Viêm tai giữa là thuốc gì

Viêm tai giữa, bệnh lý nhiều người lầm tưởng ít nghiêm trọng nhưng có thể để lại di chứng suốt đời. Viêm tai giữa xảy ra ở mọi độ tuổi song phổ biến hơn ở trẻ từ 6 -36 tháng tuổi. Nhiều trường hợp trẻ em bị nghe kém, điếc hoặc nhiễm trùng huyết do viêm tai giữa. Người lớn tuy không phổ biến nhưng cũng từng ghi nhận số ít trường hợp rơi vào hôn mê sâu do biến chứng viêm tai giữa gây viêm tắc mạch máu của não – BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết.

Hiểu đúng về bệnh lý viêm tai giữa giúp người dân phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng đáng tiếc do mơ hồ trong việc chẩn đoán và chữa trị.

Bệnh viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ từ 6-36 tháng tuổi

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa [khu vực phía sau màng nhĩ] bị nhiễm trùng gây sưng, đau, sốt, chảy dịch. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi song phổ biến nhất là trẻ em từ 6-36 tháng tuổi do cấu trúc tai chưa phát triển hoàn chỉnh, miễn dịch yếu.

Tùy vào mức độ nhiễm trùng, viêm tai giữa thường được chia thành các loại bao gồm:

  • Viêm tai giữa cấp tính: Thường là một biến chứng của rối loạn chức năng vòi nhĩ xảy ra trong một đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus.
  • Viêm tai giữa mạn tính: Là tình trạng viêm tai giữa dai dẳng, bị chảy mủ lâu ngày qua lỗ thủng màng nhĩ [thường trên 12 tuần].
  • Viêm tai giữa ứ dịch: Là tình trạng niêm mạc của tai giữa bị viêm và tiết dịch, nhưng dịch này không chảy ra ngoài tai mà bị ứ lại phía sau màng tai. Dịch ứ có thể là ở dạng thanh dịch, dịch nhầy hoặc keo dính. [1]

Ngoài trẻ từ 6-36 tháng tuổi thì viêm tai giữa còn thường gặp ở các trường hợp sau:

  • Trẻ sử dụng núm vú giả
  • Trẻ đi nhà trẻ
  • Trẻ bú bình
  • Người tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao
  • Trải qua những thay đổi về độ cao
  • Trải qua những thay đổi trong khí hậu, nhất là vùng khí hậu lạnh
  • Bị cảm lạnh, cúm, viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai gần đây
  • Dị tật bẩm sinh vùng mũi họng làm tăng nguy cơ viêm tai giữa

Nhiễm trùng tai do vi khuẩn hoặc virus trong tai giữa gây ra. Tình trạng nhiễm trùng cũng thường xảy ra do cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng gây tắc nghẽn cửa mũi sau [viêm VA], vùng họng và vòi nhĩ.

  • Vòi nhĩ [vòi Eustachian]: Là một ống vòi tai có kích thước rất hẹp, nối tai giữa và vòm họng. Vòi nhĩ làm nhiệm vụ điều chỉnh áp suất không khí và làm mới không khí trong tai, đồng thời thoát chất tiết bình thường từ tai giữa. Khi vòi nhĩ bị sưng có thể làm tắc nghẽn, khiến chất lỏng tích tụ trong tai giữa gây nhiễm trùng. Ở trẻ em, các vòi nhĩ chưa phát triển nên thường hẹp và nằm ngang hơn, khiến cho việc thoát nước khó khăn dẫn đến dễ bị nhiễm trùng tai giữa.
  • VA [Adenoids ]: Là mô lympho nhỏ nằm ở phía sau mũi, có vai trò trong hoạt động như một hệ miễn dịch. Do VA nằm gần chỗ mở của các vòi nhĩ, nên khi VA bị viêm sưng to, có thể làm tắc nghẽn vòi nhĩ, dẫn đến nhiễm trùng tai giữa. Viêm tai giữa do viêm VA thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn.

Bác sĩ Hằng cho biết, sự khởi phát của các dấu hiệu, triệu chứng nhiễm trùng tai thường nhanh chóng và biểu hiện khác nhau giữa người lớn và trẻ em.

Trẻ em thường có các dấu hiệu viêm tai giữa như đau tai, đặc biệt khi nằm; khó ngủ; khóc nhiều; nghe kém hoặc phản ứng kém với âm thanh; mất thăng bằng; sốt 38 độ trở lên; dịch chảy ra từ tai; đau đầu; ăn/bú kém. Trong khi đó, người lớn lại thường chỉ có biểu hiện đau tai; dịch chảy ra từ tai; khó nghe.

Bác sĩ có thể dựa vào các biểu hiện, triệu chứng này để chẩn đoán viêm tai giữa cho người bệnh. Nhưng để chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh cần được thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa với sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại để nội soi tai và đo chức năng tai.

Cách chữa viêm tai giữa tại bệnh viện thường được áp dụng theo 2 phương pháp:

  • Điều trị bằng thuốc: Người bệnh có thể được điều trị bằng các loại thuốc theo kê đơn của bác sĩ như: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm phù nề, thuốc xịt mũi, bơm hơi vòi nhĩ.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp nhiễm trùng lan rộng, người bệnh có thể cần nạo VA; cắt amidan; đặt ống thông khí tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ có thể áp dụng.

Theo bác sĩ Hằng, hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai không gây ra các biến chứng lâu dài. Song nhiễm trùng tai nếu không được chữa dứt điểm, tái phát nhiều lần có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng nghe và sức khỏe lâu dài của người bệnh. Một trong số các biến chứng thường gặp nhất bao gồm:

  • Làm giảm thính giác: Thông thường tình trạng mất thính lực nhẹ có thể xuất hiện và tự biến mất khi khỏi nhiễm trùng tai. Song nhiễm trùng tai lặp đi lặp lại, hoặc nhiễm trùng tai nặng phát mủ trong tai giữa, có thể dẫn đến mất thính lực nghiêm trọng, tổn thương màng nhĩ và mất thính lực vĩnh viễn.
  • Chậm nói hoặc chậm phát triển: Nếu trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị suy giảm thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn, có thể gây chậm phát triển kỹ năng nói, giao tiếp xã hội và phát triển.
  • Thủng màng nhĩ: Hầu hết tình trạng thủng màng nhĩ sẽ lành trong vòng 72 giờ, nhưng cũng nhiều trường hợp cần phải can thiệp phẫu thuật.
  • Viêm não hoặc màng não: Nếu tình trạng nhiễm trùng không được điều trị hoặc không đáp ứng tốt với điều trị có thể lây lan sang các mô lân cận gây nhiễm trùng xương chũm gọi là viêm xương chũm. Viêm xương chũm có thể dẫn đến tổn thương xương và hình thành các u nang chứa đầy mủ. Nhiễm trùng tai giữa nghiêm trọng cũng có thể lây lan sang các mô khác trong hộp sọ, bao gồm não hoặc các màng bao quanh não gây viêm màng não.

Viêm tai giữa có thể gây biến chứng viêm não – màng não.

“Lơ là trong việc phòng ngừa khiến trẻ em bị nhiễm viêm tai giữa ở Việt Nam rất phổ biến. Người dân nên phòng ngừa bệnh viêm tai giữa bằng cách ngăn ngừa cảm lạnh thông thường; rửa tay đúng cách, thường xuyên và không dùng chung dụng cụ ăn uống; giữ ấm trong mùa lạnh; cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời; hạn chế cho trẻ ngậm bình sữa hoặc núm vú giả; tránh để trẻ bị sặc, trớ; chích ngừa cúm theo mùa; ăn uống, vận động khoa học để tăng cường sức đề kháng…” – Bác sĩ Hằng khuyên.

Xem thêm >>> Lệch vách ngăn mũi: nguyên nhân và cách điều trị

Trong quá trình điều trị chuyên khoa, chúng tôi thường nhận được những thắc mắc của người dân về bệnh viêm tai giữa. Xin được trả lời quý vị theo từng câu hỏi cụ thể như sau:

Viêm tai giữa là bệnh lý viêm nhiễm, nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến viêm tai giữa mạn tính. Tình trạng này khó điều trị hơn và bệnh hay bị tái phát. Các biến chứng nghiêm trọng tiếp theo là gây nghe kém hoặc điếc. Tình trạng này khiến trẻ nhỏ chậm nói, chậm phát triển, khiến người lớn mất tự tin và khó khăn trong việc giao tiếp. Biến chứng viêm não, hoặc viêm màng não rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

Bệnh viêm tai giữa có thể lây qua đường mũi họng, do viêm mũi họng biến chứng viêm tai giữa.

