Vì sao lăng thống muốn giết cam ninh

Từng sở hữu nhiều danh tướng nổi tiếng thời Tam Quốc như Chu Du, Thái Sử Tử, Cam Ninh, Lã Mông… có thể nói tập đoàn chính trị Đông Ngô vốn là thế lực chẳng thiếu mãnh tướng.

Theo quan điểm của QQNews [Trung Quốc], nếu chỉ dựa trên nội dung của "Tam Quốc diễn nghĩa" nói riêng, tờ báo này cho rằng hai mãnh tướng nổi bật nhất trong thời kỳ đầu gây dựng Đông Ngô chính là Thái Sử Từ và Cam Ninh.

Mặc dù đều là hai viên hổ tướng hàng đầu và cùng sở hữu nhiều cống hiến trọng yếu đối với sự thành lập của cơ nghiệp họ Tôn ở Giang Đông, thế nhưng giữa Thái Sử Từ và Cam Ninh, ai mới thực sự xứng với danh hiệu đệ nhất mãnh tướng Đông Ngô?

Muốn tìm được đáp án cho câu hỏi nói trên, trước tiên cần nhìn lại những chiến tích trong sự nghiệp chiến đấu của hai mãnh tướng cốt cán này.

Điểm lại những chiến tích nổi bật của Cam Ninh và Thái Sử Từ trong "Tam Quốc diễn nghĩa"

Hình tượng nhân vật Thái Sử Từ được tái hiện trên phim truyền hình. [Ảnh: Nguồn Internet].

Thái Sử Từ [166-206], là mãnh tướng của Đông Ngô trong thời kỳ đầu, vốn là thuộc hạ của Lưu Do và đi theo Tôn Sách trong quá trình ông gây dựng sự nghiệp ở Giang Đông.

Nhờ sở hữu võ lực xuất chúng, Thái Sử Từ nhanh chóng nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm của Tôn Sách.

Chiến tích nổi bật nhất trong cuộc đời của nhân vật này chính là trận đại chiến ba trăm hiệp giữa ông và Tiểu bá vương võ lực xuất chúng Tôn Sách.

Dù vậy, Thái Sử Từ có thể một mình so chiêu với vị Tiểu bá vương này tới vài trăm hiệp vẫn bất phân thắng bại. Từ đó có thể thấy giá trị võ lực không thể coi thường của nhân vật này.

Năm xưa, Khổng Dung trấn thủ ở quận Bắc Hải bị quân Khăn Vàng bao vây, cũng chính Thái Sử Từ đã chủ động đi đưa thư cứu viện, cuối cùng vượt được vòng vây và kịp thời gặp Lưu Bị xin viện binh tới ứng cứu.

Theo tình tiết của "Tam Quốc diễn nghĩa", tới trận chiến ở Hợp Phì sau này, Thái Sử Từ khi theo Tôn Quyền xuất chinh đã đại chiến cùng danh tướng Trương Liêu của Tào Ngụy tới bảy, tám mươi hiệp vẫn khó phân cao thấp.

Có thể cùng hai viên đại tướng nổi danh đương thời giao thủ, hơn nữa lại đánh tới khó phân thắng bại. Điều này đã phần nào chứng minh cho thực lực phi phàm của viên mãnh tướng họ Thái.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Về phần Cam Ninh, ông vốn là bộ tướng dưới quyền Lưu Biểu và sau này quy thuận Đông Ngô.

Sau đó vài năm, Cam Ninh cũng lập được không ít công lao và nhận được sự tín nhiệm từ những người đứng đầu của gia tộc họ Tôn.

Luận về chiến tích, Cam Ninh vốn không hề thua kém Thái Sử Từ. Ông nổi danh với tài bắn tên siêu phàm, từng dùng một mũi tên để đoạt mạng đại tướng dưới quyền Tôn Sách là Lăng Thao.

Bởi vì cha ruột chết dưới tay Cam Ninh, con trai của Lăng Thao là Lăng Thống đã từng đấu tay đôi với viên tướng họ Cam khi ông về hàng Đông Ngô. Kết quả là trận đại chiến giữa họ diễn ra tới hơn 50 hiệp vẫn bất phân thắng bại.

Trong trận đại chiến Xích Bích, chiến tích của Cam Ninh cũng vô cùng xuất sắc, thậm chí còn có ý kiến cho rằng công lao của ông còn lấn át cả oai phong của lão tướng Hoàng Cái.

Bấy giờ, Cam Ninh được xem như tướng tiên phong của Đông Ngô, vừa mở màn đã chém chết đại tướng Sái Trung của quân Tào. Sau một màn này, hai viên tướng địch khác là Mã Diên và Trương Khải cùng xông tới, nhưng đều vong mạng dưới tay của mãnh tướng họ Cam.

Liên tiếp hạ gục 3 viên tướng Tào, tên tuổi của Cam Ninh khi ấy đã khiến cho các tướng lĩnh khác trong trận doanh của Tào Tháo đều sợ tái mặt, thậm chí còn cố ý tránh giao chiến với ông khi ra chiến trường.

Cam Ninh đã từng là cái tên ám ảnh đối với các tướng lĩnh dưới trướng Tào Tháo trong trận đại chiến Xích Bích. [Ảnh minh họa: Nguồn Internet].

Bên cạnh trận Xích Bích, Cam Ninh cũng từng theo Tôn Quyền tấn công Hợp Phì. Tại chiến trường ở Uyển Thành, quân Ngô bị quân Tào đánh trả dữ dội.

Dưới tình huống ấy, Cam Ninh đã xông pha tên đạn, nhảy lên mặt thành, giết chết đại tướng Chu Quang của quân địch, từ đó giúp quân Ngô phá được cửa thành.

Chưa dừng lại ở đó, viên tướng họ Cam lúc sinh thời còn từng hạ gục Nhạc Tiến – một trong những danh tướng khét tiếng nhất của Tào Tháo.

Trong trận Hợp Phì, Cam Ninh đã bắn tên trúng Nhạc Tiến khiến viên hổ tướng Tào Ngụy ấy bị thương, đồng thời cũng cứu được Lăng Thống một mạng.

Giữa Cam Ninh và Thái Sử Từ, ai mới được xem là người "trên cơ"

Tranh minh họa: Nguồn Internet.

Nhìn lại những chiến tích nói trên, không khó để nhận thấy cả Cam Ninh và Thái Sử Từ đều từng có những trận đọ sức tay đôi nổi bật trong "Tam Quốc diễn nghĩa" với đối thủ là các danh tướng khét tiếng nổi tiếng thời bấy giờ.

Tuy nhiên theo quan điểm của QQ News, có thể thấy tác giả La Quán Trung vẫn có phần ưu ái cho Thái Sử Từ hơn so với Cam Ninh về mặt thứ hạng.

Tờ báo này cũng cho rằng, sự sắp xếp nói trên vốn bị ý đồ của tác giả chi phối, còn nếu đánh giá khách quan dựa trên chiến công thực sự thì võ lực của Cam Ninh mạnh hơn Thái Sử Từ.

Theo đó, Thái Sử Từ năm xưa mặc dù từng đại chiến cùng Tôn Sách, Trương Liêu, thế nhưng kết quả đều là bất phân thắng bại. Trong khi đó, Cam Ninh từng đánh bại không ít danh tướng, mà nổi bật chính là Nhạc Tiến.

Trong trận doanh Tào Ngụy, Trương Liêu và Nhạc Tiến đều được xếp vào hàng "ngũ hổ lương tướng". Tuy nhiên Thái Sử Từ không đánh bại được Trương Liêu, còn Cam Ninh thì chỉ dùng một mũi tên đã khiến Nhạc Tiến phải rút lui.

Điều này đã thể hiện rằng, Cam Ninh vẫn có thể xem là người "trên cơ" nếu so với Thái Sử Từ.

Bên cạnh đó, Thái Sử Từ mặc dù có công nhưng cũng không có được nhiều chiến tích và danh tiếng vượt trội như Cam Ninh.

