Kiến thức công việc là gì

Khi đi phỏng vấn, nhất là đối với những công việc mang tính chất chuyên ngành thì bạn sẽ được nghe nói về bản tiêu chuẩn công việc. Đây là văn bản bao gồm các yêu cầu tối thiểu mà ứng viên phải đáp ứng được để nhận việc. Tiêu chuẩn này có khác nhau giữa các ngành nghề hay không? Cùng tìm hiểu nhé!

Bản tiêu chuẩn công việc là gì?

Bản tiêu chuẩn công việc là gì?

Hiểu một cách đơn giản, bản tiêu chuẩn công việc là văn bản liệt kê hết tất cả các yêu cầu tối thiểu mà bạn cần phải đáp ứng được khi nhận được công việc ứng tuyển. Nói cách khác, bản tiêu chuẩn công việc như là một bài test cơ bản để đánh giá được trình độ của ứng cử viên có đạt hay không.

Các yếu tố thông thường được nhắc đến trong văn bản tiêu chuẩn bao gồm:

  • Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của ứng cử viên.
  • Các kỹ năng cứng và mềm để phục vụ cho công việc trong tương lai không xa.
  • Kinh nghiệm đã tích lũy được để có thể đảm nhiệm vị trí công việc tốt hơn, được hỏi đến nhiều nhất là thâm niên trong ngành nghề, các thành tích đã đạt được trước đó,…
  • Trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học ứng dụng văn phòng.
  • Các phẩm chất về đạo đức của người ứng tuyển, và các thông tin mặt nổi như tham vọng cầu tiến, ngoại hình, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình,…
  • Khả năng chống chịu được môi trường làm việc có áp lực cao, khả năng làm việc nhóm.
  • Một số yêu cầu đặc biệt khác phụ thuộc vào chuyên môn của vị trí mà mọi người muốn ứng tuyển.

Một số mẫu bản tiêu chuẩn công việc của từng ngành

Mỗi một ngành nghề khác nhau sẽ có những yêu cầu riêng đối với ứng cử viên của mình. Mọi người nên tham khảo các mẫu bản tiêu chuẩn công việc sau đây của mỗi ngành nghề để biết được mình nên trang bị thêm những kiến thức gì để nhận được công việc như ý muốn.

Bản tiêu chuẩn công việc của các ngành nghề không hề giống nhau

Mẫu bản tiêu chuẩn của nhân viên nhân sự

  • Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên thuộc ngành Quản trị kinh doanh, quản lý công nghiệp, quản trị nhân sự, văn phòng hành chánh,…
  • Trình độ tin học: Vi tính văn phòng tương đương loại B trở lên.
  • Kỹ năng mềm: Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt, thành thạo tin học văn phòng.
  • Kinh nghiệm: Ít nhất 1 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý về nhân sự, công việc hành chính văn phòng,…
  • Phẩm chất đạo đức: Yêu cầu trung thực, nhiệt tình và có khả năng đi công tác xa.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Nhân Viên Hành Chính Nhân Sự

Bản tiêu chuẩn công việc của Giám đốc điều hành

Giám đốc điều hành là một chức vị cần phải có những kỹ năng và tố chất sau đây:

  • Trình độ học vấn: Tốt nghiệp trình độ Đại học trở lên tại các chuyên ngành về Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Quản lý kinh tế,… Đồng thời phải sở hữu được kiến thức sâu rộng về kinh tế, tài chính, marketing, hành chính,…
  • Kinh nghiệm: Phải có ít nhất 5 năm hoạt động ở vị trí quản lý.
  • Kỹ năng mềm: Phải được trang bị kỹ năng đàm phán, thương lượng với các đối tác trong và ngoài nước.
  • Kỹ năng: hoạch định và triển khai chiến lược phải nhanh nhạy và chính xác.
  • Khả năng: Sử dụng thành thạo Anh văn giao tiếp, tin học văn phòng, đồng thời phải có được khả năng giải quyết vấn đề, ứng biến linh hoạt kèm theo mức độ nhạy bén cao đối với thị trường.
  • Phẩm chất đạo đức: Phải là người có tầm nhìn sâu rộng, quyết đoán, trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Giám đốc bán hàng

