Ăn uống hay bị sặc là bệnh gì năm 2024

Hít sặc là hiện tượng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ thời điểm nào, nhưng đặc biệt nguy hiểm đối với những người bệnh, trẻ nhỏ hoặc người già. Vì vậy, phòng ngừa hít sặc là một khía cạnh quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân, đảm bảo sự an toàn và tránh những biến chứng nguy hiểm.

Hít sặc là gì?

Từ "hít sặc" là thuật ngữ dùng để miêu tả tình trạng khi thức ăn, chất lỏng hoặc các dị vật khác xâm nhập vào đường hô hấp thay vì đi vào dạ dày. Tình trạng này dễ dàng xảy ra do sơ suất, bất cẩn, thường gặp nhất trong ăn uống hoặc sau khi nôn ói, chủ yếu ở những đối tượng như trẻ nhỏ, người già hoặc những người bệnh nặng, sinh hoạt trên giường bệnh.

Ăn uống hay bị sặc là bệnh gì năm 2024

Tại khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, với đặc điểm bệnh nhân mắc các bệnh về máu, sau điều trị hóa chất có thời gian nằm viện lâu, mệt mỏi kéo dài, ăn uống kém, buồn nôn, nôn nhiều, một số trường hợp diễn ra tình trạng nấc cụt, bệnh nhân có đặt sonde dạ dày… là một trong những nhóm bệnh nhân có nguy cơ hít sặc cao.

Tác hại của hít sặc

Hít sặc có thể gây ra một số tác hại và biến chứng nguy hiểm, từ nhẹ đến nghiêm trọng, bao gồm:

- Ho, khò khè, khó thở, tím tái và suy hô hấp đối với trường hợp nặng

- Viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn hoặc nấm mắc phải. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người bệnh có hệ miễn dịch yếu, như nhóm bệnh nhân mắc các bệnh về máu và sau hóa trị liều cao.

- Hít sặc thường xuyên cũng có thể gây ra khó chịu, lo lắng và tăng nguy cơ trầm cảm ở bệnh nhân.

Xử trí khi bệnh nhân hít sặc

Khi một bệnh nhân hít sặc, việc xử trí nhanh chóng và đúng cách là vô cùng quan trọng để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các bước cơ bản để xử trí khi bệnh nhân hít sặc:

Đánh giá tình trạng: Đầu tiên, đánh giá tình trạng của bệnh nhân để xác định mức độ nghiêm trọng. Nếu bệnh nhân có khó thở nghiêm trọng, tím tái, có dấu hiệu suy hô hấp hoặc mất ý thức, cần gọi người hỗ trợ, tiến hành cấp cứu ngay.

Sơ cứu ngay lập tức: Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu suy hô hấp nghiêm trọng, người sơ cứu có thể thực hiện những bước sau đây:

  1. Yêu cầu bệnh nhân không nói để tránh làm tắc nghẽn đường hô hấp nhiều hơn. Dùng dụng cụ hoặc dùng tay móc các dị vật nhìn thấy ra ngoài. Tuyệt đối không dùng dụng cụ hoặc tay đưa sâu vào đường thở của bệnh nhân tìm kiếm dị vật, điều này có thể vô tình đẩy dị vật vào sâu hơn trong đường thở của bệnh nhân.
  1. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo và có khả năng ho, hướng dẫn và khuyến khích bệnh nhân ho mạnh bằng bụng để cố gắng đẩy chất lỏng, thức ăn hoặc dị vật ra khỏi đường hô hấp.
  1. Nếu bệnh nhân không tỉnh táo, bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày, không thể ho hoặc ho không hiệu quả, cho người bệnh nằm đầu cao, đầu nghiêng một bên, tiến hành hút dị vật ra khỏi đường hô hấp bằng phương pháp hút đờm hở.
  1. Trường hợp không thể hút hoặc hút không hiệu quả, thực hiện kỹ thuật Heimlich cho người lớn hoặc kỹ thuật vỗ lưng ấn ngực cho trẻ em để giúp đẩy chất lỏng, thức ăn hoặc dị vật ra khỏi đường hô hấp.
  1. Sau khi dị vật đã được lấy ra khỏi đường hô hấp, tiếp tục theo dõi sát tình trạng hô hấp của bệnh nhân nhằm đề phòng và phát hiện sớm các biến chứng như mảnh dị vật nhỏ đi sâu vào khí phế quản, tổn thương niêm mạc đường hô hấp,…

Ăn uống hay bị sặc là bệnh gì năm 2024

Phòng ngừa hít sặc

Để phòng ngừa hít sặc cho bệnh nhân, các biện pháp sau đây có thể được áp dụng:

1. Đảm bảo tư thế ăn uống đúng cách:

- Với bệnh nhân có thể ngồi ghế ăn với bàn: Ngồi sâu vào lòng ghế, khuỷu tay để ở độ cao ngang mặt bàn, bàn chân chạm đất, đầu hơi cúi về phía trước.

