Vì sao chúng ta phải thương người như the thương thân

Dân tôc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp, được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của con người chính là lòng nhân ái và lối sống vị tha. Từ xưa, ông cha ta đã quan tâm dạy dỗ con cháu những bài học đạo lí qua ca dao, tục ngữ mà câu: Thương người như thể thương thân là một ví dụ điển hình.

Muốn hiểu biết thấu đáo câu tục ngữ này, ta phải hiểu ý nghĩa của vế sau [thương thân] trước rồi từ đó hiểu nghĩa của vế trước [thương người]. Đặt hai vế trong mối tương quan so sánh, ta sẽ thấy những nét nghĩa tương đồng, do vậy mà hiểu được ý nghĩa trọn vẹn của câu tục ngữ. Thế nào là thương thân? Thương thân là thương mình xót xa cám cảnh cho mình khi lâm vào cảnh đói không cơm, rét không áo, ốm không thuốc và lúc hoạn nạn không ai giúp đỡ.

Lẽ tự nhiên, ai cũng yêu thương bản thân mình hơn cả, nhưng yêu thương bản thân một cách thái quá sẽ dẫn đến những biểu hiện lệch lạc như thái độ vị kỉ [chỉ biết mình], không quan tâm đến vui buồn, sướng khổ, sống chết của bất cứ ai. Tệ hơn nữa là thói xấu ích kỉ thường đi đôi với hại nhân [lợi mình, hại người] rất đáng lên án. Thế nào là thương người? Người ở đây là mọi người sống quanh ta; là anh em, cha mẹ, xóm giềng cùng chung quê hương, đất nước. Thương người như thể thương thân có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu người khác như thế. Nếu ta từng trải qua đau đớn, bệnh hoạn, ngặt nghèo thí khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, ta hãy thương xót, cảm thông, giúp đỡ, quan tâm đến họ như đối với chính ta vậy.

Nhưng để có được một lối sống nhân ái cao cả quả không phải là một chuyện dễ dàng. Phải có một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu và giàu đức hi sinh mà tất cả những điều ấy là kết quả của một quá trình tu âm , dưỡng tính lâu dài. Vì sao câu tực ngữ lại khuyên ta phải giúp đỡ người khác? Thật đơn giản vì trong cuộc đời, không ai có thể sống lẻ loi, đơn độc. Gia đình có cha mẹ, vợ chồng, anh em... Đó là mối quan hệ máu thịt thiêng liêng sống chết có nhau. Nhận thức rõ điều ấy nên ông bà ta dạy dỗ con cháu từ thuở còn trứng nước bằng những lời du êm dịu bên nôi : Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Anh em như chân với tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Chị ngã, em nâng. Tay đứt ruột xót...

Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ: Phụ tử tình thâm, Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu muối là đạo con... Những điều nhân nghĩa ấy như dòng sũa ngọt ngào, dần dần thấm vào máu thịt, vun đắp, bồi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta. Rộng hơn nữa là tình đồng hương, tình giai cấp, tình dân tộc. Người miền Bắc, người miền Trung, người miền Nam, người Kinh, người Thượng... đều là dân tộc Việt Nam bởi cùng chung một bọc do mẹ Âu Cơ sinh ra [đồng bào]. Lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh truyền thống đoàn kết chung sức, chung lòng đánh giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam là truyền thống vô cùng tốt đẹp.

Tại sao chúng ta nên sống theo tinh thần của câu tục ngữ Thương người như thể thương thân? Để có thể sống một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa, mỗi cá nhân phải hòa nhập cộng đồng, cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với mọi người. Tục ngữ có câu: Không ai nắm tay suốt ngày tới tối; hay :Sông có khúc, người có lúc ý nói là trong cuộc đời, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn mọi lẽ. Cho nên trước hết mình phải sống tốt với mọi người thì mọi người mới đối xử tốt lại với mình.

