Vấn đề tuyển sinh vào nghề dạy học

Tranh vẽ thầy giáo Nguyễn Tất Thành khi tham gia dạy học ở trường Dục Thanh [Phan Thiết]

[Thanhuytphcm.vn] - Những người làm nghề dạy học khi khai hồ sơ cá nhân ở mục nghề nghiệp hẳn đều ghi là “giáo viên” bởi gần như mặc định “giáo viên” là định danh về mặt nghề nghiệp cho công việc đó, tương tự như bác sĩ, kỹ sư, công nhân, nhà báo… Tuy nhiên, suy cho cùng, dạy học và giáo viên không phải là những từ có nội hàm trùng khít nhau. Cũng như bác sĩ chưa hẳn là thầy thuốc, bởi tuy họ có nghề nghiệp là bác sĩ nhưng họ có thể không còn hành nghề đó hoặc đã chuyển sang làm công tác quản lý.

Nói về nghề giáo, người ta có khá nhiều từ để định danh: nghề “gõ đầu trẻ”, “bán cháo phổi”, “thầy giáo/cô giáo”, “kỹ sư tâm hồn”… Từ “giáo viên” nếu hiểu đơn giản ở góc độ chữ nghĩa có thể là “viên chức làm nghề giáo [nghề dạy học]” nhưng khi chuyển từ nghề dạy học sang giáo viên thì đã có sự khác biệt nhiều về ý nghĩa, về sự nhìn nhận.

Ta biết có nhiều người từng là nghề dạy học hoặc ít nhất là công việc dạy học [với tính chất chưa thường xuyên, chuyên sâu, gắn bó] nhưng chưa bao giờ ai gọi họ là giáo viên. Chẳng hạn, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn là chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã có thời gian dạy học tại Trường Dục Thanh [Phan Thiết]; Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng là thầy giáo dạy lịch sử tại một trường tư thục; học giả Nguyễn Hiến Lê từng làm nghề dạy học trong 3 năm [1950 – 1953], cả dạy tư lẫn dạy ở trường công. [Xin mở ngoặc nói thêm, ta cũng nên có chút phân biệt giáo viên là người dạy học ở bậc mầm non và phổ thông với giảng viên là người dạy học ở bậc đại học hoặc trên đại học. Khi gắn yếu tố định danh nghề nghiệp “viên” vào thì giáo viên hay giảng viên cũng được coi như một viên chức dạy học, chỉ khác ở chỗ họ dạy bậc nào thôi, chứ không khác về ý nghĩa và sự nhìn nhận].

Vậy sự khác biệt đó nên hiểu như thế nào?

Khi nói đến giáo viên là nói đến một loại chức nghiệp, để nhằm xếp hạng trong các thang bảng về mặt lương bổng, về mặt ngạch trật hơn là sự nhìn nhận về công việc, tính chất công việc hoặc phẩm cách nghề nghiệp. Khi muốn làm giáo viên phải có những tiêu chí theo quy định [chẳng hạn, có trình độ học vấn [bằng cấp] nhất định, các chứng chỉ kèm theo, được tuyển dụng hoặc ký hợp đồng, có độ tuổi phù hợp…] nhưng còn làm nghề dạy học hoặc làm công việc dạy học thì không nhất thiết có những đòi hỏi đó. Người mới 15 tuổi cũng có thể làm công việc dạy học cho các em nhỏ hơn hoặc cho người học lớp thấp hơn, có trình độ thấp hơn. Người chưa từng qua trường lớp sư phạm, chưa đậu bằng cấp gì đáng kể vẫn có thể tự tổ chức lớp học theo điều kiện của mình [lớp dạy kèm, lớp tình thương…]. Người đã nghỉ hưu vẫn có thể tổ chức lớp dạy kèm từng môn hoặc đứng lớp vỡ lòng cho trẻ em, cho người mù chữ…

