Tại sao lại khó thụ thai

Chờ khám thai tại Bệnh viện Hùng Vương [Q.5, TP.HCM] - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ở các nước phát triển, tuổi mong muốn có con của phụ nữ cũng ngày càng tăng. Các báo cáo ở một số nước phát triển và báo cáo của Việt Nam cho thấy tuổi có con lần đầu của phụ nữ tăng trung bình thêm 2 tuổi sau mỗi 10 năm. Ở các thành phố lớn tại Việt Nam, tuổi có con lần đầu của phụ nữ còn tăng nhanh hơn.

Việt Nam số sinh giảm nhanh

Các báo cáo ở các nước đều cho thấy xã hội càng phát triển thì số sinh càng giảm. Vấn đề này được xem xét về cả yếu tố y tế và xã hội. Việt Nam nằm trong những nước mà số sinh đang giảm nhanh.

Để có khả năng thụ thai tốt, người phụ nữ phải có hoạt động buồng trứng ổn định, chất lượng noãn tốt, không có các bất thường hay bệnh lý ở đường sinh sản, hai vòi trứng hoạt động tốt. Bên cạnh đó, số lượng và chất lượng tinh trùng chồng phải tốt và hai vợ chồng cần giao hợp thường xuyên gần thời điểm phóng noãn. Tuy nhiên, các yếu tố như môi trường sống ô nhiễm, điều kiện sống và làm việc căng thẳng, tuổi có con ngày càng trễ, cùng với các bệnh lý phụ khoa thường gặp làm cho khả năng có thai của phụ nữ ngày càng giảm.

Nên mang thai trước tuổi 30

Ở phụ nữ, khi vừa mới sinh ra, hai buồng trứng có khoảng 1-2 triệu nang noãn, nhưng khi đó buồng trứng ở giai đoạn bất hoạt. Phải đến tuổi dậy thì bắt đầu mới có hiện tượng rụng trứng xảy ra. Tuy nhiên, trong quá trình các bé gái lớn lên và cơ thể phát triển, số lượng nang noãn giảm dần về số lượng lẫn chất lượng theo thời gian.

Tỉ lệ noãn bất thường tăng dần theo tuổi gây giảm khả năng có thai, tăng khả năng sẩy thai và tăng các bệnh lý ở trẻ sinh ra sau này. Việc suy giảm chất lượng buồng trứng ở phụ nữ là quá trình tự nhiên, không thể hồi phục. Một số bệnh lý và yếu tố môi trường có thể làm quá trình suy giảm buồng trứng xảy ra nhanh hơn bình thường.

Ở phụ nữ, sau 30 tuổi khả năng thụ thai bắt đầu suy giảm nhẹ. Từ 35 trở đi, buồng trứng bắt đầu suy giảm nhanh về cả số lượng và chất lượng. Đến sau 40 tuổi, khả năng sinh sản của phụ nữ còn thấp và khi có thai các vấn đề trong thai kỳ, sẩy thai tăng. Các vấn đề về sức khỏe của trẻ sinh ra cũng tăng. Từ 43 tuổi trở đi, khả năng có thai tự nhiên của phụ nữ còn rất thấp, ít có phụ nữ nào có thai tự nhiên sau 45 tuổi.

Dựa vào đặc điểm của buồng trứng, người ta khuyên phụ nữ nên có thai và sinh con trong độ tuổi từ 20 đến trước 30 tuổi. Nếu đã qua 30 tuổi, nên có thai và sinh trước 35 tuổi. Sau 35 tuổi, nếu có thai, nên đi khám thai kỹ, đều đặn, để tầm soát các bất thường ở thai nhi nếu có.

Lo tuổi thai của phụ nữ

Tại các thành phố lớn ở Việt Nam, tuổi có con lần đầu của phụ nữ đang tăng nhanh hơn.

Khi tuổi mong muốn có con của phụ nữ xấp xỉ 30 hoặc lớn hơn thì khả năng có thai của phụ nữ sẽ giảm đáng kể. Nguyên nhân hiếm muộn do tuổi người vợ lớn ngày càng chiếm một tỉ lệ quan trọng trong các cặp vợ chồng hiếm muộn. Ở Việt Nam tuổi trung bình của người vợ trong các cặp vợ chồng đến điều trị hiếm muộn là khoảng 32-35 tuổi. Ở các nước phát triển, tuổi trung bình này có thể lên đến trên 35 tuổi.

Lý do phụ nữ có con trễ có thể do xu hướng phụ nữ ngày càng dành thời gian nhiều hơn cho việc học tập, phát triển nghề nghiệp và tham gia các hoạt động xã hội. Họ thường trì hoãn việc có con để tập trung cho các mục tiêu khác trong cuộc sống. Nhiều phụ nữ chưa hiểu rằng việc trì hoãn có con sẽ dẫn tới tăng nguy cơ hiếm muộn khi muốn có con. Ngay cả khi bắt đầu điều trị hiếm muộn, tuổi của vợ càng tăng thì tỉ lệ thành công khi điều trị càng thấp.

Con cái là một vấn đề hệ trọng của gia đình. Do đó, khi dự tính các kế hoạch cho gia đình và sự nghiệp, người phụ nữ nên quan tâm đến vấn đề này để chọn thời điểm thích hợp để có con hay dành cho các mục tiêu khác.

6 cách tăng cơ hội có thai tự nhiên

Các yếu tố như môi trường sống ô nhiễm, điều kiện sống và làm việc căng thẳng, tuổi có con ngày càng trễ, cùng với các bệnh lý phụ khoa thường gặp làm cho khả năng có thai của phụ nữ ngày càng giảm. Sự suy giảm khả năng sinh sản này có xu hướng tăng theo thời gian và sự phát triển của xã hội hiện đại.

Để tăng cơ hội có con, phụ nữ nên chú ý:

1. Có lối sống lành mạnh

2. Lưu ý chế độ ăn uống

3. Tập thể dục phù hợp

4. Nên có con ở độ tuổi dưới 30

5. Trong giai đoạn mong muốn có con nên hạn chế làm việc quá căng thẳng

6. Nếu mong con sau 6 -12 tháng mà chưa có con, nên đến các bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị phù hợp.

6 nguyên nhân phụ nữ khó có con

Ngoài các bệnh lý như: viêm nhiễm gây tắc vòi trứng, rối loạn phóng noãn, buồng trứng không rụng trứng đều đặn, hội chứng buồng trứng đa nang, viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, các bệnh ở tử cung… thì một số nguyên nhân từ môi trường và xã hội khiến việc mang thai khó khăn.

1. Các hóa chất, ô nhiễm môi trường gây rối loạn hệ nội tiết dẫn đến các rối loạn hoạt động buồng trứng, tăng nguy cơ sẩy thai.

2. Điều kiện sống, sinh hoạt làm tăng các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung...

3. Làm việc căng thẳng ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng gây rối loạn chức năng buồng trứng và khó có thai.

4. Người mẹ mang thai bị các tác động của môi trường, độc chất có thể ảnh hưởng đến hoạt động buồng trứng và khả năng sinh sản của bé gái sinh ra sau này.

5. Phụ nữ dành nhiều thời gian cho việc học tập, các hoạt động xã hội nên trì hoãn thời điểm có thai. Càng lớn tuổi khả năng có thai càng giảm và khả năng sẩy thai càng tăng.

6. Công việc căng thẳng về cường độ và thời gian của cả hai vợ chồng dẫn đến giảm tần suất quan hệ vợ chồng, giảm khả năng thụ thai.

BS HỒ MẠNH TƯỜNG

Đó là lý do tại sao chúng ta chỉ tìm hiểu về khả năng sinh nở của mình khi đã  muộn. Vì thế hãy để ý đến những dấu hiệu dưới đây, vì chúng có thể cảnh báo về khả năng bạn khó có em bé.

1. Kinh nguyệt bất thường

Kinh nguyệt bất thường hoặc không đều có thể là một dấu hiệu chỉ báo khả năng vô sinh ở phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt quá dài [trên 35 ngày] hoặc quá ngắn [dưới 21 ngày] có thể báo hiệu những vấn đề về rụng trứng. Trong một số trường hợp, chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện và thuốc có thể giúp bạn điều hòa kinh nguyệt và giúp bạn thụ thai.

2. Bệnh lý

Có nhiều bệnh khác nhau như lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS] và tắc vòi trứng có thể giảm đáng kể khả năng mang thai. Lạc nội mạc tử cung – tình trạng lớp niêm mạc thay vì phát triển trong tử cung lại “mọc” ra ngoài tử cung – dẫn tới đau bụng trong kỳ kinh. Các tế bào phát triển, dày lên và vỡ trong mỗi chu kỳ kinh. Vì những mô bị loại bỏ này không có nơi nào để thoát ra, qua mỗi kỳ kinh, chúng tích tụ lại và hình thành nang có thể cản trở hoạt động bình thường của buồng trứng dẫn tới sẹo và dính. Trong PCOS, các nang chứa đầy dịch nhỏ có mặt trong buồng trứng có thể dẫn tới mất cân bằng hormon và gây ra tình trạng không rụng trứng.

