Vẻ đẹp sông hương dưới góc nhìn văn hóa, lịch sử

1. Tác giả:

– Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể bút kí.

– Hoàng Phủ Ngọc Tường có lối hành văn hướng nội. súc tích, tài hoa

2. Tác phẩm:

Qua bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của ông, sông Hương hiện lên như là biểu tượng của tất cả vẻ đẹp của cảnh và người đất đế đô.

3. Vấn đề nghị luận:

Tác phẩm ca ngợi dòng sông Hương trữ tình, đồng thời cũng ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng, lịch sử vẻ vang của cố đô Huế và vẻ đẹp văn hóa, tâm hồn của con người xứ Huế.

II. THÂN BÀI

Tổng:

Sông Hương là dòng sông của một vẻ đẹp vượt thời gian, dòng sông tâm linh và văn hóa của người dân xứ Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm cuộc hành trình về cội nguồn sông Hương để khám phá vẻ đẹp lịch sử và văn hóa của dòng sông.

– Vai trò lịch sử: Sông Hương là dòng sông anh hùng, là nhân chứng lịch sử của xứ Huế “đã sống những thế kỉ vinh quang với nhiệm vụ lịch sử của nó”.

– Qua các thời đại lịch sử

+ Sông Hương đã hình thành từ lâu đời. Từ thuở các vua Hùng dựng nước, sông Hương đã là “dòng sông biên thùy xa xôi của đất nước các vua Hùng”

+ Với biện pháp nghệ thuật liệt kê; nhịp điệu, lối kể dồn dập, lịch sử 4,000 năm giữ nước của dân tộc ta được Hoàng Phủ Ngọc Tường nén lại trong một đoạn văn ngắn. Trong suốt thời trung đại, sông Hương là “dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam”. Dòng sông như người dũng sĩ kiên cường trấn nơi giữ biên thùy của Tổ quốc. Đến thế kỉ XVIII, khi Nguyễn Huệ chọn Huế làm kinh đô, sông Hương “vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân”. Từ đầu thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám, sông Hương là những trang “lịch sử bi tráng”, ghi dấu “những chiến công rung chuyển” của người dân Huế và của cả dân tộc. Nhưng ngay sau đó, sông Hương phải oằn mình gánh chịu “sự tàn phá mà đế quốc Mĩ đã chụp lên”. Trải qua bao mất mát, đau thương, sông Hương vẫn bền bỉ gắn bó với Huế, với quê hương, trở thành “dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”. Tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh trang trọng để ngợi ca dòng sông dũng cảm, kiên trinh của Huế, của đất nước.

=> Trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca, ghi dấu những thế kỉ đấu tranh vinh quang, kiên cường của những người con xứ Huế. Đoạn văn là niềm tự hào của tác giả về lịch sử quê hương, đất nước.

2. Vẻ đẹp văn hóa của sông Hương

Sông Hương là dòng sông khiêm nhường, kín đáo.

+ Sau khi “tự hiến đời hình làm một chiến công”, sông Hương trở về “làm một người con gái dịu dàng của đất nước”, không đòi hỏi bất kì một sự ghi ơn nào, không yêu cầu bất kì một sự đãi ngộ nào. Hình ảnh đối lập của sông Hương trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh và sau khi chiến tranh kết thúc đã gợi lên tính cách khiêm nhường, thầm lặng rất riêng của người dân xứ Huế. Đó là những lời ngợi ca đẹp nhất mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dành cho sông Hương và con người đất cố đô.

+ Nhắc đến Huế, người ta không thể quên một sắc tím đã được khu biệt hóa với tên gọi “tím Huế”. Với vốn tri thức văn hóa dân gian phong phú, nhà văn đã tìm về với cội nguồn của màu tím ấy, đó là “sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa”. Sắc tím đó được tạo nên bởi một loại vải được dệt theo phương pháp đặc biệt, tạo nên “màu tím ẩn hiện” độc đáo. Và sắc tím đó cũng là “màu của sương khói trên sông Hương”. Cũng như các cô gái Huế dịu dàng, e ấp, sông Hương thẹn thùng giấu khuôn mặt mình sau tấm voan huyền ảo khói sương đó.

Sông Hương là đối tượng thẩm mĩ độc đáo trong thi ca, luôn mang đến cho người nghệ sĩ những khám phá mới mẻ, bất ngờ “mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó”. Với vốn tri thức văn học sâu rộng, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khiến sông Hương hiện lên với những hình dáng và màu sắc khác nhau trong mọi cung bậc của cảm xúc. Trong thơ Tản Đà, sông Hương mang vẻ đẹp tinh khôi, tràn đầy sức sống với “dòng sông trắng, lá cây xanh”. Cũng vẫn là dòng sông đấy nhưng dưới con mắt của một Nho sĩ có những tư tưởng tiến bộ như Cao Bá Quát thì sông Hương mang vẻ đẹp dũng mãnh “như kiếm dựng trời xanh” còn trong cảm nhận của nữ sĩ Thanh Quan thì sông Hương lại mang vẻ đẹp trầm mặc của “nỗi quan hoài vạn cổ”. Đến thế kỉ XX, trong cái nhìn của Tố Hữu, giá trị của sông Hương thể hiện ở “sức mạnh phục sinh của tâm hồn”. DòngHương Giang trong veo đã chứng kiến sự thay đổi cuộc đời người cô gái trên sông trong thơ Tố Hữu.

