Truyền nghề là gì

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc mỗi quốc gia. Mỗi làng nghề một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế; một cách giới thiệu sinh động về đất nước và con người của mỗi vùng miền, địa phương. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Loại hình du lịch làng nghề ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng. Nhận thức được ý nghĩa của làng nghề du lịch, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ tập trung phân tích, giải thích và nêu rõ một số vấn đề làng nghề trong phát triển du lịch.

Bạn đang xem: Làng nghề truyền thống là gì

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Làng nghề du lịch là gì?

Để hiểu về làng nghề du lịch, trước hết, tác giả giải thích khái niệm làng nghề. Có nhiều quan điểm khác nhau về làng nghề:

– Quan niệm thứ nhất: Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người dân trong làng đấy hoạt động theo nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu. Với quan niệm này thì làng nghề đó hiện nay còn không nhiều.

– Quan niệm thứ hai: Làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều khi cũng là người làm nông. Nhưng do yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng thủ công truyền thống ngay tại làng nghề hay phố nghề ở nơi khác. Quan niệm này về làng nghề như vậy vẫn chưa đủ. Không phải bất kì làng nào có vài ba lò rèn hay vài hộ làm nghề mộc… đều là làng nghề. Để xác định làng đó có phải là làng nghề hay không, cần xem xét tỉ trọng lao động hay số hộ làm nghề so với toàn bộ lao động và hộ ở làng hay tỉ trọng thu nhập từ ngành nghề so với tổng thu nhập của thôn [làng].

– Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề. Song ở đây chưa phản ánh đầy đủ tính chất làng nghề; nó như một thực thể sản xuất kinh doanh tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, là một đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp có tác dụng to lớn đối với đời sống kinh tế – văn hóa – xã hội một cách tích cực.

Làng nghề theo cách phân loại về thời gian gồm có: Làng nghề truyền thống và làng nghề mới.

Nếu hiểu theo một trong các quan điểm trên, thì dường như làng nghề du lịch không phải là một thuật ngữ chính xác, mà nếu có thì nó đang cố gắng biểu đạt về một nơi mà mọi người trong “làng” đều thực hiên hoạt động “nghề nghiệp ” du lịch. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả về khái niệm này, thì trong bài viết nghiên cứu trao đổi, Khai thác giá trị văn hóa làng nghề truyền thống trong việc phát triển du lịch cộng đồng, Tổng cục Du lịch, 2020, có giải thích rằng: “Làng nghề du lịch là một không gian lãnh thổ nông thôn, ở đó người dân không những tổ chức sản xuất một hoặc một số sản phẩm thủ công truyền thống mà còn cung cấp các dịch vụ phục vụ và thu hút khách du lịch.”. Và làng nghề được chú trọng nhất là làng nghề truyền thống.

2. Đặc điểm và vai trò của làng nghề trong phát triển du lịch?

2.1. Đặc điểm của làng nghề.

Đặc điểm của làng nghề mà tác giả muốn cung cấp ở đây là đặc điểm của làng nghề truyền thống. Cụ thể:

– Làng nghề truyền thống tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. Các làng nghề xuất hiện và tồn tại trong từng làng xã ở nông thôn. Các ngành nghề thủ công nghiệp tách dần khỏi nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen nhau. Người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân. Các gia đình nông dân trước hết vừa làm ruộng vùa làm thủ công nghiệp.

– Công nghệ, kỹ thuật sản xuất mang tính truyền thống. Nghĩa là có bước tiếp nối, truyền tải, kết tinh giá trị từ thế hệ này sang thế khác. Chất lượng sản phẩm của làng nghề không phụ thuộc vào công cụ sản xuất hiện đại, có năng xuất cao, theo dây truyền mà chủ yếu dựa vào kinh nghiêm, bí quyết, tài hoa của người thợ chế tác đồ thủ công.

– Đại bộ phận nguyên liệu của làng nghề truyền thống là tại chỗ. Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ các nguồn nguyên liệu tại chỗ, trên địa bàn địa phương, đặc biệt các nghề truyền thống sản xuất những sản phẩm tiêu dùng như: đan lát mây, tre[ mũ, rổ, rá, sọt, cót..] sản xuất vật liệu xây dựng nguyên liệu thường có tại chỗ, trên địa bàn địa phương.

– Phần đông lao động trong các làng nghề truyền thống là lao động thủ công. Nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh sảo của đôi bàn tay, đầu óc tẩm mỹ và đầy tính sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân, phương pháp dạy nghề chủ yếu lao động nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh sảo.

