Bài hát trong phim vợ chồng a phủ là gì năm 2024

Tối 19,6, Hoàng Thuỳ Linh chính thức tung MV mới mang tên "Để Mị nói cho mà nghe". MV này không chỉ đánh dấu sự trở lại mà còn đánh dấu bước ngoặt trong phong cách âm nhạc của nữ ca sĩ.

Điều đặc biệt là Hoàng Thuỳ Linh đã khéo léo đưa loạt tác phẩm văn học nổi tiếng như: "Vợ chồng A Phủ", "Vợ nhặt", "Chí Phèo", "Lão Hạc", "Tắt đèn",... khiến tác phẩm nhận được nhiều sự chú ý ngay từ khi mới ra mắt. Trong MV, Hoàng Thuỳ Linh hoá thân thành nhân vật Mị. Nhưng khác với cô Mị quen thuộc trong tác phẩm "Vợ chồng a Phủ", Hoàng Thuỳ Linh đưa Mị trở thành cô gái dũng cảm dũng cảm dám đứng lên khẳng định bản thân và đi tìm hạnh phúc của riêng mình. Hình ảnh Mị vui tươi cởi trói, đánh quả pao bằng vợt tennis cũng đủ để thấy hơi thở hiện đại trong MV.

Bài hát trong phim vợ chồng a phủ là gì năm 2024
Hoàng Thuỳ Linh “thổi hồn” cho các tác phẩm văn học. Ảnh: HTL.

Không chỉ vậy, trên con đường Mị đi tìm hạnh phúc, cô cũng "lôi kéo" loạt nhân vật nổi tiếng trong các tác phẩm văn học chàng trai nghèo "Vợ nhặt", chị Dậu trong "Tắt đèn", Lão Hạc,.... để cùng nhau vùng lên tìm hạnh phúc.

Chia sẻ về ý tưởng MV đặc biệt này, Hoàng Thuỳ Linh cho biết: "Hình ảnh cô gái miền núi có số phận bi thương, phải kìm nén những ham muốn tuổi trẻ, nhiều lần muốn tự tử bằng lá ngón trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" không còn xa lạ với người Việt Nam.

Nó hàm chứa nhiều sự ẩn ức của phụ nữ Việt. Mị cũng như tất cả những người phụ nữ khác, cũng có những mong ước, những khao khát nhưng vì xã hội, vì thời đại mà phải cam chịu. Tôi thương Mị mà cũng bứt rứt thay cho Mị.

Nếu Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi thì tại sao Mị không mặc kệ mọi thứ mà đi, mà sống cho bản thân mình? Tôi tin đây cũng là thông điệp mà tác phẩm muốn gửi gắm, cổ vũ mọi người suy nghĩ và làm điều mình muốn".

Bài hát trong phim vợ chồng a phủ là gì năm 2024
Mị đã “lôi kéo” các nhân vật nhân vật khác vùng lên tìm hạnh phúc. Ảnh: HTL.

Mặc dù vậy, Hoàng Thuỳ Linh tiết lộ cô và Mị là hai hình ảnh đối lập bởi Mị bị áp bức dưới những định kiến nặng nề còn cô được tự làm chủ cuộc đời mình: "Thế nên tôi quyết định để Mị bước ra khỏi bóng tối, tự đi làm những gì khiến cô ấy thấy vui mà không cần chờ đến lúc A Phủ xuất hiện. Đó cũng là cách mà Hoàng Thùy Linh sống. Mị của Hoàng Thùy Linh chính là sự đối thoại chân thành nhất của tôi với công chúng. Để tôi nói cho mà nghe, Hoàng Thùy Linh chưa bao giờ nhạt!", nữ ca sĩ sinh năm 1988 tự tin khẳng định.

Ngoài việc tạo sự mới mẻ cho sự trở lại, đây cũng là món quà, lời động viên của Hoàng Thuỳ Linh muốn gửi đến các em học sinh lớp 12 khi kì thi THPT Quốc gia đang gần kề.