=> Sông Hương là chiếc nôi nuôi dưỡng văn hóa Huế – một vùng văn hóa với những nét độc đáo riêng, góp phần làm nên diện mạo phong phú của văn hóa dân tộc.

3. Vẻ đẹp của “cái tôi” tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Sông Hương hiện lên đầy nữ tính, như một người con gái đẹp mang tính cách đối lập trong sự thống nhất.

+ Hình tượng dòng sông được Hoàng Phủ Ngọc Tường diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh, những liên tưởng bất ngờ đầy thú vị. Dưới ngoài bút tài hoa và cái nhìn mê đắm của ông, sông Hương có cuộc đời phong phú, khi gian truân, khi êm đềm ở thượng nguồn. Ra khỏi rừng già, sông Hương “trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”, có phần tâm hồn sâu thẳm. Tác giả đã thực sự trở thành một tri kỉ của sông Hương, hiểu ngọn ngành khí chất của nó. Ông dõi theo từng khúc quanh, nét lượn của dòng sông, ông dừng lại để lí giải và ngắm nhìn dòng chảy chậm rãi, đầy chất triết học và chất thơ của sông Hương ở kinh thành Huế. Đồng hành cùng nhân vật “tôi” trong tác phẩm, người đọc hiểu thêm những bước thăng trầm trong hành trình đầy gian truân của dòng sông khi chảy từ thượng nguồn về kinh thành Huế.

+ Bằng trí tưởng tượng bay bổng kết hợp kiến thức uyên bác, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cung cấp cho người đọc nhiều tri thức lịch sử, địa lí phong phú về sự hình thành của dòng sông.

Sông Hương có tình yêu say đắm, thủy chung với Huế.

+ Trong suốt tác phẩm, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dùng bút pháp nhân hóa và trí tưởng tượng bay bổng để xây dựng sông Hương thành một người con gái có cá tính độc đáo, có chiều sâu tâm hồn và đặc biệt là có tình yêu nồng nàn, thủy chung dành cho Huế.

+ Mối tình sâu đậm của Kim – Kiều trong “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du đã gợi cảm hứng cho tác giả khi viết thiên tùy bút về sông Hương. Vì thế, thủy trình của dòng sông tựa như hành trình tìm kiếm có ý thức của người con gái để đến với người tình nhân đích thực. Và hành trình tìm đến tình yêu cũng là hành trình Hương Giang tự khám phá và hoàn thiện mình.

4. Ý nghĩa nhan đề:

– “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là câu hỏi đầy trăn trở của tác giả. Nhan đề của bài bút kí gợi chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Tên đích thực của một dòng sông gắn với biểu tượng văn hóa, tinh thần, chiều sâu lịch sử của một dân tộc. Ở khía cạnh này, chính những người dân bình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử là những người đã đặt tên cho dòng sông. Nhan đề ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc của tác giả về dòng sông quê hương.

– Kết thúc bài kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường dẫn ra huyền thoại mĩ lệ. Vì yêu mến con sông quê hương mà dân làng hai bên bờ sông ngày ngày nấu nước thơm từ trăm loại hoa đổ xuống dòng sông. Vì thế mà nước sông Hương luôn ngan ngát hương hoa. Huyền thoại đó đã khẳng định sâu sắc vẻ đẹp độc đáo của sông Hương và tình yêu tha thiết của người dân xứ Huế đối với con sông quê mình.

Hợp:

Từ góc độ lịch sử, văn hóa, nhà văn khám phá vẻ đẹp phong phú, đầy chất thơ của dòng sông và của tâm hồn con người xứ Huế. Hình tượng dòng sông Hương để thể hiện độc đáo sinh động qua lối hành văn hướng nội súc tích, tài hoa. Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về dòng sông với tấm lòng ưu ái, với tình yêu sắc sắc.

III. KẾT LUẬN

Tác phẩm thể hiện sự uyên bác, tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong cái nhìn liên tưởng phong phú cùng với những triết luận sâu sắc về quan hệ giữa dòng sông và lịch sử, dòng sông với thi ca nhạc họa, dòng sông và con người xứ Huế. Qua hình tượng sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm nổi bật vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và tâm hồn con người của đất cố đô.

