Trẻ bị sốt nên mặc quần áo như thế nào

Ở trẻ em, sốt được xác định khi nhiệt độ cơ thể vượt các mức sau: 38 độ C đo ở hậu môn; 37,5 độ C đo ở miệng; 37,2 C độ đo ở nách. Các dấu hiệu và triệu chứng cho thấy trẻ bị sốt thường là trẻ cáu gắt hơn bình thường, khó chịu trong người, chạm vào người trẻ thấy nóng, vã mồ hôi...

5 bước chăm sóc trẻ bị sốt

Khi trẻ bị sốt bố mẹ không nên lo lắng quá, cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:

Nới lỏng quần áo

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, tránh mặc quần áo dày khó thoát nhiệt. Nếu trẻ đang đóng bỉm bố mẹ nên cởi bỉm và mặc quần cho bé.

 Bổ sung nước và điện giải cho trẻ

Oresol là loại nước bổ sung điện giải tốt nhất cho trẻ nếu trẻ bị sốt kèm theo tiêu chảy hay nôn, trên thực tế loại nước này khá khó uống và nhiều trẻ bị nôn khi uống. Do đó, nên cho trẻ uống từng ít một và nghỉ 5-10 phút sau mỗi lần uống.

Chú ý khi pha oresol: bố mẹ cần pha cả gói với số lượng nước theo hướng dẫn, không pha 1/2 hay 1/3 gói vì sẽ làm thay đổi nồng độ các chất điện giải trong dịch dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như: trẻ bị co giật, rối loạn tri giác...

Ngoài ra, nếu bệnh nhi khó khăn trong hợp tác uống oresol, bố mẹ có thể thay thế bằng các chế phẩm khác như nước lọc, nước trái cây hoặc sữa.

Nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng khi bị sốt

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Nếu trẻ sốt >= 38,5 độ C [>= 38 độ C ở các trẻ có tiền sử sốt cao co giật] cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.

Paracetamol là loại thuốc được khuyến cáo dùng khi chưa loại trừ được trẻ có sốt xuất huyết Dengue hay không.

Ibuprofen chỉ được dùng nếu trẻ không bị sốt xuất huyết Dengue, dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Miếng dán hạ sốt: Miếng dán hạ sốt không có tác dụng hạ sốt mà chỉ có tác dụng làm cảm giác mát, dễ chịu tại vị trí dán.

Chườm ấm

Khi trẻ bị sốt nên kết hợp chườm ấm để hạ sốt cho trẻ. Chườm ấm sẽ khiến lỗ chân lông giãn nở, giãn các mạch máu ngoại vi, tăng khả năng tản nhiệt, từ đó hạ sốt.

Bố mẹ dùng khăn nhúng vào nước ấm [có thể kiểm tra độ ấm của nước bằng cách nhúng khuỷu tay và cảm giác ấm như khi tắm em bé là được]. Nếu nước nguội thì phải pha thêm nước nóng hoặc thay bằng chậu nước ấm khác, kiểm tra nhiệt độ rồi lại lau người cho trẻ.

Sau 15 - 30 phút, đo lại thân nhiệt của trẻ, dừng chườm khi nhiệt độ của trẻ < 37,5 độ C.

Khi chườm, cần chú ý lau nhẹ nhàng, tránh chà xát khiến trẻ đau rát, mẩn đỏ.

Cho trẻ ăn

Khi bị sốt trẻ sẽ kém ăn hơn ngày thường, do đó bố mẹ chỉ cho trẻ ăn nếu trẻ muốn, không nên ép buộc trẻ ăn nếu trẻ không thích.

Nên cho trẻ đến gặp bác sĩ, nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có sốt >= 38,5 độ C. Trẻ lớn tuổi hơn có sốt nên đến gặp bác sĩ khi trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: Trẻ mệt/phát ban trên da/có tiêu chảy hoặc nôn nhiều/trẻ có dấu hiệu mất nước/có sốt nhiều hơn 3 ngày/bệnh nhân có vấn đề bệnh lý mạn tính như bệnh tế bào máu ác tính, bệnh lý tim mạch, ung thư hoặc Lupus.

Sốt là không thể tránh khỏi và trẻ chỉ có thể thoải mái trở lại khi trẻ hết sốt, do đó hãy tìm đến chăm sóc y tế khi cần thiết.

