Vì sao lại ngắt ngọn cây ăn quả

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Đề bài

Em hãy giải thích tại sao:

- Khi trồng đậu, bông, chè, trước khi cây ra hoa, tạo quả, người ta thường ngắt ngọn.

- Trồng cây lấy gỗ [bạch đàn, lim...], lấy sợi [gai, đay], người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không bấm ngọn.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Chồi ngọn giúp thân, cành dài ra. Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa.

Lời giải chi tiết

- Khi trồng đậu, bông, chè... trước khi cây ra hoa, tạo quả, người ta thường ngắt ngọn vì khi ngắt ngọn, cây không tiếp tục cao lên, chất dinh dưỡng sẽ được tập trung cho chồi hoa và chồi lá phát triển.

- Trồng cây lấy gỗ [bạch đàn, lim...], lấy sợi [gai, đay], người ta không bấm ngọn vì phải để cây mọc cao mới cho gỗ tốt, sợi tốt. Tuy nhiên, cũng cần phải thường xuyên tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng được tập trung vào thân chính.

Loigiaihay.com

Hãy giải thích: Khi trồng đậu, bông, cà phê trước khi ra hoa tạo quả người ta thường ngắt ngọn. Trồng cây lấy gỗ, lấy sợ người ta không ngắt ngọn mà tỉa cành.

Đề bài

Hãy giải thích:

- Khi trồng đậu, bông, cà phê trước khi ra hoa tạo quả người ta thường ngắt ngọn.

- Trồng cây lấy gỗ, lấy sợ người ta không ngắt ngọn mà tỉa cành.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

- Khi trồng đậu, bông, cà phê trước khi ra hoa tạo quả người ta thường ngắt ngọn là để cho chất dinh dưỡng dồn vào chồi hoa, nuôi quả bởi vì các cây này thu quả.

- Trồng cây lấy gỗ, lấy sợi người ta không ngắt ngọn mà tỉa cành là để cho ngọn cây phát triển, thân cây sẽ dài, sợi dài, tỉa cành xấu để cho chất dinh dưỡng tập trung nuôi thân.

Loigiaihay.com

Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp nhân tạo con người chủ động điều khiển chiều dài thân và cành nhằm tăng năng suất cây trồng. Bấm ngọn là cắt đi phần trên thân chính của cây. Tỉa cành là cắt bớt các nhánh bên của cây

* Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách. → Đậu, bông, cà phê,... là cây lấy quả nên bấm ngọn để tăng phát triển chồi nách tăng lượng quả cho cây.

* Tia cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn. → Một số cây không bấm ngọn để cây có thể mọc thẳng và thân to hơn, bạch đàn, lim, đay,... là cây lấy thân nên không bấm ngọn mà tỉa cành để thân phát triển.

- Người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.Ví dụ :bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu. cà chua, bông... được bấm ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.Tuy nhiên, có nhiều loại cây như lúa. ngô, đay. xoan... thì không bấm ngọn.
P/s : Tick mình nha

1. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Nêu chức năng của những thành phần đó.

=>Tế bào thực vật được cấu tạo bởi các thành phần:

* Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

* Màng sinh chất: Bao bọc bên ngoài chất tế bào.

* Chất tế bào: Là chất keo lỏng, trong chứa nhiều các bào quan như lục lạp. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.

* Nhân: Thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp. Có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

- Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào.

2. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa?

=> Tại vì:

- Chất dự trữ trong củ được dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa, kết quả.

- Sau khi ra hoa, chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ bị giảm.

3. Tại sao người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa? Người ta thường bấm ngọn những cây gì? Còn những cây nào không nên bấm ngọn?

=>- Người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa vì làm như vậy để cây không cao lên được nữa, do đó chất dinh dưỡng sẽ dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển làm tăng năng suất thu hoạch.

- Những cây người ta hay bấm ngọn là: Cây bông, mướp, bầu, bí.......

- Những cây người ta không nên bấm ngọn là: Cây lúa, đay, gai, bắp, cây lấy gỗ.....

4. Em hãy kể tên một số loại rễ biến dạng, nêu đặc điểm và chức năng của chúng đối với cây?

=> Các loại rễ biến dạng là:

* Rễ củ: Rễ phình to chứa chất dinh dưỡng dự trữ cho cây.

VD: Cây sắn, cà rốt, khoai lang................

* Rễ móc: Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám giúp cây leo lên.

VD: Cây trầu không, hồ tiêu..............

* Rễ thở: Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên mặt đất giúp cây hô hấp không khí.

VD: Cây bầm, mắm, bụt mọc.......................

* Giác mút: Rễ biến thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây chủ để lấy chất dinh dưỡng.

VD: Cây tầm gửi, cây tơ hồng..................

6. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao?

=> Người ta thường chọn phần ròng của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt.

- Tại vì phần ròng rắn chắc hơn phần dác, nằm ở phía bên trong, gồm các tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ.

****************************Chúc bạn học tốt***************************

Vì sao những cây lấy quả thường bấm ngọn?

Video liên quan

Chủ Đề