Xác định tâm của phương trình đường tròn

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bài tập tự luyện Xác định tâm và bán kính của phương trình đường tròn Toán lớp 10, tài liệu bao gồm 2 trang đầy đủ lý thuyết và bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Tài liệu Bài tập tự luyện Xác định tâm và bán kính của phương trình đường tròn gồm các nội dung chính sau:

A. Lý thuyết

- tóm tắt lý thuyết ngắn gọn.

B. Bài tập tự luyện

- gồm 15 bài tập tự luyện giúp học sinh tự rèn luyện cách giải các dạng Bài tập tự luyện Xác định tâm và bán kính của phương trình đường tròn.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Xác định tâm của phương trình đường tròn

XÁC ĐỊNH TÂM VÀ BÁN KÍNH CỦA PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TRÒN

A. LÝ THUYẾT

Trong mặt phẳng Oxy, đường tròn C tâm Ia; b, bán kính R có phương trình: x−a2+y−b2=R2.

Chú ý. Phương trình đường tròn có tâm là gốc tọa độ O và bán kính R là x2+y2=R2.

Tâm đường tròn (C) là:  Ia; b,

Bán kính của đường tròn (C) là: R

B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1. Tọa độ tâm I và bán kính R của đường tròn C:x−12+y+32=16 là:

A. I−1;3, R=4.                        B.   I1;−3, R=4.

C.  I1;−3, R=16.                      D. I−1;3, R=16.

Câu 2. Tọa độ tâm I và bán kính R của đường tròn C:x2+y+42=5 là:

A. I0;−4, R=5.                      B.  I0;−4, R=5.

C.  I0;4, R=5.                       D. I0;4, R=5.

Câu 3. Tọa độ tâm I và bán kính R của đường tròn C:x+12+y2=8 là:

A. I−1;0, R=8.                        B.   I−1;0, R=64.

C.  I−1;0, R=22.                    D. I1;0, R=22.

Câu 4. Tọa độ tâm I và bán kính R của đường tròn C:x2+y2=9 là:

A.  I0;0, R=9.                                                   B.  

C.                            D.

Câu 5. Đường tròn C:x2+y2−6x+2y+6=0 có tâm I và bán kính R lần lượt là:

Câu 6. Đường tròn C:x2+y2−4x+6y−12=0 có tâm I và bán kính R lần lượt là:

Câu 7. Tọa độ tâm I và bán kính R của đường tròn C:x2+y2−4x+2y−3=0 là:

Câu 8. Tọa độ tâm I và bán kính R của đường tròn C:2x2+2y2−8x+4y−1=0 là:

Câu 9. Tọa độ tâm I và bán kính R của đường tròn C:16x2+16y2+16x−8y−11=0 là:

Xem thêm

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Trang 1

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Trang 2

Tìm tâm đường tròn luôn là câu hỏi khó trong các bài toán hình. Tuy nhiên, nếu nắm vững các công thức cần nhớ và các bước tìm tâm đường tròn, học sinh sẽ có thể dễ dàng giải quyết câu hỏi khó nhằn này.

Tâm đường tròn là gì

Tâm đường tròn là điểm chính giữa hình tròn. Tâm hình tròn cách tất cả các điểm trên đường tròn một đoạn bằng nhau. Từ điểm này nối với các điểm trên đường tròn, tất cả các đoạn đều bằng nhau; ta gọi đó là bán kính. Nếu có đường thẳng đi qua tâm đường tròn và cắt hình tròn tại hai điểm, đoạn thẳng hình thành từ hai điểm đó chính là đường kính của hình tròn.

