Vì sao chóng mặt khi hóa trị

Chăm sóc người thân trong quá trình trải qua hóa trị liệu thực sự là một nhiệm vụ khó khăn. Sau khi truyền hóa chất bệnh nhân có thể bị rụng tóc, buồn nôn, nôn, mệt mỏi và các phản ứng phụ khó chịu khác và họ sẽ cần sự giúp đỡ của bạn để vượt qua. Tuy nhiên, việc chăm sóc người thân trong khi điều trị hóa chất sẽ ít căng thẳng hơn nếu bạn biết phải làm gì. Bác sĩ Nguyễn Quỳnh Tú khoa Ung thư Tổng hợp, Viện Ung thư, Bệnh viện TWQĐ 108 đưa ra một số lời khuyên nhằm hướng dẫn bạn đọc một số vấn đề cơ bản, để có thể chăm sóc tốt nhất cho người bệnh:


Rụng tóc: Tác dụng phụ mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi hóa trị là rụng tóc, điều này có thể gây mặc cảm cho người bệnh, đặc biệt là phụ nữ. Tóc giả có thể được sử dụng song cần lưu ý đến chất lượng tóc cũng như thường xuyên vệ sinh đúng cách tóc giả và da đầu, tránh đội tóc giả quá lâu, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng nhiều mồ hôi. Chú ý nếu sau đội tóc giả da đầu có dấu hiệu viêm, sẩn, ngứa phải báo ngay cho bác sĩ để được điều trị đúng cách.

Buồn nôn và nôn: Hãy cho bệnh nhân ăn ít hơn trong ngày hoặc có một số đồ ăn nhẹ đơn giản có thể ăn ngay khi cảm thấy đói. Khuyến khích bệnh nhân ngậm nước bằng cách cho uống một ít nước, nước táo, hoặc các chất lỏng trong, mát khác. Nếu buồn nôn nhiều, nên báo cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn sử dụng thuốc chống nôn hiệu quả.

Mệt mỏi: Mệt mỏi được định nghĩa là có ít năng lượng hơn để làm những điều bạn thường làm hoặc muốn làm. Mệt mỏi có thể kéo dài một thời gian dài và có thể ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày của bệnh nhân. Các triệu chứng thường gặp là : Cảm thấy như bạn không có năng lượng, ngủ nhiều hơn bình thường, không muốn hoặc không có khả năng làm các hoạt động bình thường, không quan tâm đến những gì nhìn thấy, cảm thấy mệt mỏi ngay cả sau khi ngủ, khó suy nghĩ hoặc tập trung, khó khăn khi tìm kiếm từ và nói... Để kiểm soát triệu chứng mệt mỏi bệnh nhân có thể thử các hoạt động thư giãn, chẳng hạn như đi bộ, nghe nhạc, đọc sách hoặc đi chơi với bạn bè hoặc gia đình.Và ngay cả khi bạn cảm thấy mệt mỏi, cố gắng tập thể dục sẽ giúp cải thiện hơn là nằm cả ngày trên giường bệnh.

Xuất huyết: Tránh các va chạm, các vết xước rách da. Sử dụng bàn chải đánh răng mềm để tránh chảy máu lợi. Cẩn thận làm sạch mọi vết cắt và vết xước, dùng thuốc mỡ kháng khuẩn và băng sạch. Nếu bạn nhận thấy rằng một vết cắt hoặc cạo đang chảy máu khó cầm nên báo cho bác sĩ

Nhiễm trùng: Giữ vê sinh sạch sẽ,rửa tay thường xuyên, trách các nơi tụ tập đông người. Ăn chín uống sôi, tránh các thực phẩm sống, món gỏi hay các thực phẩm đường phố. Kiểm tra thân nhiệt hàng ngày, nếu có sốt sau hóa trị phải báo cho bác sĩ điều trị.

      Quản lý các tác dụng phụ là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó có một số lưu ý an toàn đối với người chăm sóc: Trong vài ngày sau khi điều trị, tránh tiếp xúc với chất lỏng cơ thể của người bệnh. Nếu bạn phải giúp làm sạch chất nôn hoặc các chất lỏng khác, nên đeo găng tay và rửa tay thật kỹ. 

        Để chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân ung thư sau hóa trị, trên tất cả cần sự cảm thông, chia sẻ và sự quan tâm của những người thân yêu. Đó sẽ là nguồn sức mạnh vô giá cho bệnh nhân có thể chiến thắng các tác dụng phụ của hóa chất để thành công trên chặng đường chiến đấu với bệnh ung thư còn nhiều gian nan.

Thực hiện: Bs Nguyễn Quỳnh Tú – Khoa Ung thư Tổng hợp, Viện Ung thư, Bệnh viện TWQĐ 108.

Tác dụng phụ thường gặp khi hóa trị

Ngày đăng: 20/11/2008 Lượt xem 12895

Thuốc hóa trị không chỉ gây rụng tóc mà còn ảnh hưởng đến tế bào hệ tiêu hóa, tủy xương, hệ sinh sản và nhiều cơ quan khác.


Các yếu tố đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tác dụng phụ bao gồm phương pháp điều trị, nền tảng sức khỏe, tuổi tác và lối sống. Một số bệnh nhân cảm nhận về tác dụng phụ không rõ ràng nhưng số khác cảm thấy rất mệt mỏi.

Hệ tuần hoàn và miễn dịch


Thường xuyên xét nghiệm máu là một phần quan trọng của hóa trị. Bởi các thuốc này có nguy cơ gây tổn hại cho tế bào tủy xương, nơi sản xuất máu. Điều đó có thể khiến cơ thể thiếu máu, làm cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi. Các triệu chứng khác của bệnh thiếu máu bao gồm chóng mặt, da nhợt nhạt.


