Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình

Đề bài

Em hãy rút ra bài học về đạo đức, ý thức công dân và ghi vào vở.

Lời giải chi tiết

- Mỗi gia đình đều có những truyền thống tốt đẹp cần phải gìn giữ và phát huy. Chúng ta cần biết tự hào và trân trọng, làm rạng danh dòng họ tổ tiên.

- Giữ gìn truyền thống gia đình là tiếp nối phát triển, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ sau đối với thế hệ trước.

- Giữ gìn truyền thống gia đình giúp mọi người có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú bản sắc dân tộc Việt Nam.

Loigiaihay.com

3. Luyện tập Bài 10 GDCD 7

Qua bài học này các em nắm được khái niệm, nội dung, trách nhiệm, ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ. Từ đó học cách rèn luyện, trách nhiệm của bản thân khi giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Em đồng ý với ý kiến nào? 

    • A.  Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp
    • B. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, Ông bà, tổ tiên
    • C. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào
    • D. Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu
  • Câu 2:

    Truyền thống là

    • A. Đức tính 
    • B. Tập quán
    • C. Lối sống
    • D. A, B, C
  • Câu 3:

    Để giữ gìn truyền thống của gia đình và dòng họ thì: 

    • A. Sống lương thiện hoà nhập với mọi người
    • B. Không làm gì sai trái
    • C. Tự hào, biết ơn người đi trước
    • D. A, B, C

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 7 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 32 SGK GDCD 7

Bài tập 2 trang 32 SGK GDCD 7

Bài tập 3 trang 32 SGK GDCD 7

Bài tập 4 trang 32 SGK GDCD 7

Bài tập 5 trang 32 SGK GDCD 7

4. Hỏi đáp Bài 10 GDCD 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Hình mang tính minh họa [nguồn internet]

- Điểm qua lịch sử phát triển của đất nước, mỗi gia đình Việt Nam đã luôn thể hiện được nét đẹp truyền thống trong mọi sinh hoạt của đời sống xã hội, góp phần thiết thực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội hiện tại, Việt Nam đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới, nhiều chuyển biến lớn lao đã xảy ra tất yếu khiến quy mô gia đình truyền thống Việt nam ít nhiều bị thay đổi, chính vì lẽ đó mà việc duy trì, giữ gìn nét truyền thống trong gia đình cũng như thích nghi, tiếp thu và đặc biệt là sự phát huy thêm việc tiếp cận các nền văn minh,văn hóa gia đình của các quốc gia trên toàn thế giới chính là bước khởi đầu quan trong trong tiến trình “hội nhập và phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ của đất nước ta” trong thời đại 4.0.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:"Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình".

- Theo lời Bác ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ:lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Trong dòng chảy thế hệ đó, mặc dù cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Năm 2021, là năm được chọn để tôn vinh giá trị văn hóa tốt đẹp của nếp sống trong gia đình của người Việt nam với chủ đề “Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình” lồng ghép với chủ đề “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh, đô thị” của thành phố Hồ Chí Minh. Một lần nữa nhấn mạnh giá trị của văn hóa ứng xử trong gia đình, là cơ sở nền tảng để từng thành viên trong gia đình được học tập, rèn giũa văn hóa ứng xử cho bản thân, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, đô thị.

- Có thể nhận thấy rõ ràng, gia đình Việt Nam vốn được xây dựng từ rất nhiều truyền thống tốt đẹp. Ngày nay, cùng với sự phát triển tiến bộ của thế giới, gia đình Việt Nam không chỉ kế thừa, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp vốn có, mà còn chắt lọc học tập thêm những nét văn hóa tốt đẹp của các nền văn hóa khác trên khắp hành tinh. Từ đó, làm giàu đẹp thêm giá trị quý giá của nếp sống gia đình Việt Nam được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt; phát huy mạnh mẽ nền tảng vững chắc cuộc sống gia đình trong việc nuôi nấng chăm sóc những mầm non tương lai của đất nước; góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nề kinh tế, văn hóa và xã hội của nước nhà để nâng tầm vị thế của quốc gia trong tiến trình hội nhập toàn cầu.

Nhiều chuyên gia cho rằng: Trong xã hội Việt Nam xưa, giá trị văn hoá truyền thống, nền nếp, gia phong trong mỗi gia đình có thể khác nhau, song nhìn chung đều gắn với những phẩm chất cụ thể. Đối với quan hệ phụ - tử [cha mẹ - con cái], người Việt Nam đề cao lòng nhân từ của các bậc làm cha, làm mẹ, đề cao chữ hiếu của con cái "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nuớc trong nguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". Đối với quan hệ huynh - đệ [anh - em], người Việt Nam dạy người làm anh phải biết yêu thương em, người làm em phải biết kính trọng anh "Anh em nào phải người xa, cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân, yêu nhau như thể tay chân, anh em hoà thuận hai thân vui vầy". Đối với quan hệ phu - phụ [chồng- vợ], người Việt Nam lấy chữ “hòa” dạy cho người làm chồng, chữ “thuận” dạy cho người làm vợ "Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn". Trong đó, chữ “hiếu” đặc biệt được đề cao và được coi là phẩm chất đứng đầu trong mọi đức hạnh.

Hoặc nhìn ở góc độ khác, gia đình truyền thống Việt Nam xưa được xây dựng trên nền tảng của “gia đạo”, “gia phong” và “gia lễ”. “Gia đạo” là đạo đức của gia đình như đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em. “Gia lễ” là những nghi lễ, tập tục, cung cách ăn nói, đi đứng, ứng xử đó trở thành truyền thống, được cha ông chọn lựa qua nhiều thế hệ, nay con cháu cần noi theo một nguyên tắc có tôn ti trật tự theo lễ tiết. “Gia phong” được hiểu là thói nhà, tập quán và giáo dục trong gia tộc, nền nếp riêng của một gia đình. Cốt lõi của gia phong luôn hướng tới tinh thần chuộng gốc nguồn, khuyến khích lòng hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, thờ kính tổ tiên, coi trọng gia đình, thủy chung tình nghĩa, anh em hiếu thuận trong ứng xử, việc học tập lấy tâm, tri, năng làm gốc… Nhiều gia đình Việt Nam truyền thống nhờ biết duy trì lối ứng xử có văn hoá đã tạo ra nền nếp, kỷ cương để mọi người cùng noi theo. Chính gia lễ, gia phong ấy là cái gốc của gia đình, giữ cho con người, gia đình và xã hội Việt Nam một sức sống mãnh liệt và trong sáng với cội nguồn.

Trong xã hội Việt Nam hiện đại, cùng với xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đã đem đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội thuận lợi, có điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu hội nhập với các nền văn hóa tiên tiến, văn minh của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường và lối sống thực dụng đã và đang tác động mạnh, làm xói mòn các giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội liên quan, tác động trực tiếp đến đời sống của mỗi gia đình, làm cho gia đình Việt Nam đang đứng trước những thử thách lớn. Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục, nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng, để lại những hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Xu hướng phụ nữ kết hôn với người nước ngoài ngày càng nhiều và những hệ luỵ sau hôn nhân với người nước ngoài của không ít những cô dâu Việt Nam đã và đang đặt ra mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Mâu thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử và lối sống; tình trạng bạo lực trong gia đình, buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại, trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng phát triển. Nhiều giá trị đạo đức, nền nếp gia phong truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam như hiếu nghĩa, thuỷ chung, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện xuống cấp, mai một. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, rượu chè, cờ bạc… đã và đang hàng ngày, hàng giờ len lỏi, xâm nhập vào các gia đình. Sự phân hoá giàu nghèo, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi đang diễn ra phổ biến, khiến cho nhiều gia đình khó có khả năng đối phó với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội và không làm tròn các chức năng vốn có của mình nếu không được hỗ trợ hoặc không chủ động có biện pháp chống đỡ...