Xử trí co giật do sốt tại nhà

Co giật do sốt xảy ra ở khoảng 2-5% trẻ, độ tuổi thường gặp là từ 6 tháng đến 5 tuổi đặc biệt từ 12-18 tháng. Co giật do sốt thường xảy ra trong ngày đầu tiên bị bệnh, và khi nhiệt độ của trẻ lớn hơn 39 độ C. Cơn co giật thường kéo dài 1-2 phút và không gây tổn thương não cũng như sự phát triển về trí tuệ của trẻ sau này.

Một số trường hợp cơn co giật kéo dài trên 10 phút, đặc biệt là những bệnh nhân co giật khu trú, hoặc những bệnh nhân co giật nhiều hơn 1 cơn trong 24h có nguy cơ tiến triển thành động kinh.

Phần lớn co giật do sốt sẽ tự hết trong vài phút. Nếu đứa trẻ có co giật do sốt, bình tĩnh và thực hiện các bước sau:

Đặt trẻ nằm nghiêng ở bề mặt phẳng, đảm bảo trẻ không bị rơi. Bắt đầu tính giờ. Loại bỏ những đồ vật sắc, cứng gần trẻ.Nới lỏng quần áo. Quan sát cơn giật của trẻ. Không đặt bất kỳ thứ gì vào miệng trẻ. Không động vào trẻ hoặc ôm trẻ.

Dự phòng co giật

Có thể hạn chế phần nào co giật do sốt bằng việc kiểm soát tốt cơn sốt của trẻ. Cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt nhóm paracetamol hoặc ibuprofen lúc bắt đầu có sốt để làm trẻ thoải mái hơn, và giúp hạ sốt. Tuy nhiên việc sử dụng các thuốc này không được khuyến cáo ở những bệnh nhân không có sốt.

Phần lớn các trường hợp, điều trị dự phòng co giật không được khuyến cáo, vì nguy cơ và tác dụng không mong muốn của việc dùng thuốc chống co giật hằng ngày lớn hơn so với lợi ích của nó.

Lời khuyên của thầy thuốc

Đến viện ngày càng sớm càng tốt sau cơn co giật đầu tiên của trẻ, mặc dù cơn giật chỉ kéo dài vài phút. Gọi cấp cứu nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút, hoặc đi kèm với các triệu chứng sau: Nôn; Gáy cứng; Rối loạn nhịp thở; Li bì.


Trẻ em rất hay bị sốt do nhiều nguyên nhân và có thể tùy đặc tính cơn sốt mà thể hiện một tình trạng bệnh lý khác nhau. Việc chăm sóc ban đầu khi bé bị sốt rất quan trọng nhưng không phải ông bố, bà mẹ nào cũng biết cách.

Dấu hiệu nào cho thấy trẻ đang bị sốt?

Để biết được con mình có phải bị sốt hay không, phụ huynh cần hiểu rõ được các biểu hiện bị sốt ở trẻ. Sốt ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến bởi vì hệ miễn dịch của trẻ em chưa thực sự hoàn thiện. Chính vì vậy, vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập gây hại cho sức khỏe. Khi bị tấn công bởi những tác nhân lạ thì sốt là phản ứng rất tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, bạn đừng nhầm lẫn sốt là một bệnh lý, chúng chỉ là triệu chứng, dấu hiệu.

Nhiệt độ bình thường của cơ thể con người nằm trong khoảng từ 36,5 – 37,50C. Về mặt sinh học, trẻ em cũng có nhiệt độ như người lớn nhưng trẻ em dễ bị sốt và sốt cao hơn do trung tâm điều hòa thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.

Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn so với bình thường, nếu bạn đo nhiệt độ ở nách thì chúng từ 37,5 độ C trở lên. Tùy từng trường hợp, trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, trong đó bạn nên theo dõi sát sao nếu thân nhiệt của con cao hơn 38,5 độ C. Mẹ chỉ nên dùng thuốc hạ sốt cho con khi thân nhiệt tăng lên từ 38,5 – 39 độ C.

Bên cạnh biểu hiện thân nhiệt tăng cao, bé thường tỏ ra khá mệt mỏi, uể oải, hay quấy khóc, ăn uống kém hoặc thậm chí là bỏ ăn và không chơi đùa như bình thường.

