So sánh tục ngữ và thành ngữ và cho ví dụ

Để học tốt / Series luyện thi THPT Quốc gia / Ngữ Văn luyện thi THPT Quốc gia / So sánh Tục ngữ và Thành ngữ

Tục ngữ

Thành ngữ

Về nội dung

Tới trang đặt hàng

Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.Mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói

Về hình thức

Tới trang đặt hàng

tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụThành ngữ gồm các từ đều là từ đơn, đứng độc lập, có nghĩa riêng; chia thành các cặp đối xứng nhau, không cần liên kết hoặc phụ thuộc vào từ khác.

Về ngữ pháp

Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca… Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.Xét về mặt ngữ pháp thì thành ngữ chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được.

Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là: cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.

Ví dụ minh họa ở bên dưới phần bình luận nhé

Sang thu là tác phẩm đặc sắc, giữ vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Đây là một trong những nội dung thường có trong các đề thi học kì, đề thi ... Xem thêm

Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương là bài thơi đặc sắc, thể hiện tâm tình của nhà thơ, của mỗi người dân Việt Nam đối với Bác - Chủ tịch Hồ Chí Minh. là tác ... Xem thêm

Sang thu là bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh, giữ vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Đây là một trong những nội dung thường có trong các ... Xem thêm

Học tốt môn Văn không hẳn là sự chăm chỉ "cày cuốc", suy nghĩ tích cực, luyện đọc nhiều, tập trung và ghi chép bài đầy đủ có thể giúp bạn chinh phục môn Văn dễ ... Xem thêm

Sóng là bài thơ đặc sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh, giữ vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Đây là một trong những nội dung thường có trong các đề ... Xem thêm

Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền đạt, thường gieo vần lưng.Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

VD : Uống nước nhớ nguồn, Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ.

VD : Chân cứng đá mềm, Mẹ tròn con vuông.

Hỏi: Em đang gặp khó khăn trong việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ Việt Nam. Vậy cách nhận biết thành ngữ và tục ngữ đơn giản nhất như thế nào ạ? - Nguyễn Văn Toán [học sinh THPT tại Vĩnh Phúc]

Trả lời:

Không chỉ riêng bạn mà rất nhiều người đang nhầm lẫn khi sử dụng thành ngữ và tục ngữ. Để phân biệt thành ngữ và tục ngữ, trước hết bạn cần nắm được định nghĩa cơ bản như sau:

Thành ngữ là một phần câu sẵn có, một cụm từ cố định diễn đạt một khái niệm một cách có hình ảnh. 

Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, xuôi tai, diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một luân lý, có khi là một sự phê phán, một kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân.

Như vậy xét về mặt ngữ pháp thì tục ngữ là một câu, còn thành ngữ chỉ là một thành phần câu. 

Hai bạn trẻ Xuân Vi và Ngọc Anh diễn tả câu tục ngữ "Vỏ quýt dày có móng tay nhọn" bằng hình ảnh. [ảnh: SVVN]

Một số ví dụ cụ thể về thành ngữ và tục ngữ:

Thành ngữ: Ăn trắng mặc trơn; Ăn trên ngồi trốc; Dốt đặc cán mai; Đơn thương độc mã; Mẹ tròn con vuông; Chân cứng đá mềm, Qua cầu rút ván; Già đòn non nhẽ...

Để sử dụng các thành ngữ, chúng ta đều phải đặt vào câu cụ thể, ví dụ: "Tôi chúc anh chân cứng đá mềm"/ "Cái đứa đó đúng là dốt đặc cán mai, làm gì cũng không ra hồn".

Tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim; Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau; Người chửa cửa mả; Bệnh quỷ thuốc tiên; Rau nào sâu ấy...

Thông qua cách phân biệt thành ngữ và tục ngữ trên, chúng tôi hy vọng bạn sẽ ngày càng yêu quý tiếng Việt và sử dụng ngôn ngữ đúng mục đích diễn đạt hơn.

Hải Đăng

Video liên quan

Chủ Đề