Viêm tuyến tiền liệt uống thuốc gì

  • Xoa bóp kích thích tuyến tiền liệt ngoại trừ viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính

Bệnh nhân sốt với các triệu chứng điển hình và các dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính thường có bạch cầu và vi khuẩn trong một mẫu nước tiểu giữa dòng. Xoa bóp tuyến tiền liệt để lấy mẫu nước tiểu sau xoa bóp được cho là không cần thiết và có thể gây nguy hiểm cho những bệnh nhân này (mặc dù nguy cơ vẫn chưa được chứng minh) vì có thể gây nhiễm trùng huyết. Vì lý do tương tự, thăm trực tràng nên được thực hiện nhẹ nhàng. Cấy máu nên được tiến hành ở những bệnh nhân bị sốt và suy nhược nặng, ý thức lơ mơ, mất phương hướng, hạ huyết áp, hoặc các chi lạnh. Đối với bệnh nhân không có sốt, các mẫu nước tiểu trước và sau khi xoa bóp là đủ để chẩn đoán.

Đối với những bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn cấp tính hoặc mãn tính, những người không đáp ứng tốt với kháng sinh, cần phải siêu âm qua trực tràng và đôi khi nội soi bàng quang để loại trừ áp xe hoặc phá hủy tuyến tiền liệt và viêm túi tinh.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt loại II, III, và IV (viêm tuyến tiền liệt không cấp tính), các xét nghiệm bổ sung có thể được xem xét là nội soi bàng quang và xét nghiệm tế bào nước tiểu (nếu tiểu máu cũng có xuất hiện) và đo niệu động học (nếu có nghi ngờ các bất thường thần kinh hoặc rối loạn cơ thắt).

Viêm tuyến tiền liệt uống thuốc gì
Viêm tuyến tiền liệt uống thuốc gì

Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ nằm giữa niệu đạo và bàng quang. Khi tuyến tiền liệt bị viêm nhiễm sẽ gây sưng đau. Để chấm dứt tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân một số loại thuốc trị viêm tuyến tiền liệt, phù thuộc vào từng tình trạng bệnh lý cụ thể.

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu phác đồ điều trị viêm tiền liệt tuyến chung qua các nhóm thuốc sau đây nhé!

Viêm tuyến tiền liệt cấp uống thuốc gì?

Viêm tuyến tiền liệt cấp tính là tình trạng đột ngột đau dữ dội ở trong hoặc xung quanh dương vật, tinh hoàn và hậu môn, lan rộng đến bụng dưới và thắt lưng. Cơn đau này đặc biệt nghiêm trọng hơn khi người bệnh đi tiểu dẫn đến khó tiểu. Viêm tuyến tiền liệt là một chẩn đoán thường gặp trên lâm sàng ở đàn ông trẻ và trung niên nhưng dưới 10% số trường hợp là do nhiễm khuẩn

Hầu hết các trường hợp viêm tuyến tiền liệt cấp tính là do vi khuẩn gây ra vì thế kháng sinh có thể giúp khắc phục tình trạng này. Nguyên nhân gây bệnh thường do:

  • Nhiễm khuẩn ngược dòng từ niệu đạo
  • Nhiễm khuẩn trực tiếp từ sinh thiết tuyến tiền liệt
  • Nhiễm khuẩn từ đường máu

Mục tiêu điều trị bệnh:

  • Giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính
  • Ngăn ngừa diễn tiến viêm tuyến tiền liệt loại II (10.2%) và III (9.6%)

Dưới đây là lựa chọn kháng sinh làm thuốc trị viêm tuyến tiền liệt cấp:

  • Trimethoprim-sulfamethoxazole mỗi lần 1 viên (160/180mg), 2 lần/ngày.
  • Doxycycline uống mỗi lần 1 viên 100g, 2 lần/ngày.
  • Ciprofloxacin uống mỗi lần 1 viên 500g, 2 lần/ngày.
  • Norfloxacin uống mỗi lần 1 viên 400g, 2 lần/ngày.
  • Ofloxacin uống mỗi lần 1 viên 400g, 2 lần/ngày.

Nếu bệnh nhân có đáp ứng điều trị, bác sĩ sẽ cấy lại nước tiểu sau 1 tuần và có thể chuyển kháng sinh uống khi hết sốt hoặc xuất viện. Người bệnh tiếp tục dùng kháng sinh đủ 2 – 4 tuần nhằm ngăn ngừa nhiễm khuẩn mạn tính. Trường hợp bệnh nhân dùng kháng sinh kéo dài mà vẫn không đáp ứng rất có nguy cơ biến chứng thành áp xe. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe bên trong tiền liệt tuyến.

