Bệnh rễ thần kinh và đám rối là gì

Rễ thần kinh cổ từ tuỷ sống ra có thể bị chèn ép cấp tính hay mạn tính do các loại bệnh lý khác nhau. Bệnh lý rễ thần kinh cổ có biểu hiện lâm sàng chính là đau cổ, đau lan ra vai, đau lan xuống cánh tay – cẳng tay – bàn tay và đến các ngón tay. Tê hay các dị cảm khác kèm theo đường rễ thần kinh bị chèn ép.

1. Thủ phạm gây chèn ép

Các nguyên nhân chèn ép rễ thần kinh cổ chủ yếu ở tầng di động cột sống cổ phía trước tuỷ sống cổ, theo thứ tự thường gặp: thoát vị đĩa đệm cổ bệnh lý, thoát vị đĩa đệm cổ sau chấn thương, thoái hoá cột sống cổ. Đa số trường hợp chỉ một rễ bị chèn ép và chỉ một bên cổ, vai, cánh tay đau. Một số ít trường hợp xảy ra hai tầng bệnh với hai rễ thần kinh đau cùng bên:

- Thoát vị đĩa đệm bệnh lý: không thấy có nguyên nhân chấn thương nhưng nhân nhày của đĩa đệm chui ra sau, sang bên, chèn ép ngay rễ thần kinh một bên phải hay trái. Hiếm khi có thoát vị đĩa đệm mà nhân nhày gây chèn ép vừa mặt trước bên tuỷ sống, vừa mặt trước rễ thần kinh [gọi là bệnh lý phối hợp tuỷ sống – rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm].

- Thoát vị đĩa đệm sau chấn thương: hiện nay phát hiện dễ hơn trước nhờ hình ảnh cộng hưởng từ, thực hiện sau chấn thương, khi bệnh nhân than đau cổ, vai, cánh tay một bên.

- Thoái hoá đĩa đệm: đĩa đệm bị hư biến, mất nước, xương mọc dày quanh sụn tấm, tận ra sau, sang bên, gây chèn ép dần dần rễ thần kinh. Nguyên nhân này ít thấy hơn.

2. Những biểu hiện mắc bệnh

Bệnh lý rễ thần kinh cổ thường thấy trong hạng tuổi trẻ hơn 30 – 40 tuổi, do thoát vị đĩa đệm. Những triệu chứng lâm sàng dễ gây chú ý với bệnh nhân do tính đau cấp, thường thấy:

- Đau cổ: nhất là khi ngửa cổ hoặc cúi cổ. Xoay cổ qua phải hay trái cũng làm bệnh nhân đau nhiều. Cơn đau nhiều khi dữ dội khiến bệnh nhân không nằm được, rất khó chịu.

- Đau vai lan xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đến các ngón tay: theo rễ thần kinh bị chèn ép. Kiểu đau này rất đặc thù mà bệnh nhân cảm nhận rõ, có thể vẽ theo đường đau, tức theo dải cảm giác của rễ thần kinh bị chèn ép. Bệnh nhân có thể vẽ từ cổ, vai xuống đến ngón cái hay ngón ba hay ngón út tuỳ rễ bị chèn ép [C6, C7…].

- Mỏi cổ: cũng là một triệu chứng đáng quan tâm, thường làm bệnh nhân than phiền.

- Tê theo đường cảm giác rễ thần kinh bị chèn ép: tê tới ngón cái hay ngón ba, ngón năm.

- Cơ bị chi phối yếu, teo cơ nhanh: teo cơ hai đầu, teo ba đầu hay teo cơ kẽ xương bàn tay.

Bác sĩ chuyên khoa cột sống có thể chẩn đoán bệnh lý rễ thần kinh cổ khi phối hợp khám lâm sàng thấy rõ các triệu chứng trên, phát hiện triệu chứng Spurling và hình ảnh học y khoa của các nguyên nhân bệnh lý.