Hóa trị có thể làm giảm số lượng tế bào bạch cầu. Loại tế bào này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch là giúp chống nhiễm trùng. Vì vậy, những người có hệ miễn dịch yếu do hóa trị phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc với virus, vi khuẩn.


Tiểu cầu là tế bào quan trọng trong quá trình đông máu. Lượng tiểu cầu sụt giảm nghĩa là bạn sẽ dễ dàng bị bầm tím, mất máu chỉ vì vết thương nhỏ. Các triệu chứng bao gồm chảy máu cam, nôn ra máu hoặc hoặc đi ngoài ra máu, kinh nguyệt nhiều hơn bình thường hoặc rong kinh.


Một số loại thuốc hóa trị có thể làm suy yếu cơ tim hoặc gây rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ đau tim. Tuy nhiên, nguy cơ này ít có khả năng xảy ra nếu bạn bước vào quá trình hóa trị với trái tim khỏe mạnh.


Hệ cơ và thần kinh


Hệ thần kinh trung ương có vai trò kiểm soát vấn đề cảm xúc, vận động. Thuốc hóa trị có thể gây ra vấn đề với bộ nhớ hoặc gây khó khăn trong suy nghĩ, tập trung trí óc. Tình trạng suy giảm nhận thức nhẹ này có thể mất đi sau khi điều trị nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều năm.


Một số loại thuốc hóa trị có thể gây đau, yếu, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, bàn chân [bệnh thần kinh ngoại biên]. Khi đó, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đau nhức hoặc run rẩy tay chân. Khả năng phản xạ và kỹ năng vận động nhỏ có thể bị chậm lại.


Hệ tiêu hóa



Những ảnh hưởng của hóa trị đối với hệ tiêu hóa là rõ ràng nhất. Ảnh: Fox News.

Tác dụng phụ khi hóa trị biểu hiện rõ ràng nhất qua hệ tiêu hóa. Bạn có thể bị khó nhai, khó nuốt vì tình trạng lở miệng, khô miệng. Lưỡi, môi, nướu răng, cổ họng cũng có thể bị đau. Loét miệng có thể làm cho bạn dễ bị chảy máu và nhiễm trùng.


Những loại thuốc kháng sinh mạnh có thể gây tổn hại cho các tế bào xuyên suốt đường tiêu hóa. Buồn nôn là triệu chứng phổ biến.


Một số vấn đề tiêu hóa khác là phân lỏng hoặc tiêu chảy. Ngược lại, nhiều người gặp phải tình trạng phân cứng và táo bón. Điều này có thể đi kèm với triệu chứng đầy hơi. Khi đó, bệnh nhân nên bổ sung nhiều nước.


Ngoài ra, bệnh nhân có thể mất cảm giác ngon miệng hay cảm thấy no bụng ngay cả khi không ăn nhiều. Giảm cân là hệ quả phổ biến. Tuy nhiên, người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để cải thiện tình hình.


Hệ biểu bì


Hóa trị có thể gây rụng tóc trong vài tuần điều trị đầu tiên. Bệnh nhân cũng có thể bị rụng lông trên cơ thể. Một số bệnh nhân lại bị kích ứng da nhẹ như khô, ngứa, phát ban.


Trong quá trình hóa trị, móng tay, móng chân sẽ phát triển chậm hơn, có thể chuyển sang màu nâu, màu vàng và trở nên khô, giòn, dễ gãy.


Hệ sinh dục


Thuốc hóa trị có thể có ảnh hưởng đến hormone. Các triệu chứng như mệt mỏi, lo âu và rối loạn nội tiết tố có thể ảnh hưởng ham muốn tình dục ở cả nam giới và phụ nữ.


Ở phụ nữ, thay đổi nội tiết tố khiến họ cảm thấy nóng, kinh nguyệt không đều. Thậm chí, điều này có thể gây vô sinh tạm thời hoặc vĩnh viễn. Họ cũng có thể gặp tình trạng khô âm đạo, làm quá trình giao hợp khó khăn, đau đớn. Cơ hội phát triển nhiễm trùng âm đạo tăng lên.


Ở nam giới, một số loại thuốc hóa trị có thể gây tổn hại tinh trùng hoặc làm giảm số lượng tinh trùng, gây vô sinh tạm thời hoặc vĩnh viễn.


Hệ bài tiết


Thận có nhiệm vụ bài tiết các loại thuốc hóa trị ra ngoài cơ thể. Trong quá trình này, một số tế bào thận và bàng quang có thể bị kích thích hoặc hư hỏng. Các triệu chứng của tổn thương thận bao gồm đi tiểu giảm, phù nề chân tay và đau đầu. Triệu chứng của bàng quang bị kích thích là cảm giác đau rát và tăng tần suất đi tiểu. Khi đó, bạn nên uống nhiều nước để quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi hơn.


Hệ xương


Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ [NIH], những người phụ nữ đã điều trị ung thư vú có nguy cơ cao đối mặt với loãng xương và gãy xương. Điều này là do sự kết hợp của các loại thuốc và sự sụt giảm nồng độ estrogen. Các khu vực chịu ảnh hưởng thường xuyên nhất là cột sống, xương chậu, hông và cổ tay.


Tâm lý


Những người điều trị hóa trị thường có tâm lý sợ hãi, căng thẳng, lo lắng về tình trạng sức khỏe. Thậm chí một số người còn bị trầm cảm.


Một số liệu pháp như massage và ngồi thiền có thể giúp bệnh nhân bớt căng thẳng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị trầm cảm kéo dài nên tìm sự trợ giúp của bác sĩ.



Nguyên Phương

Theo Healthline

Video liên quan

Chủ Đề