Em thấy người con trong bài thơ Con yêu mẹ như thế nào

Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu: - Con yêu mẹ bằng ông trời Rộng lắm không bao giờ hết - Thế thì là sao con biết Là trời ở những đâu đâu Trời rất rộng lại rất cao Mẹ mong, bao giờ con tới! - Con yêu mẹ bằng Hà Nội Để nhớ mẹ con đi tìm Từ phố này đến phố kia Con sẽ gặp ngau được mẹ - Hà Nội còn là rộng quá Các đường như nhệ giăng tơ Nào những phố này phố kia Gặp mẹ làm sao gặp hết […] Tính mẹ cứ hay là nhớ Lúc nào cũng muốn bên con Nếu có cái gì gần hơn Con yêu mẹ bằng cái đó - À mẹ ơi có con dế Luôn trong bao diêm con đây Mở ra là con thấy ngay Con yêu mẹ bằng con dế! [Con yêu mẹ, Xuân Quỳnh] Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Đoạn thơ thể hiện những so sánh hồn nhiên của đứa trẻ. Chỉ ra những so sánh đó. Câu 3: Anh/chị nhận thấy những vẻ đẹp gì ở người con trong đoạn văn bản? Câu 4: Viết đoạn văn [khoảng 10 dòng] về giá trị của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người. PHẦN II. LÀM VĂN [7,0 điểm] Bằng sự tưởng tượng của mình, anh/chị hãy hóa thân vào nhân vật Rùa Vàng kể lại theo ngôi thứ nhất hai lần gặp An Dương Vương trên đất Âu Lạc. Từ đó, nhận xét về vai trò của những yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong truyền thuyết. --------------HẾT------------- GỢI Ý ĐÁP ÁN PHẦN I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm] Câu 1:Phương thức biểu đạt: phương thức biểu cảm. Câu 2: Những so sánh hồn nhiên của đứa trẻ: Tình yêu mẹ bằng/[như] ông trời… Hà Nội… con dế. Câu 3: Người con trong đoạn thơ đã thể hiện vẻ đẹp trong suy nghĩ và tình cảm: - Suy nghĩ đặc biệt khi thể hiện tình cảm dành cho mẹ: chọn những điều to lớn nhất để so sánh vì những thứ nhỏ bé [trong suy nghĩ của con] không thể bao chứa hết tình cảm dành cho mẹ, song những điều đó lớn quá thì cũng khó đạt tới vì thế cậu bé chỉ muốn lúc nào cũng ở bên mẹ nên so sánh ngộ nghĩnh cuối bài “con yêu mẹ bằng con dế”. - Tình cảm cao quý, trong sáng, hồn nhiên qua cái nhìn trẻ thơ, qua cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu mà đi sâu vào lòng người. Câu 4: Học sinh có thể có những suy nghĩ riêng song cần kiến giải hợp lý. Có thể tham khảo các ý sau: - Tình mẫu tử [cùng tình phụ tử] là tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. - Là tình cảm đầu tiên con người được tiếp xúc, đi cùng đến hết cuộc đời, giúp con người vượt qua những trở ngại cuộc sống, khơi dậy những giá trị cao cả, giúp con người trưởng thành. - Biết và thấu hiểu tình mẫu tử giúp con người sống tốt, có ý nghĩa.

– Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết

– Thế thì làm sao con biết Là trời ở những đâu đâu Trời rất rộng lại rất cao

Mẹ mong, bao giờ con tới!

II. LÀM VĂN

1. Yêu cầu về kĩ năng:                             

- Biết vận dụng kĩ năng viết văn tự sự, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.

- Đảm bảo một văn bản tự sự hòan chỉnh có kết cấu chặt chẽ, bố cục 3 phần

- Ngôn ngữ chọn lọc, trong sáng, diễn đạt lưu loát, các ý rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Bài viết được trình bày rõ ràng, cẩn thận.

2. Yêu cầu về kiến thức:

- Bài viết đảm bảo đúng trọng tâm yêu cầu đề, xác định đúng ngôi tự sự [ngôi thứ nhất, nhân vật Rùa Vàng tự kể].

- Nhận xét ngắn gọn vai trò của những yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong truyền thuyết, kết cấu ba phần đúng theo yêu cầu về bài viết làm văn.

3. Hướng dẫn làm bài

1. Mở bài

- Giới thiệu câu chuyện, nhân vật kể chuyện.

