Chuyển nhầm tiền bao lâu ngân hàng xử lý

Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản công ty. Lấy tiền của người khác chuyển nhầm vào tài khoản có vi phạm pháp luật không?

Sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp số hóa đã tạo điều kiện thuận tiện cho mọi người trong việc thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán trở nên thuận tiện hơn. Ví dụ, để chuyển tiền cho người khác, nếu như trước đây, bạn không đưa trực tiếp cho người nhận thì phải trực tiếp ra ngân hàng để thực hiện thủ tục chuyển tiền thì bây giờ, cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, bạn không cần phải vất vả như vậy, chỉ cần một “click” trực tuyến, bạn vẫn có thể chuyển tiền đến tay người nhận mặc dù đang ở nhà. Thuận tiện là vậy, tuy nhiên, trên thực tế cũng có không ít trường hợp xảy ra sai sót dẫn đến việc tiền bị chuyển vào tài khoản của người khác, mà sai sót này thường là do sơ suất của khách hàng khi không kiểm tra kỹ thông tin khi giao dịch qua hệ thống Internet banking… Vậy phải làm gì khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản của công ty? Để giải quyết vấn đề này, trong phạm vi bài viết, đội ngũ luật sư và chuyên viên Luật Nhân Hòa sẽ đề cập đến cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản của công ty.

Cũng giống như các trường hợp chuyển nhầm tiền vào tài khoản cá nhân khác, thông thường, khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản công ty, người chuyển nhầm tiền sẽ thực hiện theo các trình tự như sau:

Thứ nhất, bạn cần liên lạc với ngân hàng nơi bạn đã chuyển tiền đi.

Khi chuyển nhầm tiền, việc đầu tiên mà bạn cần phải làm chính là liên lạc với ngân hàng nơi bạn chuyển tiền đi để thông báo về việc chuyển nhầm tiền. Bởi căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Thông tư 23/2010/TT-NHNN thì khi Ngân hàng nhận được thông báo về việc chuyển nhầm tiền thì sẽ có các phương án:

– Nếu như tài khoản của khách hàng đã nhận tiền còn đủ số dư [đủ tiền] để thu hồi lại số tiền mà bạn vừa chuyển nhầm thì phía ngân hàng nơi tài khoản chuyển đến sẽ chuyển trả lại ngân hàng nơi bạn chuyển đi số tiền mà bạn chuyển nhầm trên cơ sở Lệnh Yêu cầu hoàn trả lệnh Thanh toán.

– Nếu như tài khoản của khách hàng đã nhận tiền không còn đủ số dư [đủ tiền] để thu hồi lại số tiền mà bạn vừa chuyển nhầm đến, thường do người nhận được tiền đã rút tiền chuyển đến… thì Ngân hàng nơi bạn chuyển tiền đó, sẽ yêu cầu người nhận tiền này nộp tiền vào tài khoản để thực hiện Lệnh Yêu cầu hoàn trả lệnh Thanh toán, chuyển lại tiền cho Ngân hàng nơi bạn chuyển tiền đi.

– Nếu như bên nhận tiền chuyển nhầm của bạn không còn tiền để thanh toán lại cho ngân hàng, hoặc không thể xác định được nơi cư trú, sinh sống của họ, không liên lạc được thì đơn vị nhận lệnh [tức ngân hàng nơi chuyển tiền đến] sẽ phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an… và chính quyền địa phương để tìm ra người nhận tiền, từ đó yêu cầu trả lại tiền cho bạn. 

Do vậy, việc bạn liên hệ với ngân hàng là việc làm hoàn toàn cần thiết để bạn nhận được lại tiền nếu ngân hàng nơi bạn chuyển tiền đi chưa chuyển được tiền đi, hoặc đã chuyển đến ngân hàng nơi bạn chuyển tiền đến mà khách hàng chưa rút tiền hoặc đã rút tiền nhưng liên hệ được. Trong trường hợp, bạn chuyển nhầm tiền vào tài khoản của công ty thì việc bạn liên hệ ngay với ngân hàng thì đây là cơ sở để ngân hàng liên hệ với công ty có tài khoản mà bạn chuyển nhầm tiền vào, để đề nghị họ trả lại tiền cho bạn. Đồng thời, do đây là tài khoản công ty nên việc định đoạt đối với số tiền trong tài khoản này bắt buộc phải có sự đồng ý trong việc chi tiêu của người đại diện theo pháp luật của công ty này. Trường hợp này, Ngân hàng sẽ liên hệ với người đại diện theo pháp luật của công ty này để xem xét về việc trả tiền cho bạn.

Thứ hai, trường hợp bạn đã liên hệ thông qua ngân hàng để đòi lại tiền, nhưng vẫn không đòi được.

Đối với những trường hợp bạn đã thông báo, phối hợp với ngân hàng nơi chuyển tiền đi – nơi chuyển tiền đến để liên hệ với bên nhận tiền chuyển nhầm để đòi lại tiền nhưng không đòi được tiền do bên nhận tiền không chịu trả tiền hoặc đã rút hết tiền trong tài khoản để tiêu xài, thì trường hợp này, bạn cần phải liên hệ với các cơ quan chức năng như cơ quan công an, Toà án… để trước hết là tìm kiếm được thông tin về bên nhận tiền.

Khi một bên tự dưng nhận được một khoản tiền mà không có căn cứ pháp luật nào [không phải do được tặng cho, thừa kế, hay sở hữu thông qua hợp đồng…], tức là được sở hữu, chiếm hữu không phù hợp với nội dung căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trường hợp này, bên nhận tiền này đang chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. 

Trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Điều 579 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên chiếm hữu tài sản mà không có căn cứ pháp luật thì họ phải có trách nhiệm hoàn trả cho chủ sở hữu, cho người có quyền quản lý tài sản đó. Còn nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp của tài sản này thì bên nhận tiền này phải nộp lại tài sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mà xem xét trong trường hợp cụ thể của bạn, bạn chuyển nhầm tiền vào tài khoản của công ty, mà bạn và bên ngân hàng đã chủ động thông báo cho công ty, thông báo cho người đại diện theo pháp luật của công ty để yêu cầu trả lại tiền bị chuyển nhầm thì trường hợp này, bên công ty được nhận định là đang chiếm giữ không có căn cứ pháp luật đối với khoản tiền chuyển nhầm thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bạn ở đây. 

Trường hợp này, bên công ty phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho bạn và bên Ngân hàng số tiền chuyển nhầm. Nếu bên Công ty không chịu trả lại tiền cho bạn thì sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền như Công an, Tòa án là những căn cứ để bạn đòi lại tiền. 

Còn trường hợp một người nào đó, lợi dụng việc sử dụng tài khoản của công ty để chiếm đoạt, chiếm giữ số tiền chuyển nhầm vào, không có định trả tiền cho bạn mặc dù bạn cũng như cơ quan công an đã yêu cầu trả lại thì người này có thể liên quan đến vụ việc hình sự. Trường hợp cố tình không trả lại số tiền cho chủ sở hữu người quản lý hợp pháp thì vi phạm Tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự năm 2015, được bổ sung bởi điểm d, khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Hình sự năm 2015. Bởi căn cứ theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự năm 2015, được bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sư năm 2015 thì nếu người nào đó cố tình chiếm giữ và không giao lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp của tài sản có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng bị giao nhầm, chuyển nhầm sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp yêu cầu được nhận lại tài sản thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bằng hình thức phạt tiền với mức phạt từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm, hoặc phạt tù đến 03 tháng đến năm tù tùy vào từng mức độ vi phạm.

Trường hợp số tiền mà bị chiếm giữ trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên thì người này có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, trên đây là những phương án để bạn có thể lấy lại được số tiền mà bạn chuyển nhầm vào tài khoản của người khác.

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email:

Hotline: 0915. 27.05.27

Trân trọng!

Dịch vụ ngân hàng ngày càng phổ biến, việc chuyển tiền rất đơn giản chỉ với vào thao tác trên điện thoại hoặc máy tính. Một số trường hợp thao tác sai do bất cẩn, nhiều chủ tài khoản chuyển nhầm tiền tới tài khoản không mong muốn. Vậy chuyển tiền nhầm vào tải khoản của người khác có lấy lại được không?

