Ăn nhiều mì chính có tốt không tại sao

Đã có rất nhiều chuyên gia sức khỏe cho rằng mì chính gây hại cho con người. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng điều này là một sự hiểu lầm. Vậy sự thật mì chính gây hại đến sức khỏe là như thế nào?

Lời đồn thổi về mì chính

Dùng quá nhiều mì chính sẽ gây rối loạn hoạt động não, dẫn đến suy thoái não. Chưa kể gan và thận do phải làm việc cật lực để thải hồi độc chất acid amin có trong mì chính, dẫn đến bị suy yếu và gây nhiều rối loạn.

Ăn quá nhiều mì chính còn gây ra các triệu chứng như nóng ran sau gáy, choáng váng, nhức đầu, khô cổ, nhiều đờm, khó chịu... Các cơn hen có thể xuất hiện khoảng 12 giờ sau khi dùng mì chính.

Nhiều người sau 30 phút sử dụng quá nhiều mì chính sẽ gây nên cơn trầm cảm với nhiều biểu hiện khác nhau như căng thẳng, hoa mắt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, ủ rũ, những cơn bốc nóng sau gáy bất thường…

Vậy thực chất mì chính có gây hại cho cơ thể?

Sở dĩ có thông tin này là do trước đây, từng có nhiều tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới giả định về tác hại của mì chính cũng như nhiều loại gia vị, thực phẩm khác. Sau khi nghiên cứu, giả định này được cho là không có căn cứ. Nhiều người đã biết đến thông tin này nhưng lại không hiểu rõ ngọn ngành nên đã hiểu lầm về mì chính - một gia vị quen thuộc với nhiều nhà.

Đồng thời nhiều tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới như JECFA [Ủy ban các chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] và Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc [FAO]], EC/SCF [Ủy ban Khoa học Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu], FDA [Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ]… kết luận mì chính là một gia vị an toàn đối với cả người lớn và trẻ em với liều dùng hàng ngày không xác định, tùy theo sở thích và khẩu vị.

Riêng ở nước ta, Bộ Y tế xếp mì chính vào “Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” từ năm 2001. Như vậy đủ để thấy sự an toàn của loại gia vị này.

Việc sử dụng mì chính không gây ảnh hưởng đến não và hoạt động thần kinh như nhiều người vẫn lo ngại. Mặc dù glutamate đóng vai trò là chất truyền dẫn thần kinh trong não bộ nhưng nhờ có “hàng rào ở ruột” và “hàng rào máu não” trong cơ thể, bột ngọt hay glutamate từ khẩu phần ăn không thể đi vào máu cũng như từ máu đi vào não.

Quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau và không hề có bất kỳ mối nguy hại nào trên trẻ em được chỉ ra. Kể cả với thai nhi hay trẻ sơ sinh, việc người mẹ sử dụng gia vị này cũng không có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Việc nhiều người có triệu chứng chóng mặt, bủn rủn tay chân, tê mỏi tay chân, hồi hộp… không phải nguyên nhân do mì chính gây ra. Tuy nhiên cũng không loại trừ việc cơ địa của một số người quá mẫn cảm với mì chính nên gây ra một số phản ứng ngoài ý muốn.

Ngoài ra, mì chính không bị biến đổi thành những thành phần gây hại cho cơ thể mặc dù được nấu ở nhiệt độ cao [nhiệt độ nấu ăn từ 130 độ đến 250 độ]. Như vậy, có thể nêm mì chính vào bất cứ thời điểm nào của món ăn.

Ngộ nhận về những tác hại của mì chính khiến nhiều người loại bỏ hẳn gia vị trong các món ăn hằng ngày là điều không cần thiết. Bởi hiện nay chưa có bất cứ nghiên cứu nào đề nghị dừng sử dụng mì chính. Nhưng cũng không nên ăn quá nhiều mì chính vì nó sẽ làm thay đổi hương vị món ăn của bạn.

Thanh Quế

Theo tạp chí Sống Khỏe

Sử dụng bột ngọt như một loại gia vị cần có trong chế biến thực phẩm hàng ngày là thói quen chung của rất nhiều người Việt chúng ta. Sự có mặt của bột ngọt đem lại cảm giác ngon ngọt hơn cho đồ ăn nên khi không có nó rất dễ gây cảm giác thiêu thiếu, ăn không ngon. Tuy nhiên, ăn bột ngọt có tốt không thì lại là vấn đề vẫn gây ra nhiều tranh cãi.

1. Bột ngọt là gì

Tên khoa học của bột ngọt [mì chính] là monosodium glutamate. Trong bột ngọt có chứa glutamate - một trong hơn 20 loại axit amin rất phổ biến trong tự nhiên, cơ thể người và động thực vật. Glutamate có khả năng tạo ra vị umami - vị ngọt của rau của hoặc thịt. Các thực phẩm mà chúng ta đang dùng hàng ngày đa phần đều có glutamate như: các loại thịt, sò điệp, cà chua,... nhiều nhất là sữa mẹ.

Sò điệp chứa nhiều glutamate - một thành phần tạo nên bột ngọt

Ăn thực phẩm có thêm bột ngọt vì thế sẽ kích thích Umami giúp cho thức ăn có thêm vị ngọt. Tuy nhiên, nó là vị nhân tạo, chứa hóa chất muối của acid glutamic. Sở dĩ khi khi ăn thực phẩm có bột ngọt bạn thấy ngon miệng là vì nó kích thích não sản xuất ra dopamine với một lượng dư thừa. Sự dư thừa ấy tạo ra cảm giác khỏe mạnh, vui vẻ trong thời gian không khác gì khi dùng ma túy. Thường xuyên ăn bột ngọt sẽ tạo cho đầu lưỡi có cảm giác nghiện nên khi không có sẽ rất khó ăn.

2. Ăn bột ngọt có tốt không

2.1. Lý giải ăn bột ngọt có tốt hay không

Thực tế cho thấy có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau về lợi và hại của việc ăn bột ngọt. Chính điều ấy gây ra sự nhiễu loạn, khiến nhiều người băn khoăn liệu ăn bột ngọt có tốt không. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này thì qua rất nhiều thí nghiệm khác nhau được thực hiện cả trên người và động vật đều không tìm thấy bằng chứng nào về tác hại của bột ngọt đến sức khỏe khi nó được ăn với lượng vừa phải.

Hiện trên thế giới chưa có đất nước nào cho bột ngọt là chất độc và cấm không cho sử dụng nó. Liên minh Châu Âu [EU] đã xếp bột ngọt vào danh sách phụ gia thực phẩm mang mã E621 và HS29224220. FDA Hoa Kỳ cũng công nhận tính an toàn của bột ngọt. Điều này chính là căn cứ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi ăn bột ngọt có tốt không.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần lại khẳng định rằng nếu ăn quá nhiều mì chính sẽ làm dư thừa glutamate ngoại sinh và gây rối loạn hoạt động não, khiến cho não bị suy thoái. Mặt khác, nó còn khiến cho thận và gan phải hoạt động nhiều hơn để thải hồi độc chất acid amin từ đó dễ bị rối loạn và suy yếu.

Vì băn khoăn ăn bột ngọt có tốt không nên nhiều người không dám chọn nó làm gia vị chế biến đồ ăn

Điều này đi ngược lại với câu trả lời ăn bột ngọt có tốt không ở trên. Nói như vậy có nghĩa là ăn mì chính không phải hoàn toàn là vô hại. Bản thân mì chính chỉ là một loại chất phụ gia nên:

- Không có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

- Thường xuyên tạo cảm giác chưa no, muốn ăn thêm nên rất dễ tăng cân.

- Kích thích sản sinh ra Insulin bởi tuyến tụy và đưa nó vào máu làm giảm đường huyết.

- Gây ra một loạt các triệu chứng của “hội chứng nhà hàng Trung Hoa” sau khi ăn quá nhiều bột ngọt: khó thở, đau ngực, ửng đỏ da, xung quanh hoặc trong miệng có cảm giác tê và nóng rát, nhức đầu,...

- Dùng quá nhiều sẽ tạo thành tác nhân gây ra nhiều bệnh lý: Parkinson, Alzheimer, động kinh, dị ứng, hen suyễn, tổn thương tế bào não, tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, ung thư, phù não, tiểu đường tuýp 2,...

2.2. Cách ăn bột ngọt sao cho hợp lý

Như vậy, để câu trả lời cho băn khoăn ăn bột ngọt có tốt không là nếu được ăn với lượng vừa phải thì nó sẽ an toàn; ngược lại, nếu ăn quá nhiều sẽ khó tránh khỏi những độc hại cho sức khỏe.

Cách sử dụng bột ngọt an toàn đó là:

- Chọn nhiệt độ để nêm bột ngọt

Bột ngọt không nên được thêm nếm khi món ăn đang có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Nếu nhiệt độ thấp quá sẽ khiến cho bột ngọt khó hòa tan hoặc hòa tan không hoàn toàn nên ảnh hưởng đến vị giác. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho bột ngọt mất hương vị, thay đổi các thành phần hóa học có trong nó, gây hại cho sức khỏe. Nhiệt độ phù hợp nhất để nêm bột ngọt vào thực phẩm là 70 - 90 độ C.

Chỉ nên cho bột ngọt vào đồ ăn khi vừa mới nấu xong nhấc ra khỏi bếp

- Chọn thời điểm dùng bột ngọt

Để bột ngọt đạt được tác dụng tốt nhất, hãy nêm nó khi món ăn vừa được chế biến xong và tắt bếp. Thời điểm này vừa giúp cho hương vị món ăn được đảm bảo vừa an toàn cho sức khỏe. Nếu dùng bột ngọt cho các món gỏi hay salad thì nên hòa tan bột ngọt với một chút nước nóng rồi hãy cho vào trộn.

- Lượng bột ngọt

Hàng ngày, mỗi người không nên ăn quá 6g bột ngọt vì nếu vượt mức này dễ sinh ra cao huyết áp, buồn nôn, đau đầu,... Vì thế, người bị bệnh thận, cao huyết áp, người cao tuổi,... được khuyến cáo không nên ăn nhiều bột ngọt.

- Kết hợp thực phẩm

Nếu ăn những món ăn đã có sẵn vị ngọt tự nhiên như rau, củ, xương,... thì tốt nhất không nên thêm bột ngọt vào vì nó làm mất đi vị vốn có. Ngoài ra, không nên dùng bột ngọt cho món chiên vì món ăn này được chế biến ở nhiệt độ cao có thể làm biến đổi thành phần hóa học trong bột ngọt, vừa làm mất hương vị thực phẩm vừa dễ gây tổn hại dạ dày.

Những món ăn có độ axit cao cũng dễ làm thay đổi thành phần hóa học trong bột ngọt nên khi nấu các món có vị chua không nên nêm thêm bột ngọt. Việc thêm bột ngọt vào món ăn này có thể làm tổn hại đến nội tạng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đọc tháo gỡ được băn khoăn ăn bột ngọt có tốt không để biết cách sử dụng loại gia vị này cho đúng. Cái gì ăn nhiều quá cũng không tốt, bột ngọt cũng vậy. Khi đã biết được điều ấy, chắc chắn bạn sẽ vừa chiều chuộng được vị giác của mình vừa tránh được những việc làm sai gây hệ lụy xấu cho sức khỏe.

Video liên quan

Chủ Đề