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Tìm tâm đường tròn thông qua vẽ hình 

Nếu chỉ là những bài toán tìm tâm đường tròn đơn giản, học sinh có thể sử dụng các cách sau đây để xác định tâm đường tròn:

1. Sử dụng compa để vẽ hình tròn: tâm đường tròn chính là điểm đặt trụ compa.

2. Sử dụng dây cung của hình tròn:

Kẻ hai dây cung song song và có độ dài bằng nhau, gọi là AB và CD (Dây cung là một đoạn thẳng nối hai điểm trên một đường tròn). Nối A với D và B với C sao cho hai đoạn AD cắt BC tại một điểm O. O chính là tâm đường tròn

3. Sử dụng hai hình tròn cắt nhau: Thứ tự các bước để sử vẽ hai hình tròn cắt nhau nhằm xác định tâm đường tròn gồm:

  • Vẽ một dây cung nối 2 điểm trên đường tròn. Dùng thước kẻ một đoạn thẳng bên trong đường tròn, từ bên này sang bên kia. Vị trí các điểm được chọn không quan trọng. Gọi hai điểm đó là A và B
  • Dùng com-pa vẽ hai đường tròn cắt nhau. Hai đường tròn này phải có cùng kích thước. Dùng điểm A làm tâm một đường tròn, và điểm B làm tâm của đường tròn kia. Vẽ sao cho hai đường tròn này cắt nhau.
  • Vẽ một đường thẳng đứng qua hai giao điểm của các đường tròn. Sẽ có một điểm trên đầu và một điểm dưới đáy của hai đường tròn cắt nhau. Dùng thước kẻ để đảm bảo đường thẳng đi qua chính xác các điểm này. Gọi C và D là hai giao điểm của đường thẳng vừa vẽ và đường tròn đầu tiên.
  • Vẽ hai đường tròn mới. Dùng com-pa vẽ hai đường tròn có bán kính bằng nhau: một đường tròn lấy điểm C làm tâm, và một lấy điểm D làm tâm. Cũng như trên, hai đường tròn này cũng phải cắt nhau. C và D là hai giao điểm của đường thẳng đứng và đường tròn chính.
  • Vẽ một đường thẳng đi qua hai giao điểm của các đường tròn mới vẽ. Đường thẳng ngang này sẽ cắt qua phần chồng lên nhau của hai đường tròn mới.
  • Giao điểm của hai đường kính sẽ là tâm chính xác của đường tròn ban đầu.

Tìm tọa độ tâm đường tròn 

Với các bài toán phức tạp hơn của cấp 3, đường tròn sẽ xuất hiện ở hệ tọa độ Oxyz. Và khi đó, học sinh sẽ phải tìm tọa độ tâm đường tròn, chứ không đơn giản là chỉ xác định tâm đường tròn nằm ở vị trí nào nữa.

Đường tròn (O) là tập hợp các điểm M(x, y) sao cho khoảng cách từ M đến một điểm O(a,b) là một khoảng R không đổi. O gọi là tâm, R là bán kính.

Cho Đường tròn (O) có  tâm O(a, b) và R là bán kính.

Phương trình đường tròn sẽ là: (x – a)2 + (y – b)2 = R2

Ví dụ, (C) có phương trình : (x + 2)2 + (y – 3)2 = 52

Vậy tâm đường tròn (C) có tọa độ là (2;-3).

Xem thêm: Cách nhân chéo

Chúng ta vừa theo dõi các hướng dẫn về cách tìm tâm đường tròn. Hãy ghi nhớ kiến thức trên nhằm thực hiện các bài tập chính xác.

Chúc các bạn học tốt!

  • Xác định tâm của phương trình đường tròn
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Quảng cáo

+ Phương trình x2 + y2 - 2ax - 2by + c = 0 là phương trình đường tròn nếu:

a2 + b2 - c > 0. Khi đó; phương trình trên là phương trình đường tròn tâm I(a;b) và bán kính R =

Xác định tâm của phương trình đường tròn

+ Phương trình (x - a)2 + (y - b)2 = R2 là đường tròn tâm I(a; b) và bán kính R.

Ví dụ 1. Cho phương trình x2 + y2 - 2ax - 2by + c = 0 (1) . Điều kiện để (1) là phương trình của đường tròn là

A. a2 + b2 - 4c > 0.    B. a2+ b2 - c > 0.    C. a2+ b2 - c2 > 0.    D. a2+ b2 - 2c > 0.

Lời giải

Ta có: x2 + y2 - 2ax - 2by + c = 0

Tương đương: (x - a)2 + (y - b)2 = a2 + b2 - c

Vậy điều kiện để (1) là phương trình đường tròn: a2 + b2 - c > 0.