Viêm tai giữa ở Việt Nam rất phổ biến và dễ trở thành dịch trong các trường mầm non và tiểu học. Do đó, người dân nên chú ý phòng ngừa, nhất là cho trẻ em lứa tuổi mầm non. Phụ huynh cần lưu ý rằng biến chứng mất thính lực do viêm tai giữa làm chậm khả năng nhận thức, phát triển sẽ gây hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng suốt đời đến tương lai và sức khỏe của trẻ. Trẻ cũng có có nguy tử vong nếu biến chứng viêm não và viêm màng não xảy ra. – Bác sĩ Hằng khuyến cáo.

  • Viêm tai giữa
  • Tiêu chảy ở trẻ
  • Ho ở trẻ

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp nhưng có thể để lại hậu quả khôn lường. Điều trị viêm tai giữa cấp kịp thời và đúng cách, bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, có nhiều người tự ý điều trị hoặc không tuân thủ điều trị của bác sĩ, viêm tai giữa có thể gây hậu quả nghiêm trọng như điếc vĩnh viễn và suy giảm thính lực, thậm chí ảnh hưởng tính mạng.

1. Nguyên tắc chung điều trị viêm tai giữa.

Viêm tai giữa có thể chia thành viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mạn tính. Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa mạn khác nhau.

1.1.Điều trị viêm tai giữa cấp

Điều trị viêm tai giữa cấp. [Ảnh internet]

Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em. Phần lớn bắt nguồn từ các viêm mũi họng cấp như viêm Amidam, viêm VA, viêm họng cấp…

Cách điều trị viêm tai giữa cấp lại khác nhau ở 3 giai đoạn bệnh là:

Đây là giai đoạn đầu của viêm tai giữa cấp, khi trong tai giữa chưa ứ đọng mủ.

Điều trị giai đoạn này chủ yếu là điều trị các bệnh viêm mũi họng. Khi các bệnh viêm mũi họng được chữa khỏi, bệnh viêm tai giữa cũng tự khỏi.

Trích rạch màng nhĩ điều trị viêm tai giữa cấp ứ mủ. [Ảnh internet]

Đây là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn sung huyết. Lúc này mủ ứ đọng trong tai giữa làm màng nhĩ căng phồng gây đau đớn và sốt cao.

Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa có mủ giai đoạn này là:

  • Trích rạch màng nhĩ để tháo mủ.
  • Dùng thuốc rửa viêm tai giữa hàng ngày.
  • Dùng thuốc kháng sinh tùy tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ.
  • Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt điều trị triệu chứng.
  • Giải quyết các bệnh mũi họng nếu có.

Nếu viêm tai giữa giai đoạn ứ mủ không được điều trị, màng nhĩ sẽ bị rách, mủ chảy ra ngoài. Lúc này, triệu chứng đau, sốt thuyên giảm gây lầm tưởng bệnh đã khỏi.

Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa cho trẻ giai đoạn này là:

  • Dùng thuốc rửa viêm tai giữa hàng ngày và theo dõi đến khi màng nhĩ liền lại.
  • Dùng thuốc kháng sinh tùy tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ.
  • Giải quyết các bệnh mũi họng nếu có.

1.2. Điều trị viêm tai giữa mạn tính.

Viêm tai giữa mạn tính khi thời gian chảy mủ kéo dài trên 6 tuần. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Người lớn mắc viêm tai giữa chủ yếu là thể bệnh này. Điều trị viêm tai giữa mạn tính rất khó khăn và có thể để lại di chứng như giảm sức nghe, thậm chí điếc hoàn toàn.

Viêm tai giữa mạn tính chia thành hai loại:

 Làm sạch tai để điều trị viêm tai giữa tại cơ sở y tế. [Ảnh internet]

Thể này có thể gây viêm ống tai ngoài, xơ màng nhĩ, điếc nhưng không có tổn thương xương..

Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa mãn tính mủ nhầy:

  • Dùng thuốc rửa viêm tai giữa.
  • Nhỏ thuốc kháng sinh, chống viêm vào tai.
  • Điều trị các vấn đề mũi họng: nạo VA, cắt Amidan,…
  • Viêm tai giữa mủ có tổn thương xương.

Đây là thể bệnh nguy hiểm nhất của viêm tai giữa, gây hoại tử xương, có thể dẫn tới điếc, viêm xương chũm, viêm não – màng não,…ảnh hưởng tính mạng.

Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa mạn tính có tổn thương xương:

  • Điều trị phẫu thuật là phương pháp chính. Mục đích để: Dẫn lưu mủ, lấy bệnh tích và vá màng nhĩ, phục hồi chức năng nghe cho tai.
  • Điều trị triệt để viêm mũi họng.

2.Những sai lầm trong điều trị viêm tai giữa.

Viêm tai giữa, nếu được điều trị đúng cách có thể khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng. Nhưng có nhiều người tự ý điều trị sai lầm dẫn tới bệnh không khỏi và biến chứng điếc, viêm xương, viêm não – màng não…

Một số sai lầm trong điều trị viêm tai giữa:

2.1.Cứ bị viêm tai giữa là phải dùng kháng sinh?

Viêm tai giữa có thể không cần dùng kháng sinh. [Ảnh internet]

Không phải lúc nào bị viêm tai giữa cũng cần dùng kháng sinh. Tùy từng thể bệnh, giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định viêm tai giữa nên uống thuốc gì, có nên dùng kháng sinh hay không.

Ví dụ viêm tai giữa cấp giai đoạn xung huyết, chỉ cẩn điều trị khỏi viêm mũi họng, viêm tai giữa sẽ tự khỏi.

Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không giúp bệnh nhanh khỏi hơn, mà còn gây tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Sau này, khi cơ thể mắc bệnh nhiễm khuẩn thông thường, cần sử dụng kháng sinh mạnh, liều cao mới khỏi bệnh.

Tự ý sử dụng kháng sinh còn khiến cơ thể phải chịu những tác dụng phụ của kháng sinh một cách không cần thiết. Một số tác dụng phụ của kháng sinh có thể gặp là: dị ứng thuốc, tiêu chảy, ảnh hưởng chức năng gan, chức năng thận…

Khi bị viêm tai giữa uống thuốc gì đều phải tham khảo ý kiến bác sỹ. Không nên tự ý dùng thuốc để tránh gây ra các hậu quả đáng tiếc.

2.2. Dùng oxy già rửa tai.

  • Oxy già là chất sát khuẩn mạnh. Khi nhỏ vào tai, có thể gây tổn thương niêm mạc tai.
  • Về lâu dài, dùng oxy già nhỏ vào tai sẽ gây xơ hẹp ống tai, là giảm khả năng nghe của trẻ.
  • Khi bị viêm tai giữa, nên đến các cơ sở y tế để rửa tai bằng thuốc rửa tai giữa chuyên dụng.

2.3. Rắc các loại thuốc, các loại lá vào tai theo kinh nghiệm?

  • Nhiều người nghiền viên thuốc kháng sinh thành bột, rồi rắc vào tai để điều trị viêm tai giữa. Kháng sinh dạng viên được dùng đường uống, và chỉ có đường uống mới phát huy được tác dụng của kháng sinh. Do đó, khi rắc vào tai, thuốc không có tác dụng điều trị. Mặt khác, bột thuốc không tan, gây bít màng nhĩ khiến mủ không thoát ra được làm bệnh nặng thêm, dễ gây viêm tai giữa mạn tính và gây tổn thương xương.
  • Nhiều người còn cho các loại lá cây vào tai để điều trị viêm tai giữa theo kinh nghiệm dân gian. Công dụng của các loại lá này chưa được khoa học chứng minh. Hơn nữa, cách làm này còn gây bít màng nhĩ khiến mủ không thoát ra được. Lá cây còn mang theo vi khuẩn làm nặng thêm tình trạng viêm tai giữa.
  • Viêm tai giữa nên nhỏ thuốc gì, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tốt nhất không nên tự điều trị theo kinh nghiệm.

Viêm tai giữa có nhiều thể bệnh. Biến chứng của viêm tai giữa và cách điều trị mỗi thể bệnh khác nhau. Nhưng nhìn chung, nếu được điều trị đúng và kịp thời, viêm tai giữa có thể chữa khỏi hoàn toàn. Khi bị viêm tai giữa, hãy cho trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị đúng cách. Viêm tai giữa uống thuốc gì đều phải tham khảo ý kiến bác sỹ. Đừng tự điều trị theo các phương pháp truyền miệng kẻo tiền mất tật mang.

Xem thêm: Viêm tai giữa có nguy hiểm không?

BS. Hồng Hạnh,

Hội Bác sỹ trẻ – Đại học Y Hà Nội.

[Visited 8.325 times, 1 visits today]

[Visited 8.325 times, 1 visits today]

Video liên quan

Chủ Đề