đồ của địch, Bộ chỉ huy mặt trận quyết định cho quân mai phục, kiênnhẫn chờ đánh quân tiếp viện. Từ 1-10 trở đi quân ta liên tục chặn đánh địch, khiếncho 2 cánh quân không liên lạc được với nhau. Sau 8 ngày chiến đấu, ta đã tiêu diệtgọn 2 binh đoàn tinh nhuệ do Sáctông và Lơ Pagiơ chỉ huy.+ Từ 10 đến 22-10-1950, hoảng sợ bị ta tiêu diệt, địch rút khỏi một loạt cứ điểm nhưNa Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn..., ta tiếp tục truy kích tiêu diệt một bộ phận lớn quânđịch. Cuộc tấn công của địch lên Thái Nguyên cũng bị đập tan.27 + Ở các chiến trường khác như Bắc Bộ, Liên khu V, Nam Bộ... ta tổ chức đánh phốihợp, không cho địch chi viện cho mặt trận Biên giới.- Kết quả và ý nghĩa+ Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, ta tiêu diệt và bắt sống 8.300 tên, có nhiềuđơn vị bị diệt gọn, thu 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh+ Giải phóng một dải biên giới Việt Trung với chiều dài 750km từ Cao Bằng tới ĐìnhLập với 35 vạn dân, phần lớn là đồng bào dân tộc ít người.+ Hành lang đông tây của Pháp bị chọc thủng, thế bao vây cả trong và ngoài Việt Bắcbị phá vỡ.+ Đây là lần đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp ta chủ động mở một chiến dịchlớn, đánh dài ngày và thu được thắng lợi lớn. Với chiến thắng Biên giới, quyền chủđộng chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ đã về tay chúng ta.+ Chiến thắng Biên giới còn chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của các lực lượng vũtrang nhân dân ta về nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến dịch và trình độ tác chiếntập trung của quân đội ta, biết chọn hướng và điểm tấn công, kết hợp đánh đồn vớidiệt viện, nghệ thuật truy kích...2.3.2.5. Chiến cuộc đông xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ- Ngày 7-5-1953, Xalăng bị triệu hồi, đại tướng Nava được cử sang Đông Dương làmtổng chỉ huy quân đội Pháp, Nava mang theo kế hoạch chiến lược mang tên mình vàhy vọng có thể chuyển bại thành thắng, kết thúc chiến tranh, hoặc tìm một giải phápchính trị có lợi cho Pháp. Tháng 7-1953, Chính phủ và Hội đồng quốc phòng Pháp đãthông qua kế hoạch.- Để đối phó với âm mưu của địch, tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trungương Đảng ta đã thông qua kế hoạch tác chiến đông xuân 1953-1954: “Tập trung lựclượng mở những cuộc tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địchtương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực của địch, giải phóng đất đai, đồngthời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa điểmxung yếu mà chúng không thể bỏ. Do địch phải phân tán binh lực mà tạo ra chochúng ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực củachúng”.28 + Phương châm của ta trong toàn bộ cuộc tấn công là: “tích cực, chủ động, cơ độngvà linh hoạt”; đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kỳ thắng, khôngchắc thắng thì kiên quyết không đánh.- Thực hiện phương châm chiến lược trên, trong đông - xuân 1953-1954 ta mở mộtloạt chiến dịch tấn công đối phương trên nhiều hướng:+ Giữa tháng 11-1953, bộ đội chủ lực ta tiến quân theo hướng Tây Bắc và Trung Lào.Ngày 20-11-1953 Nava cho 6 tiểu đoàn Âu Phi nhảy dù xuống Điện Biên Phủ nhằmgiữ lấy địa điểm có tầm quan trọng về chiến lược và phá cuộc tấn công đông xuân củata. Không đạt được âm mưu trên, ngày 3-12-1954, Nava quyết định xây dựng ĐiệnBiên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp ở Đông Nam Á, chấpnhận cuộc quyết chiến chiến lược tại đây, sẵn sàng nghiền nát bộ đội chủ lực của ta.