Bản tiêu chuẩn công việc của nhân viên Marketing

  • Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành về Marketing, Quản trị kinh doanh, Ngoại thương,…
  • Khả năng: Giao tiếp và đàm phán tốt, xây dựng và duy trì được mạng lưới quan hệ tích cực.
  • Kỹ năng: Tư duy sáng tạo, có khả năng teamwork, báo cáo được kết quả nghiên cứu, kỹ năng tài chính và lập kế hoạch trong tương lai.
  • Kinh nghiệm: Ít nhất có 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing. Có kiến thức sâu rộng ở lĩnh vực tiếp thị và bán hàng.
  • Thành thạo: Anh văn giao tiếp, tin học văn phòng.
  • Phẩm chất cá nhân: Chịu được áp lực trong công việc, nhiệt tình, sáng tạo, nhanh nhẹn, tháo vát và ham học hỏi.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Digital Marketing

Bản tiêu chuẩn công việc của nhân viên bán hàng

  • Phải đảm bảo trên 18 tuổi và có được khả năng làm việc độc lập. Không yêu cầu trình độ chuyên môn của ứng cử viên vì sẽ được đào tạo sau.
  • Kỹ năng: Giao tiếp tốt, linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ, có khả năng thuyết phục khách hàng.
  • Thành thạo: Đối với một số loại mặt hàng cao cấp, nhân viên bán hàng cần phải biết thêm tiếng anh giao tiếp để có thể bán cho những vị khách nước ngoài.
  • Ngoại hình ưa nhìn: Vì nhân viên bán hàng phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên phải có vẻ ngoài ưa nhìn một chút.
  • Phẩm chất đạo đức cá nhân: Phải luôn giữ thái độ niềm nở, vui vẻ và cởi mở với khách hàng. Làm việc chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ và gọn gàng.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Nhân Viên Kinh Doanh

Hy vọng các bản tiêu chuẩn công việc mọi ngành nghề kể trên sẽ phần nào giúp ích được cho các bạn ứng cử viên. Qua đó, mọi người sẽ biết được kiến thức nào mình nên bổ sung để có được công việc mà mình hằng mơ ước.

Kỹ năng chuyên môn là gì? Kỹ năng này quan trọng như thế nào trong CV xin việc? Để giải đáp cho những thắc mắc trên, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của JobsGO nhé.

Kỹ năng chuyên môn là gì? 

Trước khi tìm hiểu về kỹ năng chuyên môn, ta cần hiểu kỹ năng là gì?  Kỹ năng là khả năng áp dụng kiến ​​thức và hiểu biết của con người để đạt được điều gì đó, có thể là công việc kỹ thuật, chuyên môn hoặc tình cảm, sự tồn tại, giao tiếp,…

Kỹ năng chuyên môn là gì? 

Kỹ năng chuyên môn là toàn bộ những nội dung và kiến ​​thức về một ngành về, công việc nhất định mà người dự tuyển có được thông qua một quá trình học tập lâu dài. Kỹ năng chuyên môn không nảy sinh một cách tự phát mà phải thường xuyên được trau dồi, cập nhật liên tục, nhât là trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay.

Ví dụ về kỹ năng chuyên môn: Các kỹ năng chuyên môn ngành xây dựng là điều kiện tiên quyết cho khả năng thiết kế, làm việc với bản đồ, bản vẽ xây dựng, mô hình và phần mềm CAD. Kỹ sư xây dựng cũng cần biết lường trước được những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thi công và linh hoạt trong cách tìm giải pháp để ngăn chặn chúng.

👉 Xem thêm: Kỹ năng mềm là gì? Các kỹ năng mềm cần thiết trong công việc

Phân biệt kỹ năng chuyên môn với nghề nghiệp và kiến thức  chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn là thuật ngữ được dùng khá nhiều nhưng mọi người thường hay nhầm lẫn giữa kỹ năng chuyên môn với nghề nghiệp và kiến thức  chuyên môn. Vậy nghề nghiệp chuyên môn là gì? Kiến thức chuyên môn là gì? 