Xem thêm: Tiền Tiếng Anh Gọi Là Gì - 8 Thành Ngữ Tiếng Anh Về Tiền Bạc

– Sản phẩm của làng nghề truyền thống mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương, vùng miền.

– Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề truyền thống chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân.

2.2. Vai trò của làng nghề trong phát triển du lịch.

Giữa hoạt động du lịch và làng nghề có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững. Ngược lại làng nghề truyền thống cũng là trung tâm thu hút khách du lịch và có tác động mạnh mẽ trở lại khách du lịch trong mục tiêu phát triển chung.

Làng nghề truyền thống là một không gian văn hóa – kinh tế – xã hội lâu đời, nó bảo lưu tinh hoa văn hóa từ đời này sang đời khác đúc kết bởi nghệ nhân tài hoa. Môi trường văn hóa làng quê với cây đa bến nước sân đình, các hoạt động lễ hội và phường hội, phong tục tập quán nếp sống đậm nét văn hoá truyền thống. Tất cả những điều đó luôn luôn gắn kết với sự hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống. Và tạo ra nét văn hóa rất riêng của mỗi làng nghề truyền thống.

Phong cảnh làng nghề cùng với những giá trị chứa đựng bên trong làng nghề truyền thống sẽ là điểm du lịch lý tưởng cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế đến tham quan, tìm hiểu, mua sắm tại các làng nghề

Làng nghề truyền thống còn là nơi sản xuất ra những hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật cao, tiêu biểu độc đáo cho mỗi vùng miền, địa phương. Vì vậy du khách đến với các điểm du lịch làng nghề truyền thống còn mong muốn chiêm ngưỡng, mua sắm các sản phẩm thủ công làm vật kỷ niệm trong chuyến đi của mình. Thực tế nhu cầu mua sắm của du khách là rất lớn, làng nghề truyền thống sẽ đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tinh tế và đa dạng của du khách.

Với sự đa dạng các làng nghề đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống văn hóa, đồng thời là cơ sở để phát triển ngành du lịch vốn thừa hưởng những thế mạnh về văn hóa.

Du lịch làng nghề truyền thống đã góp phần phát triển loại hình du lịch “Du khảo đồng quê”. Đây là một loại hình du lịch có thể giúp cho du khách có được sự khám phá mới mẻ, sự trải nghiệm và sự gần gũi với thiên nhiên hoang sơ. Đặc biệt trong loại hình du lịch “ du khảo đồng quê” thì làng nghề truyền thống cũng góp phần quan trọng trong việc giúp cho du khách trải nghiệm, tham gia vào hoạt động sản xuất. Mỗi làng nghề truyền thống đều chứa đựng trong đó những yếu tố văn hoá của mỗi làng nghề. Và chỉ khi tham gia vào những tour du lịch như vậy thì du khách mới có thể cảm nhận được những yếu tố văn hoá của mỗi vùng miền .

Làng nghề không chỉ có vai trò trong phát triển du lịch mà còn có vai trò trong phát triển kinh tế xã hội, chẳng hạn: Phát triển làng nghề truyền thống góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành nghề phi nông nghiệp trong tỷ trọng kinh tế nông thôn. Tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động. Tăng thu nhập cho người lao động trong làng nghề có thu nhập bằng 2,1 – 2,3 lần lao động nông nghiệp thuần nông.

Góp phần hạn chế di dân tự do ra thành thị, giảm tệ nạn xã hội do không có việc làm gây ra. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn dỗi trong dân, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội.

Phát triển làng nghề truyền thống không chỉ mang lại lợi ích kinh tế góp phần phát triển hoạt động du lịch mà còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh con người và đất nước Việt Nam

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:05/06/2017

 Chương trình đào tạo  Đào tạo thường xuyên

Mục đích của hình thức đào tạo kèm cặp nghề, truyền nghề trong chương trình đào tạo thường xuyên được quy định ra sao? Xin chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên trường Cao đẳng nghề Hải Phòng. Em thấy gần đây, hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước đều triển khai các chương trình đào tạo thường xuyên theo hình thức vừa học vừa làm. Trong đó, em có nghe nói đến hình thức đào tạo kèm cặp nghề, truyền nghề. Em thắc mắc không biết hình thức đào tạo này nhằm mục đích gì? Nội dung này được điều chỉnh bởi văn bản nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Văn Chung [chungnguyen***@gmail.com]

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:


Video liên quan

Chủ Đề