Tại sao cạo lông lại bị ngứa

Dọn dẹp “vi –ô-lông” ở vùng kín không còn xa lạ với nhiều chị em đặc biệt là trong mùa hè khi nhu cầu mặc bikini đi biển tăng lên. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cạo lông đúng cách nên thường gây ra tình trạng mẩn đỏ và ngứa ngáy khó chịu. Vậy phải làm sao khi bị ngứa khi cạo lông vùng kín và cách cạo lông đúng cách như thế nào?

Tại sao vùng kín bị ngứa sau khi cạo lông

Cạo lông vùn kín rất nhanh chóng và tiện lợi mang đến cho chị em cảm giác sạch sẽ thoải mái, nhưng đôi khi lại gây ra cảm giác rất ngứa ngáy khó chịu xuất phát từ nguyên nhân sau:

  • Dao cạo bị cùn và không đảm bảo vệ sinh gây dị ứng cho làn da nhạy cảm ở vùng kín.
  • Tần suất cạo quá thường xuyên khiến da bị cọ xát nhiều gây tổn thương, viêm lỗ chân lông và nổi mẩn, ngứa ngáy.
  • Dao cạo chỉ loại bỏ được phần ngọn lông nên khi lông mọc trở lại sẽ rất cứng và gây ngứa ngáy
  • Sau khi cạo lông, vùng kín rất nhạy cảm do bị kích thích nang lông. Do đó nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển gây viêm nang lông gây ra cảm giác ngứa ngáy, thậm chí có thể gây ra tình trạng lông mọc ngược nếu các chất bẩn và tế bào chết bít chặt lỗ chân lông.
  • Vùng kín bị ngứa cũng có thể do dị ứng với các sản phẩm tẩy rửa hay chăm sóc da

Phải làm sao sau khi cạo lông vùng kín bị ngứa

Vùng kín ngứa ngáy gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt cho chị em. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng không xử lý kịp thời có thể là yếu tố dẫn đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Để loại bỏ tình trạng này, chị em hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:

Không gãi ngứa

Khi vùng kín bị ngứa, bạn không nên cố gãi bởi càng gãi thì lại càng ngứa, không những vậy còn có thể làm trầy xước dẫn đến nhiễm trùng và sẹo. Để làm dịu bớt cảm giác ngứa bạn có thể dùng gel lô hội, chất dưỡng ẩm chuyên cho vùng kín hoặc dùng dầu Parafin được sử dụng trong y tế có tác dụng ngăn ngừa da nổi mẩn đỏ.

Rửa bằng nước muối loãng

Nước muối loãng có tác dụng sát khuẩn nên dùng để vệ sinh vùng kín hàng ngày giúp giảm ngứa và giảm viêm nhiễm. Tuy nhiên bạn cũng không nên dùng trong thời gian quá dài gây mất cân bằng môi trường âm đạo.

Trong thời gian này, bạn nên hạn chế dùng dung dịch vệ sinh có thể gây ra dị ứng với vùng nang lông nhạy cảm ở vùng kín.

Thăm khám kịp thời

Sau một thời gian áp dụng những cách trên mà tình trạng ngứa vùng kín không được cải thiện thì bạn nên đến gặp các bác sĩ để được điều trị, loại bỏ tình trạng ngứa ngáy mẩn đỏ tránh những nguy hại về sau.

Cách cạo lông vùng kín không bị ngứa

Cạo lông đúng cách sẽ giảm thiểu tối đa tình trạng ngứa ngáy. Để loại bỏ “vi –ô-lông” ở vùng kín một cách an toàn, chị em hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây nhé:

·      Cắt ngắn lông vùng kín bằng kéo để thực hiện cạo lông dễ dàng hơn và làm cho lông bị kẹt trong dao cạo.

·      Lần đầu cạo lông không nên cạo quá ngắn để cơ thể có thời gian thích nghi với cảm giác “trống trơn” này.

·      Vệ sinh dao cạo sạch sẽ trước khi cạo, kiểm tra và thay lưỡi dao thường xuyên nếu dao bị cùn, gỉ.

·      Trước khi cạo lên tắm nước ấm và tẩy da chết giúp nang lông mềm giúp cạo lông dễ hơn và tránh nguy cơ bị trầy xước.

·      Dùng kem cạo lông chuyên dụng để cạo sạch hơn nhưng cần kiểm tra trước để tránh gây dị ứng.

·      Cạo nhẹ nhàng theo chiều lông mọc, không kéo căng da khi cạo dễ gây trầy xước

·      Thoa dưỡng ẩm chuyên dùng cho vùng kín để làm dịu da và se khít lỗ chân lông sau khi cạo.

Với nhiều chị em, cạo lông vùng kín vừa là cách làm đẹp vùng kín vừa giữ cho vùng kín sạch sẽ tạo cảm giác thoải mái dễ chịu. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn sẽ dễ dàng loại bỏ tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

Có thể bạn quan tâm 

wax lông horshion có tốt không
kem tẩy lông vùng kín cleo có tốt không

Lông mu tại vùng kín có tác dụng bảo vệ, ngăn chặn các yếu tố từ bên ngoài tác động vào bộ phận sinh dục. Đồng thời, nó còn giúp giảm sự ma sát của vùng kín với quần áo. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị ngứa lông mu vùng kín, từ chấy rận, nhiễm trùng cho đến các bệnh lý nguy hiểm.

Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh tình trạng ngứa lông mu vùng kín trong bài viết sau.

Nguyên nhân khiến bạn bị ngứa lông mu vùng kín

Hiện tượng ngứa lông mu vùng kín có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Lông vùng kín có rận

Rận mu, hay còn gọi là rận cua, chấy cua, rận bẹn, rận lông mu, là loài côn trùng hút máu sinh sống chủ yếu ở vùng lông mu của cơ thể người. Rận mu thường lây lan qua đường quan hệ tình dục. Tuy nhiên, chúng có thể lây lan qua các đường tiếp xúc khác nhờ khả năng sống xa vật chủ đến 24 giờ.

Khi hút máu, rận mu sẽ gây ra các phản ứng trên da, khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín. Rận mu và trứng rận có kích thước nhỏ nên rất khó nhận biết bằng mắt thường. Người bệnh thường phải dùng đến kính lúp mới quan sát được chúng.

Để điều trị rận mu, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc và kem bôi không kê đơn [OTC] chuyên trị chấy rận. Trong trường hợp thuốc OTC không hiệu quả, bạn cần đi khám để được kê toa các loại thuốc có tác dụng mạnh hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giặt ga giường thường xuyên bằng nước nóng để loại bỏ số rận và trứng còn sót lại.

Vùng nhạy cảm bị ngứa do cạo lông mu

Cạo lông mu có thể gây ngứa vùng kín bằng nhiều cách khác nhau. Một thời gian sau khi cạo, lông mu sẽ bắt đầu mọc lại, gây ngứa ngáy và khó chịu. Bên cạnh đó, việc sử dụng dao cạo cũ hoặc cạo không đúng cách cũng khiến vùng kín bị kích ứng. Ngoài ra, những sợi lông mới có thể bị mọc ngược, tạo thành các nốt sưng đỏ và cảm giác ngứa rát ở vùng kín.

Để giảm thiểu nguy cơ bị ngứa khi cạo lông mu, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Làm ướt phần lông mu cần cạo bằng nước ấm
  • Dùng kem hoặc gel cạo lông vùng kín không có thành phần gây dị ứng
  • Sử dụng dao cạo mới
  • Cắt tỉa phần lông mu dài trước khi cạo
  • Cạo lông mu một cách chậm rãi, nhẹ nhàng, theo hướng mọc của lông

Ngứa lông mu do viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm do tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Viêm da tiếp xúc xảy ra ở vùng da háng có thể khiến bạn bị ngứa lông mu vùng kín. Các tác nhân gây kích ứng phổ biến ở vị trí này bao gồm:

  • Dư lượng chất tẩy rửa hoặc nước xả vải tồn đọng trên bề mặt đồ lót
  • Nước hoa, chất khử mùi vùng kín
  • Xà phòng, kem dưỡng da hoặc các sản phẩm chăm sóc da khác
  • Chất bôi trơn tình dục
  • Latex trong bao cao su hoặc găng tay
  • Băng vệ sinh

Ngoài cảm giác ngứa ngáy, viêm da tiếp xúc còn gây ra nhiều triệu chứng khác như mề đay, bong tróc da và mẩn đỏ.

Để cải thiện tình trạng ngứa vùng kín do viêm da tiếp xúc, bạn nên thay đổi các loại chất tẩy rửa và sản phẩm chăm sóc da đang sử dụng sang loại an toàn và ít gây kích ứng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thuốc kháng histamin không kê đơn để kiểm soát các triệu chứng do dị ứng gây ra.

Bệnh chàm gây ngứa lông mu vùng kín

Bệnh chàm có nhiều dạng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là viêm da cơ địa. Bệnh thường xuất hiện ở các nếp gấp khuỷu tay hoặc đầu gối nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục. Khi tác động đến vùng kín, bệnh sẽ gây ra các vấn đề như da khô, nứt nẻ, phát ban đỏ, ngứa lông mu vùng kín…

Một số yếu tố có thể kích hoạt sự phát triển của bệnh chàm, bao gồm:

  • Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh
  • Hóa chất và chất tạo mùi trong xà phòng và các sản phẩm chăm sóc da
  • Căng thẳng

Thông thường, bệnh chàm có thể được điều trị bằng các loại kem bôi da không kê đơn. Đồng thời, người bệnh cũng nên chuyển sang dùng các sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng cho da để giúp giảm các triệu chứng khó chịu.

Nhiễm trùng nấm men [nhiễm nấm Candida]

Nhiễm trùng nấm men là căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ, xảy ra khi nấm Candida [một loại nấm men sinh sống tự nhiên trên cơ thể người] phát triển quá mức. Theo nghiên cứu, có đến 75% phụ nữ có nguy cơ nhiễm nấm Candida ở âm đạo. Nhiễm trùng nấm men thường gây ngứa ở háng và lông mu vùng kín. Bên cạnh đó, bệnh còn có các triệu chứng sau:

  • Đau nhức, sưng tấy vùng kín
  • Có cảm giác đau khi quan hệ tình dục
  • Đau khi đi vệ sinh
  • Dịch âm đạo đặc và có màu trắng

Bệnh thường được điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm không kê đơn. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần được kê toa các loại thuốc có công dụng mạnh hơn.

Bị ngứa lông mu vùng kín do hăm da

Hăm da là tình trạng gây phát ban đỏ, ngứa ngáy, khó chịu ở các khu vực ẩm ướt của cơ thể như các nếp gấp da, nách và khu vực gần háng. Độ ẩm và nhiệt độ ấm áp ở vùng gần háng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Điều này hình thành các vết phát ban đậm màu, có mùi hôi và ngứa ngáy ở lông mu vùng kín.

Để điều trị hăm da, bạn có thể sử dụng các loại kem bôi kháng khuẩn hoặc kháng nấm không kê đơn để giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn và nấm.

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có thể tạo thành các mảng da dày, đóng vảy ở vùng da háng và đùi trên. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra các vấn đề như sưng đỏ, khô nứt da và khiến người bệnh bị ngứa lông mu vùng kín.

Vì là vùng da nhạy cảm nên việc điều trị vảy nến ở bộ phận sinh dục thường gặp nhiều khó khăn hơn so với các vùng da khác. Người bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Dùng thuốc bôi
  • Dùng thuốc uống
  • Liệu pháp ánh sáng sử dụng tia cực tím B
  • Liệu pháp sinh học [chỉ được chỉ định cho những trường hợp không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác].

Bệnh paget ngoài vú [Extramammary Paget disease – EMPD]

Bệnh paget ngoài vú là một tình trạng có liên quan đến ung thư tiềm ẩn. Bệnh lý này cực kỳ hiếm gặp, do đó không nhiều người hiểu biết và quan tâm đến nó. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là phát ban da mãn tính xung quanh bộ phận sinh dục. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới nhưng thường xảy ra ở phụ nữ từ 50-60 tuổi.

Các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm:

  • Tình trạng ngứa từ nhẹ đến dữ dội xung quanh vùng sinh dục hoặc hậu môn
  • Xuất hiện những mảng da dày, đỏ, đóng vảy [mãn tính]
  • Da tiết dịch
  • Đau hoặc chảy máu khi gãi

Ung thư da

Bị ngứa lông mu vùng kín do ung thư da rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, khi tế bào ung thư phát triển trên âm hộ hoặc dương vật, nó có thể khiến vùng da tại đây sưng đỏ, ngứa rát và tạo thành các mảng da dày. Bên cạnh đó, khu vực bị ảnh hưởng cũng sẽ trở nên nhạy cảm, dễ tiết dịch và chảy máu.

Để điều trị ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, thực hiện các xét nghiệm cần thiết và đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp với từng người bệnh.

Phòng ngừa tình trạng ngứa lông mu vùng kín

Để ngăn ngừa tình trạng ngứa lông mu vùng kín, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Không gãi, cào vào vùng da đang bị tổn thương: Ngứa lông mu vùng kín sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và muốn dùng tay để gãi. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến cho cơn ngứa trở nên trầm trọng và lan ra khu vực khác. Bên cạnh đó, việc gãi và cào lên vùng da bị tổn thương còn làm tăng nguy cơ trầy xước và nhiễm trùng da.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín và toàn bộ cơ thể để ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn.
  • Giữ cho vùng kín, vùng háng và vùng chậu luôn khô ráo, thoáng mát. Lau khô người hoàn toàn sau khi tắm hoặc bơi.
  • Mặc các loại trang phục rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt
  • Tránh mặc quần áo ướt, đặc biệt là đồ tắm và quần áo tập thể dục trong thời gian dài
  • Chuyển sang sử dụng các loại chất tẩy rửa, xà phòng và kem dưỡng da không gây dị ứng

Khi nào bạn cần đến bệnh viện?

Nếu tình trạng ngứa lông mu vùng kín xuất hiện trong thời gian dài hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Bên cạnh đó, nếu ngứa ngáy đi kèm với biểu hiện của nhiễm trùng như sốt hoặc đau nhức, bạn cần đi khám ngay lập tức.

Tình trạng ngứa lông mu vùng kín thường sẽ biến mất khi được điều trị bằng các phương pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bị ngứa lông mu vùng kín là do các bệnh lý nguy hiểm gây ra. Do đó, bạn không nên chủ quan trước tình trạng này mà cần liên hệ sớm với các bác sĩ chuyên khoa được để thăm khám và điều trị.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề