Vì sao không nên thở dài

Ảnh: Shutterstock

Bạn thở dài bao nhiêu lần trong ngày? Có lẽ con số chung mà mỗi người có thể nghĩ đến là trên dưới 10 lần, theo kết quả khảo sát. Tuy nhiên, trên thực tế các chuyên gia phát hiện tần suất thở dài ở người vào khoảng 12 lần/giờ, tức 5 phút một lần, nhưng hành động này không phải lúc nào cũng do tâm trạng chán nản.

Thay vào đó, thở dài đóng vai trò quan trọng để phổi hoạt động thích đáng hơn. Đó là kết luận rút ra từ cuộc nghiên cứu của nhóm chuyên gia Đại học California, Los Angeles [UCLA], và Đại học Stanford [Mỹ], nhằm xác định nguồn gốc của động tác thở dài, mà theo họ là phản xạ duy trì sự sống, giúp ngăn ngừa các túi khí bên trong phổi, gọi là túi phổi, khỏi bị xì hơi.

“Phổi người có diện tích bề mặt tương đương sân chơi tennis, được xếp lại bên trong lồng ngực của chúng ta”, theo đồng tác giả cuộc nghiên cứu, Giáo sư Jack Feldman. Để có thể làm được điều kỳ diệu này, có khoảng 500 triệu túi phổi nhỏ bên trong, với mỗi túi phổi là một khối cầu nhỏ có đường kính khoảng 0,2 mm. Những khối cầu nhỏ bé này nhằm đảm bảo sẽ luôn có đủ lượng oxygen có thể được đưa vào máu dễ dàng thông qua các màng phổi, và chuyên gia Feldman mô tả chúng tương tự như các “quả cầu ướt”. “Có khi nào bạn thử thổi cho nổ tung một quả cầu ướt? Rất khó làm điều đó, vì nước bên trong kết dính lại với nhau. Đó là điều xảy ra khi một túi phổi xẹp xuống... và mỗi khi chúng xì hơi, phần bề mặt bị tước đoạt năng lực trao đổi khí”, theo Giáo sư Jack Feldman.

Nói cách khác, nếu con người không thể thở dài, các túi phổi chẳng thể được bơm căng phồng trở lại, và phổi mất đi tác dụng trao đổi khí. Theo các nhà nghiên cứu, cách duy nhất để thổi túi phổi nở trở lại là làm động tác hít sâu, cũng là việc mà ai nấy đều làm sau mỗi 5 phút.

\n

Có thể nói, thở dài giống như một lượt thở gấp đôi, và không nhất thiết phải liên kết động tác này với trạng thái tâm lý của một người. Tuy nhiên, khi người ta stress, tần suất thở dài dày đặc hơn bình thường, vì khi đó não tiết ra các phân tử gọi là peptide, với một số gọi là peptide có liên quan đến bombesin. Bombesin không hiện diện ở động vật hữu nhũ, mà là một dạng chất độc có trên da của loài cóc ở châu Âu. Dù vậy, động vật có vú sở hữu những thụ quan dành cho bombesin, và các nghiên cứu trước đó phát hiện những peptide gọi là neuromedin B [NMB] và gastrin-releasing peptide [GRP] cũng đóng vai trò tương tự bombesin ở động vật có vú, bao gồm loài người.

Các chuyên gia UCLA và Đại học Stanford đã tìm cách giải mã cách thức não bộ kiểm soát hoạt động thở. Kết quả cho thấy có đến 400 dây thần kinh chịu trách nhiệm kích hoạt sự thở dài. Khi bị căng thẳng, các peptide giống bombesin xuất hiện, kích thích nhóm dây thần kinh phát lệnh yêu cầu phổi thở dài nhiều hơn bình thường, theo báo cáo trên chuyên san Nature.

Cuộc nghiên cứu mới hứa hẹn khai mở các ứng dụng tiềm năng trong nỗ lực điều trị một số tình trạng bệnh tật cụ thể, chẳng hạn như rối loạn do lo lắng quá mức.

Tin liên quan

Mệt mỏi, buồn bã, phiền muộn, … tất cả những cảm giác này đều rất khác nhau, nhưng thở dài dường như là một cách làm chung mỗi khi bạn gặp phải những cảm giác tiêu cực đó.

Về lý thuyết, có rất nhiều cách giải thích, nhưng không ai hoàn toàn khẳng định cách giải thích nào là đúng. Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một cách giải thích, có thể trả lời câu hỏi vì sao thở dài.

Thở dài được định nghĩa là một hơi thở dài, sâu gấp đôi hơi thở bình thường. Thở dài được xem là có liên quan đến tình cảm, cảm xúc của bạn. Nó còn là một cách để kéo dãn hai lá phổi – làm phồng các phế nang, túi nhỏ trong phổi, nơi khí ô xy và carbon dioxide đi vào và ra khỏi máu.


Nếu bạn không thở dài, phổi của bạn sẽ hỏng dần theo thời gian.

Sự kéo dãn, làm phồng đó rất quan trọng để phổi hoạt động tốt. “Khi phế nang “xẹp”, chúng sẽ trao lại cho phổi nhiệm vụ trao đổi oxy và carbon dioxide”, Jack Feldman, nhà nghiên cứu sinh vật tại viện UCLA và là một trong những tác giả của nghiên cứ, nói. “Cách duy nhất để làm phồng chúng là thở dài, tức là một hơi thở dài và sâu gấp đôi bình thường. Nếu bạn không thở dài, phổi của bạn sẽ hỏng dần theo thời gian”.

Đó có thể là lý do tại sao não lại kích thích cơ thể bạn, để bạn phải thở dài khoảng chục lần mỗi giờ đối với con người, và thở dài thường xuyên hơn đối với loài vật. Nhưng các nhà khoa học chưa bao giờ xác định ra những tế bào thần kinh nào trong não đã kích hoạt phản xạ này.

Các nhà nghiên cứu đã quyết định tìm hiểu trung tâm hô hấp trong bộ não. Họ đã phân tích các gen trong các tế bào đó và phát hiện ra hàng trăm tế bào tạo ra một trong số hai chất hóa học cho phép chúng giao tiếp với “preBötzinger Complex” – một bó trong số vài ngàn tế bào thần kinh có nhiệm vụ điều khiển nhịp điệu và cường điệp của hơi thở.

Khi các nhà nghiên cứu tiêm các hợp chất này, còn gọi là “Nmb” hay “Grp”, vào não của chuột, họ phát hiện ra chuột đã thở dài nhiều gấp 10 lần mỗi giờ. Khi họ chặn hợp chất Nmb, chuột đã thở dài ít hơn, chỉ bằng một nửa so với bình thường, thậm chí khi bị ức chế, chuột gần như không hề thở dài. Những thay đổi này không hề làm ảnh hưởng đến sự thở bình thường của chuột.

Những mẫu hợp chất tương tự đó cũng tồn tại trong con người, và các nhà nghiên cứu tin rằng chúng cũng góp phần điều tiết việc thở dài. Nếu các bác sỹ có thể làm tăng những hợp chất này, họ có thể tăng tần suất thở dài ở các bệnh nhân gặp khó khăn về thở, và giảm nó trong những bệnh nhân gặp khó khăn về tâm lý, hay lo lắng, khiến họ thở dài quá nhiều.

Những nghiên cứu khác về mặt tâm lý của việc thở dài đã từng kết luận rằng thở dài có thể được dùng để biểu thị cảm xúc của chúng ta, hoặc có thể thở dài như một “nút reset”, khởi động lại hệ hô hấp. Các nhà nghiên cứu hy vọng việc hiểu rõ những điều này có thể cần thiết và giúp điều trị cho các bệnh nhân hô hấp.

Các nhà khoa học tin rằng họ đã phát hiện ra bí mật nằm sau việc thở dài của con người. Nhưng họ vẫn chưa chắc chắc về việc tình cảm, cảm xúc có tác động như thế nào đến việc thở dài. “Có thể là các tế bào thần kinh trong các khu vực não kiểm soát cảm xúc bị kích thích, và chúng dẫn đến việc con người thở dài, nhưng chúng tôi không chắc về điều đó”, Feldman nói.

Cập nhật: 10/02/2020 Theo Ictnews

Thường xuyên thở dài là dấu hiệu của bệnh gì?

Chủ Nhật ngày 29/11/2020

  • Cách bảo vệ hệ hô hấp để lá phổi luôn được khỏe mạnh
  • Phương pháp điều trị hội chứng suy hô hấp cấp
  • Bệnh hen suyễn ở trẻ và mối nguy hại nếu không được chữa trị kịp thời

Việc thường xuyên thở dài hơn bình thường có thể là dấu hiệu cảnh bảo của một số bệnh lý. Vậy thường xuyên thở dài là dấu hiệu của bệnh gì? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Thở dài là một kiểu thở sâu và hơi thở kéo dài. Kiểu thở này xuất hiện khi bạn có cảm giác nhẹ nhõm, buồn chán hoặc kiệt sức. Tuy nhiên, việc thường xuyên thở với độ dài hơn bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề về sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề thường xuyên thở dài là dấu hiệu của bệnh gì. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tại sao lại hay thở dài?

Hầu như những những người thường xuyên thở dài đều ý thức được nhịp thở sâu của chính mình. Tuy nhiên, họ lại không thể kiểm soát được thời điểm phát ra nhịp thở ấy. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trung bình khoảng 1 giờ con người sẽ tạo ra khoảng 12 nhịp thở sâu và dài.

Thường xuyên thở dài là dấu hiệu của bệnh

Điều này đồng nghĩa với việc, cứ khoảng 5 phút bạn sẽ có 1 lần thở hơi dài. Kiểu thở này được tạo ra từ khoảng 200 tế bào thần kinh trong thân não. Không chỉ là thói quen mà sự gia tăng nhịp thở cũng có thể là dấu hiệu cảnh bảo những vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn như lo lắng, căng thẳng hoặc bệnh đường hô hấp.