Thực tế cho thấy nhân dân ta đã sống theo quan điểm ấy tự lâu đời. Ở đâu có người gặp hoạn nạn, thiên tai là lập tức có hàng trăm triệu tấm lòng hướng về an ủi, động viên, giúp đỡ cả tinh thần và vật chất. Phong trào người người, nhà nhà làm việc thiện hiện nay đã lan rộng trên khắp đất nước. Từ những vị lãnh đạo, các nhà doanh nghiệp, đến bộ đội, cán bộ, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên,... đều sẵn sàng đóng góp để xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, nhà tình thương, những mái ấm cho trẻ mồ côi bất hạnh, những trại dưỡng lão cho người già cô đơn...

Trong những năm gần đây, chiến dịch mùa hè xanh của sinh viên các trường đại học mang kiến thức và khoa học kĩ thuật đến cho đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa đã có những kết quả tốt. Chiến dịch xóa cầu khỉ ở đồng bằng Nam Bộ tạo đà phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân. Chiến dịch đem lại ánh sáng cho người mù nghèo, đem lại niềm vui cho những trẻ em tật nguyền , bất hạnh,... Tất cả các dẫn chứng sinh động trên đã chứng minh cho sức mạnh của tình yêu thương con người.

Câu tục ngữ Thương người như thể thương thân đã đúc kết lại một trong những phẩm chất đáng quý của dân tộc Việt Nam; đồng thời là lời khuyên chân tình đối với mọi người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Trong thời đại mới, trong xu thế hòa nhập với toàn cầu thì tình giai cấp, tình dân tộc đã mở rộng thành tình yêu thương nhân loại. Tin rằng trong tương lai không xa, lòng nhân ái sẽ xóa bỏ hận thù, đẩy lùi cái ái, để trái đất này mãi mãi một màu xanh hi vọng, hòa bình và hạnh phúc.

Ảnh minh họa [Nguồn internet]

Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thânTrong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu phản ánh tình yêu thương, sự quantâm, sẻ chia, giúp đỡ – một truyền thống quý báu của dân tộc. Một trong những số đó là câu tụcngữ ” thương người như thể thương thân”.Trước hết ta phải hiểu thế nào là ” Thương người như thể thương thân” ?” thương người”là thương yêu, quan tâm, đùm bọc những người xung quanh, ” thương thân” nghĩa là yêuthương, chăm sóc chính bản thân mình. Hai cụm từ trên liên kết với nhau bởi sự so sánh ngangbằng: như thể. Chúng ta thường yêu thương, động viên, chăm sóc bản thân mình khi bị ốm đau,khi gặp khó khăn hay bất lực trong cuộc sống. Và ta cũng nên yêu thương, quan tâm tới ngườikhác như chính với bản thân mình. Dân gian còn có nhiều câu tục ngữ hay ca dao mang nội dungtương tự để nhấn mạnh và tăng sức thuyết phục với bài học mà họ gửi gắm. Một trong số chúnglà:” Lá lành đùm lá rách”” Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”Vậy tại sao con người phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Thứ nhất, là người ai cũng mongmuốn cuộc sống của mình được hạnh phúc, ấm no, đầy đủ, không cực khổ, nhưng không phải aicũng đạt được như vậy. Có những người dù đã vô cùng cố găng nhưng họ vẫn gặp phải hết khókhăn này đến khó khăn khác, ít khi được điều mà mình mong muốn. Những lúc khó khăn mệtmỏi như vậy mà nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia, giúp đỡ chân tình thì họ sẽ vơi đi baonỗi ưu tư, phiền muội mà được tiếp thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục tiến về phía trước.Ngoài ra, khi ta giúp đỡ, cho đi tình yêu thương ta sẽ nhận được niềm vui, sự thanh thản, niềm tựhào với bản thân vì mình đã làm được những việc tốt, những điều có ích. Những việc làm nhânđạo như vậy góp phần xây dựng một cuộc sống văn minh, tiến bộ và tươi đẹp, giàu tính nhânái, thêm nữa sự yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ cũng góp phần xây dựng những mối quan hệ tốt đẹpgiữa người với người, nếu chẳng may ta gặp khó khăn, những người trước kia được ta giúp đỡsẽ quay lại đùm bọc, giúp đỡ ta cùng ta vượt lên số phận. Nói như vậy không có nghĩa là cứ chođi là phải nhận lại mà tình yêu thương chỉ góp phần xây dựng các mối quan hệ mà thôi. Quantrọng nhất, chúng ta cùng sống trên dải đất hình như S thiêng liêng, nói cùng tiếng mẹ đẻ, chungmột tổ tiên, đều là con Lạc cháu Hồng, có cùng trang lịch sử đau thương nhưng rất đỗi hàohùng… Ta đều tự hào bởi 2 tiếng Việt Nam, đều máu đỏ da vàng, mang trong mình dòngmáu nồng nàn yêu nước… Tất cả những điểm chung đó đều là những minh chứng xác đánggiải thích cho việc tại sao chúng ta phải yêu thương nhau bởi ta là những người anh em thân thiếttuy không cùng huyết thống hay họ hàng gì. Cuối cùng, một xã hội nến thiếu đi tình yêu thươngthì sẽ vô cùng nghèo nàn, nhạt nhẽo, chỉ là một thế giới con người ích kỷ, ngày ngày chỉ đi quanhau như những người xa lạ, chỉ biết khoanh tay trước sự đau khổ của người khác. Một xã hộikhông có trái tim, chỉ có sự lạnh lẽo, cô độc, chẳng khác nào một xã hôi chết.Vậy thì chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc?Trước tiên, trong gia đình ta phải biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ, đặc biệt làanh chị em, ta nên giúp đỡ gia đình từ những việc nhỏ nhất như nấu cơm, quét nhà… đến nhữngviệc lớn hơn. Đi học về phải chào mọi người, ăn cơm phải biết mời người lớn dùng bữa trước,khi ăn xong phải rót nước cho cả nhà, lúc ông bà, cha mẹ không khỏe thì hỏi thăm, em nhỏnghịch dại nên khuyên bảo… Sau nữa ở trường lớp, cùng là bạn bè, học chung dưới một máitrường thì nên giúp đỡ, sẻ chia với những người bạn có hoàn cảnh khó khăn để cùng chung tayxây dựng, vun đắp ước mơ đến trường của các bạn. Hay trong một lớp, bạn học giỏi thì giúp đỡnhững bạn học kém hơn mình để cùng nhau vươn lên trong học tập. Chúng ta cũng nên thườngxuyên tham gia các quỹ nhân đạo, ủng hộ chữ thập đỏ do nhà trường tổ chức. Ngoài ra, ở ngoàixã hội, tương thần tương thân tương ái cũng có thể rèn luyện dễ dàng. Nhà nước ta có biết baochính sách xây dựng những mái ấm tình thương, làng trẻ em SOS… để cưu mang những trẻ emmồi côi không nơi nương tựa, ta cũng dễ dàng tìm thấy những chương trình hay quỹ từ thiện trênti vi, báo đài như vì bạn xứng đáng, lục lặc vàng, điều ước thứ bảy, trái tim cho em…tham gianhững hoạt động từ thiện ấy là một cách hữu hiệu để phát huy truyền thống tương thântương ái của cha ông.Tóm lại, câu tục ngữ ” thương người như thể thương thân” đã đúc rút một bài học đúngđắn và vẫn còn giá trị to lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mỗi chúng ta cần giữ gìn vàphát huy truyền thống ” lá lành đùm lá rách” của dân tộc để xây dựng một cuộc sống tươi đẹp,văn minh. Câu tục ngữ cũng giúp ta hoàn thiện nhân cách, phát triển tâm hồn.

Video liên quan

Chủ Đề