Cách thức đòi lại tiền do chuyển nhầm

Yêu cầu hoàn trả tiền do chuyển khoản nhầm người nhận

Việc xử lý sai sót trong giao dịch ngân hàng theo quy định tại điều 33 Thông tư số 21/2018/TT-NHNN, khi khách hàng phát hiện có sai sót trong việc giao dịch như ghi nhầm tài khoản, nhầm ngân hàng, nhầm người nhận,…thì ngân hàng sẽ hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Chủ tài khoản chuyển nhầm báo lại cho bên ngân hàng mình đã tiến hành giao dịch và thông tin về tài khoản đã chuyển tiền nhầm. Ngân hàng tiếp nhận yêu cầu của khách hàng đồng thời rà soát và kiểm tra lại lịch sử giao dịch của khách hàng đó.

Bước 2: Ngân hàng chuyển tiền báo lại sự việc trên cho bên ngân hàng nhận tiền.
Sau khi nhận được thông báo từ ngân hàng chuyển tiền, bên ngân hàng nhận tiền sẽ tiến hành giải quyết trong vòng từ 3-5 ngày. Liên hệ với chủ tài khoản nhận nhầm để yêu cầu hoàn lại số tiền đã nhận.

Bước 3: Ngân hàng nhận tiền sẽ bồi hoàn lại tiền cho ngân hàng chuyển và gửi lại về tài khoản của khách hàng gửi tiền.

Thông tư số 21/2018/TT-NHNN khách hàng chỉ được nhận lại số tiền chuyển nhầm khi người bị chuyển tiền nhầm đồng ý trả lại. Vậy trường hợp người nhận tiền không đồng ý trả lại thì người chuyển tiền nhầm có lấy lại được không?

Có được phép sử dụng tiền không rõ nguồn gốc chuyển vào tài khoản

Nếu tự nhiên bạn nhận được một số tiền lớn chuyển vào tài khoản thì có được phép sử dụng hay không? Theo quy định pháp luật thì nếu nhận được số tiền như vậy nếu không rõ nguồn gốc thì người nhận có nghĩa vụ hoàn trả lại cho chủ cũ. Điều này được quy định cụ thể tại bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Trên thực tế khi xảy ra các trường hợp tương tự, thường ngân hàng có thể cung cấp thông tin người nhận chuyển khoản để hai bên tự “thoả thuận”. Trong trường hợp thoả thuận không thành thì bên chuyển nhầm có thể tiến hành khởi kiện hoặc tố cáo bên nhận chuyển nhầm ra cơ quan công an để xử lý theo quy định

Xử phạt đối với người nhận chuyển tiền nhầm nhưng không hoàn trả

Xử phạt hành chính: Người nhận tiền do chuyển nhầm nếu không hoàn trả có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ theo quy định tại điều 15 nghị định 144/2021/NĐ-CP nếu “chiếm giữ” hoặc “sử dụng” trái phép tài sản của người khác

Xử lý hình sự: Trường hợp cố tình không trả tài sản có thể bị xử lý hình sự theo điều 176 [Tội chiếm giữ trái phép tài sản], 177 [Tội sử dụng trái phép tài sản] bộ luật hình sự 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017] với mức phạt là cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tuỳ từng múc độ

Khởi kiện để lấy lại tiền chuyển nhầm

Ngoài việc, tố cáo thì người chuyển tiền nhầm còn có thể khởi kiện để đòi lại khoản tiền chuyển nhầm. Trường hợp này, khách hàng cần chuẩn bị đơn khởi kiện và các tài liệu để yêu cầu hoàn trả lại số tiền. Tuy nhiên, trên thực tế việc khởi kiện thường tương đối khó khăn vì một số lý do:

  • Khởi kiện nơi bị đơn cư trú [thường trên thực tế người nhận thường ở rất xa so với người chuyển]
  • Giấy tờ về thông tin của bị đơn [bản sao giấy tờ cá nhân, xác nhận nơi cư trú
  • Số tiền nhỏ, thấp hơn nhiều chi phí so với việc khởi kiện

Theo đó, trường hợp số tiền chuyển nhầm lớn thì có thể khởi kiện. Tuy nhiên, nếu thoả thuận được thì việc xử lý vấn đề sẽ nhanh hơn rất nhiều.

Bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề