Mổ ruột thừa trong bao lâu

Viêm ruột thừa gây sưng viêm, đau đớn từ âm ỉ đến dữ dội cho người bệnh. Thời gian ủ bệnh viêm ruột thừa không lâu, nếu không kịp thời chữa trị có thể dẫn đến hoại tử ruột gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Vậy nhận biết triệu chứng viêm ruột thừa như thế nào và cách xử trí khi bị viêm ruột thừa.

1. Viêm ruột thừa tiến triển như thế nào?

Ruột thừa là phần ruột nhỏ cỡ khoảng ngón tay cái nằm phía dưới bên phải bụng, bên phía thông với manh tràng, một phía bịt kít đầu. Nguyên nhân dẫn đến viêm ruột thừa chủ yếu là nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, sự phát triển quá mức của tổ chức lympho thành ruột thừa,…

Viêm ruột thừa là bệnh diễn biến nhanh

Bệnh nhân bị viêm ruột thừa tiến triển bệnh rất nhanh như sau:

1.1. Đám quanh ruột thừa

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, khi ruột thừa bị viêm được mạc nối lớn và các cấu trúc xung quanh bao bọc. Đám quanh ruột thừa sẽ phát triển thành hai hướng, nếu chúng tan dần bệnh nhân sẽ bớt đau, phản ứng viêm cũng giảm. Ngược lại nếu đám quanh ruột thừa phát triển thành ổ áp xe sẽ gây đau đớn nghiêm trọng hơn và còn nguy hiểm cho người bệnh.

Ở giai đoạn hình thành và tiến triển của đám quanh ruột thừa, triệu chứng lâm sàng thường nhẹ, không sốt, bệnh nhân không đau bụng hoặc ít đau. Khi khám lâm sàng thấy mảng cứng xuất hiện ở hố chậu phải, sờ thấy giống có tấm bìa với ranh giới không rõ ràng.

Bằng khám thực thể, khó để phân biệt bệnh đang ở giai đoạn áp xe ruột thừa hay đám quanh ruột thừa.

Áp xe ruột thừa là biến chứng nguy hiểm của viêm ruột thừa

1.2. Áp xe ruột thừa

Áp xe ruột thừa là tình trạng viêm ruột thừa cấp vỡ mủ, các tạng lân cận như ruột non, mạc nối lớn bao quanh và cô lập. Lúc này, ruột thừa trở thành ổ mủ khu trú, khi khám lâm sàng sẽ sờ thấy có khối lớn ở hố chậu phải, ít di động.

Thời gian để viêm ruột thừa tiến triển thành ổ áp xe thường từ 4 - 5 ngày, giai đoạn này bệnh nhân bị đau đớn nghiêm trọng nhất là khi ấn vào vùng viêm.

1.3. Viêm phúc mạc

Khi viêm ruột thừa vỡ mủ khiến mủ không được bao bọc hoàn toàn lan một phần ra ổ bụng sẽ gây viêm phúc mạc khu trú hoặc toàn thể. Đây là giai đoạn muộn và nguy hiểm của viêm ruột thừa, bệnh nhân có triệu chứng đau nhiều ở hố chậu phải, sốt cao trên 39 độ C, bí đại tiện, chướng bụng.

Dịch viêm lan rộng khắp ổ bụng gây nguy hiểm cho người bệnh khi có thể gây nhiễm trùng diện rộng. Bệnh nhân cần được cấp cứu điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe.

2. Thời gian ủ bệnh viêm ruột thừa bao lâu?

Thời gian ủ bệnh viêm ruột thừa bao lâu phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng thường viêm ruột thừa tiến triển nhanh, triệu chứng bệnh xuất hiện đầu tiên là đau ruột thừa ở phần bụng phía dưới bên phải. Tùy thể trạng từng người mà còn đau có thể rất nghiêm trọng, kéo dài từng đợt.

Đau ruột thừa do viêm kéo dài từ 1 - 12h

Bệnh nhân bị đau ruột thừa ở giai đoạn đầu kéo dài từ 1 - 12 tiếng, vị trí đau chủ yếu ở vùng phía bên phải bụng, khu vực quanh rốn và vùng thượng vị. Cơn đau lan rộng là lúc viêm ruột thừa tiến triển ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Trong vòng 24 giờ kể từ cơn đau ruột thừa đầu tiên xuất hiện, các triệu chứng khác của bệnh cũng xuất hiện. Trong khoảng 48 giờ đầu, có khoảng 65% bệnh nhân viêm ruột thừa bị biến chứng vỡ nguy hiểm.

Như vậy, khi có triệu chứng đau ruột thừa dữ dội kèm theo sốt cao, rối loạn tiêu hóa,… thì bệnh nhân cần đến bệnh viện khám và cấp cứu sớm.

3. Điều trị viêm ruột thừa như thế nào?

Viêm ruột thừa được điều trị tốt nhất khi biến chứng chưa xuất hiện, bệnh nhân cần can thiệp ngoại khoa để điều trị dựa theo tiến triển của bệnh.

