Vì sao ngô quyền chết

Ngô Quyền [898 - 944], còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.

Sinh năm 898 trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng tuấn kiệt, "có trí dũng". Ngô Quyền lớn lên khi chính quyền đô hộ của nhà Đường tại Tĩnh Hải quân đang suy yếu và tan rã, khó lòng khống chế các thế lực hào trưởng người Việt ở địa phương, do đó dẫn tới sự xác lập quyền lực của họ Khúc ở phủ thành Đại La vào năm 905 và họ Dương vào năm 931. Sau khi trở thành con rể cho Dương Đình Nghệ, ông được tin cậy giao cai quản Ái Châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất Phong ChâuKiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì Tự chủ. Nhưng vị tân Tiết độ sứ lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sôngBạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.

Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị "vua đứng đầu các vua", là vị Tổ trung hưng của Việt Nam. Tuy vậy, cuộc đời và sự nghiệp Ngô Quyền còn chứa đựng nhiều vấn đề chưa rõ ràng về quê quán và gia đình.

Trận Bạch Đằng 938

Năm 937, thế lực họ Kiều ở châu Phong tổ chức binh biến, giết chết Dương Đình Nghệ, đưa Kiều Công Tiễn lên nắm quyền, Công Tiễn tự xưng Tiết độ sứ. Hành động này đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của các thế lực hào trưởng các địa phương, thậm chí chính nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Ngô Quyền, với danh nghĩa là bộ tướng và con rể của vị cố Tiết độ sứ, đồng thời cũng là người đánh đứng liên minh Ngô - Dương, tập hợp lực lượng tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn hoảng sợ, vội vã sai người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Nam Hán Cao Tổ [Lưu Cung]sai con trai là Lưu Hoằng Tháo đem hai vạn quân, dùng chiến thuyền, xâm lấn Tĩnh Hải quân.

Năm 938, Ngô Quyền đem quân ra Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn và nhanh chóng tổ chức kháng chiến chống quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng. Lợi dụng chế độ thủy văn khắc nghiệt của sông Bạch Đằng, ông sai đóng cọc dưới lòng sông, đầu bịt sắt nhọn sao cho khi nước triều lên thì bãi cọc bị che lấp. Ngô Quyền dự định nhử quân Nam Hán vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền quân Nam Hán mắc cạn mới giao chiến.

Kết quả, quân Nam Hán thua chạy, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ, nhà Nam Hán phải từ bỏ giấc mộng xâm lấn Tĩnh Hải quân. Với mưu lược thần tình của mình, Ngô Quyền đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng nổi tiếng năm 938, kết thúc hơn một thiên kỉ Bắc thuộc, mở ra thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ cho Việt Nam.

Về trận Bạch Đằng, Ngô Thì Sĩ đánh giá :

Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu ”

Sáu năm trị vì

Lăng Ngô Quyền, tôn tạo vào đầu thế kỷ 20 triều Thành Thái

Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng là vương, trở thành vị vua sáng lập ra nhà Ngô. Kinh đô của triều đại mới không nằm ở Đại Lamà chuyển sang Cổ Loa, kinh đô của nước Âu Lạc từ thời An Dương Vương một nghìn năm trước.

Lý giải cho việc Ngô Quyền không chọn Đại La sầm uất và có truyền thống nhiều thế kỷ là trung tâm chính trị trước đó, các sử gia cho rằng có 2 nguyên nhân: tâm lý tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước từ kinh nghiệm cũ để lại:

Ý thức dân tộc trỗi dậy, tiếp nối quốc thống xưa của An Dương Vương, quay về với kinh đô cũ thời Âu Lạc, biểu hiện ý chí đoạn tuyệt với Đại La do phương Bắc khai lập.

Đại La trong nhiều năm là trung tâm cai trị của các triều đình Trung Quốc đô hộ Việt Nam, là trung tâm thương mại sầm uất nhiều đời chủ yếu của các thương nhân người Hoa nắm giữ. Đại La do đó là nơi tụ tập nhiều người phương Bắc, từ các quan lại cai trị nhiều đời, các nhân sĩ từ phương Bắc sang tránh loạn và các thương nhân. Đây là đô thị mang nhiều dấu vết cả về tự nhiên và xã hội của phương Bắc, và thế lực của họ ở Đại La không phải nhỏ. Do đó lực lượng này dễ thực hiện việc tiếp tay làm nội ứng khi quân phương Bắc trở lại, điển hình là việc Khúc Thừa Mỹ nhanh chóng thất bại và bị Nam Hán bắt về Phiên Ngung. Rút kinh nghiệm từ thất bại của Khúc Thừa Mỹ, Ngô Quyền không chọn Đại La.