+ Đầu tháng 12-1953, phối hợp với bộ đội Pathét Lào, ta tiến đánh Pháp ở Trung Lào,giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Sênô. Địch điều quân từ đồng bằng Bắc Bộ lên cứunguy cho Sênô.+ Đầu năm 1954, Pháp mở chiến dịch Átlăng đánh vào vùng tự do của ta ở khu V, chỉđể lại bộ đội địa phương và du kích chống càn, quân chủ lực ta tiến lên Tây Nguyên.Tháng 2-1954, ta giải phóng Kontum, địch phải bỏ dở cuộc hành quân lên Tuy Hòađể tăng cường lực lượng giữ Plâycu.+ Cùng thời gian trên, ta tiến đánh Thượng Lào, giải phóng Phongxalỳ, uy hiếpLuông Phabang.+ Trong khi đó, chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bắc Bộ, Nam Bộ, Nam TrungBộ, Bình Trị Thiên..., ngay cả các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, ta cũng đánhtập kích vào sân bay Bạch Mai, Cát Bi làm cho địch thêm lúng túng.Như vậy, kế hoạch tập trung quân cơ động lớn của Nava ở đồng bằng Bắc Bộkhông thực hiện được, các cuộc tấn công của ta diễn ra ở nhiều hướng có tầm quantrọng chiến lược buộc Pháp phải bị động điều quân để đối phó. Kế hoạch Nava bướcđã đầu bị phá sản.Chiến dịch Điện Biên Phủ- Để phá tan cuộc tấn công đông xuân của ta, để bảo vệ Tây Bắc và Thượng Lào,Nava đã cho 6 tiểu đoàn Âu - Phi tinh nhuệ nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Từ tháng29 12-1953, Nava quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnhnhất Đông Nam Á, với một hệ thống hầm ngầm, bê tông kiên cố, liên hoàn có thể ứngcứu cho nhau khi bị ta tấn công.+ Điện Biên Phủ gồm 3 phân khu, 49 cứ điểm, 2 sân bay, 1 trận địa pháo, xung quanhđược bao bọc bởi một hệ thống giao thông hào và hàng chục tấn dây thép gai. Phápđiều tới đây 16.200 quân thuộc vào loại tinh nhuệ nhất Đông Dương, chủ yếu là línhÂu - Phi, ngoài ra còn trang bị xe tăng 18 tấn, súng phun lửa, súng đại liên… vớicách bố trí và trang bị như vậy, Điện Biên Phủ trở thành khâu chính của của kế hoạchNava, Pháp còn cho rằng “Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm”.- Nhận rõ âm mưu và tham vọng của Pháp tại mặt trận Điện Biên Phủ, Trung ươngĐảng, Quân ủy trung ương và Hồ Chủ Tịch quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủvới tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”. Điện Biên Phủ trở thànhđiểm “Quyết chiến chiến lược” giữa ta và Pháp.- Ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chiếndịch diễn ra 3 đợt, 17h30’ ngày 7-5-1954 lá cờ quyết chiến quyết thắng của ta tungbay trên hầm của sở chỉ huy địch, tướng Đờcát cùng toàn bộ bộ tham mưu của Pháp ởtập đoàn cứ điểm bị bắt, gần 1 vạn quân địch ra hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ toànthắng.- Sau 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm...” ta đã tiêu diệt và bắt sống 16.200tên[1tướng, 16 đại tá và trung tá], hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và phương tiệnchiến tranh, làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.Đưa dân tộc ta vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong trong cuộc đấu tranh chống chủnghĩa đế quốc.- Thắng lợi của nhân dân ta ở Điện Biên Phủ là một trong những thắng lợi oanh liệtnhất trong kháng chiến chống xâm lược “đã được ghi vào lịch sử dân tộc như mộtBạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ XX, được ghi vào lịch sử thếgiới như một chiến công hiển hách đột phá thành trì của chủ nghĩa đế quốc và chủnghĩa nô dịch thuộc địa”.- Thắng lợi đó góp phần quyết định vào việc buộc Pháp phải ký kết Hiệp địnhGiơnevơ 21-7-1954, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, miền Bắc được30

Video liên quan

Chủ Đề