3.1. Điều trị khi viêm ruột thừa chưa biến chứng

Bệnh nhân cần được phẫu thuật để loại bỏ phần ruột thừa bị viêm, có thể mổ mở truyền thống hoặc mổ nội soi tùy vào tình trạng bệnh.

Mổ mở điều trị viêm ruột thừa

Cần dùng dụng cụ phẫu thuật mở 1 đường trên vùng bụng gần ruột thừa của bệnh nhân, sau đó quan sát và cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm. Khi đã cắt bỏ hoàn toàn, bác sĩ sẽ khâu đóng vết mổ. Sau khi mổ, vết mổ gây đau và cần thời gian dài để lành lại, sau đó vẫn để lại sẹo dài từ 5 - 7 cm.

Mổ mở ruột thừa để lại vết sẹo dài

Mổ nội soi

Mổ nội soi là phương pháp hiện đại đang được áp dụng phổ biến, bác sĩ chỉ cần rạch 3 vết nhỏ trên thành bụng [dài khoảng 3 - 5mm] để đưa ống nội soi vào. Kết hợp với siêu âm, bác sĩ sẽ điều khiển thiết bị để cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm.

Mổ nội soi tiến hành rất nhanh, vết mổ nhỏ nên nhanh lành và ít gây đau đớn.

3.2. Điều trị viêm ruột thừa có biến chứng

Khi viêm ruột thừa kéo dài không được điều trị kịp thời dẫn đến biến chứng, cần điều trị biến chứng trước khi cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm.

Điều trị biến chứng viêm phúc mạc

Để xử lý biến chứng này, bệnh nhân sẽ dùng ống dẫn lưu để dẫn dịch mủ ra ngoài, đồng thời làm sạch khoang bụng sau đó mới tiến hành cắt bỏ ruột viêm. Với trường hợp biến chứng viêm phúc mạc, bắt buộc phải phẫu thuật mở gây đau đớn và nguy hiểm cho người bệnh.

Điều trị biến chứng áp xe

Viêm ruột thừa biến chứng thành áp xe cũng cần dùng ống dẫn lưu dẫn dịch ra ngoài, khi tình trạng ổn định thì mới phẫu thuật cắt bỏ.

Điều trị biến chứng đám quanh ruột thừa

Khi có đám quanh ruột thừa, bệnh nhân đã qua giai đoạn nguy hiểm tạm thời do chất bao bọc này ngăn ngừa viêm nhiễm và dịch mủ lan rộng. Bệnh nhân sẽ cần điều trị bằng kháng sinh để làm ổn định tình hình bệnh và xem xét phẫu thuật cắt bỏ sau 3 - 6 tháng.

Cần điều trị biến chứng viêm ruột thừa trước khi phẫu thuật cắt bỏ

Như vậy, thời gian ủ bệnh viêm ruột thừa là rất nhanh chóng, bệnh nhân cần đến bệnh viện cấp cứu điều trị ngay trước 24 - 48 giờ kể từ khi cơn đau đầu tiên xuất hiện. Khi viêm ruột thừa biến chứng, điều trị sẽ khó khăn hơn và tính mạng của bệnh nhân cũng bị đe dọa. Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7 nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào khác cần giải đáp.

Mổ ruột thừa không còn là thuật ngữ quá xa lạ đối với cộng đồng. Khi ruột thừa bị sưng viêm, vùng bụng phải sẽ bị đau dữ dội. Cách duy nhất để điều trị đó là cắt bỏ phần ruột thừa. Phẫu thuật này khá đơn giản và đã được áp dụng từ rất lâu. Sau khi mổ xong một thời gian ngắn, bệnh nhân có thể đi lại được bình thường.

Khi ruột thừa bị sưng viêm, vùng bụng phải sẽ bị đau dữ dội. Cách duy nhất để điều trị đó là cắt bỏ phần ruột thừa.

Mổ ruột thừa là một cuộc phẫu thuật lành tính. Phẫu thuật này được chỉ định khi ruột thừa của người bệnh bị sưng viêm. Bác sĩ cần phải tiến hành cắt bỏ phần ruột thừa viêm càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, bệnh nhân sẽ gặp những nguy hiểm đến tính mạng.

Sau khi mổ ruột thừa xong, bệnh nhân sẽ không bị mất quá nhiều thời gian để vết mổ lành.

Thông thường, vết mổ sẽ lành lại từ 1 đến 2 tuần lễ. Sau khi vết mổ lành, bệnh nhân hoàn toàn có thể đi lại bình thường, vận động nhẹ.

Sau 2 tuần mổ, bệnh nhân có thể tắm rửa, đi bộ, đi lên cầu thang, quan hệ tình dục,…

Tuy nhiên, thời gian lành vết thương và bình phục hẳn còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và cách chăm sóc khoa học.

Khi bệnh nhân thấy có dấu hiệu đau phía bên phải, bụng dưới. Bệnh nhân cần phải đến bệnh viện gặp bác sĩ để khám ngay. Đau bụng bên phải là dấu hiệu ruột thừa bị đau do sưng viêm.