Nhưng cũng có người cho rằng, việc tìm đến vị trí bên lề của phủ trị cũ cho thấy dấu vết co cụm của tính chất địa phương, của sự tự ti sức mạnh trong cách ứng xử của các tập đoàn quyền lực thời kì này.

Sử sách không ghi rõ thành tính cai trị của Ngô Quyền mà chỉ nhắc đến chung chung "đặt trăm quan, chế định triều nghi, phẩm phục".

Năm 944, Ngô Vương qua đời, hưởng dương 47 tuổi. Ông không có miếu hiệu và thụy hiệu, sử sách xưa nay chỉ gọi ông là Tiền Ngô Vương. Trong sách Thiền uyển tập anh, phần truyện Quốc sư Khuông Việt có nhắc Ngô Thuận Đế, có lẽ là chỉ Ngô Quyền, nhưng trong thực tế, ông chưa từng xưng đế.

Tôn vinh

Mùa xuân Mậu Dần [1998] đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng đền thờ Ngô Quyền ở Đường Lâm một đĩa sứ vẽ cảnh thủy chiến Bạch Đằng và dòng chữ: Tổ quốc và nhân dân ta đời đời ghi công lớn của vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền đã đánh tan quân xâm lược dựng nên nền độc lập của nước ta.

Đền thờ và lăng Ngô Quyền ở Đường Lâm là một địa chỉ du lịch và tâm linh nổi tiếng của làng cổ này. Đền được xây dựng bằng gạch, lợp ngói mũi hài, quay về hướng đông, có tường bao quanh. Qua tam quan, hai bên có tả mạc, hữu mạc, mỗi dãy nhà gồm năm gian nhỏ. Đại bái có hoành phi khắc bốn chữ "Tiền Vương bất vọng". Ngày nay tòa đại bái được dùng làm phòng trưng bày về thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền và nhà triển lãm chiến thắng Bạch Đằng. Hậu cung kiến trúc theo kiểu chữ đinh, có tượng Ngô Quyền, đã được tu tạo vào năm 1877. Lăng Ngô Quyền có mái che, cao 1,5 mét, bia đá được khắc thời Tự Đức, có ghi bốn chữ Hán "Tiền Ngô Vương lăng". Trước năm 1945, đền thờ Ngô Quyền có hai mẫu ruộng do ba xóm Đông, Tây, Nam của làng Cam Lâm thay nhau cấy lúa để sửa soạn tế lễ. Lễ vật gồm một con lợn nặng 50 kg, 30 đấu gạo nếp để thổi xôi, trầu cau, hương hoa… Trong hai ngày tế lớn [14 và 15 tháng 8 âm lịch], làng cử một thủ từ và tám tuần phiên để canh gác nhà thờ .

Ảnh

Tượng đài đức Vương Ngô Quyền tại khuôn viên di tích Từ Lương Xâm - phường Nam Hải


Phần 1: Chuyện về cuộc đời danh tướng đã hiến kế giúp Ngô Quyền bày trận trên sông Bạch Đằng

Phần 2: Chân dung "đạo diễn" chính trận địa cọc ngầm lừng danh trên sông Bạch Đằng

Phần 3: Chiến tướng nào đã dũng cảm lấy thân mình dụ địch vào bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng?

LTS: Với những ai đam mê lịch sử, đặc biệt là lịch sử dân tộc ta đều biết đến Ngô Quyền với chiến công hiển hách năm 938 tại sông Bạch Đằng. Nơi đây đánh dấu chiến thắng quan trọng của quân và dân ta trước quân Nam Hán.

Nhưng để có được chiến tích huy hoàng với trận địa cọc ngầm hiểm yếu đó, vẫn còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết. Sau nhiều tìm tòi, nghiên cứu, thông qua loạt bài viết về Trận Bạch Đằng chúng tôi sẽ gửi đến quý độc giả những câu chuyện, những khía cạnh chưa được lịch sử đề cập tới.

Trong phần đầu hai này, chúng ta sẽ đến với số phận thăng trầm của người anh hùng có công giết chết tướng giặc Hoằng Tháo trong trận Bạch Đằng.

Người kết liễu tên tướng giặc Hoằng Tháo

Hoằng Tháo [có sách chép là Hoằng Thao, Hoành Thao, Hồng Tháo…] là Thái tử, con Lưu Cung – vua sáng lập ra nhà Nam Hán, một trong những nước thời Ngũ đại thập quốc ở phương Bắc.

Khi Hoằng Tháo hùng hổ dẫn quân theo đường thủy tiến vào nước ta, Ngô Quyền đã bố trí sẵn trận địa cọc ngầm ở sông Bạch Đằng, "lúc nước thủy triều dâng lên mới sai quân dùng thuyền nhỏ ra khiêu chiến mà giả vờ thua. Hoằng Tháo đuổi theo.

Lúc ấy nước thủy triều rút xuống, cọc bày ra. Hoằng Tháo chống trả túi bụi, rồi thì nước chảy rất mạnh vào hết các thuyền đang vướng mắc nơi cọc. Ngô Quyền ra sức đánh phá dữ dội. Quân Nam Hán chết đuối đến quá nửa, giết được Hoằng Tháo" [Đại Việt sử lược].

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư thì quân ta "bắt được Hoằng Tháo giết đi. Vua Hán thương khóc, thu nhặt quân lính còn sót rút về". Sách Đại Việt sử ký tiền biên thì viết: "Ngô Quyền thừa thắng tiến lên, bắt sống Hoằng Thao rồi giết chết".

Danh tướng lập công trong trận Bạch Đằng lịch sử [Hình minh họa – Nguồn: hsvietnam]

Chính sử không ghi tên người đã lập công giết chết chủ tướng giặc, nhưng dã sử và các nguồn thư tịch dân gian lại cho biết rõ về nhân vật này, người đó chính là Dương Tam Kha, con của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, quê ở làng Ràng, xã Dương Xá, đất Ái châu [nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá].

Trong trận Bạch Đằng, Dương Tam Kha đã lập công lớn, bản thần tích đền Cổ Lễ [nay thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định] có đoạn viết:

"Tam Kha xuất bản bộ binh dĩ trường tiễn tự lưỡng ngạn loạn phóng, trảm đắc Hoàng Tháo" [Nghĩa là: Tam Kha dẫn quân dưới trướng, dùng tên dài bắn từ hai bên bờ, chém được Hoằng Thao], chính từ công trạng đó mà tại đền thờ Dương Tam Kha tại Cổ Lễ có câu đối:

Khuông phù Ngô Chủ, lập Nam bang, thiên thu hách tạc,

Trảm diệt Hoằng Thao, bình Bắc khấu, lịch đại bao phong

Nghĩa là:

Dốc phù Ngô Chủ, dựng nước Nam, nghìn thu hiển hách,

Chém chết Hoằng Thao, trừ giặc Bắc, nối đời bao phong.

Một số tài liệu khác cũng cho biết điều này, trong bài "Quá Bình Vương cựu trạch từ" [Qua đền trên nền nhà cũ của Bình Vương] của Thượng thư Lê Tung nhà Hậu Lê được chép trong bộ Thiên gia thi vựng tuyển cũng có câu: "Trảm Hán Hoằng Tháo tuyết phụ cừu" [Nghĩa là: Chém Hoằng Tháo người Hán trả thù cho cha].

Công tội nhìn từ nhiều phía

Sau chiến thắng quân Nam Hán xâm lược, Ngô Quyền lên ngôi lập ra nhà Ngô, triều đại phong kiến đầu tiên của thời kỳ độc lập, tự chủ; lúc này Dương Tam Kha trở thành đại thần của vương triều mới.

Năm Giáp Thìn [944], Ngô Vương lâm bệnh mất, thọ 46 tuổi để lại lời ủy thác cho Dương Tam Kha phù giúp con trưởng của mình là Ngô Xương Ngập nối nghiệp nhưng Dương Tam Kha đã cướp ngôi của cháu, xưng hiệu là Dương Bình Vương.

Trong tình hình đó, Ngô Xương Ngập buộc phải bỏ trốn; những người con khác của Ngô Vương, gồm Ngô Xương Văn thì Dương Tam Kha lấy làm con nuôi, Ngô Nam Hưng và Ngô Càn Hưng còn nhỏ thì để cho chị mình là Dương Quốc mẫu [Dương Thị Như Ngọc] nuôi dưỡng.