Khi phân biệt ở khía cạnh đó, có người sẽ cho rằng nghề dạy học và giáo viên khác nhau ở chỗ… được trả lương. Xét cách gọi cũng có thể phần nào đúng. Giáo viên được nhận lương từ nhà trường [từ ngân sách nhà nước hoặc ngân sách của trường] và theo thang bậc, thâm niên cùng các mức cụ thể khác theo quy định hoặc theo thỏa thuận giữa trường và giáo viên. Người dạy học không phải là giáo viên có thể được trả thù lao [dạy kèm, dạy thêm…] hoặc không được trả thù lao [dạy học với tính chất là công việc xã hội], ít khi được gọi đó là lương.

Nhưng có lẽ sự khác nhau nhiều hơn cả là về sự thể hiện tình cảm, gắn bó, tư cách của nghề dạy học và nghề giáo viên. Xét nhiều mặt, nghề dạy học [hay công việc dạy học] đòi hỏi sự tận tụy, yêu nghề, yêu trẻ, tôn trọng người học, có sự chăm chút cho công việc của mình…, đồng thời thường thể hiện phong thái [tác phong], tư cách nhất định, ít nhiều được mặc định với công việc đó. Chẳng hạn, chúng ta thường nghe ai đó nói: “Ông ấy nhìn đứng đắn như một thầy giáo” chứ ít khi chúng ta nghe “Anh ấy chỉn chu như một giáo viên”. Hoặc khi đánh giá không tốt về một người, người ta có thể nói: “Cái ngữ ấy mà làm thầy bà gì?” chứ ít khi ta nghe: “Làm giáo viên ai lại làm vậy?”. Cho nên, nghề giáo viên thường được gắn với những phẩm chất nhất định về tri thức, về thái độ, về tình cảm, về đạo đức…, mà nếu thiếu những điều đó thì sẽ không được coi là nhà giáo hoặc không đủ sự nhìn nhận về một nhà giáo.

Đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM, tuyên dương các “Nhà giáo trẻ tiêu biểu TPHCM” năm 2020. [Ảnh: Thanhuytphcm.vn]

Như vậy, một người thiếu tư cách làm thầy giáo [theo một chuẩn mực có tính quy ước của một xã hội nhất định] vẫn có thể là giáo viên nhưng sự tôn trọng của xã hội, của cộng đồng có thể không còn nguyên vẹn. Trái lại, giáo viên phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nhất định và nếu vi phạm có thể không tiếp tục làm giáo viên nữa [bị buộc thôi việc, chuyển sang làm công việc khác…] nhưng vẫn có thể làm công việc dạy học ở môi trường khác và không nhất thiết khi vi phạm tư cách về giáo viên thì bị xem nhẹ tư cách về nghề giáo. Thí dụ: có giáo viên phải nộp sáng kiến để bảo đảm các yêu cầu về thi đua; do không có sáng kiến hoặc có sáng kiến nhưng thực tế không có hiệu quả như mong muốn nên đã sao chép sáng kiến của người khác để nộp; khi bị phát hiện thì bị kỷ luật, đình chỉ công tác giảng dạy và chuyển sang làm giám thị. Như vậy, người này không còn là giáo viên và cũng không còn làm công việc dạy học trong trường; nhưng nếu người này vẫn tiếp tục công việc dạy thêm [ở trung tâm, dạy kèm ở nhà – gia sư…] thì vẫn làm công việc dạy học. Và nếu người này vẫn thể hiện tư cách tốt đẹp trong công việc dạy học đó thì vẫn được nhiều người tôn trọng dù rằng bản thân vi phạm quy định về giáo viên.

Tức là, khi một giáo viên không chỉ làm tròn trách nhiệm mà còn cao hơn các yêu cầu theo chức trách của mình thì sẽ đạt đến tiêu chí của nghề giáo, của người thầy. Người giáo viên dạy hết giờ, xong bài học, bảo đảm tiến độ theo chương trình, thực hiện đúng các quy định theo chức trách của mình…, là đã tròn vai giáo viên. Nhưng người đó dành thời gian, tâm sức, tình cảm để khích lệ những học sinh học chưa thật tốt vươn lên, giúp đỡ học sinh nghèo có thêm điều kiện học tập, gợi mở cho học sinh có tư chất nâng cao năng lực của mình, làm lan tỏa lý tưởng, lối sống đẹp đến với người học… thì có thể đã làm tốt vai người thầy, vai nhà giáo, vai người dạy học của mình.

Xã hội ta hiện nay có rất nhiều người đang thể hiện vai trò tuyệt vời trong nghề dạy học nhưng cũng có một số người đơn giản làm tròn vai của một giáo viên, thậm chí biến báo để được tròn vai chứ thực chất chưa thực hiện đúng và đầy đủ tư cách vốn có. Khi xã hội tôn trọng người thầy, đề cao nghề dạy học thì cũng có nghĩa là trân quý “người giáo viên nhân dân” với tính chất là thể hiện được tư cách, thái độ cao quý trong công việc dạy học của mình ở khía cạnh xem nghề dạy học là vì nhân dân, cho nhân dân, mang tính nhân dân. Còn nếu không, khi chỉ đơn giản là một công việc kiếm sống thì thật tiếc, có khi không chỉ cho chính bản thân người giáo viên đó mà còn cho những người học.

Nguyễn Minh Hải

Tin liên quan

Download

Skip this Video

Download Presentation

I. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề dạy học

1 / 7

[HBĐT] - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT -XH trước mắt và lâu dài của tỉnh. Tuy nhiên trong thực tế, công tác tuyển sinh và đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Chỉ tính riêng hệ cao đẳng và trung cấp, trên toàn tỉnh hiện có 7 trường cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp. Những năm qua, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường có sự quan tâm hơn. Đội ngũ giáo viên các trường dần đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề với tỷ lệ 84%. Các chính sách ưu tiên khi tuyển sinh và trong quá trình học tập được các trường thực hiện đầy đủ nhằm giảm bớt khó khăn cho HS -SV. Các trường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho bộ đội xuất ngũ, học sinh các trường THPT, THCS... để tăng cường công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, theo Sở LĐ -TB&XH, công tác tuyển sinh học nghề mấy năm gần đây của các trường có chiều hướng sụt giảm. Đối với hệ cao đẳng nghề, năm 2014, trường Cao đẳng nghề Hòa Bình tuyển mới 220 học sinh, năm 2015 giảm còn 115 học sinh và năm 2016 là 46 học sinh. Trường Cao đẳng nghề cơ điện Tây Bắc, năm 2014 tuyển 55 học sinh, năm 2015 giảm còn 35 học sinh và năm 2016 là 21 học sinh. Đối với hệ trung cấp, năm 2016, trường Trung cấp Y tế Hòa Bình chỉ tuyển được 23 học sinh vì theo quy định mới của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, từ năm 2021 không tuyển dụng viên chức y tế trình độ trung cấp vào các cơ sở khám, chữa bệnh...

 

Do thiếu sự gắn kết với các trường trung cấp, cao đẳng nghề, Công ty CP Lạc Thủy đã tuyển gần 800 lao động phổ thông và sơ cấp nghề để tự đào tạo phục vụ yêu cầu SX -KD của doanh nghiệp.