Trước thực trạng trên, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về công tác xây dựng gia đình: Chỉ thị số 49- CT/TW, ngày 21/5/2005 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, nếu chúng ta không quan tâm củng cố, ổn định và xây dựng gia đình, những khó khăn và thách thức nêu trên sẽ tiếp tục làm suy yếu gia đình, suy yếu động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…”; Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: Xây dựng gia đình "No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" là những điều kiện cơ bản, quan trọng để gia đình phát triển lành mạnh, bền vững. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành, các địa phương làm căn cứ triển khai thực hiện công tác xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đạt nhiều kết quả tốt đẹp.

Song để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời kỳ đổi mới thì đã có nhiều chuyên gia đưa ra những quan điểm và phân tích ở góc độ khác nhau, trong đó có một số quan điểm chúng tôi thấy khá rõ nét, phù hợp, nhất là đối với mỗi phụ nữ và gia đình phụ nữ:

Trước tiên, chúng ta nên kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Trong đó quan tâm đến việc xây dựng gia đình tiến bộ [một vợ một chồng - ít con [một hoặc hai con]] và đảm bảo 4 tiêu chí no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc [Cụ thể: Gia đình đủ ăn, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý; đủ mặc, phù hợp với điều kiện sinh hoạt và làm việc; có nhà ở ổn định, vững chắc; có các tiện nghi, điều kiện thiết yếu phục vụ sinh hoạt gia đình]. Mọi thành viên chia sẻ bàn bạc, cùng nhau quyết định mọi công việc; được hưởng các quyền lợi như nhau [học tập nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ văn hóa, tham gia các hoạt động ở xã hội và cộng đồng]; biết kính trên nhường dưới quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau; không có bạo hành gia đình; không phân biệt con trai, con gái]. Thực hiện tốt yếu tố bình đẳng trong gia đình; các thành viên gia đình thực hiện tốt đường lối chủ trương chính sách, Pháp luật của Đảng và Nhà nước, không vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội, thực hiện tốt các quy ước của cộng đồng; tích cực học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, thực hiện tốt chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình. Mọi thành viên có ý thức bảo vệ sức khỏe; hoàn toàn hài lòng, toại nguyện với tổ ấm của mình].

Thứ hai, phải chú trọng giá trị nhân văn, giáo dục nhân cách đạo đức cho các thành viên trong gia đình. Bởi giá trị nhân văn là những tình cảm, biểu hiện tốt đẹp giữa con người với con người. Trong gia đình, giá trị nhân văn, đạo đức biểu hiện ở lòng hiếu thảo, sự kính trọng ông bà, tổ tiên của con cháu; sự nhường nhịn, đức hy sinh của ông bà, cha mẹ…; ngoài xã hội là lòng yêu quê hương, đất nước, cộng đồng, làng xóm, lòng tự hào dân tộc, là tình đoàn kết, ý thức xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, văn minh. Trong đó vai trò của người Phụ nữ - Người bà, người mẹ, người chị, người "giữ lửa" trong tổ ấm gia đình là hết sức quan trọng và phải gương mẫu.

Thứ ba, phải gắn kết cá nhân với gia đình và xã hội, bởi sự gắn kết với cá nhân trong xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ phát huy vai trò tích cực cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình đối với xã hội. Xây dựng gia đình Việt Nam hiện đại [gia đình văn hóa mới] cũng chính là xây dựng con người mới. Từng cá nhân khi được định hướng xây dựng với những phẩm chất đạo đức, năng lực mới trong thời đại mới là yếu tố quan trọng tạo thành một gia đình văn hóa mới hiện đại [đó là gia đình gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương; hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong công đồng; tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả].

Với cách tiếp cận trên, việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện đại là một việc làm mang tính chiến lược, nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong tương lai; đồng thời là cơ sở để thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, đóng góp tích cực trong việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.

Video liên quan

Chủ Đề