Tại sao lại mọc răng khôn

Răng khôn luôn là nỗi ám ảnh đối với rất nhiều người hiện nay, trong quá trình mọc răng luôn đi kèm với nhiều cảm giác vô cùng khó chịu. Bạn đã thực sự hiểu rõ về quá trình mọc răng khôn cũng như những triệu chứng thường gặp hay chưa? Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 gồm 4 chiếc răng mọc trong cùng hai bên hàm trên và dưới hàm. Chúng là những chiếc răng mọc cuối cùng, thường mọc ở độ tuổi 18-25 tuổi khi chân răng hình thành được 2/3. Răng khôn có thể mọc bình thường, mọc ngược về phía xương hàm, nhú được lên khỏi lợi được 1 phần thì ngừng mọc vĩnh viễn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Vậy mọc răng khôn có ý nghĩa gì? Bạn có biết.

2. Dấu hiệu mọc răng khôn

Trên thực tế quá trình mọc răng khôn diễn ra không liên tục, nó tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có những người phải mất 3-5 tháng răng mới có thể trồi lên hết, có người có thể lâu hơn. Đồng thời dấu hiệu mọc răng khôn mỗi người khác nhau, một số triệu chứng mọc răng khôn hay gặp như:

a. Mọc răng khôn gây đau nhức

- Răng khôn mọc thẳng:

Trong trường hợp răng khôn mọc bình thường thì dấu hiệu đầu tiên báo hiệu là tình trạng đau nhức xung quanh vùng lợi, nơi răng khôn nhú lên. Tuy nhiên tình trạng đau nhức này chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày và dần thuyên giảm khi răng đã mọc đúng vị trí.

- Răng khôn mọc lệch:

Quá trình mọc răng khôn bắt đầu xuất hiện những cơn đau nhức có tần suất tăng lên, quanh khu vực mọc răng luôn có cảm giác đau nhức dữ dội và có thể lan sang những răng bên cạnh. Sở dĩ răng khôn mọc lệch gây đau nhức như vậy là do khi mọc lệch răng sẽ làm hỏng chân răng kế bên hoặc đâm vào lợi trên khiến lợi bị tổn thương.

Nếu tình trạng đau nhức không được giải quyết sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm lợi trùm, sâu răng, u nang chân răng,…

Đặt khám trước qua tổng đài 1900638367 hoặc qua  ứng dụng ISOFHCARE để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

b. Quá trình mọc răng khôn gây sưng lợi

- Răng khôn mọc thẳng:

Bên cạnh dấu hiệu đau nhức thì sưng lợi luôn là triệu chứng đi kèm. Trong quá trình mọc răng khôn việc vệ sinh răng miệng đúng cách vô cùng quan trọng Bởi nếu không đây sẽ là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và khiến lợi bị viêm nhiễm, xuất hiện mủ. Tương tự như đau răng tình trạng sưng lợi cũng sẽ dần biến mất khi răng khôn đã mọc vào đúng vị trí ổn định và phù hợp với nó.

- Răng khôn mọc lệch:

Sau khoảng thời gian đau nhức răng khôn bắt đầu mọc lệch sẽ khiến vùng lợi bị sưng lên, ê buốt thậm chí còn co giật. Không chỉ sưng lợi ở vùng phía trên răng mà vùng lợi xung quanh răng cũng bị sưng. Vậy tại sao răng khôn không nhú lên được vùng lợi? Vì thời điểm răng khôn mọc lệch khá muộn 18-25 tuổi, lúc này xương hàm đã cứng, không tăng về kích thước, lợi dày lên và cứng chắc hơn.

c. Mọc răng khôn gây sưng má

Quá trình mọc răng khôn khiến má bị sưng đây là hiện tượng bình thường và rất phổ biến. Đối với răng khôn mọc thẳng, mọc lệch, mọc ngang hay mọc ngược đều gây ra triệu chứng sưng má. Nguyên nhân do khi mọc không đủ chỗ, răng khôn sẽ đâm lên xương hàm khiến vùng má và dưới hàm bị sưng lên, một số trường hợp còn bị áp xe.

Răng khôn mọc dẫn tới sưng má sẽ gây một số vấn đề như: viêm xương hàm, nướu trùm, nhiễm trùng huyết,… Bên cạnh đó sưng má còn khiến quá trình ăn uống gặp khó khăn, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

d. Mọc răng khôn bị sốt

- Răng khôn mọc thẳng:

Quá trình mọc răng khôn bên cạnh sưng lợi, sưng má còn khiến cơ thể sốt nhẹ - hiện tượng thường xảy ra khi răng khôn đang trong giai đoạn nhú lên. Bạn cũng không nên quá lo lắng bởi những cơn sốt do mọc răng khôn chỉ sốt nhẹ hiếm có cơn sốt nặng, kéo dài.

Nguyên nhân gây ra tình trạng sốt do cảm giác đau nhức, sưng tấy kéo dài khiến cho cơ thể nóng lên giống như bị sốt. Tương tự như sưng lợi những cơn sốt chỉ ghé qua nhanh chóng hoặc sau khi răng khôn mọc trồi lên thì cảm giác sốt sẽ qua đi.

- Răng khôn mọc lệch:

Nếu kéo dài tình trạng sưng lợi, đau nhức khi răng khôn mọc lệch sẽ khiến cho việc ăn uống của bạn bị ảnh hưởng, cơ thể mệt mỏi. Thêm vào đó khi ăn uống kém sức đề kháng của cơ thể yếu sẽ tạo cơ hội cho những mầm bệnh, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh về răng miệng. Tình trạng sốt cứ kéo dài âm ỉ như vậy chứ không thể chấm dứt hoàn toàn.

3. Nên làm gì khi mọc răng khôn?

Nắm được những triệu chứng trong quá trình mọc răng khôn sẽ giúp bạn nhận biết được khi bản thân mọc răng khôn. Bên cạnh đó bạn cũng cần tìm hiểu thêm một số giải pháp để giảm đau khi mọc răng khôn như:

Chườm lạnh: Khi răng khôn mọc hay bên má bị sưng, đau bạn có thể dùng đá lạnh để chườm lên mặt tại vị trí đau khoảng 15-30 phút. Cách tốt nhất nên chườm 15 phút nghỉ 15 phút để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất.

Vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng đúng cách, đặc biệt vị trí mọc răng khôn. Vì lúc này nướu đang bị tổn thương nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập và gây bệnh. Nên dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám trên răng.

Gặp nha sĩ: Quá trình mọc răng khôn diễn ra gián đoạn và kéo dài gây nên tình trạng đau nhức theo từng đợt khác nhau. Do đó khi có bất thường bạn nên tới các cơ sở y tế để được nha sĩ thăm khám, điều trị kịp thời. Tuyệt đối tránh tình trạng giấu bệnh khiến bệnh tiến triển thêm nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Lựa chọn những phòng khám uy tín để khám răng bởi điều trị răng khôn không giống như các răng khác do đó cần bác sĩ răng hàm mặt có tay nghề cao mới xử lý được.

Hy vọng những thông tin chia sẻ đã giúp bạn nắm rõ hơn về quá trình mọc răng khôn, dấu hiệu mọc răng khôn Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về mọc răng khôn hãy liên hệ tới ISOFHCARE để được tư vấn sớm nhất.

Cẩm nang iSofHcare cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Răng khôn hay răng số 8 là răng hàm thứ 3, mọc sau cùng và thường mọc ở người trưởng thành. Đây là một chiếc răng gây nhiều tranh cãi bởi vì chức năng không rõ ràng nhưng lại mang khá nhiều phiền toái. Răng khôn mọc khi nào? Dấu hiệu mọc răng khôn là gì? Khi nào cần nhổ? Tất cả những băn khoăn này của bạn sẽ có trong những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi.

Sự thật về răng khôn

Thực tế, răng khôn không giúp bạn “thông minh” hơn như nhiều người vẫn giải thích. Nguyên nhân khiến loại răng này có tên gọi như thế là do răng khôn thường mọc khi bạn đã trưởng thành từ 17–25 tuổi.Răng khôn, còn gọi là răng cấm, răng 8 hay răng cối lớn thứ 3, là chiếc răng to, khỏe mạnh có chức nghiền thức ăn như răng 6, 7.

Loại răng này nằm ở sâu bên trong miệng của bạn. Tổng cộng bạn có 4 chiếc răng khôn. Bạn sẽ mọc răng khôn hàm dưới bên trái, bên phải và hàm trên ở cả 2 bên. Tuy nhiên ở một số người may mắn sẽ có ít hơn 4 răng khôn và thậm chí không có răng nào. Vấn đề này hoàn toàn bình thường và bạn nên vui mừng vì điều đó.

Dấu hiệu mọc răng khôn dễ nhận biết nhất

Các biểu hiện mọc răng khôn điển hình nhất:

  • Đau nướu, sưng nướu, chảy máu khi đánh răng
  • Miệng có vị khó chịu, hơi thở có mùi hôi
  • Đau đầu
  • Sốt nhẹ
  • Ăn uống không ngon miệng
  • Khó mở miệng

Làm gì khi mọc răng khôn? Mọc răng khôn có nên nhổ?

Khi có các dấu hiệu kể trên, bạn cần sắp xếp đi khám ngay để xem có phải là mọc răng khôn hay bạn đang bị một vấn đề răng miệng nào khác. Nếu đúng là mọc răng khôn, nha sĩ sẽ chỉ định chụp X – quang, CT để xem răng khôn có bị mọc lệch không nhằm có hướng xử trí kịp thời.

Mọc răng khôn có nên nhổ không là thắc mắc rất thường gặp. Có nên nhổ hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng thực tế của răng. Rất nhiều trường hợp được chỉ định nhổ bỏ do việc giữ lại răng khôn sẽ làm ảnh hưởng xấu đến những răng lân cận. Bởi vì, do cấu trúc hàm thường không đủ không gian để răng khôn phát triển nên răng khôn rất dễ mọc lệch, mọc ngầm và dẫn đến những vấn đề như:

  • Sâu răng kế cận, hoặc cả 2 răng do vệ sinh răng miệng thông thường không đủ lấy thức ăn bị giắt ở kẽ răng.
  • Nướu sưng, đau, chảy máu.
  • Hình thành nang thân răng gây tiêu xương hàm.
  • Rối loạn cảm giác do chèn ép thần kinh.
  • Các răng khác ngày xưa vốn đều nay trở nên khấp khểnh hơn.

Đa phần khi răng mọc kẹt, mọc ngầm sẽ luôn được nha sĩ khuyên nhổ bỏ vì những hậu quả và biến chứng có thể gây ra trừ những trường hợp đặc biệt hoặc đang có bệnh toàn thân cần trì hoãn việc nhổ răng khôn như: đang có viêm nhiễm cấp tính, bệnh về máu, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường đang tiến triển, thể trạng suy kiệt, hệ miễn dịch đang rất yếu, phụ nữ trong ngày đèn đỏ, 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, ung thư bạch cầu, đã xạ trị vùng hàm mặt, bệnh động kinh và tâm thần…

Video liên quan

Chủ Đề