Thực tế trên cho thấy, mặc dù đã đạt được một số kết quả, song công tác tuyển sinh và đào tạo của hầu hết các trường cao đẳng, trung cấp chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đề ra. Một số nghề chưa gắn với thị trường lao động và quy hoạch phát triển KT -XH của tỉnh. Quy mô tuyển sinh hàng năm còn thấp so với chỉ tiêu được giao so với điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của các trường đã gây lãng phí về nguồn lực. Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT vào học nghề chưa được thực hiện tốt, mới đạt 15%. Một số nghề chưa phát huy được hiệu quả sau đào tạo. Người lao động sau khi học nghề chưa duy trì được nghề lâu dài. Các trường còn khó khăn, lúng túng trong việc xác định nhu cầu học nghề và ngành nghề cần đào tạo, vẫn còn tình trạng đào tạo những nghề nhà trường đang có mà chưa đào tạo theo yêu cầu thị trường. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Việc tuyển dụng và sắp xếp đội ngũ giáo viên cơ hữu chưa phù hợp, chưa đảm bảo cơ cấu ngành nghề, thiếu giáo viên dạy tích hợp cả lý thuyết, thực hành và thiếu kinh nghiệm thực tế sản xuất. Trang thiết bị giảng dạy, mô hình học cụ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, đa số các thiết bị dạy nghề của các trường đều cũ và lạc hậu. Số học sinh trường cao đẳng, trung cấp ra trường so với số nhập học tỷ lệ chưa cao, còn học sinh bỏ học hoặc không theo học hết khoá đào tạo nên HS -SV tốt nghiệp so với khi nhập học mới đạt khoảng 80%. Chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa các trường và các doanh nghiệp trong việc phối hợp đào tạo cũng như xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề và sử dụng lao động sau đào tạo. Tại KCN Lương Sơn, hiện có 40% lao động trong tỉnh đang làm việc tại các doanh nghiệp, 60% là lao động đến từ các tỉnh, thành phố khác. Ngoài ra, nguồn kinh phí hỗ trợ các chính sách cho đào tạo nghề còn thấp hoặc chưa bố trí kịp thời trong dự toán ngân sách của địa phương dẫn tới hiệu quả về đào tạo nghề chưa cao...

Qua tìm hiểu tại các trường và các địa phương, nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền cấp huyện, cấp xã về công tác dạy nghề chưa đầy đủ, chưa tích cực vào cuộc để thúc đẩy hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Một bộ phận người dân và phụ huynh học sinh còn coi trọng cho con em theo học đại học, chưa nhận thức đúng vị trí, hiệu quả của việc học nghề để dễ tìm kiếm việc làm, đảm bảo thu nhập. Sự liên thông đào tạo giữa các cấp trình độ của hệ thống đào tạo nghề và hệ thống giáo dục chưa thống nhất nên chưa thu hút được nhiều học viên tham gia học nghề để có thể tiếp tục học lên bậc cao hơn. Do điều kiện kinh tế của người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng cao, những hộ gia đình nghèo còn nhiều khó khăn nên chưa có đủ nguồn lực đầu tư cho con em tham gia học nghề dài hạn.

Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề như cơ sở vật chất, phòng học, nhà xưởng, trang thiết bị dạy nghề, đội ngũ giáo viên... còn hạn chế, chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động. Chất lượng học sinh đầu vào thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo và kết quả đầu ra. Các doanh nghiệp hiện chủ yếu chỉ tuyển lao động phổ thông và sơ cấp nghề đã gián tiếp tác động đến công tác tuyển sinh cao đẳng và trung cấp.

Khắc phục những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác tuyển sinh và đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh, nhất là triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp, phát triển quy mô tương ứng với các điều kiện đảm bảo chất lượng. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các cấp trình độ đào tạo. Đào tạo theo hướng mở, linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng theo học. Đào tạo nghề nghiệp gắn với nhu cầu thị trường lao động, gắn với việc làm và tạo việc làm bền vững, xuất khẩu lao động và an sinh xã hội. Thực hiện liên kết với các doanh nghiệp để thực hành tại doanh nghiệp và tổ chức dạy nghề có địa chỉ. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Tạo điều kiện để thu hút mọi nguồn lực của xã hội để tham gia đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ giáo viên và HS -SV các cơ sở giáo dục nghề nghiệp... chắc chắn sẽ tạo được sự chuyển biến trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

                                                                                                   Đức Phượng

Video liên quan

Chủ Đề