Về vấn de chơi game chỉ có tác hại đúng hay sai

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

"chơi game chỉ có tác hại. Đúng hay sai?" Đây là 1 vấn đề được đặt ra và vẫn chưa có cau trả lời xác định. Nhưng đa phần, mọi người đều chỉ nhìn về cái tiêu cực của game và ít chú ý đến mặt khác của điện tử. Ý kiến về chơi game có hại cũng ko hẳn là sai hoàn toàn. Vì chơi game nhiều làm chúng ta bị thu hút, có những người chơi quá 180 phút làm quên ăn, quên ngủ và chỉ "chăm" cày game. Việc này sẽ dẫn đến nhiều tác hại. Ví dụ như : chơi nhưng khoảng cách con mắt quá gần dẫn đến viêm thị giác, thậm chí còn cận thị; nếu chơi ko ngừng nghỉ, cơ thể ta sẽ bị "nghiện", loại "nghiện" này ko như ma túy, nhưng nó cũng nguy hiểm ko kém, nếu mà chỉ cày game mà ko quan tâm đến những việc khác như là quên ăn, quên ngủ, lười học; ... Còn loại game ko đúng độ tuổi thì hoàn toàn gây hại về suy nghĩ. Nhưng tôi xin nói 1 điều, đó là do những người đấy chơi quá nhiều và luôn chơi trội về tuổi tác ! Về mặt khác, game cũng có chút lợi [ nếu chơi ít ]. Nó giúp ta giải trí sau những giờ học, làm việc căng thẳng. Nói cách khác, ta có thể nạp tiếp năng lượng. Nếu ko có game, thì cũng hơi buồn chán và nỗi mệt mỏi khó xua đi. Vì con người thời 4.0 ko còn chơi những trò dân gian tao nhã như trước. Vậy ta kết luận rằng, ý kiến trên ko đúng, mà cũng ko sai.

Mỗi người trong chúng ta đều phải học tập, làm việc. Mục đích cuối cùng của việc học hay làm việc chính là để sống, cống hiến, để được hạnh phúc. Tuy nhiên, có những lúc căng thẳng, chúng ta cần đến sự giải trí. Cách giải trí phổ biến nhất chính là chơi trò chơi mà theo ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay vẫn thường gọi đó là "chơi game". Có ý kiến cho rằng chơi "game" chỉ có tác hại. Thế nhưng "game" vẫn tồn tại và vẫn có đông đảo người chơi. Vậy phải chăng chơi "game" chỉ có hại?

      “Game” là một từ tiếng Anh có nghĩa là trò chơi. Như vậy, hiểu đơn giản nhất, “chơi game” nghĩa là chơi trò chơi. Nhưng với quán tính của người Việt, “game” thường nghiêng về những trò chơi mà người chơi cần đến việc sử dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, ngày nay, khái niệm “game” đã được mở rộng. Nói đến “chơi game”, người ta hiểu ngay đó là chơi trò chơi. Ông bà ta từ xưa cũng có những trò chơi giải trí và rèn luyện tinh thần hay thể chất. Ngày nay, những trò chơi hấp dẫn mới đã ra đời mà để chơi được nó thì người chơi buộc phải có năng lực công nghệ thông tin.

      Đã có những quan điểm cho rằng chơi game là xấu. Có lẽ theo quan niệm này, “game” được hiểu là những trò chơi trực tuyến mang tính bạo lực, gây ảnh hưởng đến hành động của người chơi. Thế nhưng, không phải “game” nào cũng là trực tuyến và “game” nào cũng là bạo lực. Có những trò chơi đòi hỏi phải vận dụng cơ thể. Có những trò chơi lại đòi hỏi phải vận dụng trí óc. Có những trò chơi giúp người ta sảng khoái tinh thần. Những “game” bạo lực chỉ là một bộ phận nhỏ của “game”.

      Chơi game có lẽ là xấu không chỉ vì nó là các game bạo lực mà còn có thể vì chơi game dễ bị lôi cuốn, dễ bị nghiện, tốn thời gian, xao nhãng chuyện học tập hay làm việc, xao nhãng mất thực tại cuộc sống, giúp đỡ những người thân trong gia đình. Đó là một sự lôi cuốn của "game". Nó vừa có yếu tố khách quan, lại vừa có yếu tố chủ quan. Đôi khi vấn đề không phải việc chúng ta sử dụng công cụ nào mà là ta dùng công cụ đó như thế nào. Nếu để game lôi cuốn, gây nghiện, nhầm lẫn với đời thực hay gây xao nhãng học tập, làm việc thì đó chính là bởi vì ta chưa làm chủ được bản thân. Ngược lại, nếu đã làm chủ được bản thân, dùng game như một công cụ để giải trí hay rèn luyện, giúp ích sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ.

      Theo quan điểm cá nhân tôi, chơi game không hẳn đã là xấu, thậm chí chơi game còn rất tốt. Có những trò chơi trí tuệ như cờ tướng, cờ vua, ô ăn quan hay liên quân,… Có những trò chơi nhằm củng cố, mở rộng kiến thức như các trò chơi liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa, hay các “game show” trên sóng truyền hình mà có lẽ ai cũng biết đến chương trình Ai là triệu phú. Có những trò chơi vận dụng cả trí óc lẫn thể chất như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền,… Có những trò chơi chỉ để vận động cơ thể hay thư giãn đầu óc. Tất cả đều là những trò chơi hữu ích, nếu ta biết sử dụng thời gian hợp lí và có cái nhìn tỉnh táo.

      Cá nhân tôi là người rất thích chơi cờ vua và bóng rổ. Cờ vua với tôi là một môn trí tuệ, giúp rèn luyện tư duy lô-gic, giúp tôi nhìn bao quát vấn đề và giúp tôi kiên cường, biết kiểm soát cảm xúc khi chẳng may bị những nước cờ của đối phương làm khó. Bóng rổ đối với tôi lại là môn thể thao giúp thư giãn đầu óc và rèn luyện cơ thể. Nó giúp tôi có phản xạ tốt hơn, giúp tôi biết cách phối hợp tay chân, và đặc biệt là phát triển chiều cao. Những “game” này chắc chắn tất cả mọi người đều hoan nghênh. Nhưng nếu tôi dành quá nhiều thời gian cho nó mà quên đi các khía cạnh khác của cuộc sống, những “game” tưởng như tốt này cũng sẽ gây hại rất nhiều.

      Như vậy, chơi "game" vừa có điểm tốt, cũng vừa có điểm xấu. Những "game" bạo lực hay chiếm quá nhiều thời gian đặt ra vấn đề cho các nhà quản lí về việc cấp phép loại game nào được hoạt động trên không gian mạng. Chúng ta cũng nên có những hình thức tuyên truyền, giáo dục để "game" trở thành một phần hữu ích của cuộc sống.

Trao đổi về vấn đề “Chơi game chỉ có tác hại. Đúng hay sai?” phần Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 82 – 83 – 84 Tập 2 – Cánh diều. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết các bài văn mẫu sau đây.

Mỗi người trong chúng ta đều phải học tập, làm việc. Mục đích cuối cùng của việc học hay làm việc chính là để sống, cống hiến, để được hạnh phúc. Tuy nhiên, có những lúc căng thẳng, chúng ta cần đến sự giải trí. Cách giải trí phổ biến nhất chính là chơi trò chơi mà theo ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay vẫn thường gọi đó là “chơi game”. Có ý kiến cho rằng chơi “game” chỉ có tác hại. Thế nhưng “game” vẫn tồn tại và vẫn có đông đảo người chơi. Vậy phải chăng chơi “game” chỉ có hại?

“Game” là một từ tiếng Anh có nghĩa là trò chơi. Như vậy, hiểu đơn giản nhất, “chơi game” nghĩa là chơi trò chơi. Nhưng với quán tính của người Việt, “game” thường nghiêng về những trò chơi mà người chơi cần đến việc sử dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, ngày nay, khái niệm “game” đã được mở rộng. Nói đến “chơi game”, người ta hiểu ngay đó là chơi trò chơi. Ông bà ta từ xưa cũng có những trò chơi giải trí và rèn luyện tinh thần hay thể chất. Ngày nay, những trò chơi hấp dẫn mới đã ra đời mà để chơi được nó thì người chơi buộc phải có năng lực công nghệ thông tin.

Đã có những quan điểm cho rằng chơi game là xấu. Có lẽ theo quan niệm này, “game” được hiểu là những trò chơi trực tuyến mang tính bạo lực, gây ảnh hưởng đến hành động của người chơi. Thế nhưng, không phải “game” nào cũng là trực tuyến và “game” nào cũng là bạo lực. Có những trò chơi đòi hỏi phải vận dụng cơ thể. Có những trò chơi lại đòi hỏi phải vận dụng trí óc. Có những trò chơi giúp người ta sảng khoái tinh thần. Những “game” bạo lực chỉ là một bộ phận nhỏ của “game”.

Chơi game có lẽ là xấu không chỉ vì nó là các game bạo lực mà còn có thể vì chơi game dễ bị lôi cuốn, dễ bị nghiện, tốn thời gian, xao nhãng chuyện học tập hay làm việc, xao nhãng mất thực tại cuộc sống, giúp đỡ những người thân trong gia đình. Đó là một sự lôi cuốn của “game”. Nó vừa có yếu tố khách quan, lại vừa có yếu tố chủ quan. Đôi khi vấn đề không phải việc chúng ta sử dụng công cụ nào mà là ta dùng công cụ đó như thế nào. Nếu để game lôi cuốn, gây nghiện, nhầm lẫn với đời thực hay gây xao nhãng học tập, làm việc thì đó chính là bởi vì ta chưa làm chủ được bản thân. Ngược lại, nếu đã làm chủ được bản thân, dùng game như một công cụ để giải trí hay rèn luyện, giúp ích sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ.