“Chắc chắn có không ít bạn trẻ phải học hành trong cảnh áp lực đè nặng về thành tích, họ xem những tác phẩm văn học như những thử thách khó nhằn. Trong khi chẳng một tác phẩm hay nhân vật nào có tội cả, ai cũng có một đời sống riêng.

Thay vì chịu đựng, chúng ta hãy đón nhận theo cách thoải mái, chân thành nhất, đó mới là điều mà những nhà văn muốn gửi gắm”, Hoàng Thuỳ Linh cho hay.

Trong nền điện ảnh Việt Nam, từng có nhiều bài hát hay, sống mãi với thời gian khởi nguồn từ những bộ phim truyện, do nhạc sĩ khi làm nhạc cho phim đã sáng tác. Có thể nhắc tới: "Bài ca trên núi" của Nguyễn Văn Thương (phim "Vợ chồng A Phủ"), "Bài ca không quên" của Phạm Minh Tuấn (phim cùng tên), "Hoa sữa" của Hồng Đăng (phim "Hà Nội mùa chim làm tổ"), "Chị tôi " của Trọng Đài (phim "Người Hà Nội"), "Đợi gọi em biết bao lần" của Trịnh Công Sơn (phim "Tội lỗi cuối cùng"), "Mong ước kỷ niệm xưa" của Xuân Phương (phim "Phía trước là bầu trời")... Những bài hát vừa kể đã bay ra khỏi bộ phim, tồn tại độc lập, đậu lại lâu bền trong trí nhớ công chúng. Nhiều người không biết nguồn gốc, xuất xứ như đã nói.

Bài hát trong phim vợ chồng a phủ là gì năm 2024
Phim "Vợ chồng A Phủ" có bài hát hay "Bài ca Trên núi".

Đó là một số ít bài hát hay, chủ yếu xuất hiện trong các phim truyện nhựa, còn phim truyền hình (PTH) thì quá hiếm hoi. Có một thực tế: Không phải người làm nhạc phim nào cũng viết được bài hát, bởi đó là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Viết nhạc cho phim là làm nhạc không lời, người viết cần có chút hiểu biết về hòa thanh, phối khí là có thể thực hiện được, chỉ cần nghe theo gợi ý của đạo diễn để phù hợp với từng đoạn phim. Nhưng viết bài hát thì lại cần nhạc sĩ phải có tư duy văn học, có khả năng soạn ca từ và vốn liếng phong phú về các chất liệu âm nhạc. Người vết bài hát hay không nhất thiết phải là người có nhiều kiến thức về hòa âm, phối khí; ngược lại, người có thế mạnh này cũng không hẳn đã viết được bài hát hay.

Tình trạng phổ biến hiện nay là hầu như phim truyền hình nào - nhất là phim nhiều tập - cũng có ít nhất một bài hát. Có phim còn có tới hai bài. Vì phần giới thiệu tên, các thành phần làm phim ở đoạn đầu (generique), rồi các địa chỉ đoàn làm phim cần "cảm ơn" ở cuối quá dài (có khi tới dăm ba phút) nên cần phải có một bài hát vang lên. Thế là người làm nhạc buộc phải nặn ra bài hát, dù không biết viết. Những giai điệu nhạt nhẽo, tầm thường, Tây không ra Tây, Tàu không ra Tàu, những câu nhạc chắp vá đầu Ngô mình Sở đã tạo nên những bài hát dễ dãi, vô thưởng vô phạt, rất nhiều khi chẳng ăn nhập gì với nội dung bộ phim, khiến khổ tai người nghe, có khi còn phản cảm.

Điển hình cho tình trạng này có thể thấy ở bộ phim truyền hình nhiều tập có tên "Đại gia đình". Đây là bộ phim không có gì đáng nhớ, nằm trong số nhiều phim truyền hình nhạt nhòa, nếu không nói là yếu kém. Và điều đáng nói hơn cả là sự xuất hiện bài hát thật... quái dị với giai điệu rối rắm, trúc trắc, xa lạ với lỗ tai của người Việt Nam. Nghe bài hát này, khán giả có cảm giác như đang ở một xứ sở tận đâu đâu chứ không phải là sống trên quê hương mình.