Hành động cướp ngôi của Dương Tam Kha bị sử sách phê phán gay gắt, nhà sử học thời Trần là Lê Văn Hưu nhận xét: "Đuổi con vua mà tự lên làm vua là tội công, nuôi con vua làm con mình mà cho thực ấp là ơn riêng.

Đuổi Xương Ngập mà tự lên làm vua là bề tôi nghịch cướp ngôi, đối với nghĩa thì cố nhiên giết chết cũng chưa đáng tội" [Đại Việt sử ký]. Cònsử thần nhà Hậu Lê là Ngô Sỹ Liên trong sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Tam Kha là kẻ gia thần, đuổi con đích của vua để cướp lấy ngôi, việc lấy Xương Văn làm con mình chẳng qua là chuyện giả cách mà thôi, ai mà biết được…".

Đến năm Canh Tuất [950] con nuôi của Dương Bình Vương là Ngô Xương Văn cùng các tướng Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc bất ngờ đem quân lật đổ ngôi vị. Tổng cộng thời gian ở trên ngai vàng của Dương Bình Vương được 6 năm.

Sau khi đã bị phế ngôi, nghĩ tình cậu cháu, lại ít nhiều có ơn với mình nên Ngô Xương Văn không giết mà chỉ giáng Dương Tam Kha làm Chương Dương Công, ban cho đất Chương Dương làm thực ấp [nay là xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội].

Tại đây ông dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, khai hoang, lập lên nhiều làng xóm… Có câu đối ca tụng rằng:

Lục tải xưng vương truyền nội sử,

Thiên thu thực ấp hiển dư linh.

Nghĩa là:

Sáu năm xưng vương ngời sử sách,

Nghìn thu thực ấp rạng uy linh.

Đền thờ Dương Tam Kha ở xã Chương Dương [Thường Tín, Hà Nội]. Hình minh họa – Nguồn: khampha

Đến năm Qúy Sửu [953] ông đưa gia quyến và thuộc hạ đi xuống phía Đông Nam để khai khẩn vùng đất mới ở Giao Thủy [nay thuộc huyện Giao Thủy, Nam Định] và quyết định ở lại đó sinh sống, đổi tên thành Dương Tùng Khê để giấu tung tích.

Thấy dân khó khăn, Dương Tam Kha tự bỏ tiền của cho dân làng đắp đê chống lụt lội, cho khai sông ngòi phục vụ tưới tiêu; ông còn khuyến khích việc khai khẩn đất hoang ở Cổ Lễ hay còn gọi là Cổ Lĩnh [nay thuộc huyện Trực Ninh, Nam Định], lập ra các làng trại là Tùng Khê, Trúc Khê, Lệ Khê, Lộ Khê và Nga Khê…

Cuối đời Dương Tam Kha về sống ở quê nhà là Ràng, xã Dương Xá [nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá] và mất tại đây ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn [980].

Nhiều nơi nhớ ơn đã lập đền thờ phụng và tôn Dương Tam Kha làm Đương cảnh phúc thần; các triều đại sau này cũng không còn giữ cái nhìn khắt khe về ông nữa, bởi vậy đã ban nhiều sắc phong, đặt mỹ tự là Bột Hải Hoàng đế, Tùng Khê đại vương, Trung hưng tôn thần…; những đình, đền thờ phụng ông đều được chăm sóc chu đáo, hương khói mãi mãi.

Tài liệu tham khảo:

1. Bách thần đất Việt – NXB Quân đội nhân dân, 2011

2. Đại Việt sử lược- NXB Thuận Hóa, 2005

3. Đại Việt sử ký tiền biên – NXB Văn hóa thông tin, 2011

4. Đại Việt sử ký toàn thư - NXB Văn hóa thông tin, 2006

5. Khâm định Việt sử thông giám cương mục - NXB Giáo dục, 1998.

6. Thần tích Việt Nam – NXB Thanh niên, 2007

7. Thế thứ các triều vua Việt Nam - NXB Giáo dục, 1998

8. Tóm lược niên biểu lịch sử Việt Nam – NXB Lao động, 2014

9. Việt sử, những dấu ấn đầu tiên – NXB Văn hóa thông tin, 2011

10. Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 9 – năm 2006

Cách người Nhật "xử lý" hố tử thần khổng lồ thần tốc chỉ trong... 6 ngày!

Video liên quan

Chủ Đề