Văn học xét đến cùng là câu chuyện của trái tim trong lòng mẹ

A. MỞ BÀI:C1: Nhà thơ Tố Hữu từng viết : “Có gì đẹp trên đời hơn thếNgười với người sống để yêu nhau” TÌnh yêu thương là điều không thể thiếu trong đời sống mỗi chúng ta, giúp chi cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa. Nếu cuộc đời là bông hoa thì tình yêu thương chính là mật ngọt và mỗi tác phẩm văn học chân chính khơi gợi lay động tình yêu thương trong trái tim mỗi người. Vì thế văn học và tình yêu thương có mỗi quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Bởi văn học luôn ngợi ca những người biết thương người như thể thương thân và tố cáo những ai dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại.C2Văn học có sức mạnh vô cùng to lớn bởi văn học tác động vào thế giới tâm hồn, cảm xúc của mỗi chúngta, hướng chúng ta tới Chân - Thiện - Mỹ. Văn học dân tộc xưa và nay luôn luôn … [Văn học khơi gợi, lay động vàđánh thức trong mỗi chúng ta những tình cảm tốt đẹp]B.THÂN BÀI[“Ý nghĩa văn chương” – Hoài Thanh. Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta đã có và khơi dậy cho ta những tình cảm ta không có. Câu chuyện khi con chim trong chuyện sắp chết, trái tim của nhà văn cũng như hòa chung nhịp đập với trái tim của chú chim đó, nguồn gốc của xuất phát từ tình yêu muôn vật muôn loài. TRước hếti. Và chỉxuất phát từ cảm xúc thì văn chương mới khiến cho con người có sự lay động.Văn chương đem đến cho chúng ta những bài học, nhưng đó không phải những bài học mang tính giác điều mà nó từ từ nhóm lên từ bên trong mỗi người ngọn lửa tình yêu thương. Văn chương chân chính dạy cho chúng ta những điều tốt đẹp trong cuộc sống, hướng ta đến Chân - Thiện - Mỹ, đó là chân lý, cái thiện - biết yêu thương người khácvà cái đẹp. Dạy cho chúng ta biết trân trọng cái đúng, chân lý, biết yêu thương đồng loại và yêu cái đẹp.] - văn chương xuất phát từ cái thế giới cảm xúc của mỗi con người, là tiếng nói của tâm hồn. Văn chươngluôn mang đến những bài học sâu sắc và ý nghĩa, đưa con người đến gần hơn với Chân - Thiện - Mỹ.Văn học Việt Nam xưa và nay rất phong phú và đa dang, sợi dây [chỉ đỏ] xuyên suốt chính là tình yêu thươngVăn học dân tộc ta luôn ngợi ca những con người biết thương người như thể thương thân. Với văn bản “Chiếc lá cuối cùng”: Truyện ngắn chiếc là cuối cùng là một bài ca đầy xúc động về tình yêu thương giữa những con người nghèo, khó, điều đó được thể hiện qua nhân vật cụ Bơ – men. Cụ là một người họa sĩnghèo, cụ rất chân thành và yêu quý hai cô khi luôn nhận mình là con chó xồm gác cửa cho hai cô gái ở tầng trên. Trước suy nghĩ rất điên rồ và tuyệt vọng của Giôn – xi, cụ đã tìm mọi cách để giúp cô. Để làm được điều đó, cụ đã vẽ chiếc lá lên cửa sổ trong cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Cụ phải vẽ nó trong hoàn cảnh thời tiết vô cùng khắc nghiệt là một đêm bão tuyết, hơn thế, cụ còn phải đánh đổi chính tính mạng của mình. Cụ Bơ – men chếtđi để hổi sinh cho Giôn – xi. Chiếc lá cuối cùng trở thành kiệt tác, nó chính là biểu tượng tuyệt vời cho tình yêu thương giữa con người với con người. Đánh nhau với cối xay gió mang đến cho người đọc câu chuyện thú vị, “dở khóc dở cười” của lão hiệp sĩ Đôn Ki – hô – tê. Đằng sau sự gàn dở, sự hoang tưởng, mê đọc chuyện kiếm hiệp của lão là một trái tim dũng cảm và lòng nhân ái. Bởi Đôn Ki – hô – tê Tuyên chiến với những cối xay gió chính là những kẻ to lớn, mạnh mẽ hơn hẳn so với Đôn Ki – hô – tê. Mà Đôn Ki – hô – tê một mình một ngựa xông vào đánh nhau không chút do dự với cối xay gió mà mục đích của lão là loại bỏ những kẻ xấu xa để phụng sự cho chúa, bảo vệ những kẻ yếu thế hơn mình. [Nên dù thất bại đau đớn và ê chề nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được tình yêu thương tràn trề trong con người này.] Bởi thực chất đánh nhau với cối xay gió chính là lão đang tuyên chiến với giáo hội nhà thờ và chế độ phong kiến. [đây là một chế độ cực kì dã man khi trói buộc quần thần, chà đạp lên nhân phẩm con người.][Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: Đỗ Phủ mơ một căn nhà rộng khắp thế gian nhưng không để cho ông mà là cho mọi người đều có thể trú ẩn trước mưa bão, gió rét. Và nếu ngôi nhà đó trở thành hiện thực trước mặt ông thìông chết rét cũng được.]Chúng ta lớn lên cùng với những câu chuyện cổ tích như Thạch Sanh, Tấm Cám. Ta không thể nào quên được những nhân vật đã đồng hành cùng với tuổi thơ chúng ta như ông tiên, ông bụt, cô Tấm, Thạch Sanh, anh Khoai… và họ đều là những con người biết yêu thương người khác, giúp đỡ cho những con người khốn khổ. Những nhân vật ấy đã nhẹ nhàng khắc ghi lại trong lòng mỗi người từ khi còn thơ bé những bài học rất lớn về tình yêu thương. Dù những câu chuyện này đã quá đỗi quen thuộc nhưng sẽ không bao giờ là cũ mòn trong tâm hồn mỗingười bởi nó gieo vào lòng chúng ta một hạt mầm của lòng yêu thương để biết yêu thương, biết đồng cảm chia sẻ với những con người khốn khổ bất hạnh.Truyện ngắn “Lão Hạc” đã xây dựng thành công nhân vật lão Hạc, một người nông dân nghèo, bất hạnh bị dồn đẩy đến bước đường cùng nhưng trong tâm hồn lão vẫn tỏa sáng những phẩm chất tốt đẹp. Trước hết, Lão Hạc yêu con . Không những vậy, Lão còn vồ cùng nhân hậu khi dành tình yêu thương cho cậu Vàng.Người thầy thuốc trong câu truyện “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” đã chữa bệnh cho người nông dân nghèo trước bởi bệnh của họ nguy hiểm hơn, bất chấp cả lệnh nhà vua. Như vậy để giúp đỡ người khác, ông ta đã vượt lên cả nỗi sợ cường quyền, chống lại cả bệnh vua để mà ưu tiên chữa bệnh. Như vậy, đó không chỉ là một người thầy thuốc có ý thuật cao mà còn là người có tấm lòng nhân hậu, yêu thương người bệnh như người mẹ yêu con “lương y như từ mẫu”Bài thơ “Bánh trôi nước” . Tất cả những tác phẩm ấy dù ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng chúng đều ngợi ca lòng yêu thương người khác.Văn học không chỉ là tiếng nói yêu thương mà còn là tiếng nói đấu tranh. Vì thế văn học tố cáo những kẻ dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại. Câu chuyện cô bé bán diêm” không chỉ mang đến một cảnh đời đầy bất hạnh mà còn cất cao tiếng nói tố cáo xã hội tư bản – xã hội đồng tiền, thối nát, lạnh lùng, thờ ở, tàn nhẫn. Thứ nhất,trước hoàn cảnh vô cùng đáng thương của cô bé bán diêm ăn đói, mặc rét, khổ sở như vậy nhưng đi bán diêm trong cái đêm giao thừa buốt cóng, không một ai động lòng thương giúp đỡ cho cô bé. Rồi tiếp tục là cái chét giá lạnh của cô bé trong cái buổi sáng đầu năm kia, mọi người chỉ đứng đó nhìn cô bé giống như một trò lạ mắt mà thôi, không ai rủ lòng thương trước cái chết đau đớn ấy. Và mọi người lại nói với nhau một câu rất thản nhiên “Chắc conbé muốn sưởi cho ấm!” và điều đó tố cáo cái xã hội tư bản – cái xã hội đồng tiền khi con người với con người lạnh lùng, thờ ơ vô cảm với nhau.Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch trần bộ mặt vô nhân đạo của lũ tay sai chó săn - cai lệ và người nhà lý trưởng. Chúng đến nhà chị Dậu với roi song, tay thước, dây thừng - những dụng cụ chuyên môn dùng để hành hạ, bắt bớ, đánh đập người khác. Chúng nói năng bằng giọng cộc lốc, chúng quát, rít lên như lời lẽ của loài cầm thú“Mày nói cho cha mày nghe đấy à?”, … và chúng đối xử với những người đau ốm như anh Dậu, hay người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu bằng những hành động vũ phu côn đồ, ………. . Chúng làm tất cả điều đó vì đồng tiền, từ đó, đoạn trích tố cáo cái xã hội thực dân phong kiến bất công, thôi nát. “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đưa người đọc trở về của hiện thực xã hội Việt Nam đẫu thế kỉ 20. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là viên quan phụ mẫu, hắn ta là kẻ chịu trách nhiệm trong việc hộ để. Trong khi nhân dân đang khôn khổ chiến đấu với thiên nhiên để ngăn không cho đê vỡ thì hắn ta ở trong đình - một nơi rất thoải mái đầy đủ tiênj nghi, được hầu hạ đầy đủ. Và việc say mê lớn nhất của hắn chính là đánh tổ tôm. Khi quan ù một ván lớn thì cũng là lúc đê vỡ. Kẻ sống không có nơi ở, kẻ chết không có nơi chôn.Và khi đê vỡ, hắn sẵnsàng đổ trách nhiệm cho kẻ khác “Để vỡ! Thời ông bỏ tù chúng mày! Thời ông cách cổ chúng mày….” Từ đó tác phẩm vạch trần bộ mặt của những tên quan lòng lang dạ sói, phè phỡn trên xương máu của nhân dân.Nhân vật bà cô trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng là hình ảnh đại diênj cho những hủ tục, những định kiến xã hội. Đáng lẽ bà cô phải là người hết sức yêu thương bé Hồng, thông cảm với mẹ bé Hồng – chính người chị dâu của mình. Nhưng trong văn bản, bà cô lại là một kẻ ích kỉ, một kẻ độc ác tàn nhẫn, luôn tìm cách chia rẽ tình mẹ con giữa Hồng và mẹ bé Hồng bằng cách gieo vào đầu cậu những rắp tâm tanh bẩn vàbịa ra câu chuyênj về mẹ để Hồng phải đau đớn … . [Bà cố trở thành kẻ đại diện cho một hạng người trongxã hội, hạng người lấy nỗi đau của kẻ khác làm niềm vui cho chính mình. Bà cô không chỉ làm tổn thương tới một người xa lạ mà làm tổn thương chính đứa cháu ruột của bà ta.][Thuế máu]C.KẾT BÀI:Văn học và tình yêu thương có mỗi quan hệ rất chặt chẽ, sâu sắc, không thể tách rời. Một tác phẩm văn họcchân chính cũng là một tác phẩm luôn luôn ngợi ca tình yêu thương. Vì thế đọc một tác phẩm văn học laf cách chúng ta mở rộng tâm hồn. Nên hãy biết trân trọng những tác phẩm văn học chân chính bởi nó là những món quà đầy ý nghĩa mà nhà văn, nhà thơ dành tặc cho chúng ta

SoanBai123 » Học Sinh Giỏi Văn » Học Sinh Giỏi Văn Lớp 8 » Tìm hiểu tác phẩm: Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Tìm hiểu tác phẩm: Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Mời các bạn tham khảo thêm bài:

Phân tích truyện ngắn Tôi đi học

Hướng dẫn tìm hiểu Văn bản: Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng

1- Tác giả:  [SGK]

* Tại sao các nhà nghiên cứu, phê bình văn học thường gọi Nguyên Hồng là “nhà văn của những người nghèo khổ”?

– Các nhà nghiên cứu thường gọi Nguyên Hồng là nhà văn của những người nghèo khổ. Ông thực sự xứng đáng với danh hiệu ấy vì suốt đời ông chỉ viết về những người dưới đáy của xã hội cũ. Song là một cây bút được mệnh danh là “nhà văn của những người cùng khổ” không chỉ vì Nguyên Hồng đã viết nhiều, viết chuyên về những lớp người đó. Điều quan trọng hơn là ông đã dành cho họ những dòng tâm huyết nhất, nóng bỏng nhất, trân trọng nhất. Đọc Nguyên Hồng, thấy dường như ông muốn đặt lên vai những nhân vật của mình những nỗi thống khổ chồng chất để thử thách sức bền của đức tin và lòng nhẫn nại gan góc của họ.

2- Văn bản “Trong lòng mẹ”

a] Nhan đề văn bản “Trong lòng mẹ” gợi cho em hiểu điều gì?

  • Tên văn bản trước hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, âu yếm.
  • Song nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tượng trưng: “trong lòng mẹ” cũng là trong tình thương của mẹ.
  • Từ nhan đề văn bản, người đọc đã phần nào hiểu được tình yêu thương mẹ tha thiết, sự khao khát được sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng.

b] Hãy kể tóm tắt chương truyện “Trong lòng mẹ”

  • Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt.
  • Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào.
  • Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình.
  • Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.
  • Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.

Tìm hiểu tác phẩm: Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

c] Đọc đoạn trích, em hiểu gì về hoàn cảnh đau khổ và trớ trêu của chú bé Hồng?

  • Chú bé Hồng- nhân vật chính trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” sống trong một cảnh ngộ đau khổ, trớ trêu và thật đáng thương.
  • Hồng lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu thương đành chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng túng đã phải bỏ con đi kiếm ăn phương xa.
  • Chú bé Hồng đã mồ côi cha lại vắng mẹ sống thui thủi, cô đơn giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của những người họ hàng giàu có, trở thành đứa bé đói rách, lêu lổng.
  • Tuy xa mẹ nhưng cậu luôn nhớ mẹ, yêu mẹ, khao khát ngày gặp lại mẹ. Tình yêu mẹ vô bờ bến đã khiến Hồng trở nên cứng cỏi hơn, bản lĩnh hơn, già dặn hơn trước những lời dèm pha và thái độ cay nghiệt của bà cô để bảo vệ đến cùng hình ảnh đẹp đẽ của người mẹ trong lòng chú bé.

d] Hình thức tự truyện [dưới dạng hồi kí] ở văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thế giới nội tâm nhân vật?

  • “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm “Những ngày thơ ấu” – một tập hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng.
  • Thể loại hồi kí tự truyện, trong đó nhân vật chính tự kể chuyện và trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ đã giúp cho nhà văn Nguyên Hồng diễn  tả một cách sâu sắc hoàn cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần và tình yêu mẹ mãnh liệt của một cậu bé mồ côi bất hạnh. Diễn biến tâm trạng, đặc biệt đời sống nội tâm vô cùng phong phú của Hồng được kể lại một cách chân thực, sống động nhất.
  • Việc lựa chọn ngôi  kể thứ nhất chứ không phải ngôi kể thứ ba khiến câu chuyện kể của nhân vật tôi có sức thuyết phục hơn, hấp dẫn hơn với người đọc.

e] Phân tích diễn biến tâm trạng  của chú bé Hồng qua 2 thời điểm: cuộc trò chuyện với bà cô và giây phút được gặp lại mẹ để qua đó hiểu được thế giới nội tâm vô cùng phong phú của chú bé.

– Tình yêu thương của Hồng với mẹ là lẽ tự nhiên, dù còn rất ít tuổi nhưng em đã thấu hiểu, cảm thông cho hoàn cảnh bất hạnh của mẹ. Em không giận hờn mà luôn yêu quí, mong mỏi, nhớ thương người mẹ đẹp đẽ tần tảo của mình. Em đã phải trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, soi mói độc địa của
những người họ hàng.

– Cảnh trò chuyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đã thúc đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng cao độ.

  • Đầu tiên, xa mẹ lâu ngày, sống trong nỗi khắc khoải, mong nhớ mẹ khiến Hồng định nghe lời bà cô về thăm mẹ, bởi em “tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương ấp ủ”. Đó là sự bột phát tự nhiên của tình cảm yêu thương mẹ trong em.
  • Nhưng khi nhận ra “những ý nghĩ cay độc” trong giọng nói và “nét mặt cười rất kịch” của bà cô, em đã ngay lập tức phải giấu đi tình cảm thực của mình, mà “cúi đầu không đáp” và  trả lời lại bà cô trái với mong đợi của mình: “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.” Cảnh ngộ của sự đố kị nặng nề đã khiến Hồng có một tính cách cứng cỏi hơn, già dặn hơn những đứa trẻ cùng lứa. Hơn nữa sức mạnh khiến Hồng cứng cỏi được như vậy chính là niềm tin không hề lay chuyển về người mẹ yêu thương của chú.
  • Khi bà cô liên tiếp tấn công, với thái độ trơ trẽn, dai dẳng, bà đã gợi ra cảnh “mẹ tôi ngồi cho con bú bên rổ bóng đèn, ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng” và nhắc đến “vào còn thăm em bé chứ” , Hồng đã cố sức chịu đựng. Em “im lặng cúi đầu xuống đất, lòng càng thắt lại, khoé mắt đã cay cay”, rồi không thể nhịn hơn được “nước mắt tôi đã ròng ròng rớt xuống, chan hoà, đầm đìa…”. Cảm giác đau đớn xoắn chặt lấy tâm can em “cổ họng tôi nghẹn ứ khóc không ra tiếng”
  • Càng thương mẹ, Hồng càng căm ghét những cổ tục phong kiến tàn nhẫn dã đày đoạ trói buộc mẹ em: “Giá những cổ tục ấy…”

-> Nguyên Hồng đã thực sự thành công trong việc khắc hoạ thế giới nôi tâm nhân vật, qua đó làm nổi bật tình yêu lớn lao mà chú bé Hồng dành cho mẹ.

– Cảnh Hồng được gặp mẹ, được hưởng những giây phút sung sướng, hạnh phúc khi được ở trong lòng mẹ thật sự xúc động.

  • Thoáng thấy bóng người giống mẹ ngồi trên xe kéo, “Hồng đuổi theo gọi bối rối”. Đó chính là niềm khao khát tình thương vô hạn của người mẹ trong lòng chú bé.
  • Hồng lo sợ, bối rối nếu người ngồi trên xe kéo không phải là mẹ thì “cái lầm không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người khách bộ hành ngã gục giữa sa mạc”.
    Sự so sánh làm nổi bật niềm khao khát mãnh liệt được gặp mẹ trong tâm hồn em.
  • Được ngồi trên xe cùng mẹ, được mẹ xoa đầu và thấm nước mắt, chú bé “oà lên khóc rồi cứ thế nức nở” . Tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc, mãn nguyện được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn .
  • Cảm giác của chú bé sung sướng đến cực điểm khi được ở trong lòng mẹ. Em cảm nhận được vẻ tươi đẹp của mẹ “gương mặt tươi sáng, đôi mắt trong, nước da mịn”, hơi thở và mùi quần áo của mẹ . Tất cả đưa em tới cảm giác “ấm áp”, “mơn man”, “êm dịu”. Em muốn được mình bé bỏng như ngày nào để “lăn vào lòng mẹ”, “áp mặt vào bầu sữa nóng”, “để bàn tay mẹ vuốt ve, gãi rôm”…
  • Hồng không còn nghĩ gì, nhớ gì đến những lời nói xúc xiểm của bà cô để được tận hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc sống trong lòng mẹ.

– Ngòi bút miêu tả tâm lí, nội tâm nhân vật của nhà văn Nguyên Hồng thật tinh tế, nhạy cảm. ông đã ghi lại được “những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng.

f] Trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” nhà văn Nguyên Hồng viết: “Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà căn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.” Tại sao tác giả viết như vậy? Nêu cảm nhận của em về thái độ của Hồng được thể hiện qua chi tiết đó.

  • Trong cuộc trò chuyện của Hồng với bà cô, diễn biến tâm trạng của Hồng được đẩy dần lên và lên đến cực điểm khi Hồng nghe bà cô kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ chú. Đau đớn, xót xa cho mẹ, Hồng nghĩ: “Giá những cổ tục…”
  • “Cổ tục” vốn là những tục lệ xưa cũ. Trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, những thành kiến cổ hủ ấy đã bóp nghẹt quyền sống, đoạ đày những người phụ nữ đáng thương như mẹ của Hồng.
  • Cách so sánh của tác giả thật cụ thể mà cũng thật ấn tượng. Tác giả đã kết hợp biện pháp so sánh với lối nói liệt kê và một loạt các động từ mạnh “vồ”, “cắn”, “nhai”, “nghiến” để nhấn mạnh cảm giác đau đớn, uất ức của Hồng khi người mẹ mà chú hằng yêu quí bị những cổ tục đầy đoạ. Càng thương mẹ bao nhiêu, Hồng càng quyết tâm chiến đấu đến cùng để phá bỏ những cổ tục ấy.
  • Qua chi tiết trên, người đọc càng cảm động trước tình yêu lớn lao, trọn vẹn, mãnh liệt mà Hồng dành cho người mẹ đáng thương của chú.

g] Để diễn tả tâm trạng bối rối của chú bé Hồng khi lo sợ người ngồi trên xe kéo không phải là mẹ, Nguyên Hồng viết: “và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Em hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh trên.

  • Tác giả đã sử dụng cách nói so sánh tinh tế nhưng cũng thật chính xác. Nhà văn đã ví niềm khao khát, mong chờ mẹ trong lòng Hồng cũng giống như  khát khao của người khách bộ hành giữa sa mạc một “dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm”.
  • Cách viết của tác giả đã cực tả niềm khao khát, thương nhớ mẹ của chú bé Hồng. Giả thiết đặt ra đưa Hồng vào 2 tình thế.
    hoặc là sung sướng đến tột đỉnh nếu người ngồi trên xe kéo là mẹ. hoặc là thất vọng, đau đớn đến tột cùng nếu em nhìn lầm.
  • Qua đó, người đọc càng cảm nhận rõ hơn tình yêu mẹ tha thiết trong lòng chú bé.

3- Bài tập viết đoạn tổng hợp:

Cho câu chủ đề: “Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn.”

Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu làm rõ câu chủ đề trên. Trong đoạn có sử dụng một trường từ vựng. [chỉ rõ]

Về “Những ngày thơ ấu”, nhà văn Thạch Lam cho rằng đó là những “rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”. Qua đoạn trích “Trong ‘lòng mẹ” em hãy làm rõ nhận xét trên. [ Xem tại đây ]

Chất trữ tình thấm đượm ở chương truyện “Trong lòng mẹ”

  • Tình huống, nội dung câu chuyện: hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng; câu chuyện vê một người mẹ phải âm thầm
    chịu nhiều cayđắng, nhiều thành kiến tàn ác; lòng thương yêu cùng sự tin cậy mà chú bé dành cho người mẹ của mình…
  • Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng: nỗi xót xa, tủi nhục, lòng căm phẫn sâu sắc quyết liệt, tình yêu thương mẹ nồng nàn thắm thiết.
  • Cách thể hiện của tác giả cũng góp phần tạo nên chất trữ tình của chương hồi kí:
    • Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả, biểu lộ cảm xúc.
    • Các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh gây ấn tượng, đều giàu sức gợi cảm
    • Lời văn nhiều khi say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man, dạt dào.

Video liên quan

Chủ Đề