Ngoài ra, khi trẻ bị sốt bạn sẽ thấy da dẻ của con trông nhợt nhạt hơn, nôn mửa liên tục và có một số bé còn bị khó thở. Cha mẹ cần theo dõi thật kỹ các biểu hiện của con thật cẩn thận và cho bé đi kiểm tra sớm, tránh những rủi ro xấu có thể xảy ra.

Nguyên nhân trẻ bị sốt là gì?

Nhìn chung, hiện tượng sốt xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó một số bệnh lý gây tình trạng trên đó là: viêm màng não, viêm não, sốt phát ban, viêm đường hô hấp,… Hiện tượng sốt cũng có thể xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm virus, 1 số virus có thể hay gặp gây bệnh cảm cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng,…

Ngoài ra, các bé có triệu chứng sốt cao là do tác dụng phụ sau khi đi tiêm phòng vắc xin hoặc con bị sốt do mọc răng. Tuy nhiên, tình trạng trên thường kết thúc sau khoảng 1 – 2 ngày. Các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng về vấn đề trên.

Các cơn sốt ở trẻ có thể hình thành do nhiều nguyên nhân và phần lớn trẻ bị sốt do một số lý do chính sau:

  • Nhiễm trùng: Khi bị nhiễm trùng cách chiến đấu để phòng về tự nhiên của cơ thể là sốt. Đây là cơ chế xuất hiện để chống chọi với bệnh. Trẻ bị sốt do nhiễm trùng thường kèo dài từ 3-4 ngày.
  • Tiêm chủng: Đây là hiện tượng thường gặp và cơ chế phản ứng với thuốc. Vì vậy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thỉnh thoảng bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng. Những cơn sốt này không đáng lo ngại và có thể sẽ hết sau khoảng 1-2 ngày
  • Mặc quá nhiều quần áo, ủ trẻ quá kỹ: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín hoặc ở trong một môi trường nóng do các bé chưa thể tự điều tiết thân nhiệt.
  • Mọc răng: Việc mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nhưng chỉ ở mức nhẹ. Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 38oC, nhiều khả năng bé sốt không phải là do mọc răng. Ngoài ra, khi mọc răng bé còn có một số biểu hiện như: quấy khóc, biếng ăn…
  • Một số bệnh khác: Sốt có thể là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết,… Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như: rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, ngủ li bì, vật vã hay hôn mê. Những tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Tầm quan trọng của việc hạ sốt cho bé

Nhiều người quan niệm rằng sốt chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể, cho nên họ muốn để cơn sốt tự qua đi. Tốt nhất, ngay khi phát hiện bé bị sốt, cha mẹ nên tìm cách hạ sốt cho con.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể của chúng ta sẽ hoạt động tốt nhất trong giới hạn thân nhiệt cho phép. Cụ thể, nếu nhiệt độ cơ thể trong khoảng 37 độ C thì bạn đang có tình trạng sức khỏe đảm bảo nhất. Để em bé sinh hoạt bình thường, chúng ta không thể bỏ qua việc hạ sốt cho con.

Không những vậy, khi trẻ nhỏ bị sốt, các em có nguy cơ đối mặt với những biểu hiện khá nghiêm trọng, ví dụ như: co giật, tay chân run hoặc là mất ý thức. Đây là hiện tượng cực kỳ nghiêm trọng, nếu không được xử lý đúng lúc, bé còn phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Sau khi nắm được những điều này, bạn nên nghiêm túc nghiên cứu các phương pháp giúp hạ sốt cho trẻ để bảo đảm sức khỏe ổn định nhất.

Chăm sóc khi trẻ bị sốt tại nhà an toàn

Nhiệt độ trung bình của người khỏe mạnh là khoảng 36,5 – 37,5 độ. Trẻ bị sốt chính là lúc nhiệt độ cơ thể cao hơn 37,5 độ. Nếu thân nhiệt của bé ở khoảng 37,6 – 38,4 độ là hiện tượng sốt nhẹ còn nếu nhiệt độ tăng lên 18,4 độ thì được gọi là sốt cao.