Phân biệt kỹ năng chuyên môn với nghề nghiệp và kiến thức  chuyên môn

  • Kỹ năng chuyên môn là những kiến thức mà bạn có về một công việc hay ngành nghề nhất định nào đó. Thông thường những kỹ năng chuyên môn thường được rèn luyện thông qua quá trình làm việc và học hỏi không ngừng. 
  • Kiến thức chuyên môn là một phần trong kỹ năng chuyên môn. Một người có kiến thức chuyên môn tốt là người cần có kiến ​​thức và hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực mà người đó đang hoạt động. Kỹ năng này đóng vai trò rất cần thiết trong bất kì một nghề nghiệp nào.
  • Nghề nghiệp chuyên môn là những công việc có thể áp dụng những kiến thức, kỹ năng mà bạn đã được học để nhằm làm tăng hiệu suất công việc. Mỗi kỹ năng chuyên môn khác nhau sẽ phù hợp với các nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Do đó, hãy tùy vào những kỹ năng mình đang có mà lựa chọn nghề nghiệp chuyên môn cho phù hợp.

Vai trò của kỹ năng chuyên môn trong CV là gì?

Trên CV của bạn, các kỹ năng chuyên môn liên quan chặt chẽ đến kinh nghiệm làm việc của bạn. Trước đó, bạn làm những việc gì, công việc đó giúp bạn có thêm kỹ năng chuyên môn nào, bạn có thể áp dụng những năng chuyên môn đó trong công việc ứng tuyển hay không?

Vai trò của kỹ năng chuyên môn trong CV là gì?

Với những công việc đòi hỏi yêu cầu cao với mức lương hấp dẫn thì việc trình bày các kỹ năng chuyên môn trong bản CV đôi khi quyết định đến việc công ty có quyết định phỏng vấn hay không. Nếu bạn muốn CV của bạn được nhà tuyển dụng đánh giá cao, nó phải thể hiện được điểm mạnh của bạn phù hợp với công việc và sự quyết tâm, nghiêm túc của bạn khi tham gia vào đội ngũ của công ty.

Như vậy, trong CV, kỹ năng chuyên môn được nhà tuyển dụng rất quan tâm. Bạn càng trình bày các kỹ năng mình có một cách đầy đủ thì càng có thêm thông tin để nhà tuyển dụng đánh giá và xem xét về mức độ phù hợp của bạn với công việc ứng tuyển. 

👉 Xem thêm: Trình độ chuyên môn là gì? Phân biệt với trình độ văn hóa

Kỹ năng chuyên môn của nhà quản trị có cần thiết?

Bạn có trở thành nhà quản lý hay không phần lớn phụ thuộc vào kinh nghiệm chuyên môn của bạn, bởi vì không ai muốn bổ nhiệm một người không có kỹ năng chuyên môn làm quản lý.

Cho dù bạn giao tiếp tốt đến đâu, cho dù bạn là một nhà điều hành giỏi đến đâu, thì không thể là một nhà quản trị giỏi nếu không có kỹ năng chuyên môn. Một nhà quản trị thành công luôn có những kỹ năng chuyên môn quan trọng phù hợp với nghề nghiệp họ đang làm, hiểu biết sâu rộng về nghề và các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.

Kỹ năng chuyên môn của nhà quản trị có cần thiết?

Người quản lý không chỉ cần hiểu rõ lĩnh vực hoạt động mà còn phải có kỹ năng lãnh đạo. Năng lực lãnh đạo bao gồm nhiều kỹ năng để quản lý, điều hành, tổ chức và giám sát nhân viên.  Người  quản lý giỏi và có kiến thức chuyên môn sẽ biết cách thiết lập mục tiêu kinh doanh chi tiết, cụ thể và có tính khả thi hơn. Từ đó, công tác quản lý sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn và mang đến những giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp.  

Như vậy, có lẽ bạn đã hiểu “kỹ năng chuyên môn là gì?” và tầm quan trọng của nó trong công việc. Dù cho bạn muốn ứng tuyển công việc gì thì kỹ năng chuyên môn cũng rất quan trọng. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có được các kỹ năng chuyên môn cần thiết để làm tăng giá trị của bạn bằng cách ứng tuyển vào đúng vị trí.

👉 Xem thêm: Kỹ năng nghề nghiệp là gì? Các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết

Video liên quan

Chủ Đề