Thở dài là tình trạng tốt hay xấu?

Nhìn chung, thở dài cũng có thể là một biểu hiện tốt và nó đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố chức năng sinh lý của phổi. Cụ thể, khi cơ thể bạn duy trì một nhịp thở bình thường, các túi khí nhỏ trong phổi [được gọi là phế nang] có thể sẽ bị xẹp xuống một cách tự nhiên. Tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của phổi, đồng thời làm quá trình trao đổi khí bị chậm đi.

Một nhịp thở sâu và dài có thể sẽ giúp ngăn chặn những tác động tiêu cực này. Một hơi thở lớn, có độ dài sẽ có khả năng giúp tái tạo lại hầu hết các túi khí nhỏ ở trong phổi. Đồng thời, nó cũng giúp mang đến cho bạn cảm giác nhẹ nhõm hơn, giảm bớt tình trạng lo lắng và căng thẳng.

Tuy nhiên, việc thường xuyên thở dài cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó. Có thể là bệnh ở đường hô hấp, trầm cảm hoặc một trạng thái thần kinh tiêu cực khác. Đối với những trường hợp này, bạn cần phải gặp bác sĩ để được thăm khám chẩn đoán chính xác nhất và có giải pháp khắc phục kịp thời nhé!

Thở dài sẽ giúp tái tạo lại hầu hết các túi khí nhỏ ở trong phổi

Trẻ hay thở dài có đáng lo ngại?

Đối với trẻ sơ sinh thì trung bình khoảng 50 - 100 nhịp thở sẽ có một lần thở dài. Trường hợp này là hoàn toàn bình thường nên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Bởi việc thở dài này sẽ giúp trẻ điều chỉnh nhịp thở và cải thiện chức năng hoạt động của phổi, đặc biệt là khí quản.

Theo một nghiên cứu khoa học đã kiểm tra nồng độ oxy trong máu, nhịp tim và các yếu tố hô hấp khác được tiến hành trên khoảng 25 trẻ sơ sinh có sức đề kháng tốt. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thở dài là cách giúp cho hệ thần kinh điều khiển hoạt động của hệ hô hấp của trẻ. Điều này đồng nghĩa với việc, những trẻ sơ sinh có sức khỏe yếu thường sẽ hay thở dài hơn so với những trẻ sơ sinh khỏe mạnh khác.

Như vậy, nếu trẻ sơ sinh hay thở dài nhưng vẫn có thể duy trì nhịp hô hấp ổn định, sắc mặt hồng hào, bú khỏe, ngủ tốt thì bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Ngược lại, nếu thấy trẻ thường xuyên thở dài một cách khác thường đi kèm với một số dấu hiệu khác như nhịp thở khó khăn, bú kém, thần sắc nhợt nhạt, hay quấy khóc thì cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tình trạng sức khỏe và có cách chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thở dài

Về sinh lý, thở dài là cách mà cơ thể điều chỉnh nhịp thở và cải thiện chức năng phổi. Tuy nhiên, khi tiếng thở dài và sâu xảy ra quá thường xuyên thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán kịp thời xem có phải bị 1 trong 3 bệnh lý tiềm ẩn dưới đây.

1. Căng thẳng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra stress, có thể là do thể chất hoặc do tâm lý trong cuộc sống thường ngày. Khi phải đối mặt với những tình huống căng thẳng, cơ thể con người thường sẽ có những sự thay đổi tức thời như đổ mồ hôi, tim đập nhanh, thở nhanh, thở gấp… Điều này sẽ khiến cho lượng khí lưu thông trong phổi bị giảm đi dẫn đến khó thở.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần phải hít một hơi thật sâu sau đó thở ra một hơi thật dài để giúp điều chỉnh nhịp thở của mình.

Thở dài sẽ giúp điều chỉnh nhịp thở khi gặp tình huống căng thẳng

2. Trầm cảm

Ngoài tình trạng căng thẳng, lo lắng, đôi khi một số người cũng có xu hướng thở dài khi cảm thấy buồn bã hoặc tuyệt vọng. Đây cũng là nguyên nhân lý giải cho việc vì sao những người bị trầm cảm lại thường xuyên hít thở sâu và có nhịp thở kéo dài.

3. Bệnh ở đường hô hấp

Triệu chứng khó thở thường hay xuất hiện ở những người mắc bệnh về đường hô hấp. Lúc này, người bệnh cần phải hít một hơi thật sâu để giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Như vậy, thở dài đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tái tạo phế nang và duy trì hoạt động của phổi. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng thở dài hoặc triệu chứng lo lắng, trầm cảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán kịp thời nhé!

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề thường xuyên thở dài là dấu hiệu của bệnh gì. Hy vọng sẽ giúp bạn có lời giải đáp cho vấn đề này.

Thủy Phan

[Nguồn: Tổng hợp]

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • bệnh đường hô hấp
  • hô hấp

Video liên quan

Chủ Đề