Khi bị sốt nhiệt độ cơ thể của trẻ có thể giảm vào buổi sáng và cao hơn vào buổi chiều và ban đêm. Trẻ bị sốt vào ban đêm có thể khiến trẻ bị run và ngủ không ngon giấc nên khiến cho phụ huynh lo lắng

Khi trẻ bị sốt, bạn có thể áp dụng những cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe của con trước khi đưa bé đi bệnh viện. Bởi một số cơn sốt có thể chữa lành nếu bạn chăm sóc bé đúng cách. Mời bạn tham khảo những cách hạ sốt an toàn hiệu quả dưới đây:

1. Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường

Nước và các loại chất lỏng đều có tác dụng giúp cho cơ thể thải nhiệt ra ngoài. Nếu bé vẫn đang trong giai đoạn ăn sữa thì mẹ nên tích cực cho con bú hoặc ăn sữa công thức. Còn nếu như bé ở độ tuổi lớn hơn thì mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, trà thảo dược [atiso, trà hoa cúc…]… sẽ giúp thanh lọc cơ thể và trẻ mau hạ sốt hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho bé uống các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol, hydrite.

Khi bị sốt cha mẹ nên chế biến cho con những món ăn mềm, dễ nuốt để bé không bỏ bữa giúp cơ thể mau khỏe hơn.

2. Cho con mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Khi trẻ bị sốt những vẫn chơi đùa, ăn uống bình thường mẹ cần lưu ý nới lỏng quần áo cho con, mặc cho con những bộ quần áo thấm hút mồ hôi tốt, dọn phòng thông thoáng sạch sẽ để cơ thể có thể tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt.

3. Lau người cho bé bằng nước ấm

Nếu trẻ được lau người thường xuyên cơn sốt sẽ nhanh chóng hạ giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do sốt như hiện tượng co giật. Mẹ nên thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị thau nước ấm. Lưu ý mẹ tuyệt đối không sử dụng nước lạnh vì có thể làm co mạch máu, nước ấm sẽ làm giãn mạch máu giúp làm mát cơ thể.
  • Cởi bỏ quần áo cho con
  • Dùng khoảng 4-5 chiếc khăn mềm nhúng nước và vắt hơi ráo và đặt ở 2 bên háng, nách và dùng 1 khăn lau vùng cổ, tay, chân cho bé. Mẹ nên lau ở những vùng có nếp gấp như nách, cổ, cánh tay, chân….
  • Thực hiện nhiều lần và mẹ cần chú ý thay nước ngay khi nước nguội và lau khô người cho bé bằng chiếc khăn bông to.

Thông thường, nhiệt độ cơ thể của bé sẽ hạ trong khoảng 30 – 45 phút. Sau khi lau xong mẹ nhớ kiểm tra nhiệt độ cho con một vài lần xem con đã đỡ chưa.

4. Bổ sung vitamin C

Nước cam và các loại nước trái cây như quýt, bưởi… giàu vitamin C là những thức uống tốt giúp bé yêu tăng sức đề kháng để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Ngoài ra, các loại trái cây như: nho, dưa hấu, thanh long… ướp lạnh cũng cung cấp nước giúp làm dịu cơ thể.

5. Hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng tinh dầu xoa bóp

Một cách hạ sốt khá hữu hiệu song ít người biết là sử dụng các loại tinh dầu xoa bóp. Đây là cách hạ sốt tự nhiên tuyệt vời thông qua việc làm giảm nhiệt độ cơ thể. Chất rubefacients có trong bạc hà, gừng và vỏ quế có khả năng làm ấm hệ tuần hoàn và gây ra hiện tượng đổ mồ hôi. Việc này phần nào giúp cơ thể giảm nhiệt.

Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu bạch đàn, tinh dầu bạc hà và tinh dầu cúc La Mã xoa bóp cho trẻ để hạ sốt. Pha 6 giọt dầu trong 1 muỗng dầu nền, dùng dung dịch đó xoa bóp khắp cơ thể của trẻ, nên chú trọng những khu vực đặc biệt như phía sau cổ và gót chân.

6. Dùng thuốc hạ sốt

Trong trường hợp nhiệt độ cơ thể của bé từ 38,5 độ trở lên, quấy khóc nhiều, khó chịu mẹ nên cho con sử dụng thuốc hạ sốt. Thường thì thuốc hạ sốt sẽ có tác dụng sau 30 phút sử dụng và kéo dài từ 4 – 6 giờ và ít tác dụng phụ. Paracetamol là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong việc hạ sốt cho bé.