- Với bệnh nhân ngồi ăn trên giường: Ngồi thẳng lưng trên giường, nâng cao đầu giường 900, kê gối sau lưng.

- Với bệnh nhân nằm ăn tại giường: Nâng cao đầu giường 600, bệnh nhân nghiêng đầu một bên, kê thêm gối dưới đầu gối, dưới hông (nếu cần).

- Với bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày: Bệnh nhân nằm đầu cao 30-450, nghiêng đầu một bên.

2. Kiểm soát tốc độ ăn uống: Bệnh nhân ăn uống chậm rãi, nhai thức ăn kỹ và tránh ăn đồ quá nhỏ hoặc quá lớn. Điều này giúp quá trình nuốt trở nên dễ dàng và giảm nguy cơ hít sặc. Với bệnh nhân có sonde dạ dày, bơm chậm từ từ, mỗi cữ kéo dài 15-20 phút, chú ý quan sát biểu hiện của bệnh nhân.

3. Kiểm soát quá trình ăn uống: Bệnh nhân tập trung vào quá trình ăn, không bị xao nhãng hoặc phân tâm. Sự tập trung vào việc ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ hít sặc. Trường hợp bệnh nhân có đặt sonde dạ dày, cần tuân thủ đúng quy trình cho ăn qua sonde. Đặc biệt đối với những người bệnh về máu ở giai đoạn sau điều trị hóa chất mệt mỏi, sinh hoạt tại giường, có nguy cơ hít sặc cao, việc có người giám sát trong quá trình ăn uống là rất quan trọng. Người giám sát có thể phát hiện sớm các dấu hiệu hít sặc và có thể can thiệp, gọi nhân viên y tế hỗ trợ kịp thời.

4. Kiểm soát chế độ ăn uống: Bệnh nhân ăn đúng bữa, đều đặn, tránh ăn quá nhiều hoặc quá ít. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, các loại chất kích thích có khả năng gây kích ứng dạ dày và tá tràng làm gia tăng tình trạng buồn nôn, nôn ở bệnh nhân như thức ăn nhanh, đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ chiên rán, các loại nước có gas, rượu bia, thuốc lá,… Với bệnh nhân nuôi dưỡng qua sonde dạ dày, phải kiểm tra dịch dạ dày tồn dư trước khi bơm ăn, tính toán lượng thức ăn phù hợp với tình trạng người bệnh.

5. Tư thế nằm giữ cho đầu và dạ dày ở vị trí cao hơn cơ thể: Đối với những bệnh nhân có nguy cơ hít sặc, nằm đầu cao hoặc sử dụng gối nâng đầu gối có thể giúp giảm triệu chứng, phòng ngừa tình trạng nôn sặc vào đường thở.

6. Giữ tinh thần thoải mái: tình trạng căng thẳng, lo lắng có thể làm bệnh nhân bị phân tâm trong quá trình ăn uống, tiêu hóa kém,… tăng nguy cơ hít sặc.

7. Đánh giá và điều trị các vấn đề liên quan: Đối với những người bệnh có nguy cơ cao hoặc đã từng trải qua tình trạng hít sặc, việc đánh giá và điều trị các vấn đề liên quan là quan trọng, như rối loạn nuốt, giảm chức năng cơ, rối loạn nhịp thở,…

Ăn uống hay bị sặc là bệnh gì năm 2024

Xử trí và phòng ngừa hít sặc là một khía cạnh quan trong trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, đặc biệt ở các bệnh nhân mắc bệnh máu sau điều trị hóa chất. Việc nắm chắc cách xử trí và áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả có thể giảm đáng kể nguy cơ hít sặc, tránh được các tác hại không đáng có, đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình chăm sóc và điều trị.