Vi phạm nồng độ cồn giam xe bao lâu

Kính gửi Luật Sư.Thưa luật sư, em bị giao thông phạt vì nồng độ cồn 0.352mg/l. Em không có mang theo giấy đăng kí xe, bằng lái thì không có vì đã mất cách đây 3 tháng, chưa làm lại.Giấy đăng kí xe thì do mẹ em đứng tên.Luật Sư cho em hỏi em bị giam xe bao lâu và em tự đi đóng phạt có lấy xe ra được không? Em lo phải mẹ em đi lấy xe thì mới được, nhưng em thì đi làm xa quê.Em cảm ơn và trân trọng kính chào.!

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau

Trong trường hợp bạn tham gia giao thông mà có vi phạm quy tắc về điều khiển phương tiện giao thông thì cơ quan có thẩm quyền được phép tạm giữ xe của bạn theo quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể:

"Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a] Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b] Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c] Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này."

Thời hạn tạm giữ xe là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ trừ trường hợp được kéo dài thời hạn tạm giữ theo Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

"...8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề."

Nếu bạn hoàn thành việc thi hành quyết định xử phạt thì có thể được trả xe. Tuy nhiên, người sở hữu xe là mẹ bạn, vì vậy cơ quan công an có thể yêu cầu mẹ bạn phải trực tiếp đến lấy xe để đảm bảo việc giao xe hợp pháp. Nếu mẹ bạn ở xa không trực tiếp đến cơ quan công an thì mẹ bạn có thể gửi giấy ủy quyền cho bạn với nội dung đồng ý cho bạn đi nhận lại xe đang bị tạm giữ.

-------------------

Câu hỏi thứ 2 - Tai nạn xe dẫn đến chết người nhưng có lỗi thì trách nhiệm thế nào?

Chào Luật sư! Em rất mong nhận được phản hồi của luật sư cho vấn đề em đang thắc mắc dưới đây ạ. Em có em trai [đã lập gia đình, có 2 con nhỏ, đứa 2 tuổi, đứa 4 tuổi], lái xe chở hàng cho 1 công ty. Em trai điều khiển xe tải có xãy ra va chạm với 1 xe tải chở keo, hậu quả tài xế xe tải chở keo chết tại chổ. Qua khám nghiệm hiện trường của công an thì bên em trai em hk có lỗi. Vậy thì trách nhiệm em trai em phải chịu trong trường hợp này là như thế nào ạ. Công ty em có liên đới chịu trách nhiệm bồi thường với em không ạ? Và trách nhiệm bồi thường của bên bảo hiểm xe mà em trai em lái gồm những gì ạ? Em cảm ơn luật sư nhiều ạ.

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau

Theo thông tin bạn cung cấp, em trai bạn chở hàng cho công ty thì có va chạm xe dẫn đến bên kia tử vong. Nếu em trai bạn có lỗi trong việc điều khiển xe dẫn đến hậu quả chết người thì công ty sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, sau đó có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại trả lại một khoản tiền theo quy định tại Điều 597 Bộ luật dấn sự 2015

"Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật."

Tuy nhiên, đối với trường hợp của em trai bạn, sau khi xảy ra tai nạn cơ quan công an đã khám nghiệm hiện trường và xác định em trai bạn không có lỗi trong thì theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 không có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường đối với em trai bạn.

"Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Do đó, bản thân em trai bạn và công ty không có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên bị tử vong. 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Minh Gia về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tham ra giao thông mà có người tử vong.

Mức xử phạt lỗi nồng độ cồn với ô tô, xe máy, xe máy kéo, xe máy chuyên dùng, xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện] vi phạm quy tắc giao thông đường bộ? Vượt quá nồng độ cồn tối đa cho phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Mức xử phạt nồng độ cồn vượt quá mức cho phép khi điều khiển xe máy, xe ô tô là tăng đột biến theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu!

Hiện tại, quy định mới nhất về mức phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Rượu, bia là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông, nhiều người vẫn chưa ý thực được hậu quả nghiêm trọng sẽ có thể xảy ra khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong người có nồng độ cồn vượt mức cho phép.