Chọn B.

Ví dụ 2. Để x2+ y2- ax - by + c = 0 là phương trình đường tròn, điều kiện cần và đủ là

A. 2a2 + 2b2 - c > 0.    B. a2 + b2 - 2c > 0.    C. a2 + b2 - 4c > 0.    D. a2 + b2 + c > 0.

Lời giải

Ta có:

x2 + y2 - ax - by + c = 0 (1)

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Vậy điều kiện để (1) là phương trình đường tròn:

Xác định tâm của phương trình đường tròn
- c > 0 hay a2 + b2 - 4c > 0

Chọn C.

Quảng cáo

Ví dụ 3. Phương trình nào sau đây là phương trình của đường tròn?
(I) x2 + y2 – 4x + 15y - 12 = 0.
(II) x2 + y2 – 3x + 4y + 20 = 0.
(III) 2x2 + 2y2 - 4x + 6y + 1 = 0 .

A. Chỉ (I).    B. Chỉ (II).    C. Chỉ (III).    D. Chỉ (I) và (III).

Lời giải

Ta xét các phương án:

(I) có: a2 + b2 - c = 4 +

Xác định tâm của phương trình đường tròn
+ 12 =
Xác định tâm của phương trình đường tròn
> 0

(II) có: a2 + b2 - c =

Xác định tâm của phương trình đường tròn
+
Xác định tâm của phương trình đường tròn
- 20 = -
Xác định tâm của phương trình đường tròn
< 0

(III) tương đương : x2+ y2 – 2x - 3y + 0,5 = 0.

phương trình này có: a2 + b2 - c = 1 + -

Xác định tâm của phương trình đường tròn
=
Xác định tâm của phương trình đường tròn
> 0

Vậy chỉ (I) và (III) là phương trình đường tròn.

Chọn D.

Ví dụ 4. Mệnh đề nào sau đây đúng? (1) Đường tròn (C1) : x2+ y2 – 2x + 4y - 4 = 0 có tâm I( 1; -2) bán kính R = 3. (2) Đường tròn (C2) x2+ y2 – 5x + 3y – 0,5 = 0 có tâm
I(

Xác định tâm của phương trình đường tròn
; -
Xác định tâm của phương trình đường tròn
) bán kính R = 3.

A. Chỉ (1).    B. Chỉ (2).    C. cả hai    D. Không có.

Lời giải

Ta có: đường tròn (C1) : a = 1, b = -2 ⇒ I(1; -2); R =

Xác định tâm của phương trình đường tròn
= 3

Vậy (1) đúng

Đường tròn ( C2): a = , b = - ⇒ I( ; - ); R =

Xác định tâm của phương trình đường tròn
= 3

Vậy (2) đúng.

Chọn C.

Quảng cáo

Ví dụ 5. Đường tròn 3x2 + 3y2 - 6x + 9y – 9 = 0 có bán kính bằng bao nhiêu ?

A. 2,5    B. 3    C. 2    D. 4

Lời giải

Ta viết lại phương trình đường tròn: x2 + y2 - 2x + 3y - 3 = 0

Suy ra a = 1; b = -1,5 và c = -3 và bán kính R =

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Chọn A.

Ví dụ 6. Cho đường tròn (C) : x2 + y2 - 4x + 3 = 0 . Hỏi mệnh đề nào sau đây sai?

A. tâm I( 2; 0)    B. bán kính R = 1

C. (C) cắt trục 0x tại 2 điểm.    D. (C) cắt trục Oy tại 2 điểm.

Lời giải

Cho x= 0 ta được : y2 + 3 = 0 phương trình vô nghiệm.

Vậy (C) không có điểm chung nào với trục tung.

Chọn D.

Ví dụ 7. Cho đường tròn (C) : x2+ y2 + 8x + 6y + 9 = 0. Mệnh đề nào sau đây sai?

