Ca sĩ phạm quốc hưng là ai?

Biển tình- công phu và đầy nghệ thuật

Sau một thời gian vắng bóng trong các sản phẩm âm nhạc, "Biển tình" là album ghi dấu ấn sự xuất hiện trở lại giọng bass hàng đầu Việt Nam của dòng nhạc thính phòng: NSƯT Quốc Hưng. Giọng ca đặc biệt này cho biết, đây là album mà anh mất nhiều thời gian nhất để thực hiện kể từ khi lên ý tưởng, thực hiện và hoàn thiện đến ngày ra mắt khán giả là hơn 3 năm. Trong khi thông thường anh chỉ thực hiện hết khoảng nửa năm cho một sản phẩm album ưng ý.

Biển tình như những lời tâm sự của anh với biển. NSƯT Quốc Hưng chia sẻ: "Tôi rất may mắn, có cơ hội đi công tác rất nhiều, tất cả những bờ biển đẹp nhất của đất nước hầu như tôi đã đi qua. Mà đến chỗ nào cũng dừng chân 3-4 ngày nên càng có thời gian để cảm nhận. Tôi thích những buổi chiều tôi lang thang ngồi một mình trên các bãi biệt rất đẹp. Ngồi một góc trên bờ và nhìn ra biển mênh mông, huyền bí. Lúc đó, có rất nhiều suy nghĩ, nhiều tình cảm riêng tư trỗi dậy". NSƯT Quốc Hưng cho biết thêm, anh có thể ngồi một mình trên bãi biển hàng giờ rồi tự bật ra câu hát về biển. Anh bảo: "Nó rất hay, rất lãng mạn, phù hợp với tính cách của tôi". Cũng chính vì thế, thực hiện một album với những bài hát về biển là ấp ủ của anh từ lâu.

NSƯT Quốc Hưng được biết đến với giọng ca giọng bass hàng đầu Việt Nam

Album Biển tình gồm 10 ca khúc quen thuộc về biển. Ở đó, khán giả gặp lại những ca khúc mang tính tự sự "Tìm tên anh trên bờ cát", "Biển đêm" hay "Chút thư tình gửi người lính biển", lại có những ca khúc mang hơi hướng nhạc nhẹ như "Biển khát", "Biển cạn"; rồi những ca khúc rất rộn ràng như "Bâng khuâng Trường Sa" và tất nhiên không thể thiếu ca khúc hàng kinh điển "Thuyền và biển".

"Đây đều là những tác phẩm rất nhiều người hát. Khi nói đến từng tác phẩm mỗi một ca sĩ đều có trái tim và sự thổn thức khác nhau. Đương nhiên, trái tim của người này không giống trái tim của người kia. Trong khi bản thân mỗi câu hát cũng lại có sự thổn thức riêng. Nếu trái tim của những người trẻ tuổi thể rất trong sáng, thì những người đã từng trải rồi lại có sự trăn trở khắc khoải hoài niệm nhớ thương mong chờ" – NSƯT Quốc Hưng trải lòng.

Thông qua album "Biển tình", NSƯT Quốc Hưng kể câu chuyện cho các tác giả, tôi kể bằng giọng hát, kể bằng âm nhạc và bằng chính tâm hồn mình. Đó là câu chuyện về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước. Nó như tình yêu của con thuyền và biển cả. Tất cả những tác phẩm trong album này NSƯT Quốc Hưng đã thể hiện theo lối lối kể chuyện bằng giọng hát, bằng âm nhạc, chứ không quá dùng nhiều kỹ thuật. Ở trong đó, có những lúc nhanh, lúc chậm, lúc vui, lúc buồn, lúc thì thầm, lúc mạnh mẽ, cũng như biển như thế thôi, có lúc rất dữ dội và có lúc lại thật êm đềm.