2. Thân bài

- Hình dung khung cảnh diễn ra sự việc, thời gian và không gian của cuộc gặp gỡ giữa Rùa Vàng và An Dương Vương.

- Tái hiện diễn biến các sự việc và các chi tiết tiêu biểu:

+ Rùa Vàng xuất hiện từ phương đông như lời báo của cụ già, được An Dương Vương đón vào thành, giúp nhà vua xây thành, cho vuốt làm lẫy nỏ thần.

+ Rùa Vàng hiện ra sau lời cầu cứu của An Dương Vương, chỉ Mị Châu là giặc, đưa nhà vua đi xuống biển

- Chọn cách kể phù hợp nhất:

+ Nhập thân vào Rùa Vàng, kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” hoặc “ta”.

+ Tưởng tượng những yếu tố hư cấu phù hợp với câu chuyện và chủ đề của truyện.

+ Lời kể phải tự nhiên, có yếu tố biểu cảm, được thể hiện qua cách miêu tả nhân vật, cảnh vật qua cách lồng cảm xúc, ý nghĩ của người kể [như suy nghĩ của Rùa Vàng khi thét lớn kết tội Mị Châu…

3. Kết bài

- Nhận xét vai trò của những yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong truyền thuyết:

+ Thiêng hóa sự kiện và nhân vật lịch sử.

+ Khiến truyền thuyết sinh động, hấp dẫn.

+ Góp phần lý giải, tô đậm lịch sử theo mong muốn của nhân dân.

[Có thể sáng tạo khi kể nhưng vẫn phải đảm bảo cốt truyện và ngôn ngữ văn học; biết vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, liên tưởng,.. để làm bài]

Nữ sĩ Xuân Quỳnh được mệnh danh là “Nữ hoàng của thơ tình yêu”, điều đó quả không sai khi trong gia tài thơ của chị có rất nhiều bài thơ tình hay được nhiều người yêu thích. Nhắc đến thơ chị, độc giả sẽ nhớ ngay đến một hồn thơ dịu dàng, nữ tính, luôn khát khao tình yêu và hạnh phúc gia đình.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng thành thực của một tâm hồn phụ nữ với cách cảm, cách nghĩ đặc trưng của giới mình, là “tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, đắng cay ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử”. Có thể nói bên cạnh mảng đề tài về tình yêu, những bài thơ chị viết cho con, cho thiếu nhi cũng là những vần thơ đẹp, bao nhiêu năm qua vẫn luôn toả nguồn sáng ấm áp trong lòng độc giả Việt Nam.

Chị viết cho trẻ thơ mà trước hết là cho những đứa con của mình bằng tất cả tình yêu thương ẩn chứa nhiều xót xa, âu lo. Chị thấu cảm đến tận đáy lòng những tâm tư suy cảm của con trẻ, nhìn thế giới bằng con mắt trong veo của trẻ thơ. Vậy nên những vần thơ viết về tình mẫu tử của chị toát lên vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu, đằm thắm và bao dung. Bài thơ Con yêu mẹ có thể nói lên tất cả điều đó.

Bài thơ Con yêu mẹ là lời thỏ thẻ của con và lời thủ thỉ của mẹ đang trò chuyện cùng nhau. Người đọc có thể hình dung ra cảnh người mẹ đang ôm đứa con vào lòng và hỏi: “Con có yêu mẹ không?”. Và sau khi đứa con trả lời xong, hẳn người mẹ nào cũng hỏi tiếp: “Con yêu mẹ như thế nào?”. Và như thế câu chuyện của hai mẹ con cứ được tiếp tục bằng những câu hỏi đáp mà nhiều khi chỉ có trái tim người mẹ và sự hồn nhiên vô tư của con mới có thể cảm nhận được.

Bài thơ được mở đầu ngay bằng câu trả lời của con trẻ: “Con yêu mẹ bằng ông trời/ Rộng lắm không bao giờ hết”. Đối với con mắt trẻ thơ cái rộng lớn nhất chính là ông trời, không có cái gì to tát, lớn lao hơn thế. Trẻ con thường lấy hình ảnh đó để chứng tỏ mức độ tột cùng của so sánh. Rồi con yêu mẹ bằng Hà Nội, bằng trường học… Với tư duy của trẻ thơ, đứa con muốn lấy muôn vật từ lớn đến nhỏ, từ những gì cao rộng nhất đến những cái gần gũi và thân thiết nhất để diễn tả tình cảm của con với mẹ.

Hà Nội – thành phố có ngôi nhỏ của con, có những con đường đã trở nên quen thuộc, con sẽ gắn với lòng yêu mẹ. Trường học là nơi con đến hàng ngày, vậy nên: “Con yêu mẹ bằng trường học/ Suốt ngày con ở đấy thôi”, như vậy hai mẹ con sẽ suốt ngày được ở bên nhau: “Lúc con học lúc con chơi/ Là con cũng đều có mẹ”.

Và cuối cùng tình yêu của con với mẹ được diễn tả bằng một hình ảnh vô cùng “trẻ thơ”: “À mẹ ơi có con dế/ Luôn trong bao diêm con đây/ Mở ra là con thấy ngay/ Con yêu mẹ bằng con dế”. Hình ảnh “con dế” xem ra ngộ nghĩnh đáng yêu và gây hiệu quả về mặt tình cảm với người mẹ. “Con yêu mẹ bằng con dế” mới chính là tình cảm thực của con trong cách hình dung của trẻ nhỏ.

Tình cảm đó đâu phải là cái gì quá trừu tượng mà rất cụ thể gần gũi thân thiết như vật bên con hàng ngày. Con dế là kết quả bài học tình cảm mà đứa con nhận được thông qua quá trình vận động tư duy theo lời dẫn dắt khéo léo tự nhiên của người mẹ. “Giá có cái gì gần hơn/ Con yêu mẹ bằng cái đó”. Và liên tưởng của đứa con khiến cho người mẹ và người đọc bật cười thú vị bởi tư duy vừa quen vừa lạ.

Thơ viết về tình cảm của mẹ dành cho con thì nhiều nhưng thơ viết về tình yêu của con với mẹ có lẽ mới chỉ có Xuân Quỳnh mới diễn tả thật ngộ nghĩnh, trong trẻo và dễ thương đến như vậy. Xuân Quỳnh từng thổ lộ: “Thơ tôi đó là món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ”.

Cuộc đời mồ côi đã khiến chị hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quí giá như thế nào đối với con trẻ. Phải chăng chính vì thế chị dồn nén tất cả tình thương yêu nồng nàn dành cho các con như một cách bù đắp những thiếu hụt tình cảm và trống trải của đời mình. Và phải chăng tâm hồn thành thực ấy chính là sức hút mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh với độc giả Việt Nam.

Và đặc biệt cái tình mẫu tử ấm áp tốt lành ấy đã gieo vào lòng con trẻ sự vị tha và tình yêu thương cao thượng. Làm sao không nhớ không yêu một bài thơ như bài thơ Con yêu mẹ.

Bài thơ Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh được mọi người vô cùng yêu mến. Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình. Bà được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình bởi những chùm thơ đầy ngọt ngào, đặc biệt là tình cảm gia đình đằm thắm. Mời các bạn đón xem bài viết này và cảm nhận hết ý nghĩa của bài thơ.

Đọc bài thơ "Con yêu mẹ" của Xuân Quỳnh rồi thực hiện các yêu cầu:

- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết

- Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!

- Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ

- Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!

- Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ

- Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy

Tính mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó

- À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Đọc bài thơ khiến em liên tưởng tới bài thơ nào đã học trong chương trình ‘Ngữ văn” 6? Nêu tên tác giả bài thơ đó?

Câu 2. a]Tìm những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh? Hãy chỉ rõ sự vật được so sánh và hình ảnh so sánh trong những câu thơ đó rồi phân tích tác dụng của các phép so sánh trong bài thơ.

b] Nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối bằng 5 câu văn.

c] Bài thơ cho em thấy những vẻ đẹp nào của người con? [Viết khoảng 3-5 câu văn]

Câu 3: Chỉ ra và cho biết tác dụng của phép điệp ngữ trong bài thơ?

Câu 4.Tác giả thể hiện những tình cảm, suy nghĩ nào qua bài thơ ? Qua đó tác giả muốn nhắn nhủ đến chúng ta điều gì? [Viết dưới hình thức đoạn văn từ 5-6 câu].

Câu 5: Tác giả đã dùng hình thức đặc biệt nào để thể hiện nội dung bài thơ?

Câu 6. Nêu các đặc điểm của thơ được thể hiện qua bài thơ trên.

Video liên quan

Chủ Đề