A. (C) không đi qua điểm O.    B. tâm I( -4 ; -3).

C. bán kính R = 4.    D. (C) đi qua điểm M(-1 ; 0) .

Lời giải

+Ta có a = -4; b = -3 ; c = 9 và a2 + b2 - c = 16 + 9 - 9 = 16 > 0

Suy ra (C) là đường tròn tâm I( -4; -3) và R = 4

Vậy B; C đúng.

+ Thay O vào (C) ta có: 02 + 02 + 8.0 + 6.0 + 9 = 0 vô lí . Vậy A đúng.

+ Thay M( -1; 0) vào (C) ta có: (-1)2 + 02 + 8.(-1) + 6.0 + 9 = 0 ( vô lý). Vậy D sai.

Chọn D.

Ví dụ 8. Đường tròn x2 + y2 - 10x - 11 = 0 có bán kính bằng bao nhiêu?

A. 6    B. 2    C. 4    D. √6

Lời giải

Ta có hệ số a = 5; b = 0 và c = -11 nên bán kính là R =

Xác định tâm của phương trình đường tròn
= 6

Chọn A.

Ví dụ 9: Cho phương trình: x2 + y2 - 2mx + 4y + 4 = 0. Tìm điều kiện của m để phương trình trên là phương trình đường tròn?

A. m > 1    B. m > 0    C. m ≠ 0    D. m > -1 hoặc m < 2

Lời giải

Phương trình x2+ y2 - 2mx + 4y + 4 = 0 có a = m; b = -2 và c = 4.

Để phương trình đã cho là phương trình đường tròn nếu:

a2 + b2 - c > 0 hay m2 + (-2)2 - 4 > 0

⇔ m2 > 0 ⇔ m ≠ 0

Chọn C.

Ví dụ 10: Cho phương trình x2 + y2 - 2mx + 4ny - 4 = 0. Tìm m và n để phương trình trên là phương trình đường tròn tâm I(2; 4)?

A. m = 1; n = -2    B. m = 2; n = -2    C. m = 4; n = -4    D. m = -2; n = 2

Lời giải

Phương trình x2 + y2 - 2mx + 4ny - 4 = 0 có:

a = m; b = -2n và c = -4

Ta có: a2+ b2 - c = m2 + 4n2 + 4 > 0 với mọi m và n.

⇒ Phương trình trên luôn là phương trình đường tròn tâm I(m; -2n).

Để phương trình là phương trình đường tròn tâm I(2; 4) khi và chỉ khi:

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Chọn B.

Ví dụ 11. Cho phương trình x2 + y2 + 2x – my + 1 = 0. Tìm m để phương trình đã cho là phương trình đường tròn có bán kính R = 2?

A. m = ± 8    B. m = 6    C. m = 10    D. m = ± 4

Lời giải

Phương trình x2 + y2 + 2x - my + 1 = 0 có:

a = -1; b =

Xác định tâm của phương trình đường tròn
và c = 1

Để phương trình trên là phương trình đường tròn nếu: a2+ b2- c > 0

⇔ 1 +

Xác định tâm của phương trình đường tròn
- 1 > 0 ⇔ > 0 ⇔ m ≠ 0.

Với điều kiện m ≠ 0 thì phương trình trên là phương trình đường tròn có bán kính là:

R =

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Theo đề bài ta có: R = 2 nên

Xác định tâm của phương trình đường tròn
= 2

Xác định tâm của phương trình đường tròn
( thỏa mãn điều kiện )

Chọn A.

Ví dụ 12. Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình của một đường tròn?

A. 4x2 + y2 – 10x - 6y - 22 = 0    B. x2 + y2 - 2x - 8y + 20 = 0

C. x2 + 2y2 - 4y - 8y + 1 = 0    D. x2 + y2 - 4x + 6y - 12 = 0

Lời giải

Xét phương trình dạng : x2 + y2 - 2ax - 2by + c = 0 lần lượt tính các hệ số a ; b ; c. Để phương trình trên là phương trình đường tròn điều kiện là a2 + b2 - c > 0 .