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa giúp cho tình trạng đau đớn không còn.

Cơ quan tiêu hóa vẫn hoạt động tốt nếu không có ruột thừa.

Nếu không cắt bỏ ruột thừa sưng viêm sớm, bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng ruột và các cơ quan tiêu hóa khác. Rất có thể người bệnh sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị sớm.

Hiện nay, có hai phương pháp mổ thông dụng đó là mổ nội soi và mổ thường.

Phương pháp mổ thường

Mổ thường, hoặc có thể gọi cách khác là mổ hở. Đây là một phương pháp mổ truyền thống, đã được thực hiện từ rất lâu. Các bác sĩ sẽ vạch một đường dài trên bụng. Sau đó, họ sẽ quan sát bằng mắt thường và mổ trực tiếp.

Phương pháp mổ này khá đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, thời gian lành vết thương sẽ kéo dài vì vết mổ quá rộng.

Phương pháp mổ nội soi

Đối với phương pháp mổ nội soi, các bác sĩ không vạch mổ một đường dài trên bụng bệnh nhân. Họ tiến hành mổ một đường nhỏ hơn. Sau đó, họ đưa những thiết bị chuyên dụng vào bụng qua đường mổ nhỏ.

Bác sĩ sẽ quan sát phần bên trong bụng của bệnh nhân qua một màn hình lớn. Ruột thừa của bệnh nhân vẫn sẽ được cắt bỏ.

Thời gian lành vết mổ của phương pháp nội soi nhanh hơn so với phương pháp mổ thường.

Phương pháp mổ nội soi phù hợp với những người cao tuổi, bệnh tiểu đường, cao huyết áp,…

Tuy nhiên, phương pháp mổ nội soi không áp dụng cho bệnh nhân có tình trạng sưng viêm quá nghiêm trọng.

Mổ ruột thừa là một ca phẫu thuật thường thấy ở các bệnh viện. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể gặp phải một số rủi ro sau khi phẫu thuật. Sau đây là một vài rủi ro bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt:

  • Mất nhiều máu trong quá trình thực hiện phẫu thuật;
  • Nhiễm trùng;
  • Tổn thương một số cơ quan lân cận như ruột non, niệu quản hoặc bàng quang;
  • Hiện tượng máu đóng cục các tĩnh mạch sâu;
  • Vết mổ lâu lành.

Nếu mổ nội soi, sau 2 – 3 ngày, bệnh nhân có thể được xuất viện. Nếu mổ thường, sau 1 tuần, bệnh nhân có thể được xuất viện nếu bác sĩ theo dõi thấy tình hình không có gì xấu. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc để tự thực hiện ở nhà.

Tuy nhiên, nếu có những chuyển biến xấu, bệnh nhân nên quay lại bệnh viện gặp bác sĩ để được giải quyết. Bệnh nhân nên quay lại bệnh viện khi thấy có những triệu chứng bất thường như:

  • Đỏ và sưng xung quanh vết mổ;
  • Sốt trên 38°C;
  • Ớn lạnh;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Ăn không ngon miệng;
  • Co thắt dạ dày;
  • Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn hai ngày.

Bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý sau khi phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bình phục sau phẫu thuật.

Bệnh nhân nên ăn những loại thức ăn sau:

  • Những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt như cơm nhão, cháo, súp, canh, bún, hủ tiếu, nuôi,…
  • Những loại thực phẩm giàu các beta-caroten như cà rốt, bí đỏ, khoai lang,… giúp vết thương chóng lành.
  • Các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, đậu,… Lưu ý, tránh ăn rau muống.
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin C.
  • Các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, có ích cho tiêu hóa: sữa chua, khoai tây nghiền,…
Những loại thực phẩm giàu các beta-caroten như cà rốt, bí đỏ, khoai lang,… giúp vết thương chóng lành.

Đối với sinh hoạt thường ngày, bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt, luyện tập và làm việc hợp lý. Từ 2 đến 3 tuần sau khi mổ, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, chờ cho cơ thể bình phục hoàn toàn.

Bệnh nhân nên:

  • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc;
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng;
  • Đi bộ trong khả năng của mình;
  • Ăn uống đúng giờ;
  • Giữ tinh thần vui tươi, lạc quan, thoải mái.
Sau 2 tuần mổ, bệnh nhân có thể tắm rửa, đi bộ, đi lên cầu thang, quan hệ tình dục,…

Bệnh nhân không nên:

  • Làm việc nặng và lao động quá sức;
  • Stress, âu lo;
  • Ăn các thực phẩm cay nóng;
  • Chạy nhảy, vận động mạnh.

Mổ ruột thừa không phải là điều đáng lo ngại. Sau khi mổ ruột thừa từ 2 đến 3 tuần, bệnh nhân hoàn toàn có thể đi lại, vận động nhẹ nhàng. Đây là thời gian cơ thể hồi phục. Bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để thời gian bình phục nhanh hơn.

Nội dung bài viết chỉ có tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề