Nhà máy đóng tàu ba son ở đâu

Video

Thống kê truy cập

Trong ngày : 251

Trong tháng : 1.462

Đang online: 2

Tổng lượt truy cập : 228.637

Mục đích thành lập xưởng cơ khí Ba Son không chỉ đế sửa chữa tàu mà còn là nơi đóng tàu biển.

Từ những ngày xa xưa, Ba Son là vùng sình lầy nước đọng, các vua chúa đã dùng là nơi trú đậu, sửa chữa tàu chiến và thương thuyền… Sau khi chiếm được Sài Gòn – Gia Định, năm 1861 Pháp đã tạo ra các ụ đầu tiên tại thủy trại có từ thời Gia Long, tức là ở mảnh đất Ba Son bây giờ. Xét thấy nơi đây là một trong những căn cứ hậu cần quan trọng cho Hải quân Pháp ở Viễn Đông và Thái Bình Dương, ngày 28-4-1863, Pháp đã chính thức thông qua dự án xây dựng thủy xưởng Ba Son tại Sài Gòn trực thuộc Bộ Hải quân Pháp.

Theo thông tin các tài liệu ghi lại, bến sửa tàu Ba Son được khởi công xây bằng xi măng cốt sắt từ năm 1858, và bến tàu nổi được hạ thủy vào tháng giêng năm 1866. Năm 1884 chính phủ Pháp cho xây dựng thêm một ụ tàu lớn nữa để làm căn cứ sửa chữa tàu cho các hạm đội quân Pháp ở vùng Viễn Đông.

Có nhiều thuyết về nguồn gốc đặt tên Ba Son: Một thuyết cho rằng “Ba Son” do danh từ Pháp “Mare aux poissons” gọi tắt lại. Trước kia, giữa khu vực nhà máy Ba Son bây giờ có một con kênh đào tay, nhỏ, nhưng rất nhiều cá tôm. Thuở ấy người Pháp thích đi câu cá ở đây, về sau bị lấp đi nhưng danh vẫn còn. Thuyết khác lại đổ thừa, hồi xưa đã có một anh thợ nguội tên “Son”. Anh này là người thứ ba trong gia đình. Anh vào làm sở này, rồi lấy đó đặt tên, nhưng thuyết này vô căn cứ. Thuyết thứ ba cho rằng “Ba Son” do danh từ của Pháp “Bassin de radoub” mà có. “Bassin” = Ba Son.

Cảng Ba Son nằm ngay góc đường Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh

Buổi đầu, người Pháp đã xuất ra trên bẩy triệu quan thời ấy lấp đất và xây các ụ tàu ở Ba Son này, để có thể sửa chữa các thứ tàu chiến, tàu buôn tại đây khỏi đem về tận Pháp quốc. Những năm cuối thế kỷ 19 xưởng sửa chữa tàu Ba Son đã mở rộng thành một công trường thủ công lớn. Đây là nơi sản xuất, sửa chữa mọi loại chiến thuyền, nơi đặt lò đúc các hạng súng lớn nhỏ bằng đồng hay bằng gang, tập trung hàng ngàn công nhân với nhiều ngành chuyên môn khác nhau.

Những năm 60 của thế kỷ 20, xưởng Ba Son thường xuyên tiếp nhận sửa chữa các loại tàu quân sự và thương mại. Khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Ba Son là một cơ sở quan trọng nhất của thuộc địa Nam Kỳ. Với trang bị hoàn chỉnh, hiện đại, có thể chế tạo những công trình hàng hải quy mô cũng như những hạng mục sửa chữa tinh tế nhất. Ba Son có thể chế tạo tất cả các bộ phận của tàu phóng lôi loại một với giá tiền thấp hơn và trong thời gian ngắn hơn, so với các xưởng chế tạo ở Pháp. Ngoài bể lớn nói trên, xưởng sửa tàu Ba Son còn có một bể khác với kính thước nhỏ hơn, dành cho các pháo hạm, các tàu phóng lôi và các tàu có trọng tải nhỏ.

Trong một bài viết nhan đề “L’Arsenal de Saigon, Eétablissement industriel”, tác giả M.S viết: “Người Pháp thành lập xưởng cơ khí Ba Son không chỉ nhằm mục đích sửa chữa các tàu qua lại, nhận sửa chữa máy móc cho các nhà máy, cho nhà ga Sài Gòn mà còn có thể chế tạo tàu biển, xưởng cũng có trường học nghề”.

Sau khi hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương. Ngày 12/9/1956 Pháp chuyển giao Ba Son lại cho hải quân chính quyền Sài Gòn. Dưới chế độ Sài Gòn cũ, Thủy xưởng Ba Son được đổi tên là Hải quân công xưởng, đặt trực thuộc Bộ Quốc phòng. Sau tháng 4/1975, Hải quân công xưởng được chính quyền Cách mạng tiếp quản và được đổi tên thành Liên hiệp xí nghiệp Ba Son, trực thuộc Bộ Quốc phòng cho đến ngày nay.

