Vay p2p là gì

(P2P) còn được gọi là “cho vay xã hội” hoặc “cho vay đám đông”. Vay ngang hàng mặc dù đã xuất hiện rất lâu trên thế giới, nhưng mới thực sự bùng nổ tại Việt Nam những năm gần đây và đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng. Vậy cho vay ngang hàng là gì? Ưu, nhược điểm của hình thức này là gì? Bài viết dưới đây của ACC sẽ cung cấp thông tin tới bạn đọc.

Vay p2p là gì

Cho vay ngang hàng là gì?

Nội dung bài viết:

1. Cho vay ngang hàng là gì?

Định nghĩa gốc của cho vay ngang hàng (peer–to–peer) dùng để chỉ những giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Sau này được phát triển và mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực hoạt động, nhiều thị trường kinh doanh khác nhau được gọi là kinh doanh ngang hàng (peer-to–peer business). Trong lĩnh vực tài chính, cụ thể là hoạt động tín dụng đã hình thành khái niệm về cho vay ngang hàng. Thị trường tài chính ngang hàng (peer–to–peer lending marketplace) là nơi cung cấp những nền tảng cho những chủ thể có nhu cầu vay vốn và những cá nhân có tiền nhàn rỗi muốn đầu tư, gặp nhau và giao dịch với nhau. Đây là một thị trường cho vay mà trong đó các bên tham gia không chỉ là cá nhân mà còn có thể là những doanh nghiệp, tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ và thậm chí có sự đầu tư của Ngân hàng, các Quỹ đầu tư và Quỹ bảo hiểm. Những thị thường này hoàn toàn tách biệt với mô hình hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính truyền thống . 

Trong quá trình hình thành và phát triển, đã có nhiều nhà khoa học đưa ra các định nghĩa khác nhau về cho vay ngang hàng. Theo Jeremy Mandell đến từ Công ty luật Morrison & Foerster, cho vay ngang hàng là một hoạt động kết nối đầu tư một cách thuận tiện bên ngoài hệ thống ngân hàng tiêu dùng thông thường, bằng cách kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay hoặc nhà đầu tư thông qua một nền tảng Internet. 

Theo trang web tài chính Investopedia, cho vay ngang hàng là một phương pháp cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân vay tiền và cho vay tiền giao dịch trực tiếp mà không cần đến một tổ chức tài chính chính thức làm trung gian. cho vay ngang hàng đề cập đến các khoản vay không có đảm bảo giữa người cho vay và người đi vay thông qua các nền tảng trực tuyến mà không cần trung gian của bất kỳ tổ chức tài chính nào 

Như vậy, có thể hiểu cho vay ngang hàng (P2P lending) hay còn tên gọi khác là cho vay giữa cá nhân (Person–to–Person) hay P2P, hoặc cho vay tại chỗ (Marketplace Lending) là mô hình kinh doanh mới, một loại hình dịch vụ sáng tạo, được thiết kế và xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính truyền thống.

Xem thêm: Dư nợ cho vay là gì? (Cập nhật 2022) – Luật ACC

2. Ưu, nhược điểm của cho vay ngang hàng

2.1. Ưu điểm

Cho vay ngang hàng mang lại một số lợi thế đáng kể cho cả người đi vay và người cho vay:

+ Lợi nhuận cao hơn cho các nhà đầu tư: Cho vay P2P thường mang lại lợi nhuận cao hơn cho các nhà đầu tư so với các loại hình đầu tư khác.

+ Nguồn vốn dễ tiếp cận hơn: Đối với một số người đi vay, cho vay ngang hàng là nguồn vốn dễ tiếp cận hơn so với các khoản vay thông thường từ các tổ chức tài chính. Điều này có thể do người đi vay xếp hạng tín dụng thấp hoặc mục đích vay không điển hình.

+ Lãi suất thấp hơn: Các khoản vay P2P thường đi kèm với lãi suất thấp hơn do sự cạnh tranh lớn hơn giữa những người cho vay và phí gốc thấp hơn .