Vòi trứng bị tắc cũng là nguyên nhân chính gây vô sinh ở phụ nữ. Vòi trứng tắc nên không thể chuyển tinh trùng và trứng tới tử cung để làm tổ và việc thụ thai trở nên khó khăn. Bạn nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Phần lớn những bệnh này có thể xử lý được với sự giúp đỡ của các bác sĩ.

3. Bệnh viêm phần phụ

Đây là những nhiễm trùng gây ra do bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản của phụ nữ và ảnh hưởng tới khả năng mang thai. Nó có thể dẫn tới những tổn thương không thể phục hồi trong buồng trứng, tử cung, vòi trứng và các cơ quản sinh sản nữ khác. Tốt hơn là bạn nên đi kiểm tra nếu có quan hệ tình dục không an toàn hoặc có bất cứ triệu chứng bất thường nào như tiểu đau, đau khi quan hệ, ngứa và nóng rát âm đạo…

4. Rối loạn chức năng tuyến giáp

Theo Hội tuyến giáp Ấn Độ, khoảng 70% phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt có rối loạn chức năng tuyến giáp và kết quả là có thể gây vô sinh. Vì hormon tuyến giáp điều tiết hoạt động tế bào, chức năng tuyến giáp bất thường ảnh hưởng tới sự rụng trứng và khả năng sinh sản. Vì vậy hãy kiểm tra tuyến giáp khi lên kế hoạch sinh con.5. Tuổi tácPhụ nữ vốn có rất nhiều trứng nhưng sẽ giảm dần theo độ tuổi, đây là lý do vì sao các bác sĩ khuyên phụ nữ nên có kế hoạch mang thai sớm. Sau một độ tuổi nhất định, việc mang thai tự nhiên trở nên khó khăn và có thể cần tới sự hỗ trợ.

Theo BS Cẩm TúSức khỏe và Đời sống

Nhiều cặp vợ chồng cảm thấy lo lắng khi sau một thời gian dài quan hệ mà vẫn chưa có tín hiệu báo thai. Đôi khi có nhiều cặp vợ chồng đã có con lần 1 nhưng lần 2 lại khó có con. Điều đó khiến nhiều cặp vợ chồng cảm thấy mệt mỏi và khổ sở. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng đó.

Sẽ có nhiều nguyên nhân gây khó có thai, so với lần đầu, khó có thai lần 2 sẽ có những nguyên nhân khác như:

Bệnh phụ khoa ở phụ nữ 

Tại sao khó có thai lần 2? Phụ nữ sau khi sinh lần đầu thường mắc các bệnh lý ở cơ quan sinh sản, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cơ quan sinh dục cản trở việc mang thai lần 2. Một số bệnh phụ khoa thường gặp sau sinh con lần đầu có thể kể đến là:

+ Viêm tắc vòi trứng cản trở quá trình trứng và tinh trùng gặp nhau, khiến trứng không thụ tinh được.

+ Đa nang buồng trứng bệnh lý này có thể đã tiềm ẩn trong lần mang thai đầu giờ mới bộc lộ. Bởi đa nang buồng trứng vẫn có thể có con nhưng với lần thứ 2 khả năng này giảm đi nhiều lần.


Đa nang buồng trứng là nguyên nhân gây khó có thai lần 2

+ Viêm cổ tử cung gây bịt kín vòi trứng, ngăn cản quá trình thụ thai.

+ Viêm âm đạo là chứng bệnh rất hay thường xuyên xảy ra ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên nếu để lâu ngày cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng sinh sản của người phụ nữ gây khó có thai.

Tuổi càng lớn càng khó có con

Ở tuổi càng cao thì khả năng sinh con ở phụ nữ càng suy giảm. Thường thì phụ nữ hơn 40 tuổi sẽ khó có thai lần 2 và kể cả lần đầu. Tuổi càng cao nồng độ hooc môn trong cơ thể cũng giảm theo thời gian điều này tăng khả năng khó có con. Chính vì thế mà phụ muốn sinh con thứ 2 nên sinh trước độ tuổi 40.