Liên hiệp xí nghiệp Ba Son ngày nay là một xưởng sửa chữa và đóng tàu lớn, địa chỉ tại số 2 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một di tích lịch sử mang nhiều ý nghĩa. Là dấu tích cổ còn lại của một công trường thủ công lớn, một ngành công nghiệp quan trọng ra đời sớm nhất của Sài Gòn xưa. Là cái nôi của phong trào đấu tranh của các tầng lớp công nhân Sài Gòn.

nguoiduatin.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN DỰ ÁN VINHOMES GOLDEN RIVER BA SON

Tổng công ty Ba Son [tiếng Anh: Bason Corporation] tiền thân là Xí nghiệp Ba Son trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc phòng Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập vào ngày 04 tháng 8 năm 1925 hoạt động đa lĩnh vực như đóng mới và sửa chữa tàu thủy, tái chế phế liệu kim loại, khai thác cát, kinh doanh bất động sản và máy móc, chế biến gỗ, kho bãi và vận tải hàng hóa.[1] Trụ sở đăng ký tại số 2 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng công ty Ba SonHoạt động04 tháng 8 năm 1925 [44 năm, 93 ngày]Quốc gia Việt NamPhục vụ
Quân đội nhân dân Việt NamPhân loạiDoanh nghiệp Quân độiChức năng
  • Đóng tàu và cấu kiện nổi
Bộ phận của
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc phòngBộ chỉ huySố 2 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí MinhHuy hiệuTrang chính//www.basonshipyard.vn/

Bài viết này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này.

Xưởng sửa chữa và đóng tàu lớn địa chỉ tại số 2 đường Tôn Đức Thắng cũng là một di tích lịch sử mang nhiều ý nghĩa. Nó là dấu tích cổ còn lại của một công trường thủ công lớn, một ngành công nghiệp quan trọng ra đời sớm nhất của Sài Gòn xưa đồng thời là cái nôi của phong trào đấu tranh của các tầng lớp công nhân Sài Gòn. Xưởng cơ khí số 323 đường số 12 trong khuôn viên là nơi người thợ máy Tôn Đức Thắng [sau này là Chủ tịch nước Việt Nam từ năm 1969 đến 30 tháng 8 năm 1980] đã từng làm việc và hoạt động cách mạng trong những năm 1915 - 1928.[2]

Năm 1861, thực dân Pháp cho xây dựng một ụ nhỏ cùng lán trại để sửa chữa các chiến thuyền nhằm tiếp tục công cuộc xâm chiếm Việt Nam. Tháng 4 năm 1863, Chính phủ Pháp tổ chức, xây dựng và điều hành nhà máy. Từ khi chính thức đi vào hoạt động vào tháng 4 năm 1863 đến 30 tháng 4 năm 1975, phong trào công nhân tại Ba Son được duy trì và phát triển, công nhân tại đây luôn tỏ rõ tinh thần đấu tranh cách mạng. Nhiều hành động và các cuộc đình công diễn ra mang tính chính trị và ý nghĩa quốc tế. Hàng trăm công nhân Ba Son đã trở thành những cán bộ ưu tú của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam như Lý Chính Thắng, Đào Sơn Tây, Ngô Văn Năm, Nguyễn Đình Chính, Nguyễn Văn Nghi, Đoàn Văn Bơ, Võ Thành Công, Tống Văn Hên, Trần Đình Xu, Nguyễn Thị Nhỏ, Nguyễn Bảo và đặc biệt là Tôn Đức Thắng, tổng cộng có 12 cán bộ và công nhân từng làm việc tại xí nghiệp đã được đặt tên đường ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau năm 1975, xí nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu cùng các phương tiện nổi, đảm bảo cho quân chủng Hải quân, Cảnh sát biển hoạt động cùng nhiều tàu biển tại thị trường nước ngoài khác. Tháng 9 năm 2009, điều chuyển Nhà máy X51 về xí nghiệp liên hiệp Ba Son. Ngày 14 tháng 6 năm 2014, xí nghiệp được đổi thành Tổng công ty Ba Son.

Trụ sở chính đặt tại Số 2 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Nhà máy đóng tàu chính tại tại Khu công nghiệp Phú Mỹ II, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Khối Văn phòng

  • Văn phòng
  • Phòng An toàn
  • Phòng Động lực - Thiết bị
  • Phòng Kế hoạch - Sản xuất
  • Phòng KCS
  • Phòng Kỹ thuật
  • Phòng Tài chính - Kế toán
  • Phòng Tổ chức - Lao động
  • Phòng Thiết kế - Công nghệ
  • Phòng Vật tư
  • Phòng Chính trị

Đơn vị thành viên

  • Xí nghiệp Cơ khí
  • Xí nghiệp Động cơ
  • Xí nghiệp Ống
  • Xí nghiệp Mộc
  • Xí nghiệp Ụ đốc
  • Xí nghiệp Vận chuyển
  • Xí nghiệp Vỏ tàu
  • Xí nghiệp Vũ khí - Điện tử
  • Nhà máy X51 [Công ty TNHH MTV Hải Minh]
  • Chi nhánh Vũng Tàu
  • Nhà khách - Dịch vụ
  • Công ty TNHH MTV Sơn Hải Âu

  1. ^ “TCT Ba Son - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng”.
  2. ^ “Lịch sử Xí nghiệp Ba Son”.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tổng_công_ty_Ba_Son&oldid=68150403”

Video liên quan

Chủ Đề