+ Xét phương án D : có a = 2 ;b = 3 và c = -12

⇒ a2 + b2 - c = 4 + 9 + 12 = 25 > 0

⇒ Phương trình x2 + y2 - 4x + 6y - 12 = 0 là phương trình đường tròn.

+ Các phương trình 4x2 + y2 - 10x - 6y - 2 = 0 và x2 + 2y2- 4x - 8y + 1 = 0 không có dạng đã nêu loại các đáp án A và C.

+ Phương án x2 + y2 - 2x - 8y + 20 = 0 không thỏa mãn điều kiện a2 + b2 - c > 0.

Chọn D.

Ví dụ 13. Cho phương trình x2 + y2 + 2mx + 2(m-1)y + 2m2 = 0 (1) . Tìm điều kiện của m để (1) là phương trình đường tròn.

A. m <    B. m ≤    C. m > 1    D. m = 1

Lời giải

Ta có: trình x2 + y2 + 2mx + 2(m-1)y + 2m2 = 0

⇒ a = -m; b = 1 - m; c = 2m2

Để phương trình trên là phương trình đường tròn thì:

a2 + b2 - c > 0 ⇔ m2 + ( 1 - m)2 - 2m2 > 0

⇔ m2 + 1 - 2m + m2 - 2m2 > 0

⇔ 1 - 2m > 0 ⇔ m <

Chọn A.

Ví dụ 14. Cho phương trình x2 + y2 - 2mx - 4(m - 2)y + 6 - m = 0 (1). Tìm điều kiện của m để (1) là phương trình đường tròn.

A. đúng mọi m    B. m ∈( -∞; 1) ∪ ( 2; +∞)

C. m ∈ ( -∞; 1] ∪ [2; +∞)    D. Đáp án khác

Lời giải

Ta có: x2 + y2 - 2mx - 4(m - 2)y + 6 - m = 0 có:

a = m; b = 2m - 4; c = 6 - m

Để phương trình trên là phương trình đường tròn ⇔ a2 + b2 - c > 0.

⇔ m2 + ( 2m - 4)2 - (6 - m) > 0

⇔ m2 + 4m2 – 16m + 16 – 6 + m > 0

⇔ 5m2 - 15m + 10 > 0 ⇔ m ∈ ( -∞; 1) ∪ ( 2; +∞)

Chọn B.

Câu 1: Đường tròn 2x2 + 2y2 - 8x + 4y - 4 = 0 có tâm là điểm nào trong các điểm sau đây ?

A. (8; -4)    B. ( 4; -2)    C. ( -4; 2)    D. (2; -1 )

Hiển thị lời giải

Đáp án: D

Trả lời:

Ta viết lại phương trình đường tròn: x2 + y2 - 4x + 2y- 4 = 0

Ta có:

Xác định tâm của phương trình đường tròn
nên tâm I( 2; -1) .

Câu 2: Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình của một đường tròn?

A. x2 + y2 + 2x - 4y + 9 = 0    B. x2 + y2 - 6x + 4y + 13 = 0

C. 2x2 + 2y2 - 8x - 4y - 6 = 0    D. 5x2 + 4y2 + x - 4y + 1 = 0

Hiển thị lời giải

Đáp án: C

Trả lời:

Ta xét các phương án:

+Phương án D loại vì không có dạng x2 + y2 - 2ax - 2by + c = 0

+Phương án A : có a = -1 ; b = 2 và c = 9

⇒ a2 + b2 - c = 1 + 4 - 9 = - 4 < 0

⇒ Phương án A không là phương trình đường tròn.

+ Phương án B : có a = 3; b = -2 ; c = 13

⇒ a2 + b2 - c = 9 + 4 - 13 = 0

⇒ loại B.

+ Phương án C:

2x2 + 2y2 - 8x - 4y - 6 = 0 ⇔ x2 + y2 - 4x - 2y - 3 = 0

Có a = 2; b = 1; c = -3

⇒a2 + b2 - c = 4 + 1 + 3 = 8 > 0

⇒ Đây là phương trình đường tròn

Câu 3: Cho đường cong (C) : x2 + y2 - 8x + 10y + m = 0. Với giá trị nào của m thì (C) là đường tròn có bán kính bằng 7 ?