Tôi vẫn còn nhớ rõ: Trong dịp chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long, Đài Truyền hình Việt Nam có chiếu bộ phim dài tập "Nếp nhà". Đây là một phim thuộc hàng "thường thường bậc trung", nhưng được làm nghiêm túc. Nghe cái tên phim, hẳn là ai cũng hình dung tới nội dung, những vấn đề các tác giả muốn đề cập và đương nhiên nó phải gợi lên cái gì đó mang yếu tố truyền thống, cổ kính với gia phong thuần Việt, đúng như tên gọi "Nếp nhà". Vậy mà bài hát xuất hiện ở đầu phim thì quá lạc lõng, chẳng ăn nhập gì với phim. Giai điệu chắp vá, lai căng mà lẽ ra nội dung bộ phim chờ đợi một bài hát phải đậm đà phong vị dân tộc với phong cách dân gian rõ nét, từ chất liệu tạo nên giai điệu đến cách phối khí cho dàn nhạc dân tộc và giọng hát của ca sĩ.

Nếu ai có dịp theo dõi thường xuyên kênh phim Việt (VCTV2), sẽ thấy có quá nhiều bài hát xuất hiện trong phim khiến người xem không thể nào "tiêu hóa" mặc dù cũng có những phim không đến nỗi kém về chất lượng nghệ thuật, đã được các tác giả phim lao động nghiêm túc (trừ người làm nhạc). Có thể nhắc đến một số phim có bài hát… quá tệ trong khi phim không đến nỗi nào: "Trái đắng", "Những khoảng trời riêng", "Châu Sa", "Một thời ta đuổi bóng", "Pha lê không dễ vỡ", "Những người con biệt động Sài Gòn"…

Bài hát trong phim vợ chồng a phủ là gì năm 2024
Phim "Phía trước là bầu trời" có bài hát hay "Mong ước kỷ niệm xưa".

Sáng tác bài hát, tuy không cần phải có một trình độ cao siêu về âm nhạc, song lại cần người viết có năng lực văn học, cảm thụ được sâu sắc tác phẩm điện ảnh. Bài hát giúp người xem lĩnh hội, thẩm thấu tốt hơn những tư tưởng mà các tác giả phim muốn chuyển đến người xem. Đã là bài hát thì bắt buộc phải tuân thủ, đạt được những yêu cầu đối với thể loại này về các phương diện: tìm tòi chất liệu để tạo nên giai điệu, kết cấu, bố cục, xử lý tiết tấu và soạn ca từ (lời).

Một điều đáng bàn là không nhất thiết phim truyện cứ phải có bài hát. Chỉ nên có nếu bộ phim giàu chất văn học. Hãy nhìn sang lĩnh vực phim truyện nhựa. Rất nhiều phim hay, hoàn toàn có thể để bài hát xuất hiện, nhưng nhạc sĩ đã không làm và đạo diễn cũng không yêu cầu. Rốt cuộc bộ phim vẫn cứ hay (ví như các phim: "Con chim vành khuyên", "Chị Tư Hậu", "Cánh đồng hoang", "Mùa gió chướng", "Bao giờ cho đến tháng mười", "Thương nhớ đồng quê", v...v...). Giá trị những bộ phim này chỉ được nâng cao hơn nếu có bài hát hay, "đắt" xuất hiện. Còn nếu không đạt được, tốt nhất không nên có như các nhạc sĩ sáng tác nhạc cho các phim vừa kể đã làm. Hãy hình dung: Ở những phim này lại vang lên bài hát tầm thường thì sẽ tổn hại, làm sụt giảm giá trị bộ phim biết nhường nào! Có lẽ chính vì như vậy mà rất may là hầu hết phim truyện nhựa của ta đã không có bài hát xuất hiện.