Theo quan điểm cá nhân tôi, chơi game không hẳn đã là xấu, thậm chí chơi game còn rất tốt. Có những trò chơi trí tuệ như cờ tướng, cờ vua, ô ăn quan hay liên quân,… Có những trò chơi nhằm củng cố, mở rộng kiến thức như các trò chơi liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa, hay các “game show” trên sóng truyền hình mà có lẽ ai cũng biết đến chương trình Ai là triệu phú. Có những trò chơi vận dụng cả trí óc lẫn thể chất như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền,… Có những trò chơi chỉ để vận động cơ thể hay thư giãn đầu óc. Tất cả đều là những trò chơi hữu ích, nếu ta biết sử dụng thời gian hợp lí và có cái nhìn tỉnh táo.

Cá nhân tôi là người rất thích chơi cờ vua và bóng rổ. Cờ vua với tôi là một môn trí tuệ, giúp rèn luyện tư duy lô-gic, giúp tôi nhìn bao quát vấn đề và giúp tôi kiên cường, biết kiểm soát cảm xúc khi chẳng may bị những nước cờ của đối phương làm khó. Bóng rổ đối với tôi lại là môn thể thao giúp thư giãn đầu óc và rèn luyện cơ thể. Nó giúp tôi có phản xạ tốt hơn, giúp tôi biết cách phối hợp tay chân, và đặc biệt là phát triển chiều cao. Những “game” này chắc chắn tất cả mọi người đều hoan nghênh. Nhưng nếu tôi dành quá nhiều thời gian cho nó mà quên đi các khía cạnh khác của cuộc sống, những “game” tưởng như tốt này cũng sẽ gây hại rất nhiều.

Như vậy, chơi “game” vừa có điểm tốt, cũng vừa có điểm xấu. Những “game” bạo lực hay chiếm quá nhiều thời gian đặt ra vấn đề cho các nhà quản lí về việc cấp phép loại game nào được hoạt động trên không gian mạng. Chúng ta cũng nên có những hình thức tuyên truyền, giáo dục để “game” trở thành một phần hữu ích của cuộc sống.

Xã hội càng phát triển có rất nhiều phương tiện để giải trí. Trò chơi điện tử là một trò giải trí được du nhập từ nước ngoài.

Trò chơi điện tử [Game online] là một dạng giải trí đối với con người sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Nó được sáng tạo ra bởi những người am hiểu công nghệ, có sự sáng tạo và đầu óc tưởng tượng phong phú. Một số loại game phổ biến được nhiều người yêu thích là FIFA, Candy Crush Saga, Call of Duty, Pubg…

Hiện nay, có một thực trạng đáng báo động là nhiều người rơi vào tình trạng “nghiện game online”, đặc biệt là học sinh. Họ mải chơi game đến quên ăn, mất ngủ và bỏ bê việc học hành. Điều đó đã để lại nhiều tác hại to lớn như ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như thành tích học tập. Ngoài ra, chơi game còn tiêu tốn nhiều tiền bạc, của cải. Để có tiền chơi game, nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc… Nhiều trò chơi có những hình ảnh bạo lực làm ảnh hưởng đến tâm lí của người chơi.

Nhưng game không chỉ có những tác hại, mà còn đem lại nhiều lợi ích. Chơi game giúp con người có thể thư giãn sau những giờ học tập mệt mỏi, căng thẳng. Không chỉ vậy, nhiều loại game còn giúp người chơi chơi rèn luyện tư duy, cung cấp những kiến thức xã hội như: Ai là triệu phú, Trò chơi ô chữ… Hiện nay, game còn trở thành một bộ môn được đưa vào giảng dạy, học tập và đưa vào tổ chức thi đấu chuyên nghiệp – đây là một trong những lợi ích tích cực nhất của game.

Mặc dù vậy, chúng ta cần phải hiểu được rằng, chơi game vẫn có nhiều tác hại hơn lợi ích. Việc chơi game một cách khoa học, tránh để dẫn tới tình trạng “nghiện game” quả là một khó khăn. Mỗi gia đình và nhà trường cần có sự quan tâm kịp thời đến con cái, học sinh của mình. Bản thân chúng ta cũng cần ý thức được tác hại và ích lợi của việc chơi game, xác định được nhiệm vụ chính là học tập nâng cao kiến thức, trau dồi kỹ năng và đạo đức để tương lai trở thành những người có ích cho xã hội.

Như vậy, chơi game vừa có lợi ích, vừa có tác hại. Mỗi người cần hiểu được điều đó để có những hành động đúng đắn, tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân.

Tham khảo đầy đủ bài soạn phần Ngữ văn 6 sách Cánh Diều cả năm học. Tất cả các bài soạn được VnDoc biên tập đầy đủ, chi tiết nhất.

Ngoài các bài văn mẫu trên VnDoc mời các bạn tham khảo thêm Văn mẫu lớp 6 và Soạn văn 6 ngắn nhất. Các em học sinh còn tham khảo Đề thi học kì 1 lớp 6 và Đề thi học kì 2 lớp 6 đầy đủ các môn của Bộ Giáo Dục. Những đề thi này được Tip.edu.vn sưu tầm và chọn lọc từ các trường THCS trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 6 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất.

Video liên quan

Chủ Đề