Khi sử dụng thuốc mẹ nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn và liều lượng thuốc phù hợp cho bé theo đúng độ tuổi và cân nặng. Bạn cần cho trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 – 15mg/kg thể trọng/lần, lặp lại sau 4 giờ nếu vẫn còn sốt. Bạn nên cho trẻ dùng 3 – 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg thể trọng/ngày.

Cách tính lượng thuốc phù hợp cho bé như sau:

  • Lượng thuốc tối thiểu cho bé uống = cân nặng của bé x 10mg
  • Lượng thuốc tối đa mà bé có thể sử dụng = cân nặng của bé x 15mg

Giả sử bé nặng 10kg thì liều lượng thuốc hạ sốt được sử dụng cho bé từ 100mg – 150mg/lần

Thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng hạ sốt chứ không có tác dụng chữa khỏi bệnh cho bé. Nghĩa là hết thời gian khoảng 4-6 giờ có thể con lại tiếp tục bị sốt nếu mẹ không tìm nguyên nhân gây ra cơn sốt và có biện pháp can thiệp phù hợp

Theo dõi các triệu chứng

Theo dõi kỹ các biểu hiện của trẻ sẽ giúp cha mẹ kể bệnh với bác sĩ rõ ràng hơn, giúp cho việc chẩn đoán tốt hơn và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả hơn. Những triệu chứng cần theo dõi là:

  • Trẻ sốt thế nào? Nhiệt độ có lên xuống thất thường không?
  • Trước khi sốt có biểu hiện gì khác thường không?
  • Trẻ có nôn không? Có ho không?
  • Trên người có nổi lên vết gì không?
  • Trẻ có kêu đau đầu, đau bụng không?
  • Trẻ ăn uống thế nào?
  • Phân trẻ có gì khác thường không?
  • Xung quanh có ai bị bệnh như trẻ không?

Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt

Khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà, bạn nên lưu ý những điều sau để giúp bé mau hạ sốt:

  • Không tự ý cho bé dùng thuốc hạ sốt và tránh lạm dụng thuốc hạ sốt mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ
  • Khi trẻ bị sốt không nên ủ ấm, cho trẻ mặc nhiều lớp quần áo. Nếu trẻ sốt và run, bạn cũng chỉ nên cho bé mặc đồ thoáng rộng, đắp chăn mỏng giúp cơ thể bé dễ tỏa nhiệt.
  • Không nên cho trẻ ở trong phòng quá kín, tù túng.
  • Không nên dùng khăn lạnh, nước đá để lau hạ sốt cho trẻ.
  • Không nên cho trẻ uống thuốc ngay khi trẻ vừa sốt. Chỉ dùng thuốc hạ sốt cho bé khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ để cơ thể con có thể hình thành khả năng tự bảo vệ bản thân trước bệnh tật.
  • Theo dõi sát sao các biểu hiện mà con gặp phải. Nếu sau 1 -2 ngày, tình trạng sốt của bé không giảm, bạn hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán.
  • Không sử dụng các bài thuốc dân gian để hạ sốt cho trẻ. Vì những bài thuốc này chưa được kiểm chứng y khoa nên tác dụng phụ của chúng thế nào chưa ai đánh giá được.
  • Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì có thể gây tổn thương não của trẻ [hội chứng Reye].

Khi nào bạn nên đưa trẻ đi khám?

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mà sốt trên 37,5oC
  • Với trẻ lớn hơn thì khi thân nhiệt của bé từ 38,5oC trở lên
  • Sốt dưới 38,5oC nhưng kéo dài vài ngày.
  • Nhiệt độ lên xuống thất thường sáng, trưa, chiều, tối.
  • Đang bệnh mà nhiệt độ tăng lên bất thường
  • Đang sốt mà bị hạ nhiệt xuống dưới 36,5oC.
  • Đã dùng thuốc hạ nhiệt theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng triệu chứng sốt không giảm.

Ngoài ra, không cần biết trẻ ở độ tuổi nào, nếu bạn nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu khác thường hay triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng như khó thở hay xuất hiện vết tím trên da, hãy đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.

Theo sức khỏe 365

Video liên quan

Chủ Đề