Đâu chỉ là thiếu nữ Huế tình tứ, sông Hương còn trầm tích trong mình vẻ đẹp sâu xa của văn hóa lịch sử. Khi là một thiên sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc, lúc là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ xở với sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ.

Am hiểu sâu sắc văn hóa của mảnh đất kinh kì lại có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát hiện ra dòng sông Hương là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Ai đã đến thăm Huế hẳn đuề được thưởng thức âm nhạc Huế. Nhưng không phải ai cũng hiểu rằng phải nghe nhạc Huế trên sông Hương lúc đêm khuya mới cảm nhận được hết linh hồn của nó. Bởi vì toàn bộ nên âm nhạc cổ điển Huế, theo cách lí giải của nhà văn là được sinh thành trên mặt nước của sông hương. Vào những đêm trăng thanh, không khí tính lặng đến mức có thể nghe được tiếng động rất nhẹ của những nhịp chèo, những giọt nước rơi, những nghệ nhân dân gian nhìn mặt nước sông lấp loáng ánh trăng, tức cảnh sinh tình đã soạn ra những bản nhạc cổ điển, những câu hò, mài ghì, mái đẩy gủi lòng mình với quê hương xứ sở. Nhưng còn một phát hiện bất ngờ nữa, sông Hương chính là cái nôi sinh thành bản đàn tuyệt diệu trong Truyện Kiều. Tác giả tưởng tượng hai trăm năm trước, Nguyễn Du từng lênh đênh tong lòng Hương với một phiến trăng sầu. Nhà thơ nghe nhạc Huết và viết nên những vần thơ tuyệt đẹp. Tất nhiên đây chỉ là suy đoán, liên tưởng nhưng không phải không có căn cứ. Tác giả dẫn ra câu chuyện một nghệ nhân già chơi đàn gần nửa thế kỉ nhận ra sự đồng điệu giữa đàn của Thúy Kièu với “Tứ đại cảnh” – một bản nhạc Huế rất nổi tiếng.

“Có một dòng thi ca về sông Hương” đó là một lời nhận xét đầy hứng khởi của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Không hề có ý định liệt kê trong bài kí của mình tất cả những tác phẩm thi ca về sông Hương nhà văn chỉ muôn khẳng định vẻ đẹp của dòng sông không hề đơn điệu mà biến hoa đa dạng, không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Dưới mỗi góc nhìn, sông Hương lại hiện ra với vẻ đẹp riêng quyến rũ. Ở htơ Tản Đà, sông Hương là dòng sông trắng, lá cây xanh. Ở thơ Cao Bá Quát, sông Hương chợt hùng tránh như “kiếm dựng trởi xanh” đầy khí phác ngang tàn. Ở thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó là nỗi quan hoài, vạn cổ. Đến Tố HỮu, sông Hương đột khởi thành sức mạnh phục sinh của những kiếp giang hồ. Thật vô cùng biến hòa và thú vị.

Đến với xứ Huế mộng mơ, ai ai cũng bị hút hổn bởi màu tím quyến rũ trong trang phục của những cô dâu Huế ngày xưa. Hoàn toàn không ngẫu nhiền khi các cô dâu Huế lại chọn màu áo tím cho ngày lễ thiêng liêng trọng đại của đời mình. Rất tinh tế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lí giải màu tím ẩn hiện quyến rũ ấy chính là màu sương khói trên sông Hương. Lớp khói sương màu tím ấy chẳng khác gì tấm hoan huyển ảo tự nhiên, khiến dòng sông thêm mơ mông. Và màu khói sương quyến rũ ấy đã gợi cảm hứng để các nghệ nhân thiết kế nên trang phục độc đáo cho những cô dâu Huế.

Bằng một tình yêu mê đắm với xứ Huế, bằng những hiểu biết phong phú sâu sắc, Hoàng Phủ Ngọc Tường phát hiện ra vẻ đẹp văn hóa của mảnh đất cố đô mà ở đó có bóng dáng của sông Hương. Đọc “Ai đã đặt tên cho dòng song” ta biết phong tục riêng của Huế trong ngày rằm tháng 7. Khác với lễ Vu Lan của miền Nam, lễ xá tội vong nhân của đồng bằng Bắc Bộ, cứ đến tháng 7, Huế tổ chức lễ hội hoa đăng. Trăm nghìn đóa hoa đăng được thả từ điện Hòn Chén trôi về nội thành Huế. Đến với tác phẩm, người đọc không khỏi bất ngờ ngỡ ngàng vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của Huế mà không một thành phố hiện đại nào trên thế giới có được. Đầu và cuỗi ngõ thành phố, những nhánh sông đào máng nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm uống những xóm thuyền xúm xít. Và trong những đêm sương vẫn thấy lập lòe những ánh lửa thuyền chài của những linh hồn mô-tê xưa cũ. Là phố thị mà cố đô Huế vẫn mang dáng nét của làng quê. Thật lạ và thú vị biết bao.

Video liên quan

Chủ Đề