Khi một bài hát vang lên trong phim, cần để người xem thấy đã hỗ trợ rất nhiều cho họ cảm nhận sâu sắc thêm nội dung tư tưởng của bộ phim. Ví như bài hát "Bài ca trên núi" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương trong phim "Vợ chồng A Phủ" của đạo diễn Mai Lộc chuyển thể từ truyện ngắn nổi tiếng cùng tên của nhà văn Tô Hoài. Cần thấy rằng tác phẩm văn học thì xuất sắc nhưng sang phim chỉ ở mức độ… trên trung bình. Nhưng đặc biệt, phần âm nhạc tốt và riêng bài hát thì đặc sắc, đã nâng thêm giá trị bộ phim lên rất nhiều.

Người xem thấy bài hát xuất hiện trong phim thật đúng lúc. Đó là khi cô Mỵ bỏ nhà Thống lý Pá Tra đi trốn cùng người yêu là A Phủ. Cả hai người không có bất cứ thứ gì mang theo, chỉ có tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng, thủy chung, son sắt. Họ đã đi ròng rã nhiều ngày qua rất nhiều ngọn núi, con suối, rồi lạc vào một hang đá. Lúc này, họ đã rất mệt, tưởng không thể đi tiếp. Nhưng tình yêu thương, cộng với niềm tin sẽ tìm được vùng giải phóng đã tiếp thêm sức mạnh, nghị lực cho họ. Đúng lúc này, một giai điệu vang lên kèm theo ca từ: "Ơ ! Bầu trời có sao chiều, sao sớm. Đầu núi kia có hai người yêu nhau. Dù đi cùng trời, dù đi khắp núi, chỉ có sao sớm, sao chiều…".

Bài hát dựa vào chất liệu dân ca Mông quen thuộc vùng núi Tây Bắc rất ngắn gọn với phần ca từ súc tích, cô đọng đã nhanh chóng thuyết phục người nghe. Nhưng quan trọng là giúp người xem phim hiểu thấu được tâm trạng hai nhân vật chính của phim lúc ấy (Lúc này, họ đều rất mệt, thở không ra hơi nên không có bất cứ lời đối thoại nào, chỉ có bài hát vang lên). Đây là một trong số rất hiếm hoi có sự xử lý âm nhạc "đắt" trong phim. Chính vì vậy mà đến nay, không nhiều người nhớ bộ phim này (mà chỉ nhớ truyện của Tô Hoài) nhưng bài hát lại trở nên rất quen thuộc với nhiều thế hệ công chúng.

Gần đây, có khuynh hướng nhạc trẻ hoá ca khúc trong phim truyền hình mặc dù rất nhiều phim đạo diễn thực hiện theo phong cách truyền thống với việc biểu hiện những nội dung sâu sắc phù hợp với những đối tượng công chúng không còn trẻ. Điều này dẫn tới tình trạng giữa nội dung phim và phần âm nhạc không hài hoà, mà khiên cưỡng như là "cãi nhau". Phim thì chững chạc, sâu sắc, có "cái để xem", để suy ngẫm. Nhưng ca khúc thì tầm phào, dông dài, nhạt nhẽo.

Bài hát trong phim Vợ chồng A Phủ là bài gì?

Phim "Vợ chồng A Phủ" có bài hát hay "Bài ca Trên núi".

Vợ chồng A Phủ kể về gì?

Vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời đôi nam nữ người H'Mông, người con gái tên là Mị và người con trai là A Phủ. Khi xưa, cha mẹ Mị lấy nhau không đủ tiền đã phải vay tiền của cha thống lí Pá Tra, món nợ ngày càng nhiều chưa thể trả nhưng Mị vẫn nhất định không lấy A Sử – con trai thống lý Pá Tra để xóa hết nợ.

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm của ai?

“Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm đặc sắc nhất trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953) của nhà văn Tô Hoài. Năm 1952, Tô Hoài đi với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc.

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ phản ánh điều gì?

– Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm phản ánh nỗi thống khổ của đồng bào Tây Bắc dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đồng thời cũng ngợi ca vẻ đẹp con người lao động nơi đây.