Biển tình album thứ 3 của NSƯT Quốc Hưng gồm những ca khúc hay về biển

Album được NSƯT Quốc Hưng đầu tư rất kỹ về mặt âm nhạc từ khâu phối khí đến dàn dựng với sự tham gia của các nghệ sĩ Hà Nội và TP.HCM. Sẽ không bất ngờ khi tham gia dàn nhạc thực hiện album là một dàn nhạc dây thính phòng với các nghệ sĩ uy tín như các nghệ sĩ Nguyễn Văn Hạnh [violon], Hồ Việt Khoa [violon], Lê Tuấn Anh [violon], Nguyễn Đinh Hương [viola], Đinh Phan Như Quỳnh [cello]. "Họ đều là những nghệ sĩ, giảng viên uy tín hiện nay. Họ cũng chính là những người bạn đã học cùng tôi, làm việc cùng tôi tại Học viện Âm nhạc Quốc gia VN trong suốt nhiều năm qua nên đã thấu hiểu nhau". Phần dàn nhạc còn có sự tham gia của các solist như nghệ sĩ saxophone Danh Long [TP.HCM], nghệ sĩ guitar Duy Phong [HN].

Nếu như sự xuất hiện của dàn nhạc thính phòng là điều không bất ngờ đối với album của một nghệ sĩ opera cho dù đó là một album nhạc trữ tình nhưng sẽ khá thú vị khi biết được rằng NSƯT Quốc Hưng đều chọn những nhạc sĩ trẻ trung cả về tuổi đời cũng như âm nhạc để đảm nhiệm phần phối khí.

Từ giọng Opera hàng đầu đến người hát tình ca

Có một điều khá thú vị, mặc dù là giọng ca có "đẳng cấp" của nghệ thuật Opera nhưng cả ba album phát hành NSƯT Quốc Hưng lại chọn những ca khúc trữ tình. Một mặt là để "chiều" khán giả, một mặt khác anh cũng mong muốn giọng hát của mình đến được với đông đảo công chúng. Và trên thực tế, mỗi một album còn là một góc riêng trong tâm hồn của chính anh.

Giọng của Hưng mang âm hưởng hoành tráng, thính phòng cổ điển, sang trọng nhưng bây giờ lại rất tình, rất ngọt

Năm 2009 NSƯT Quốc Hưng phát hành album đầu tiên mang tên "Hà Nội ơi! Thầm hát"... Một cái tên khá độc đáo, dường như không phải để dành cho một nam nghệ sĩ Opera với giọng hát trầm dầy và độ vang có thể làm rung cửa kính của toàn căn phòng nhưng đó lại là góc khuất trong tâm hồn của anh. Bởi Hà Nội là quê hương, là nơi Quốc Hưng đã sinh ra và lớn lên, Hà Nội đã cho Quốc Hưng tất cả mọi thứ. 

Năm 2013, khi đang là thạc sỹ, Phó khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, NSƯT Quốc Hưng ra mắt bộ đĩa CD & DVD Những bản tình ca đỏ với 10 ca khúc viết về quê hương và người lính với đề từ "Hát cho người nằm xuống, hát cho người bước đi". Đây là album NSƯT Quốc Hưng thực hiện dành cho người cha thân yêu của mình, một người chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu, bị thương và cuối cùng ông đã mất trong thời kỳ hòa bình.

NSND Quang Thọ- một trong những người thầy của NSƯT Quốc Hưng cho biết: "Quốc Hưng đỗ vào Học viện Âm nhạc Quốc gia VN [lúc ấy còn là Nhạc viện HN] thuộc vào hàng đầu. Sau đó, Hưng lại được học thầy, NSND Trần Hiếu- người thầy có cùng chất giọng nên Hưng càng phát huy được sở trường của mình. Giọng của Hưng mang âm hưởng hoành tráng, thính phòng cổ điển, sang trọng nhưng bây giờ lại rất tình, rất ngọt".

Người bạn, cũng là người đàn anh thân thiết của NSƯT Quốc Hưng, NSND Phạm Ngọc Khôi- Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam chia sẻ: "Quốc Hưng là một giọng ca đặc biệt và hiếm có trong nhạc giao hưởng thính phòng Việt Nam. Trước đây Quốc Hưng chỉ hát những ca khúc chính ca, những ca khúc lớn. Nhưng nay lại thể hiện mình như một ca sĩ tình ca. Rất đáng chúc mừng".

Còn ca sĩ Lan Anh- một trong những người được NSƯT Quốc Hưng gửi album Biển tình để nghe đầu tiên cho biết: "Anh Hưng đã hát bằng tất cả cảm xúc, bằng những tự sự, bằng cả trái tim và tấm lòng của mình".