Phần lớn khỏi bệnh nhờ điều trị bảo tồn

- Khi phát hiện bệnh lý rễ thần kinh cổ, không phải lúc nào bệnh nhân cũng phải bị phẫu thuật. Phải hết sức cẩn thận trong chỉ định đốt laser, đốt sóng cao tần… vì dễ khiến tiền mất, tật mang. Phần lớn bệnh nhân có thể khỏi bệnh bằng các biện pháp điều trị bảo tồn. Cụ thể, bệnh nhân được khuyên mang nẹp cổ mềm trong vài tuần đầu điều trị, bớt cử động cột sống cổ, tránh tư thế sai, tránh kéo tạ cổ, tránh tập mạnh cổ sai, tránh cúi – xoay cổ hay ngửa – xoay cổ, tránh ngửa cổ quá mức. Một số thuốc hỗ trợ có thể được sử dụng như thuốc kháng viêm không phải corticosteroids, thuốc giảm đau, thuốc trợ lực thần kinh, thuốc an thần... Tập mạnh cơ vùng cổ nhẹ nhàng, dần dần, dưới sự giám sát của chuyên viên phục hồi chức năng khi bớt đau cổ.

- Chỉ định phẫu thuật bệnh lý rễ thần kinh cổ dành cho: các ca đau dữ dội từ đầu khiến bệnh nhân không chịu nổi; các ca bị chèn ép lâu khiến đã liệt vận động, teo cơ. Các phẫu thuật viên thường ưa chuộng biện pháp cắt đĩa sống, hàn liên thân đốt lối trước, có hay không kèm theo cố định nẹp ốc kim loại cột sống cổ. Nẹp kim loại có chỉ định rõ khi cần phẫu thuật hàn xương sống cổ qua nhiều tầng bệnh để tránh khớp giả. Bệnh nhân được mổ lối trước thường cần mang nẹp cổ đến khi hàn xương khoảng 6 – 8 tuần sau mổ. Phương pháp này hữu hiệu và cho kết quả tốt với chi phí thấp hơn nhiều so với quan niệm thay đĩa sống giả vùng cổ, mắc tiền hơn năm, sáu lần. Cũng nên biết, thay đĩa sống giả hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu trên thế giới, đã phát hiện một số biến chứng như: cứng đĩa sống thay vì di động như mục đích ban đầu; trật đĩa sống giả; cựa xương mọc quanh đĩa sống giả làm kết quả lâu dài xấu, thất bại. Một số phẫu thuật viên chuộng phương pháp mổ lối sau, mở bảng sống và lỗ liên hợp một phần để giải ép rễ thần kinh bị chèn ép từ phía sau. Bệnh nhân không phải mang nẹp thân. Phương pháp này đòi hỏi khoan mài siêu tốc [20.000 – 100.000 vòng/phút] và lưỡi mài đính kim cương.

Hầu hết bệnh nhân được điều trị đúng đắn đều khỏi bệnh với biện pháp bảo tồn [75%] hay biện pháp phẫu thuật [25%]. Cần lưu ý không phải bệnh nhân nào cũng cần phẫu thuật. Hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa cột sống là những người có thể giúp bệnh nhân chọn điều trị bảo tồn hay phẫu thuật một cách tốt nhất.

PGS.TS.BS. VÕ VĂN THÀNH
Theo SGTT

Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay có thể thường thấy ở những trường hợp như bị đứt do vật sắc nhọn. Bị nhổ và do chấn thương , tai nạn. Nhưng phổ biến nhất là do lực kéo căng làm đứt hoặc nhổ các rễ thần kinh khỏi tủy sống với các mức độ trọng thương khác nhau. Trong đó, nhổ toàn bộ các rễ thần kinh khỏi tủy sống là tổn thương nặng nhất. Xấu nhất, biểu hiện lâm sàng là mất hoàn toàn vận động và cảm giác tay  và không thể tự phục hồi nếu không được phẫu thuật.

Đám rối thần kinh cánh tay và chức năng sinh lý

Các sợi thần kinh thoát ra từ tủy cổ  qua lỗ ghép đốt sống tạo thành các rễ rồi đan nối với nhau để tạo ra đám rối thần kinh cánh tay và từ đám rối hình thành các dây thần kinh.

Các dây thần kinh sẽ đi đến cơ và da chi phối vận động và cảm giác cho chi trên.

Nguyên nhân, cơ chế và mức độ tổn thương: Nguyên nhân thường gặp nhất là do tai nạn giao thông, các nguyên nhân ít gặp hơn là tai nạn lao động, sinh hoạt, tai nạn thể thao và tai nạn khi sinh [trẻ sơ sinh].

Tăng góc cổ vai đột ngột gây tổn thương các rễ cao, mất gấp khuỷu và giạng vai:

Tăng góc cánh tay – thân người đột ngột gây tổn thương các rễ thấp, mất gấp, duỗi và cầm nắm của bàn tay.
Tổn thương có thể nhổ, đứt tất cả các rễ thần kinh gây liệt hoàn toàn vận động và mất toàn bộ cảm giác sờ mó, nóng lạnh của chi trên nhưng lại xuất hiện những cơn đau rút bàn ngón tay.

II.CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA TỔN THƯƠNG ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY

  • Mất vận động hoàn toàn chi trên
  • Mất toàn bộ các loại cảm giác và phản xạ gân xương của chi trên
  • Có thể gặp hội chứng co hẹp đồng tử, hẹp khe mi, nhãn cầu thụt lùi về sau
  • Liệt cơ ,không giơ được cánh tay lên cao
  • Liệt cơ do tổn thương dây TK cơ bì, không gấp được cẳng tay
  • Giảm cảm giác đau bờ ngoài của vai,cánh tay, cẳng tay và nền đốt bàn một
  • Giảm chức năng dây trụ. Dây bì cánh tay, cẳng tay trong và một phần dây giữa
  • Liệt ngọn chi trên , cơ gian đốt. Cơ gấp ngón tay va cơ gian đốt, mất động tác gấp
  • khép và dạng các ngón tay  mất động  tác duỗi đốt ngón 2.3
  • Mất cảm giác mặt trong cánh tay, cẳng tay và bàn tay.Teo cơ bàn tay
  • Mất phản xạ trụ sấp
  • Rối loạn cảm giác vùng mõm vai, mặt sau cẳng tay và nửa ngoài mu tay
  • Liệt cơ tam đầu , cơ duỗi bàn tay và ngón tay

2. Điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay

Để điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay thành công thì bệnh nhân cần được phẫu thuật sớm nhất có thể. Tránh tình trạng xơ dính các dây thần kinh thì việc phục hồi trong giai đoạn này sẽ trở nên rất khó khăn, gây nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật cho bệnh nhân. Vì vậy. Trong trường hợp những dây thần kinh vừa đứt thì nên nối kịp thời cho bệnh nhân để mang lại hiệu quả phục hồi cao nhất, giúp bệnh nhân có thể tập phục hồi chức năng tốt hơn.

Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân bị chấn thương ngã và đập phần vai xuống. Không xuất hiện vết thương hở và được chẩn đoán liệt đám rối thần kinh cánh tay thì cần đợi trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 tháng để đánh giá tổn thương thần kinh và căng giãn hay đứt hoàn toàn, lúc này mới có thể chỉ định phẫu thuật hay không.

Tập vận động thụ động cho bệnh nhân giúp phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt đám rối thần kinh cánh tay.

  • Tăng tuần hoàn, giảm phù nề các chi tổn thương
  • Chống co rút cơ
  • Chống cử động sai của các xương vùng bả vai và cánh tay
  • Tập vận động các cơ
  • Kích thích người bệnh cảm giác

Cụ thể hơn, phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt đám rối thần kinh cánh tay bao gồm những kỹ thuật như sau:

  • Xoa bóp nhẹ nhàng để giảm việc xuất huyết cũng như phù nề trên bệnh nhân
  • Luôn đặt bệnh nhân trong tư thế kê cao chi
  • Tập vận động thụ động cho bệnh nhân một cách nhẹ nhàng và từ từ
  • Kiểm soát những cử động của vùng bả vai. Thực hiện những động tác gập và dạng khớp ổ chảo cánh tay
  • Tiến hành rèn luyện và phục hồi một số chức năng vận động
  • Cho bệnh nhân tiếp xúc và chạm vào những đồ vật có kích thước và chất liệt đa dạng để gia tăng cảm giác cho bệnh nhân
  • Kích thích điện cường độ nhỏ để thực hiện phục hồi thần kinh sớm cho bệnh nhân.
THAM KHẢO THÊM

Các bài tập vận động Vật lý trị liệu kết hợp với máy kích thích điện cường độ nhỏ để thực hiện phục hồi thần kinh sớm cho bệnh nhân.

MÁY KÍCH THÍCH THẦN KINH CƠ Model: Intensity SC2

  •  Kích thích điện thế hoạt động ở các dây thần kinh & Khử cực trực tiếp cơ tạo kích thích co cơCác dòng điện sẽ gây nên hiện tượng khử cực thần kinh cơ. Tương tự như tín hiệu phát ra từ thần kinh trung ương. Cho nên có thể sử dụng để kích thích hoạt động trở lại cho các cơ bị liệt do. Chấn thương liệt tủy sống, đứt dây thần kinh do gãy xương…

– Dòng điện kích thích thần kinh sẽ làm cho các cơ bị liệt này hoạt động trở lại để một phần duy trì sức cơ, trương lực cơ.

– Đối với các cơ bị yếu, có thể sử dụng để luyện tập, rèn luyện. Ví dụ như kích thích cơ sàn chậu bị yếu hoặc sử dụng kèm với co cơ chủ động của bệnh nhân. Giúp tái kích hoạt cơ tứ đầu đùi sau phẫu thuật dây chằng chéo trước.

MÁY KÍCH THÍCH THẦN KINH CƠ 4 DÒNG ĐIỆN Model: Intensity SC2

  • là loại máy có khả năng hỗ trợ điều trị cao trong vật lý trị liệu – hồi phục chức năng. Máy có kích thước nhỏ gọn. tiện lợi cho việc di chuyển khi chữa trị.

–> ĐẶC BIỆT :Máy có thể điều chỉnh theo ý của người sử dụng về các tính năng như

+ Thời gian sung điện [ lâu hoặc ngắn ]

+ Cường độ phát sóng [ từ thấp lên cao ]

+ Chế độ kích thích [ rung động- co bóp – tê tái- rân rân]

  • MÁY CÓ TỚI 72 CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ CHO  6 VÙNG NHƯ: LƯNG- CỔ-VAI-GÁY-TAY-CHÂN

Đặc điểm kỹ thuật :

– Máy kíck thích thần kinh cơ có 4 dòng điện TENS, IF, NMES, RUSSIAN

– Dòng TENS điều trị giảm đau cho hầu hết các bệnh lý cơ xương khớp

– Dòng IF [giao thoa 4 cực] điều trị giảm đau cho các vùng lớn như lưng, cổ, vai, gối

– Dòng NMES [kích thích thần kinh cơ] kích thích cơ cho bệnh nhân bị liệt như tai biến, liệt tuỷ, tổn thương đám rối thần kinh, đứt dây dần kinh, sau mổ phải phóng thần kinh …

– Dòng RUSSIAN [kích thích cơ kiểu Nga] kích thích mạnh cơ cho các cơ bị yếu

– Điều trị cho 2 vùng cơ khác nhau cùng lúc với 2 kênh điện xung

– Có thể điều chỉnh thời gian xung, thời gian nghỉ, thời gian tăng cường độ, thời gian giữ dòng điện, tần số kích thích

– Mỗi dòng điện được thiết lập sẵn chương trình cho 6 bộ phận trên cơ thể: tay / gối / lưng / cổ/  vai / chân [ mỗi bộ phận cơ thể có 2 chương trình cài sẵn và 1 chương trình cài đặt theo ý người sử dụng]

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình nhất!!!

Video liên quan

Chủ Đề