Nhân vật trữ tình đã thể hiện tình cảm gì với người có được nỗi đến trong bài thơ lời thề mùa đồng

Sáng 7/7, thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn. Đề thi yêu cầu thí sinh phân tích vẻ đẹp trữ tình của người con gái trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh.

Thí sinh bay bổng với đề thi 'Sóng' của Xuân Quỳnh Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Nga [giáo viên THCS&THPT Lương Thế Vinh] cho rằng đề thi không gây bất ngờ, có tính thực tiễn và phát huy được tính sáng tạo của thí sinh.

Bài giải môn Ngữ văn do thạc sĩ Phạm Thị Thanh Nga và thạc sĩ Nguyễn Phú Hải, giáo viên THCS&THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, thực hiện.

Giáo viên gợi ý đáp án đề thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Hoàng Hiệp.

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Sự ra đời của dòng sông diễn ra như sau: “Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi một dòng sông ra đời”.

Câu 2. "Món quà cuối cùng" nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả: "Những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên thế giới".

Câu 3: Dòng chảy của nước và cuộc sống con người có mối quan hệ mật thiết với nhau:

- Dòng chảy của nước có nhiều thay đổi cũng giống như cuộc đời con người có nhiều thăng trầm, biến động.

- Dòng chảy của nước gắn bó mật thiết với đời cuộc sống con người: Chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên, chứng kiến người cha cùng cậu con trai nhỏ chơi bắt bóng.

- Gợi suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái biến đổi và cái không thay đổi, giữa cái vĩnh hằng và cái tạm thời.

Câu 4: Hành trình từ sông ra biển của nước là hành trình dài, đầy gian khổ, từ đó gợi những bài học sau về lẽ sống:

- Sống phải biết cống hiến

- Sống phải có khát vọng, ước mơ, hoài bão, lý tưởng cao đẹp

- Cuộc sống cần có trải nghiệm, vì thế con người cần dũng cảm đối diện với khó khăn, thử thách để trưởng thành.

Phần II: Làm văn

Câu 1: Đề nghị luận xã hội bàn về sự cống hiến

- Cống hiến là đóng góp những phần cao quý của cá nhân/ cá thể cho sự nghiệp chung của tập thể, của cộng đồng xã hội. Cống hiến có thể biểu hiện qua những đóng góp về mặt vật chất và tinh thần. Sự cống hiến không chỉ biểu hiện ở những điều lớn lao mà còn ở những điều bé nhỏ, giản đơn trong cuộc sống

- Sống cống hiến là điều cần thiết, bởi vì:

+ Giúp cho mỗi người trở nên vị tha, bao dung, dễ đồng cảm, sẻ chia với người khác. Người cống hiến cho xã hội sẽ được những người xung quanh nể trọng, đánh giá cao. Chính sự cống hiến là động lực, điểm tựa để thôi thúc con người vượt qua khó khăn trở ngại, những thử thách thăng trầm trong cuộc sống để đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng, xã hội

+ Sống cống hiến góp phần hàn gắn, gắn kết các mối quan hệ trong gia đình, xã hội, giúp cho gia đình, xã hội thêm bền vững, tiến bộ, phát triển hơn

- Phê phán những lối sống ích kỷ, tầm thường, đề cao lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích tập thể, cộng đồng, cũng như những người "cống hiến" vì sự háo danh, vụ lợi và toan tính cá nhân

- Học sinh liên hệ bản thân, rút ra bài học về nhận thức và hành động: Để có thể cống hiến, mỗi người cần xác lập cho mình lý tưởng, mục tiêu, lối sống lành mạnh, cao đẹp, đúng đắn, văn minh, cần bồi dưỡng đời sống tâm hồn, tình cảm trong sáng, vô tư, chân thành, và cũng cần có kỹ năng sống để sự cống hiến thực sự có ý nghĩa, trở thành nghĩa cử cao đẹp. Tuy nhiên, con người cần biết xử lý hài hòa mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích tập thể...

Câu 2: Đảm bảo xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

- Cảm nhận về đoạn thơ

- Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh

Triển khai vấn đề nghị luận:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích:

+ Tác giả Xuân Quỳnh: Là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ bà là tiếng lòng của tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, luôn da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường.

+ Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời: "Sóng" được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền, Thái Bình, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra gian khổ, ác liệt. Bài thơ được in trong tập thơ "Hoa dọc chiến hào".

+ Đoạn trích nằm ở phần giữa của bài thơ, cho thấy những băn khoăn, trăn trở về cội nguồn của tình yêu cũng như nỗi nhớ mong da diết khắc khoải của người phụ nữ khi yêu. Đây là một đoạn thơ đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh

Phân tích nội dung:

- Khổ đầu đoạn trích: "Trước muôn trùng sóng bể/ Em nghĩ về anh, em/ Em nghĩ về biển lớn/ Từ khi nào sóng lên". Nhân vật trữ tình "em" suy ngẫm về nguồn gốc của "Sóng" cũng là đi tìm nguồn gốc về tình yêu.

- Khổ giữa đoạn trích: "Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau". Nhân vật trữ tình "em" cắt nghĩa, lý giải cội nguồn của "sóng" cũng như của tình yêu, qua đó cho thấy cội nguồn của tình yêu cũng như sóng mơ hồ, bí ẩn, không thể lý giải bằng lý trí thông thường

- Khổ cuối đoạn trích: "Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức". Nhân vật trữ tình "em" bộc lộ nỗi nhớ của mình qua hình thức trực tiếp và gián tiếp

+ Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “lòng sâu - mặt nước, ngày – đêm”.

+ Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong mơ, trong vô thức, tiềm thức [“cả trong mơ còn thức”]. Lời thơ còn phảng phất nỗi âu lo, phấp phỏng của người phụ nữ về sự mong manh, dễ đổi thay của tình yêu.

+ Cách nói cường điệu nhưng đúng và chân thành biểu hiện nỗi nhớ một tình yêu mãnh liệt [“Ngày đêm không ngủ được”].

+ Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình [“Lòng em nhớ đến anh”]

Như vậy, qua hình tượng sóng, nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi nhớ: da diết, khắc khoải; bao trùm lên không gian, thời gian; hiện hữu trong ý thức lẫn tiềm thức.

Nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh:

+ Đó là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ có sự kết hợp giữa chất truyền thống và tính hiện đại. Người phụ nữ trong thơ vừa đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu, thủy chung, vừa táo bạo, mãnh liệt, cháy bỏng, luôn vững tin vào sức mạnh của tình yêu. Điều này góp phần tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh khi viết về một đề tài tình yêu phổ biến, quen thuộc

+ Từ những cung bậc cảm xúc của tình yêu, và cách nhà thơ lý giải về tình yêu, người đọc nhận ra vẻ đẹp nữ tính cũng chính là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ giàu trắc ẩn, hồn hậu, nhạy cảm, luôn da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường

Đánh giá chung:

+ Đoạn thơ có cặp hình tượng song hành, chuyển hoá lẫn nhau là “sóng” và “em”. “Sóng” vừa là hình tượng vừa là biểu tượng cho tâm hồn và tình yêu của người phụ nữ.

+ Thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, phối âm tạo nên nhịp điệu khi khoan hoà khi dồn dập; ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, giàu xúc cảm và được tổ chức theo lối hô ứng, song hành tạo nên liên tưởng về những con sóng trùng điệp miên man; giọng điệu vừa tha thiết vừa sâu lắng, ...

+ Các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, đối lập, câu hỏi tu từ và điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi trăn trở băn khoăn, nỗi nhớ mãnh liệt: “Em nghĩ về biển lớn/ Em nghĩ về anh, em”, “con sóng” [ba lần], “dưới lòng sâu - trên mặt nước”…

+ Ba khổ thơ trên đã thể hiện những băn khoăn, trăn trở của người phụ nữ về cội nguồn của tình yêu cũng như nỗi nhớ thiết tha, mãnh liệt của họ khi yêu, góp phần làm rõ hơn những nét đặc sắc của phong cách thơ Xuân Quỳnh.

Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc kiểm tra công tác thi tại TP.HCM Sáng 7/7, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc và Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM kiểm tra công tác tổ chức thi tại điểm trường THPT Trưng Vương [quận 1, TP.HCM].

Xuân Diệu là một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới. Ông được ngợi ca là “ ông hoàng thơ tình”, “ nhà thơ của tình yêu” bởi hồn thơ nồng nàn, da diết, đi theo tiếng gọi của tình yêu. Dường như những vần thơ của ông là nỗi lòng của chính ông. Bài thơ Vội vàng là một bài thơ như vậy, bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng như nói về tình yêu nồng cháy của con người khi đứng trước vẻ đẹp đó.

Trong bài thơ, tâm trạng của nhân vật trữ tình có diễn biến vô cùng phức tạp. Khi thì say đắm đến cuồng nhiệt, nhưng rồi có lúc lại trầm xuống, lắng đọng một cách da diết. Thiên nhiên trong con mắt của nhân vật trữ tình hiện lên với những gì đẹp đẽ nhất:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất.

Của yến anh này đây khúc tình si.

Thiên nhiên hiện lên trong đoạn thơ giống như thiên đường trên mặt đất, hội tụ đầy đủ những ong bướm, hoa cỏ cùng cả khúc tình ca. Nhân vật trữ tình như đang lạc vào trong chốn thiên đường. Mọi thứ lạ quá, đẹp quá khiến cho người ta bị choáng ngợp khi khám phá những điều ấy, khiến cho tâm hồn trở nên tươi vui, rộn rã. Giờ đây nhân vật mới nhận ra rằng, cuộc sống còn rất nhiều điều mới mẻ đang chờ đợi chúng ta khám phá. Và những điều mới mẻ, cảm xúc đó đã khiến cho tác giả trào dâng lòng ham muốn nhất thời:

Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Đang hân hoan, vui sướng vì tình yêu, vì mùa xuân đến ngập tràn niềm vui, vậy mà như chợt nhận ra điều gì đó khiến cho nhân vật bỗng chững lại. Từ “ nhưng” làm cho giọng thơ trở nên chùng xuống, lắng lại đôi chút. Hân hoan là vậy nhưng tâm trạng lại chuyển sang “ vội vàng một nửa”. Tại sao lại phải vội vàng? Có lẽ bởi vì thiên nhiên dù đẹp đến thế nào cũng không thể giữa mãi vẻ đẹp đó. Hoa nào rồi cũng phải tàn, chim nào rồi cũng đến lúc sẽ ngừng hót, thời gian trôi đi, con người dù muốn cũng không thể thay đổi được điều gì. Đọc đến đây ta có thể cảm nhận được rằng, nhà thơ Xuân Diệu yêu thiên nhiên và cuộc đời một cách vô cùng mãnh liệt. Bên cạnh đó, ta cũng thấy được thái độ sống rất tích cực của Xuân Diệu. Con người cần phải sống sao cho thật có ích, có ý nghĩa với cuộc đời, để dù cho có chuyện gì xảy ra thì ta cũng không có gì phải nuối tiếc.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu văn 11

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.

Đứng trước không gian, thời gian, cảm xúc của tác giả lại trào dâng không thể kìm nén. Đó là cảm xúc khi chia ly. Con người ta gặp nhau, dù có yêu mến nhau thế nào, cũng không thể nào tránh khỏi chia ly. Không sớm thì muộn, những cuộc chia ly dù đau đớn nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận điều đó. Khoảnh khắc chia ly ấy thật đau đớn, xót xa làm sao. Và điều này khiến cho Xuân Diệu một lần nữa không kìm nén được mà dâng trào cảm xúc đến chua xót:

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.

Khi chứng kiến cảnh thiên nhiên phai tàn theo năm tháng, theo thời gian mà không thể níu giữ, Xuân Diệu đã tự giúp cho mình tận hưởng thiên nhiên, tận hưởng cuộc sống từng giây từng phút. Không nên lãng phí bất cứ khoảnh khắc nào để trôi qua vô nghĩa.

Đến những câu thơ cuối, Xuân Diệu đã bộc lộ rõ một sự khao khát mãnh liệt đến cháy bỏng:

Ta muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều.

Nhịp thơ bỗng trở nên gấp gáp, vội vàng hơn với điệp từ “ ta” được lặp lại ở mỗi câu thơ. Có lẽ bởi đây là tất cả những khao khát được dồn nén bấy lâu, giờ được dịp trào dâng, vỡ òa ra. Mùa xuân đang tươi đẹp như vậy, nhưng tác giả chưa kịp tận hưởng mà đã nghĩ đến thời khắc mọi thứ tan biến đi theo thời gian, không gian. Một ý nghĩ rất tiến bộ, ý thức về thời gian rất hiện đại, đánh thức được những thế hệ trẻ sau này về tình yêu thiên nhiên, yêu những thứ mình đang có.

Xem thêm:  Bức tranh phố huyện nghèo qua truyện ngắn Hai đứa trẻ

Có thể nói, “ Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu đã khiến cho bất cứ ai khi đọc đều phải say mê, hòa mình vào cùng tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó cũng là thông điệp và cảm thức về thời gian mà tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người.

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong Vội Vàng của Xuân Diệu – Bài 2

Trước hết phải khẳng định đây là tâm trạng của nhân vật trữ tình ham sống, khát khao giao cảm với đời. Vì thế, nó luôn sẵn cái ham hố, cuồng say rất Xuân Diệu.

Vội vàng là tâm trạng vui sướng ngây ngất trước vẻ đẹp của cuộc sống. Trước mắt thi nhân cuộc sống, thiên nhiên bày ra biết bao nhiêu điều hạnh phúc, thú vị:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si.

Thiên đường không ở đâu xa, với Xuân Diệu thiên đường nằm ngay trên mặt đất trần thế này. Và tâm trạng nhân vật trữ tình như cuống quýt, đắm say vội vàng tận hưởng thế giới thiên đường ấy.

Xuân Diệu nhìn vẻ đẹp của cuộc sống với tâm hồn háo hức, với  những liên tưởng mới lạ thú vị, với cặp mắt tròn xoe ngạc nhiên. Cuộc sống biết bao điều gợi ta khám phá, và càng khám phá ta càng nhận thấy bao điều kì diệu:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tâm trạng đắm say ngây ngất đã bật lên một thơ tài hoa đến thế! Một cảm nhận rất Xuân Diệu. Tháng giêng được so sánh với đôi môi thiếu nữ thanh tân, căng mọng, gợi cảm.

Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ được khái quát trong hai câu thơ:

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nữa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Đó là tâm trạng mâu thuẫn, phức tạp. Niềm vội vàng, nuối tiếc ấy không phải đến giữa bài thơ mới bộc lộ mà nó hiện rõ qua bốn câu thơ đầu:

Xem thêm:  Trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói: Ý chí là con đường về đích sớm nhất

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Nhà thơ muốn “tắt nắng”, “buộc gió” là để níu giữ vẻ đẹp của cuộc đời, níu kéo mọi giá trị của cuộc sống. Nhưng ngay lập tức [dù đang say sưa trong niềm vui] nhà thơ phải đối diện với sự thật: con người không thể níu kéo thời gian. Vừa sung sướng nhưng vừa vội vàng. Để rồi từ đó, mọi cảm nhận đều vội vàng, cuống quýt, giục giã.

Xuân Diệu là nhà thơ của niềm yêu đời đến cuồng nhiệt. Vì yêu đời nên Xuân Diệu rất sợ thời gian. Tâm trạng phấp phỏng thời gian thể hiện qua sự cảm nhận thời gian với tốc độ chóng mặt. Nhà thơ luôn cảm nhận thấy tương lai hiện hữu trong hiện tại. Và, từng giây phút của hiện tại đang trở thành quá khứ. Hơn thế nữa, Xuân Diệu cảm nhận thời gian đầy tính mất mát:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Tâm trạng tác giả nuối tiếc đau đớn trước bước đi của thời gian. Vì thế, lời thơ thốt lên thành một lời than thở tuyệt vọng:

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Trong nỗi tiếc nuối vì không thể níu kéo thời khắc đẹp nhất của cuộc đời, Xuân Diệu chỉ còn một cách phải vội vàng tận hưởng cuộc sống. Cái Tôi tham lam vồ vập thể hiện rõ qua đoạn thơ cuối bài với những động từ: ôm, riết, say, thâu, cắn như muốn thâu tóm toàn bộ cái tươi nguyên của sự sống trong khoảnh khắc. Tác giả cảm nhận cuộc sống bằng tất cả các giác quan. Các động từ mạnh kết hợp với các từ:  sự sống mơn mởn, mây đưa gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn, mùi thơm, ánh sáng, xuân hồng…đã cho thấy tâm trạng ngây ngất và khát khao vô biên của nhà thơ luôn “thèm muốn vô biên và tuyệt đích”. Chỉ có Xuân Diệu mới tạo ra được cái rạo rực, cuồng nhiệt và táo bạo đến thế. Điều đó tạo nên một phong cách rất riêng, rất Xuân Diệu.

Video liên quan

Chủ Đề