NSƯT Quốc Hưng trải lòng" "Với âm nhạc tôi hơi khó tính.Cho nên những nghệ sĩ kết hợp được với tôi thường là những người có tâm huyết và trách nhiệm. Khi nhắc đến Quốc Hưng mọi người thường nghĩ ngay tới âm hưởng hùng tráng những tác phẩm có quy mô của nghệ thuật Opera nên thường một nhạc sĩ nhận lời đảm nhận phối khí một tác phẩm âm nhạc đại chúng cho tôi hay có những cảm giác dè dặt, vì có thể các nhạc sĩ sẽ nghĩ phải làm sao để có bản phối khí vừa hoành tráng lại vừa phù hợp với tính chất của tác phẩm. Nhưng thực tế khi đã bắt tay vào cùng hợp tác và khi hoàn thiện ai cũng cảm thấy mãn nguyện"./.

Hồng Hà

Người buổi đầu đưa tôi đến với tiếng hát Quốc Hưng chính là ca sĩ Tân Nhàn. Rồi tôi càng yêu anh hơn bởi anh chính là học trò ruột của NSND Trần Hiếu mà tôi hằng vô cùng yêu quý. Trong tiếng hát Quốc Hưng, tôi như nghe rõ cả tiếng nhịp tim đập, nghe rõ cả hơi thở của những nghệ sĩ lớn: Quý Dương, Diệu Thúy, Trần Hiếu, Trung Kiên…

Quốc Hưng đến với dòng nhạc bác học bằng một con đường khá đặc sắc. Buổi đầu chỉ với một ước mong khiêm tốn [nhưng thực ra rất lớn], đó là ước mong cách tân và làm hay hơn lối hát chèo truyền thống, với việc tiếp thu và áp dụng lối hát hiện đại [kỹ thuật thanh nhạc Phương Tây].

NSND Quốc Hưng: Giọng bass quý giá cả triệu người may ra có một

Xuất phát của Quốc Hưng là một diễn viên chèo. Nhà báo Đào Dục Tú quê ở Đông Anh kể: "Cậu ấy ở làng quê anh chú ạ. Sống cũng mộc mạc chân quê lắm. Ngày ngày vẫn đạp xe ra Hà Nội biểu diễn chèo ở đoàn chèo Hà Nội. Có nhiều đêm khuya mưa gió, nhìn qua cửa sổ thấy chú ấy đi diễn về đạp xe qua, khoác cái áo mưa trong sấm chớp đì đùng".

Thế rồi có một buổi tối Quốc Hưng đến Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô, tìm vào lớp học của nghệ sĩ Quý Dương xin thọ giáo, chỉ với mong ước tiếp thu lối hát hiện đại để hát chèo hay hơn. Nghe giọng anh, NSND Quý Dương giật mình. Chao ôi, một giọng hát vàng, một giọng bass quý giá quá, cả triệu người may ra có một! Vậy là ngay lập tức thầy động viên anh đi học nghiêm túc ở Nhạc viện và viết ngay một lá thư cho cô giáo chủ nhiệm khoa Thanh nhạc - Nhạc viện HN bấy giờ là Diệu Thúy để giới thiệu. Ngay sáng hôm sau - buổi tuyển sinh cuối cùng của Nhạc viện, “giọng hát vàng” này đến thi. Sáng ấy cũng lại mưa tầm tã, anh ướt lướt thướt vào thi tuyển. Chỉ mới cất giọng lên, ông thầy Trần Hiếu đứng phắt dậy: "Người kế tục của tôi là đây rồi” và nhận ngay cậu thí sinh ấy làm học trò của mình.

"Ngày ấy tôi nghèo lắm", Quốc Hưng sau này tâm sự. "Đã có lúc do hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi định bỏ học giữa chừng để làm công việc khác kiếm sống. Thế là thầy Trần Hiều nhiều lần thuyết phục bằng được tôi trở lại trường, theo đuổi âm nhạc. Tôi biết ơn vì thầy đã hết lòng yêu thương, giúp đỡ tôi. Thầy coi tôi như con, yêu thương lắm. Trò nghèo, thiếu đồ ăn, thầy cũng không khá hơn là mấy. Thầy sợ tôi đói, ngất xỉu, không đủ sức khỏe theo học nên đã dành dụm tiền để mua đồ ăn cho tôi. Trời mùa đông lạnh quá, tôi trốn học. Thầy Hiếu đến tận ký túc xá gọi: Hưng ơi, dậy đi học!. Đó là những kỷ niệm về thầy mà tôi sẽ không bao giờ quên”.

10 năm ròng rã trên giảng đường, qua trung cấp, đại học… rồi tiếp đó là những tháng năm sau đại học, làm tiến sĩ, Quốc Hưng dần bước lên đỉnh cao của nghệ thuật thanh nhạc, của tri thức âm nhạc. Anh được giữ lại trường làm công tác giảng dạy: ba công việc song hành trong con người anh, trong cuộc đời nghệ thuật của anh: Người thầy giảng dạy, người trò tiếp tục nghiêm túc học sau đại học, người nghệ sĩ biểu diễn. Điều đáng biểu dương cả ba công việc này anh đều hoàn thành tốt.

NSND Quốc Hưng và NSND Trần Hiếu.

Là người thầy, anh đào tạo được nhiều trò giỏi, nhiều ca sĩ xuất sắc và được tín nhiệm trao cho vị trí thầy Trung Kiên từng đảm nhận năm xưa để rồi từ đây bước sang con đường quản lý: Trưởng khoa Thanh nhạc. Là người trò cần mẫn, nghiêm túc, anh hoàn thành chương trình sau đại học, chàng diễn viên chèo năm xưa chuyên đóng các vai kíp hai cho NSND Quốc Chiêm trở thành một Tiến sĩ âm nhạc của dòng nhạc bác học, cổ điển.

Và con người thứ ba là nghệ sĩ biểu diễn, anh cũng rất xuất sắc với nhiều vai diễn trong các nhạc kịch lớn của thế giới [như nhạc kịch Viên đạn thần của Weber], của nước nhà như vai Lý Công Uẩn trong vở thanh xướng kịch Hoa Lư - Thăng Long.... Rồi những chương trình biểu diễn lớn trong và ngoài nước, rồi những giải thưởng âm nhạc trong nước và quốc tế như Giải nhất opera [năm 2000], Cúp bạc tại Liên hoan Âm nhạc quốc tế Bình Nhưỡng [năm 2000], Cúp vàng - Liên hoan Âm nhạc quốc tế Bình Nhưỡng [năm 2004]… Giọng hát Quốc Hưng được kể như một giọng hát vàng, vô cùng quý hiếm, với âm vực rộng, vô cùng đắc địa ở khu vực trầm lớn, được thế giới trân trọng và đánh giá cao.

Năm 2019, Quốc Hưng đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND. Trong ngày vui ấy của anh, tôi đã viết: "Trong tiếng hát, trong sự thành đạt và trong hạnh phúc lớn lao của một giọng hát nam trầm xuất sắc nhất hiện nay: NSND Quốc Hưng, tôi xúc động và sung sướng được gặp lại những người bạn nghệ thuật rất thân thiết của mẹ tôi [nghệ sĩ Tân Nhân - PV] ở cùng Nhà hát hay trên bước đường nghệ thuật: NSND Quý Dương, NSND Trần Hiếu, NSND Trung Kiên, NSƯT Diệu Thúy, NSND Quang Thọ...  Anh là người học trò xuất sắc của những nhà giáo - nghệ sĩ trên, đã tiếp thu tinh hoa và kế tục rất xứng đáng những người Thầy của mình".

Ca khúc 'Lá cờ Đảng' [NSND Quốc Hưng và hợp xướng]

Châu La Việt

Chương trình Thời sự 23h trên VTV1 đêm 7/7 đã đề cập đến câu chuyện: Loạn danh xưng - trách nhiệm của truyền thông.

Ngày 16/5 là sinh nhật nhạc sĩ Trần Tiến, VietNamNet xin giới thiệu bài chân dung viết về ông do cựu nhà báo, nghệ sĩ Châu La Việt viết.

Video liên quan

Chủ Đề