2.2. Nhược điểm

Tuy nhiên, cho vay ngang hàng có một số nhược điểm:

+ Rủi ro tín dụng: Các khoản cho vay ngang hàng có rủi ro tín dụng cao. Nhiều người đi vay đăng ký khoản vay P2P có xếp hạng tín dụng thấp không cho phép họ nhận một khoản vay thông thường từ ngân hàng. Do đó, người cho vay nên biết về xác suất vỡ nợ của đối tác của mình.

+ Không có bảo hiểm / chính phủ bảo vệ:  Chính phủ không cung cấp bảo hiểm hoặc bất kỳ hình thức bảo vệ nào cho người cho vay trong trường hợp người đi vay vỡ nợ.

+ Luật pháp:  Một số khu vực pháp lý không cho phép cho vay ngang hàng hoặc yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ đó tuân thủ các quy định về đầu tư. Do đó, cho vay ngang hàng có thể không khả dụng đối với một số người đi vay hoặc người cho vay.

Xem thêm: Phương thức cho vay từng lần là gì?

3. Một số câu hỏi thường gặp

  • Thực trạng của việc cho vay ngang hàng ở Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

Tại Việt Nam, với sự bùng nổ của các Công ty Công nghệ Tài chính (Fintech), mô hình cho vay ngang hàng xuất hiện cách đây khoảng 2 năm với 40 công ty đang hoạt động. Hiện  nay, một số công ty đang biết đến nhiều trong hoạt động này như Lenbiz, Tima… Trong số hơn 40 công ty cho vay ngang hàng đang hoạt động trên thị trường, có những mô hình hoạt động khá hiệu quả, nhất là những công ty cho vay nhắm vào phân khúc DNNVV.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, hệ thống pháp luật chưa có quy định quản lý riêng điều chỉnh hoạt động này, từ đó kéo theo nhiều vấn đề phức tạp. NHNN cho biết một số công ty trong số 40 DN đang hoạt động đã xuất hiện những hoạt động biến tướng, vi phạm pháp luật về ngân hàng và tín dụng. Thực tế cho thấy, những biến tướng dễ xảy ra phần nhiều tới từ các công ty nước ngoài có nguồn lực tài chính mạnh. Hiện nay, trong 40 công ty cho vay ngang hàng đang hoạt động ở Việt Nam, có tới 10 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số công ty từ Indonesia, Singapore.

Mới đây, NHNN cũng đã khuyến cáo người dân nên cẩn trọng khi tham gia mô hình này. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng gần đây cũng đưa ra khuyến cáo đối với người tiêu dùng, cần cân nhắc cẩn trọng trước khi cung cấp các thông tin cá nhân để thực hiện đăng ký khoản vay, nghiên cứu kỹ các mục đích sử dụng thông tin khi thực hiện giao dịch cũng như nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng trước khi ký, đặc biệt cân nhắc các chi phí phải trả khi tham gia vay trực tuyến, yêu cầu gửi bản sao hợp đồng sau khi ký.

  • Vai trò của các bên trong mô hình cho vay ngang hàng là gì?

Trả lời:

Cụ thể vai trò của các bên trong một giao dịch cho vay ngang hàng sẽ bao gồm:

– Trang web cho vay ngang hàng: là nền tảng kết nối trực tiếp người vay với người cho vay (hay nhà đầu tư), được đại diện bởi công ty cung cấp dịch vụ P2P Lending. Công ty này sẽ có vai trò tìm kiếm, đánh giá và thẩm định các hồ sơ vay, đồng thời có trách nhiệm thu hồi khoản vay khi đến kỳ hạn, đảm bảo lãi và gốc cho nhà đầu tư.
– Người đi vay: là đối tượng tìm kiếm một giải pháp thay thế cho các khoản vay truyền thống, do họ gặp vướng mắc ở các thủ tục hành chính hoặc kỳ vọng một mức lãi suất tốt hơn việc vay ngân hàng.
– Người cho vay: là những nhà đầu tư cá nhân muốn nhận được lợi tức từ khoản tiền nhàn rỗi, với kỳ vọng có được lợi nhuận tốt hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng và bền vững hơn các kênh đầu tư khác.
Trên đây là thông tin về cho vay ngang hàng là gì cũng như ưu, nhược điểm của phương pháp cho vay ngang hàng. Bạn đọc cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tham gia vào hình thức vay này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.