Thuốc trị viêm tuyến tiền liệt mãn tính

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính là khi các triệu chứng viêm, sưng ở tuyến tuyền liệt kéo dài trong ít nhất 3 tháng. Đây cũng chính là loại viêm tuyến tiền liệt phổ biến nhất. Mục đích của việc dùng thuốc trị viêm tuyến tiền liệt trong các trường hợp này là kiểm soát các triệu chứng của bệnh để chúng ít cản trở đến hoạt động hằng ngày.

Tùy thuộc vào triệu chứng và thời gian mắc bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định kết hợp một số loại thuốc sau trong điều trị viêm tuyến tiền liệt:

  • Thuốc kháng sinh trị viêm tuyến tiền liệt.
  • Thuốc giảm đau chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen.
  • Thuốc chẹn Alpha (Alpha blocker) như Terazosin, Tamsulosin, Doxazosin, Alfuzosin,…giúp giãn cơ ở tuyến tiền liệt và đáy bàng quang. Từ đó, giải quyết vấn đề khó tiểu cho bệnh nhân.
  • Thuốc nhuận tràng nếu gặp vấn đề về đại tiện, đau đi ngoài.

Những lưu ý trong dùng thuốc trị viêm tiền liệt tuyến

Một trong những điều quan trọng cần lưu ý trong điều trị viêm tuyến tiền liệt hay điều trị các bệnh với thuốc kháng sinh khác là cần tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ. Việc lạm dụng kháng sinh quá mức không những làm tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ của thuốc mà còn làm tăng nguy cơ hình thành chủng vi khuẩn kháng kháng sinh.

Ngoài ra, bên cạnh việc dùng thuốc trị viêm tuyến tiền liệt đúng theo chỉ định, bạn cũng cần áp dụng các biện pháp sau để ngăn ngừa viêm tuyến tiền liệt tái phát:

  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác.
  • Nên uống đủ nước (từ 1,5 – 2 lít) mỗi ngày.
  • Vận động thường xuyên nhưng tránh các hoạt động tạo thêm nhiều áp lực cho tuyến tiền liệt như ngồi nhiều hoặc đạp xe.

Bạn có thể xem thêm: Viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

Thuốc trị viêm tuyến tiền liệt chỉ thực sự hiệu quả khi dùng đúng cách. Vì vậy tốt nhất bạn nên tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với lối sống khoa học, để điều trị dứt điểm và ngăn ngừa bệnh tái phát về sau.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đơn thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt thường gồm 1 số loại kháng sinh giúp tiêu viêm vùng tuyến tiền liệt. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kê 1 số loại thuốc bổ tốt cho tuyến tiền liệt giúp hỗ trợ phục hồi tế bào tuyến tiền liệt.

Viêm tuyến tiền liệt uống thuốc gì

1. Đơn thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt

Đơn thuốc kháng sinh

Có nhiều loại kháng sinh để đưa vào đơn thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt. Nhưng tùy vào mức độ bệnh của người bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc có các loại kháng sinh như:

Thuốc kháng sinh chữa viêm tuyến tiền liệt được sử dụng chủ yếu trong trường hợp do nhiễm khuẩn gây ra. Tuy nhiên trong một số trường hợp, thuốc kháng sinh cũng được sử dụng trong điều trị chữa viêm tuyến tiền liệt không do nhiễm khuẩn với mục đích ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn.

Dùng thuốc được áp dụng phổ biến và điều trị sớm có thể giúp người bệnh tránh được những biến chứng như bí tiểu cấp, đặt ống dẫn tiểu do phì đại tuyến tiền liệt gây ra, làm giảm thể tích của tuyến tiền liệt mà không cần phẫu thuật.

- Trong giai đoạn bệnh viêm tiền liệt tuyến gây rối loạn tiểu tiện, nhưng chưa có biến chứng, nên điều trị nội khoa. Hai nhóm thuốc chính được dùng trong Tây y để điều trị phì đại tiền liệt tuyến là:

- Nhóm thuốc kháng Alpha – adrenergie: có tác dụng là giãn cơ trơn ở tuyến tiền liệt và cổ bàng quang. Các thuốc được dùng là: prazosin, alfuzosin, terazosin.

- Nhóm thuốc tác động vào chuyển hóa của androgen, với mục đích ngăn cản sự phát triển sự phì đại của tiền liệt tuyến. Các thuốc được dùng là: finasterid, cyproteron…

Ngoài ra, các nhóm thuốc khác cũng được sử dụng như:

- Trimethoprim /sulfamethoxazole: sự kết hợp của hai loại kháng sinh có tác dụng hiệp đồng, giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn.

- Nhóm thuốc beta-lactamin: Amoxicillin kết hợp với axít clavulanic, ceftriaxone...

- Nhóm thuốc quinolone: Levofloxacin, ciprofloxacin...

- Nhóm thuốc macrolid: Clarithromycin, azithromycin...

Nhóm thuốc chẹn alpha (Alpha blockers): gồm có các thuốc tamsulosin, alfuzosin, terazosin, doxazosin.

Nhóm thuốc này có tác dụng thư giãn cơ vòng bàng quang và cơ trơn tuyến tiền liệt, nên giúp cho việc thoát nước tiểu dễ dàng, cải thiện các triệu chứng do VTTL gây ra.

- Thuốc giảm đau, hạ sốt (paracetamol, aspirin) và các thuốc kháng viêm NSAID (ibuprofene, diclophenac...) thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau, sốt ở người bị VTTL.

Việc sử dụng các đơn thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt như trên (đặc biệt là với các thuốc kháng sinh), người bệnh cần tuân theo đúng chỉ định điều trị của thầy thuốc, tránh tự ý ngừng thuốc, vì sẽ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm và nguy cơ đề kháng kháng sinh.

Việc sử dụng thuốc Tây Y có tác dụng nhất định cũng có 1 số nhược điểm như:

- Thời gian dùng thuốc kéo dài: thường từ 3 tháng -> 6 tháng.

- Có tác dụng phụ như: Chóng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp, rối loạn cương dương…

Bệnh về viêm tuyến tiền liệt gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, bạn cần thăm khám tại các cơ sở Y tế để nhận sự tư vấn và phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh để phòng tránh các tác dụng phụ xảy ra.

Viêm tuyến tiền liệt uống thuốc gì

Sử dụng thuốc bổ Prosplex for men- Hỗ trợ điều trị viêm tuyến tiền liệt

Khi bị mắc bệnh về tuyến tiền liệt bạn có thể sử dụng sản phẩm PROSPLEX FOR MEN- Sản phẩm hàng đầu tại Mỹ về hỗ trợ điều trị tuyến tiền liệt. Với các thành phần được chiết xuất từ Vitamin D, Kẽm, Selenium, Inositol Hexaphosphate (IP6), Saw Palmetto Extract, Quercetin, Tomato Lycopene, Pygeum Extract, Pumpkin Seed, Pumpkin Seed. Prospex for men cung cấp các chất cần thiết tăng cường sức khỏe cho cơ thể, đăc biệt hỗ trợ tăng cường sức khỏe sinh lý nam giới.

PROSPLEX FOR MEN - Sản phẩm có chứa các thành phần tự nhiên như: Chiết xuất quả cọ lùn Bắc Mỹ, IP6 , chiết xuất vỏ cây Anh Đào Phi, hạt bí đỏ…. Được giới chuyên môn đánh giá cao trong việc hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm tuyến tiền liệt, giảm kích thước của phì đại tuyến tiền liệt, giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do phì đại tuyến tiền liệt, ổn định đường tiểu, giảm các triệu chứng tiểu đêm, tiểu bí, tiểu buốt tiểu rắt,…

Thông tin thêm về sản phẩm:

Uống 2 viên/ ngày, uống trước ăn.

Đối tượng sử dụng: Nam giới trưởng thành.

Giá bán: 390.000 đ/ 1 lọ 30 viên

Xem thêm thông tin thêm về sản phẩm Tại đây

Hotline tư vấn và đặt hàng: 1800.6284

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Viêm tuyến tiền liệt uống thuốc gì

3. Một số lưu ý trong sinh hoạt khi sử dụng đơn thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt

- Kiên trì sử dụng hết đơn thuốc, không tự ý bỏ thuốc hoặc uống không đều

- Không uống nhiều nước, không ăn nhiều canh, không uống chất kích thích (bia rượu, trà, cà phê) vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Tăng cường ăn rau xanh, chất xơ, không  ăn quá nhiều thịt, muối và những loại trái cây nhiều nước (dưa hấu, bưởi, cam…) vào buổi tối.

- Tập thói quen đi tiểu đúng giờ và đi tiểu trước khi đi ngủ.

- Giữ vệ sinh vùng kín sau quan hệ tình dục.

- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan tránh stress…

- Tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi tối để cơ thể khoẻ mạnh và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Tiểu khó, tiểu buốt là những bệnh lý phức tạp và có nhiều nguyên nhân. Vì vậy, khi có những dấu hiệu này bạn cần đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và nhận sự tư vấn từ bác sĩ để có liệu trình điều trị đơn thuốc điều trị viêm tuyến tiền liệt  phù hợp nhất.