Bệnh lý từ chồng gây khó có thai

Bệnh lý từ người chồng: do tính chất đặc thù công việc phải làm trong môi trường nhiều hóa chất, nhiều tia bức xạ, phóng xạ. Đó là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên tình trạng suy giảm sinh lí: chất lượng tinh trùng kém, không có tinh trùng, rối loạn hoạt động bộ phận sinh dục nam giới.

Sử dụng biện pháp tránh thai lâu dài

Nhất là biện pháp uống thuốc tránh thai hàng ngày ảnh hưởng đến nội tiết tố của người phụ nữ gây giảm khả năng mang thai.


Dùng thuốc tránh thai gây khó có thai lần mang thai thứ 2

Yếu tố khác giảm khả năng mang thai lần 2

Do các yếu tố tác động bên ngoài như chế độ ăn uống hằng ngày thiếu chất dinh dưỡng, áp lực từ công việc gây căng thẳng, thay đổi nội tiết tố khiến cho nhiều cặp vợ chồng khó mang thai lần 2.

=>>Xem thêm: Mang thai lần 2 không nghén

Biện pháp để tăng khả năng mang thai lần thứ 2

Để lần mang thai thứ 2 diễn ra suôn sẻ, dễ dàng các mẹ nên quan tâm nhiều đến sức khỏe và có những biện pháp tăng khả năng mang thai.

Kiểm tra sức khỏe

Theo ý kiến của bác sĩ thì thời điểm mang thai lần thứ 2 nên cách lần mang thai đầu khoản 2,5 năm và không nên mang thai trong ít nhất 18 tháng sau sinh. Khoảng cách thời gian này thích hợp để cơ thể người mẹ có đủ khả năng phục hồi chức năng cơ quan sinh sản. Do đó sau khi sinh con lần đầu, nếu các chị em có ý định muốn sinh con lần 2 thì nên đi khám sức khỏe định kỳ trước.


Kiểm tra sức khỏe khi khó có thai

Tính ngày rụng trứng để mang thai

Khi quan hệ vào đúng ngày rụng trứng thì tỷ lệ mang thai sẽ rất cao. Bởi sau khi rụng trứng chỉ tồn tại trong 12 giờ và 1 tháng chỉ rụng 1 lần. Việc theo dõi thường xuyên này giúp bạn xác định được thời điểm nào là tốt nhất để quan hệ.

Điều trị các bệnh lý gây khó thụ thai

Cả vợ và chồng nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây từ đâu dẫn tình trạng này. Sau khi tìm được nguyên nhân bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp có thể điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.

Phụ nữ dễ bị mắc bệnh phụ khoa chính vì thế cần phải thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm phụ khoa, viêm cổ tử cung….

Phụ nữ sau tuổi 35 hoặc những người có nội tiết tố suy giảm thì nên bổ sung thêm các thuốc hỗ trợ tăng cường nội tiết tố.

Bệnh lý đa nang buồng trứng là nguyên nhân gây khó mang thai hay gặp nhất ở phụ nữ đang ở độ tuổi sinh nở. Với bệnh lý này các hoạt chất hỗ trợ tăng chất lượng trứng, khả năng thụ tinh như Myo-Inositol.

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, lành mạnh

Bổ sung vitamin trước khi có dự định có thai 2 đến 3 tháng giúp tăng chất lượng trứng, tăng sức khỏe cho mẹ và góp phần tăng khả năng màng thai.


Uống vitamin trước khi mang thai làm tăng khả năng thụ thai Chăm sóc cơ thể bản thân một cách tốt nhất, sắp xếp thời gian ngủ nghỉ hợp lý, tránh để bị stress, căng thẳng. Cả 2 vợ chồng nên duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt tình dục điều độ và đúng cách để đạt được khả năng thụ thai cao nhất.

Trong quá trình quan hệ 2 vợ chồng cần giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh áp lực việc nôn nóng có con. Thuốc lá, rượu, cafein, hóa chất độc hại,… là những yếu tố gây bất lợi đến sức khỏe sinh sản vì vậy mà cần phải tránh. Đặc biệt nam giới cần nên kiêng các chế phẩm từ đậu nành vì nó làm giảm chất lượng tinh trùng.

Nếu bạn đang cố gắng để mang thai, hãy bắt đầu thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng hợp lý và tìm ra các biện pháp khắc phục kịp thời nhé. Chúc các bạn sớm đạt được đạt được thành quả mong muốn, kiên trì sẽ thành công.

Video liên quan

Chủ Đề