Tư vấn pháp luật giao thông đường bộ trực tuyến qua điện thoại: 1900.6568

Cồn trong các loại đồ uống như rượu, bia, rượu mạnh…. hay cocktails là một chất có khả năng gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của người sử dụng khiến họ mất khả năng tự chủ, định hình phương hướng cũng như phản xạ khi có vấn đề. Chính điều này khiến việc điều khiển phương tiện giao thông khi có ảnh hưởng của cồn trở nên nguy hiểm không chỉ với bản thân họ mà còn với những người đi cùng trên đường.

Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe ô tô, xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Theo đó khi điều khiển phương tiện mà trong người có nồng độ cồn thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

1. Mức xử phạt lỗi nồng độ cồn với ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Thực hiện hành vi quy định tại điểm này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

  • Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Thực hiện hành vi quy định tại điểm này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng

  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;Thực hiện hành vi quy định tại điểm này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

2. Mức xử phạt lỗi nồng độ cồn với xe máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Thực hiện hành vi  này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

Xem thêm: Nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở phạt bao nhiêu?

  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Thực hiện hành vi  này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Thực hiện hành vi  này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

3. Mức xử phạt lỗi nồng độ cồn đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 10 tháng đến 12 tháng.

  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 16 tháng đến 18 tháng.

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 22 tháng đến 24 tháng.

Với mức phạt ngày càng gia tăng đối với lỗi điều khiển xe máy, ô tô mà có nồng độ cồn vượt quá giới hạn cho phép, cùng với việc đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng động thì người tham gia giao thông không nên sử dụng rượu bia trước khi điều khiển phương tiện giao thông.

4. Mức xử phạt lỗi nồng độ cồn người điều khiển xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện]:

  • Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

  • Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Xem thêm: Mức phạt có nồng độ cồn khi tham giao thông theo quy định mới nhất

  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Tư vấn mức xử phạt, giải quyết lỗi nồng độ cồn vượt quá. Gọi: 1900.6568

5. Các trường hợp được dừng phương tiện đo nồng độ cồn:

Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau: An toàn, đúng quy định của pháp luật; Không làm cản trở đến hoạt động giao thông; Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện đ kim soát trong các trường hợp sau: Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh tr lên; Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên; Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện đ kim soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Nghị định 100/2019 quy định mức xử phạt cao hơn rất nhiều đối với các hành vi vi phạm, nhất là với hành vi uống rượu bia khi lái xe. Đa phần các ý kiến đều đồng tình với khung xử phạt mới, qua đó kỳ vọng sẽ đủ sức răn đe người uống rượu, bia mà còn cố tình điều khiển phương tiện giao thông. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 đã sửa đổi, bổ sung Khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Như vậy, luật nghiêm cấm lái xe điều khiển phương tiện tham gia giao thông sử dụng rượu bia, bất kể nồng độ cồn bao nhiêu.

Đáng chú ý, tại Nghị định 100/2019, Chính phủ quy định: Người đi xe máy có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở bị phạt từ 2 – 3 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 10 – 12 tháng. Cùng hành vi trên, người đi xe đạp uống rượu bia, với mức phạt thấp nhất là 80.000 đồng và cao nhất là 800.000 đồng. Tại quy định trước đây, vấn đề người đi xe đạp, xe đạp điện có nồng độ cồn không có quy định cụ thể. Tuy nhiên, việc thông qua Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã thể hiện chủ trương cứng rắn của Chỉnh phủ nhằm khắc phục tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.

Như vậy, tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, khi đã uống rượu, đã có nồng độ cồn trong người thì dù bạn tham gia giao thông bằng phương tiện gì thì đều có thể bị xử lý hành chính. Ngoài việc xử phạt tiền như đã trình bày ở trên, các bạn còn bị các hình thức phạt bổ sung như tước giấy phép lái xe hoặc bị tạm giữ phương tiện. Vì mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông do rượu bia, khi đã lái xe thì không sử dụng rượu bia.

Xem thêm: Đi xe ô tô có nồng độ cồn 0,18 miligam/1 lít khí thở có bị xử phạt không?

Trên đây là tổng hợp của Luật Dương Gia đối với mức phạt có nồng độ cồn vượt quá giới hạn cho phép theo quy định mới nhất. Quý khách hàng nên tham khảo kỹ hoặc gọi cho chúng tôi qua Hotline 1900.6568 để được tư vấn và hỗ trợ chính xác nhất! 

Video liên quan

Chủ Đề