A. m = 4    B. m = 8    C. m = -8    D. m = -2

Hiển thị lời giải

Đáp án: C

Trả lời:

Ta có a = 4; b = - 5 và c = m.

Bán kính đường tròn là: R =

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Để bán kính đường tròn là 7 thì: = 7 ⇔

Xác định tâm của phương trình đường tròn
= 7.

⇔ 41 - m = 49 ⇔ m = -8

Câu 4: Phương trình x2 + y2 - 2(m + 1)x - 2(m + 2)y + 6m + 7 = 0 là phương trình đường tròn khi và chỉ khi

A. m < 0    B. m < 1    C. m > 1    D. m < - 1 hoặc m > 1.

Hiển thị lời giải

Đáp án: D

Trả lời:

Ta có:

x2 + y2 - 2(m + 1)x - 2(m + 2)y + 6m + 7 = 0(1)

⇔ x2 - 2(m + 1)x + (m + 1)2 + y2 - 2(m + 2)y + (m + 2)2 - (m + 1)2 - (m + 2)2 + 6m + 7 = 0

⇔ [x - (m + 1)]2 + [y - (m + 2)]2 = 2m2 - 2)

Vậy điều kiện để (1) là phương trình đường tròn: 2m2 - 2 > 0 ⇔

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Câu 5: Tìm m để phương trình x2 + y2 - 2mx + 4y + 8 = 0 không phải là phương trình đường tròn.

A. m < - 2 hoặc m > 2.    B. m > 2    C. -2 ≤ m ≤ 2    D. m < - 2

Hiển thị lời giải

Đáp án: C

Trả lời:

Ta có: x2 + y2 - 2mx - 4y + 8 = 0(1)

⇔ x2 - 2mx + m2 + y2 - 2.2.y + 22 - m2 - 22 + 8 = 0 ⇔ (x - m)2 + (y - 2)2 = m2 - 4

Vậy điều kiện để (1) không phải là phương trình đường tròn:

m2 - 4 ≤ 0 ⇔ -2 ≤ m ≤ 2

Câu 6: Cho hai mệnh đề
(I) (x - a)2 + (y - b)2 = R2 là phương trình đường tròn tâm I (a; b) , bán kính R.
(II) x2 + y2 - 2ax - 2by + c = 0 là phương trình đường tròn tâm I(a; b).
Hỏi mệnh đề nào đúng?

A. Chỉ (I).    B. Chỉ (II).

C. Cả (I) và (II) đều sai.    D. Cả (I) và (II).

Hiển thị lời giải

Đáp án: A

Trả lời:

(I) đúng, (II) sai vì thiếu điều kiện a2 + b2 - c > 0.

Câu 7: Mệnh đề nào sau đây đúng?
(I) Đường tròn (C1) có tâm I( 1; -2) bán kính R = 3.
(II) Đường tròn (C2) có tâm bán kính R = 3.

A. Chỉ (I).    B. Chỉ (II).    C. (I) và (II).    D. Không có.

Hiển thị lời giải

Đáp án: C

Trả lời:

Ta có: đường tròn (C1) : a = 1, b = -2 ⇒ I(1; -2); R = = 3

Vậy (1) đúng

Đường tròn ( C2): a = , b = - ⇒ I( ; - ); R = = 3

Vậy (2) đúng.

Câu 8: Cho đường tròn (C): x2 + y2 + 8x + 6y + 9 = 0. Mệnh đề nào sau đây sai?

A. ( C) không đi qua điểm O(0 ; 0) .    B. ( C) có tâm I( -4 ; -3) .

C. ( C) có bán kính R = 4.    D. ( C ) đi qua điểm M( -1 ; 0) .

Hiển thị lời giải

Đáp án: D

Trả lời:

Đường tròn ( C)có:

a = -4, b = -3 ⇒ I(-4; -3); R =

Xác định tâm của phương trình đường tròn
= 4. Vậy B; C đúng.

Thay O(0; 0) vào ( C) ta có: 02 + 02 + 8.0 + 6.0 + 9 = 0 ⇔ 9 = 0 ( vô lý).