Bởi vậy nếu xét trên phương diện võ lực, QQ News đã đưa ra một nhận định tổng quát: Giữa Thái Sử Từ và Cam Ninh, viên tướng họ Cam có thể xem là nhân vật xứng đáng có được danh hiệu đệ nhất mãnh tướng Đông Ngô một thời.

PV [Trí Thức Trẻ]

Là một nhà quân sự tài ba, chuyên về thủy chiến, chức vụ chính thức là Đại đô đốc, Chu Du nổi tiếng với chiến thắng Xích Bích - trận chiến lớn nhất thời Tam Quốc - trước quân Tào Tháo.

Đã hàng ngàn năm nay, người ta vẫn tranh luận mãi và đưa ra đủ loại giả thuyết về nguyên nhân cái chết của Chu Du, mà theo “Tam Quốc diễn nghĩa” thì Khổng Minh Gia Cát Lượng phải chịu trách nhiệm về cái chết này…

Bị Gia Cát Lượng chọc tức, uất quá mà chết?

Theo “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, “Gia Cát Lượng tam khí Chu Du” [ba lần chọc tức]. Lần thứ nhất, khi Tào Nhân đại chiến Đông Ngô, Chu Du và Gia Cát Lượng giao hẹn:

Nếu Chu Du đánh lấy Nam Quận thất bại thì Lưu Bị đem quân đánh tiếp để chiếm lấy. Chu Du đánh lần đầu không thuận lợi, bị thương, bèn tương kế tựu kế đánh bại quân Tào, nhưng Gia Cát Lượng đã thừa cơ đánh úp chiếm được Nam Quận.

Như thế là vừa không thất ước lại chiếm được địa bàn, trong khi Chu Du hao binh tổn tướng, bản thân bị thương mà trắng tay. Du uất quá, vết thương vỡ ra, ngã khỏi lưng ngựa.

Lần thứ hai, sau khi Cam phu nhân chết, Chu Du hiến kế cho Tôn Quyền đem gả em gái là Tôn Thượng Hương cho Lưu Bị nhằm dụ Bị tới Đông Ngô rồi bắt giết. Nào ngờ Ngô Quốc Thái [mẹ Tôn Quyền] lại yêu mến Lưu Bị.

Chu Du nhân đó bày kế khác tách Bị khỏi Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi…dùng thanh sắc mê hoặc Lưu Bị để ông ta vui hưởng lạc mà quên đi ý chí đánh lấy thiên hạ, nhưng lại thất bại.

Gia Cát Lượng lại bày kế để Lưu Bị an nhiên trở về Kinh Châu, lại còn khiến Chu Du trúng kế mai phục. Gia Cát Lượng cho binh sĩ đọc vang hai câu thơ “Chu Lang diệu kế yên thiên hạ/ Đã mất phu nhân lại thiệt quân”. Chu Du nghe xong uất quá, vết thương sắp lành lại vỡ ra.

Lần thứ ba, Lưu Bị mượn Đông Ngô 9 quận Kinh Tương để củng cố thực lực. Đông Ngô sợ nuôi hổ tất họa, ắt sẽ gây nên mối đe dọa cho mình nên năm lần bảy lượt yêu cầu Lưu Bị trả lại Kinh Châu. Gia Cát Lượng biết sau khi chiếm được Tây Xuyên sẽ phải trả Kinh Châu, nên cứ lần lữa không đánh lấy.

Chu Du tức quá, bèn nghĩ ra kế mượn đường qua Kinh Châu để giúp Lưu Bị đánh lấy Tây Xuyên, thực chất là lấy lại Kinh Châu. Nhưng kế này bị Gia Cát Lượng đoán biết, bèn tương kế tựu kế, bao vây Chu Du. Du tức quá, vết thương cũ tái phát, kêu lớn một tiếng, hộc máu mà chết. Trước khi chết còn ngửa mặt mà than “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng”.

Bị Trương Chiêu hại chết?

 Chu Du và Trương Chiêu đều theo phò Tôn Sách, sau khi Tôn Sách qua đời, Tôn Quyền lên thay anh làm chủ Giang Đông, cả hai lại cùng phò tá Tôn Quyền. Trung hộ quân Chu Du và Trưởng sử Trương Chiêu cùng nhau nắm giữ đại quyền, Du nắm quân sự, Chiêu quản chính trị.

Thế nhưng trong khi Chu Du và Lỗ Túc chủ trương tiến hành chiến tranh đánh Tào để chiếm lấy thiên hạ thì Trương Chiêu lại chủ hòa, chỉ muốn yên phận làm chủ Giang Đông. 

Chu Du được Tôn Quyền tin dùng, nên trở thành cái gai trong mắt Trương Chiêu. Vì vậy, nhân cơ hội Chu Du bị thương phải về dưỡng bệnh, Trương Chiêu đã sai người lén dùng thuốc độc hại chết đối thủ chính trị của mình.

Hay chết vì bị Tiểu Kiều hãm hại?

 Chu Du và Tiểu Kiều là cặp anh hùng sánh thuyền quyên. Tuy nhiên, Chu Du mải mê chiến trận nên sau 12 năm kết hôn, thời gian hai người gần nhau thì ít, xa nhau nhiều hơn.

Sau khi đại thắng Xích Bích, Chu Du cho viên gia tướng là Chu Hưng đi đón Tiểu Kiều từ Sài Tang Khẩu về nhà ở Kiến Nghiệp để chăm sóc. Một người là mỹ nhân đương xuân thì, một là trai trẻ đầy sinh lực,  ở gần lâu ngày lửa và rơm bén nhau, quan hệ vượt quá giới hạn chủ - tớ.

Năm Kiến An thứ 15 [210], Chu Du khi đánh Tây Xuyên bị trúng tên, lại thêm bị Gia Cát Lượng chọc tức nên sinh bệnh nặng. Tôn Quyền hay tin bèn cho người đón Tiểu Kiều đến để chăm sóc cho Du.

Lúc này tình cảm giữa Tiểu Kiều và Chu Hưng đã trở nên keo sơn đến mức không muốn rời xa nhau. Hai kẻ gian phu dâm phụ cùng nhau nghĩ ra cách khiến Chu Du phải chết để họ được bên nhau mãi mãi.

Sau khi đến Sài Tang, sau một hồi bày tỏ niềm thương nỗi nhớ, Tiểu Kiều chợt nói: “Chu Lang, chàng vì bực tức với Gia Cát Lượng mà sinh bệnh, em có một kế có thể giết được hắn”. Du hỏi “Nàng có kế gì?” “Chàng vờ chết, Khổng Minh tất sẽ đến viếng. Ta bố trí phục binh tinh nhuệ bên ngoài, đợi khi hắn vào hiếu đường, sẽ ra hiệu để phục binh ập vào giết hắn”.

Du nói: “Khổng Minh trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, biết nhìn thiên tượng đoán họa phúc. Ta chưa chết thì tướng tinh chưa rụng, hắn sao có thể mắc lừa?” Tiểu Kiều nói: “Phu quân đặt quan tài trong hiếu đường, chàng vào nằm trong đó, đậy nắp lại, tướng tinh sẽ mờ đi, Khổng Minh ắt tin là thật”.

Chu Du: “Ta nằm mãi trong đó, không chết vì bệnh thì cũng chết vì ngạt thở”, “Chàng yên tâm, có thể khoan hai lỗ thông hơi ở phía dưới là được”.

Chu Du nghe theo lời Tiểu Kiều, giả chết vào nằm trong áo quan rồi phao tin mình đã chết vì bệnh. Tin tức truyền sang Kinh Châu, Khổng Minh xem thiên văn thấy phía Đông Nam có một ngôi sao ánh sáng mờ ảm đạm, chao đảo muốn rụng, than thở: “Chu Công Cẩn nguy rồi!” Hôm sau bèn cùng Triệu Vân mang theo 200 quân bản bộ đi thuyền sang Giang Đông phúng viếng.

Đến Sài Tang Khẩu, vào trong hiếu đường, thắp hương khấn vái. Khi Khổng Minh cúi xuống vái thì thấy phía dưới quan tài có hai lỗ thủng, chợt giật bắn mình, nghĩ ngay đến chuyện xấu, bèn cất tiếng kêu lớn “Triệu Vân ở đâu?”.

Triệu Vân nghe tiếng bèn xông vào hiếu đường, lúc này phục binh cũng xông vào để chém Khổng Minh. Triệu Vân tay trái kẹp giữ Khổng Minh, tay phải múa kiếm vừa chém giết vừa chạy ra bờ sông. Hai trăm quân đã chuẩn bị sẵn thuyền, Triệu Vân cắp Khổng Minh nhảy lên là thuyền giương buồm giong thẳng sang bờ kia.

Trong hiếu đường, Tiểu Kiều thấy chuyện bại lộ, bèn nhanh tay lấy mấy cục sáp bịt kín hai lỗ thông hơi. Đến khi các tướng sĩ đuổi theo thầy trò Gia Cát Lượng quay trở về mở nắp áo quan ra thì Chu Du mệnh đã quy thiên.

Tiểu Kiều nói Khổng Minh sau khi phát hiện đã dùng sáp bịt kín hai lỗ thông hơi. Khắp Giang Đông từ trên xuống dưới, ai nấy đều chửi rủa Khổng Minh, thề sẽ báo thù cho Đại đô đốc mà không hề hay biết Chu Du anh tài một đời lại chết vì tay người vợ phản trắc.

Giả thuyết thứ tư: “Mệnh tổn Ba Khâu”

 Đây là giả thuyết chính thức, được đưa vào các trang tìm kiếm của Trung Quốc như Baidu, Sao …Chu Du và Trình Phổ đem quân vào Nam Quận đối địch cách sông với Tào Nhân. Hai bên mãi không giao chiến, Chu Du cử Cam Ninh đem quân đi chiếm Di Lăng, Tào Nhân bèn chia một bộ phận quân đi bao vây Cam Ninh. Ninh cấp báo với Chu Du, Du dùng kế của Lã Mông, để Lăng Thống ở lại giữ hậu phương, còn tự mình cùng Lã Mông đi cứu, giải vây cho Cam Ninh.

Du dẫn quân đồn trú ở bờ Bắc, hẹn ngày đại chiến với Tào Nhân. Chu Du đích thân lên ngựa ra đốc chiến, bị tên bắn trúng cánh tay phải, vết thương rất nặng, bèn lui binh về trại. Tào Nhân nghe tin Chu Du bị thương nằm liệt giường, bèn dẫn quân khiêu chiến.

Chu Du gắng gượng lên ngựa, đi tuần các trại, khích lệ tướng sĩ giết địch, Tào Nhân phải lui quân. Tôn Quyền phong Chu Du làm Thiên Tướng quân, kiêm nhiệm Thái thú Nam Quận, và phong ấp 3 huyện Hạ Tuyền, Hán Xương, Châu Lăng, cho Du đóng quân ở Giang Lăng.

Sau trận Xích Bích, Chu Du hiến kế cho Tôn Quyền giam lỏng Lưu Bị, trực tiếp quản lý quân của Lưu Bị, nhưng Tôn Quyền cho rằng cần phải đặt lên hàng đầu việc kiềm chế Tào Tháo ở phương Bắc nên không nghe theo.

Năm Kiến An thứ 15 [210], Tôn Quyền phê chuẩn phương án chinh phạt Ích Châu của Chu Du, nhưng khi Du quay về Giang Lăng, chuẩn bị xuất chinh thì bị bệnh nặng rồi chết ở Ba Khâu, hưởng dương 36 tuổi.

Tôn Quyền nghe tin khóc nấc: “Công Cẩn có tài phò vương, vậy mà mệnh đoản, nay ta biết dựa vào ai”, rồi tự mặc tang phục đến phát tang, tướng sĩ ai ai cũng cảm động.  Khi linh cữu Du đưa về tới Ngô Quận, Tôn Quyền ra tận Vu Hồ nghênh đón, bỏ quốc khố ra chi trả mọi khoản tang phí. Sau khi xưng đế, Tôn Quyền nói với quần thần: “Nếu không có Công Cẩn, ta không thể thành hoàng đế được”..

Thu Thủy [Theo báo chí Trung Quốc]

Video liên quan

Chủ Đề