⇒ đường tròn ( C) không đi qua điểm O . Vậy A đúng.

Thay M( -1; 0) vào ( C) ta có: (-1)2 + 02 + 8.(-1) + 6.0 + 9 = 0 ⇔ 2 = 0 ( vô lý).

⇒ Đường tròn ( C) không đi qua điểm M( -1; 0) . Vậy D sai.

Câu 9: Cho đường tròn (C)2x2 + 2y2 - 4x + 8y + 1 = 0 . Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. ( C) không cắt trục Oy.    B. ( C) cắt trục Ox tại hai điểm.

C. ( C) có tâm I (2 ; -4) .    D. ( C) có bán kính R = √19 .

Hiển thị lời giải

Đáp án: B

Trả lời:

+ Ta viết lại phương trình đường tròn(C) ⇔ x2 + y2 - 2x + 4y + = 0

⇒ a = 1, b = -2 ⇒ I(1; -2); R =

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Vậy C; D sai.

+ Cho x = 0 thì (C): 2y2 + 8y + 1 = 0 ⇔ y =

Xác định tâm của phương trình đường tròn
hoặc y =
Xác định tâm của phương trình đường tròn

Do đó ( C) cắt trục Oy tại hai điểm phân biệt. Vậy A sai

+ Cho y = 0 thì (C): 2y2 + 8y + 1 = 0 ⇔ y =

Xác định tâm của phương trình đường tròn
hoặc y =
Xác định tâm của phương trình đường tròn

Do đó ( C) cắt trục Ox tại hai điểm phân biệt. Vậy B đúng

Câu 10: Đường tròn x2 + y2 – 6x - 8y = 0 có bán kính bằng bao nhiêu ?

A. 10    B. 25    C. 5    D. √10.

Hiển thị lời giải

Đáp án: C

Trả lời:

Đường tròn x2 + y2 - 6x - 8y = 0 có a = 3; b = 4 và c = 0

⇒ a2 + b2 – c = 9 + 16 - 0 = 25 > 0

⇒ Phương trình đã cho là phương trình đường tròn có bán kính là:

R =

Xác định tâm của phương trình đường tròn
= 5 .

Câu 11: Đường tròn x2 + y2 – 5y = 0 có bán kính bằng bao nhiêu ?

A. √5    B. 25    C.

Xác định tâm của phương trình đường tròn
   D.
Xác định tâm của phương trình đường tròn

Hiển thị lời giải

Đáp án: C

Trả lời:

Đường tròn có a = 0; b = và c = 0.

⇒ Bán kính đường tròn là : R =

Xác định tâm của phương trình đường tròn
=

Câu 12: Đường tròn x2 + y2 +

Xác định tâm của phương trình đường tròn
- √3 có tâm là điểm nào trong các điểm sau đây ?

A. (0;

Xác định tâm của phương trình đường tròn
)    B. (-
Xác định tâm của phương trình đường tròn
; 0)    C. (√2; √3)    D. (
Xác định tâm của phương trình đường tròn
; 0)

Hiển thị lời giải

Đáp án: B

Trả lời:

Ta có:

Xác định tâm của phương trình đường tròn
nên tâm I(- ; 0) .

Câu 13: Đường tròn 2x2 + 2y2 – 8x + 4y - 1 = 0 có tâm là điểm nào trong các điểm sau đây?

A. (-2; 1)    B. (8; -4)    C. (-8; 4)    D. (2; -1)

Hiển thị lời giải

Đáp án: D

Trả lời:

Ta có ( C) : 2x2 + 2y2 - 8x + 4y - 1 = 0 ⇔ x2 + y2 - 4x + 2y - = 0

⇒ a = 2; b = - 1 nên tâm đường tròn là I ( 2; -1) .

Câu 14: Cho phương trình: x2 + y2 - 8mx + 6y + 9 = 0. Tìm điều kiện của m để phương trình trên là phương trình đường tròn?

A. m > 1    B. m > 0    C. m ≠ 0    D. m > -1 hoặc m < 2

Hiển thị lời giải

Đáp án: C

Trả lời:

Phương trình x2 + y2 - 8mx + 6y + 9 = 0 có a = 4m; b = -3 và c = 9.

Để phương trình đã cho là phương trình đường tròn nếu:

a2 + b2 - c > 0 hay (4m)2 + (-3)2 - 9 > 0

⇔ 16m2 > 0 ⇔ m ≠ 0

Câu 15: Cho phương trình x2 + y2 - 6mx + 8ny - 1 = 0. Tìm m và n để phương trình trên là phương trình đường tròn tâm I(-6; 8)?

A. m = 1; n = -2    B. m = -2; n = -2    C. m = 4; n = -4    D. m = -2; n = 2

Hiển thị lời giải

Đáp án: B

Trả lời:

Phương trình x2 + y2 - 6mx + 8ny - 1 = 0 có:

a = 3m; b = -4n và c = -1

Ta có: a2 + b2 - c = 9m2 + 16n2 + 1 > 0 với mọi m và n.

⇒ Phương trình trên luôn là phương trình đường tròn tâm I(3m; -4n).

Để phương trình là phương trình đường tròn tâm I(2; 4) khi và chỉ khi:

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Câu 16: Phương trình nào sau đây là phương trình đường tròn ?

A. x2 + y2 - x - y + 9 = 0.    B. x2 + y2 - x = 0

C. x2 + y2 - 2xy – 1 = 0    D. x2 - y2 - 2x + 3y - 1 = 0

Hiển thị lời giải

Đáp án: B

Trả lời:

Loại C vì có số hạng -2xy.

Phương án A: a = b = , c = 9 ⇒ a2 + b2 - c < 0 nên không phải phương trình đường tròn.

Phương án D: loại vì có – y2 .

Phương án B: a = ,b = 0, c = 0 ⇒ a2 + b2 - c > 0 nên là phương trình đường tròn.

Câu 17: Cho phương trình x2 + y2 - 2x + 2my + 10 = 0 (1). Có bao nhiêu giá trị m nguyên dương không vượt quá 10 để (1) là phương trình của đường tròn?

A. Không có.    B. 6    C. 7    D. Vô số

Hiển thị lời giải

Đáp án: C

Trả lời:

Phương trình : x2 + y2 - 2x + 2my + 10 = 0 có : a = 1;b = -m và c = 10

Để phương trình trên là phương trình đường tròn khi và chỉ khi:

a2 + b2 - c > 0 ⇔ 1 + m2 - 10 > 0

⇔ m2 - 9 > 0 ⇔

Xác định tâm của phương trình đường tròn

⇒Các giá trị m nguyên dương không vượt quá 10 để (1) là phương trình của đường tròn là : m ∈ { 4; 5; 6; 7; … ; 10}

Câu 18: Cho phương trình x2 + y2 - 2(m + 1)x + 4y - 1 = 0 (1). Với giá trị nào của m để (1) là phương trình đường tròn có bán kính nhỏ nhất?

A. m = 2    B. m = -1    C. m = 1    D. m = -2

Hiển thị lời giải

Đáp án: B

Trả lời:

Phương trình x2 + y2 - 2(m + 1)x + 4y - 1 = 0 có hệ số:

a = m + 1; b = - 2 và c = -1

Để (1) là phương trình đường tròn thì: a2 + b2 - c > 0

⇔ (m + 1)2 + 4 + 1 > 0 ⇔(m + 1)2 + 5 > 0 luôn đúng với mọi m vì (m + 1)3 ≥0

Vậy với mọi m ( 1) luôn là phương trình đường tròn có bán kính :

R =

Xác định tâm của phương trình đường tròn

⇒ Rmin khi và chỉ khi (m + 1)2 + 5 min

⇔ m + 1 = 0 hay m = -1

Chuyên đề Toán 10: đầy đủ lý thuyết và các dạng bài tập có đáp án khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Xác định tâm của phương trình đường tròn
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Xác định tâm của phương trình đường tròn

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

phuong-phap-toa-do-trong-mat-phang.jsp