Phản biệt phản ứng thế và phản ứng phân hủy cho ví dụ

Loại phản ứng hóa học nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa

A. phản ứng hóa hợp

B. phản ứng phân hủy

C. phản ứng thế

D. phản ứng trao đổi

Phân biệt và viết phương trình tổng quát cho mỗi loại phản ứng: hóa hợp, phân hủy, phản ứng thế, sự oxi hóa

Các câu hỏi tương tự

Cho các loại phản ứng hóa học sau:

   [1] phản ứng hóa hợp

   [2] Phản ứng phân hủy

   [3] Phản ứng oxi hóa – khử

   Những biến đổi hóa học sau đây thuộc loại phản ứng nào: Nung nóng canxicacbonat

Cho các loại phản ứng hóa học sau:

   [1] phản ứng hóa hợp

   [2] Phản ứng phân hủy

   [3] Phản ứng oxi hóa – khử

   Những biến đổi hóa học sau đây thuộc loại phản ứng nào: Sắt tác dụng với lưu huỳnh

Cho các loại phản ứng hóa học sau:

   [1] phản ứng hóa hợp

   [2] Phản ứng phân hủy

   [3] Phản ứng oxi hóa – khử

   Những biến đổi hóa học sau đây thuộc loại phản ứng nào: Khí CO đi qua chì [II] oxit nung nóng?

Quặng malachite có thành phần chính là hai hợp chất của đồng được ghi bằng công thức chung là 3 C u O H 2 C O 3 . Khi nung nóng thì hợp chất này bị phân hủy, sản phẩm của phản ứng phân hủy gồm có CuO, H 2 O C O 2 . Viết phương trình hóa học của phản ứng phân hủy của mỗi hợp chất của đồng.

Câu hỏi:Phản ứng phân hủy là gì? Ví dụ minh họa.

Trả lời:

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Ví dụ:

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về phản ứng phân hủy nhé!

1. Định nghĩa phản ứng phân hủy

- Phản ứng phân hủy là một phản ứng hóa học mà trong đó một chất tham gia có thể tạo thành hai hay nhiều chất mới.
Hay nói một cách khác là trong phương trình phản ứng hóa học, chất tham gia chỉ có 1 chất và sản phẩm tạo thành phải có từ 2 chất trở lên. Chất tham gia ở đây chúng ta sẽ không gộp cả ch ất xúc tác vào mà chỉ đơn thuần là chất có tham gia vào quá trình biến đổi chất thôi. Còn khi quan sát bên phía sản phẩm, chúng ta phải thấy có 2 chất tạo thành trở lên. Chừng nào thỏa mãn đầy đủ hai điều kiện trên thì phản ứng hóa học đấy chính là phản ứng phân hủy.

- Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Ví dụ minh họa:

2KClO3→ 2KCl + 3O2 [to]

KMnO4→ K2MnO4+ MnO2+ O2 [to]

CaCO3→ CaO + CO2 [to]

[NH4]2CO3⟶ H2O + 2NH3 + CO2

[NH4]2HPO4⟶ NH3 + NH4H2PO4

2. Đặc tính của phản ứng phân hủy

Các phản ứng phân hủy thường có các đặc tính sau:

- Phương trình phản ứng từ một chất sinh ra hai hoặc nhiều chất mới

- Các chất sản phẩm sinh ra có tính bền xác định

- Cần có những điều kiện tối ưu mới xảy ra phản ứng, đặc biệt lưu ý về điều kiện nhiệt độ

- Thường phản ứng sẽ tạo ra một lượng nhiệt lớn

- Số oxi hóa của nguyên tố có thể thay đổi hoặc giữ nguyên.

- Trong trường hợp thay đổi, phản ứng cũng được gọi là phản ứng oxi hóa khử nội phân tử.

3. Bài tập phản ứng phân hủy

Bài 1: Hãy cho biết những phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng hóa hợp hay phản ứng phân hủy, vì sao?

a] 2KMnO4→ K2MnO4 + MnO2 + O2↑

b] CaO + CO2→ CaCO3.

c] 2HgO→ 2Hg + O2↑

d] Cu[OH]2→ CuO + H2O.

Bài 2: Nung đá vôi CaCO3 thu được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b. Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?

Bài 3: Nung nóng Kali nitrat [KNO3] tạo thành Kali nitrit [KNO2] và khí oxi.

a. Viết PTHH biểu diễn sự phân huỷ

b. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 1,68 lít khí oxi [ đktc]

Bài 4: Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp? Dẫn ra hai thí dụ để minh họa.

Bài làm:

Phản ứng hóa hợp: chất tham gia là hai hai nhiều chất còn chất tạo thành chỉ có một chất.

Ví dụ: H2+ O2→ H2O [to]

Phản ứng phân hủy: chất tham gia là một chất còn chất tạo thành là hai hai nhiều chất.

Ví dụ:CaCO3→ CO2+ H2O [to]

Bài 5: Tính số gam Kali clorat cần thiết để điều chế được :

a] 48 g khí oxi ;

b] 44,8 lít khí oxi [đktc].

Bài làm:

Phương trình hóa học:

2KClO3 → 2KCl + 3O2[1]

Phản ứng: 2mol 3mol

a] Ta có:nO2 = 4832 = 1,5[mol].

Theo phương trình [1] ta có:

nKClO3 = 23nO2= 23.1,5 = 1 [mol].

Vậy khối lượng KClO3cần thiết là:mKClO3 =n.M = 1.[39 + 35,5 + 48] = 122,5 [g].

b] Ta có:nO2 = 44,822,4= 2[mol].

Theo phương trình [1] ta có:

nKClO3 = 23nO2 = 23.2≈ 1,333 [mol].

Vậy khối lượng KClO3cần thiết là :

mKClO3 =n.M = 1,333.[39 + 35,5 + 48] = 163,3 [g]

Bài 6: Nung đá vôi CaCO3được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2.

a] Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b] Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng hóa học nào? Vì sao?

Bài làm:

a] Phản ứng khi nung đá vôi:

CaCO3→ CO2+ H2O [to]

b] Đây là phản ứng phân hủy vì từ một chất [canxi cacbonat] tạo ra hai chất [khí cacbonic và nước].

Hóa học là một môn học bắt buộc của học sinh bắt đầu từ khi các em lên lớp 8. Nếu là một người thích khám phá, tìm tòi sáng tạo, thích theo dõi những phản ứng giữa vật chất này với vật chất khác thì chúng ta sẽ rất yêu thích môn học này. Hóa học chủ yếu nói về các phản ứng xảy ra giữa vật chất với nhau. Vậy phản ứng hóa học là gì và có những loại nào? Hãy cùng tìm hiểu khái niệm này và kiến thức phản ứng hóa học hóa 8 mà bạn sẽ được tìm hiểu là gì.

Phản ứng hóa học là gì?

Phản ứng hóa học là gì?

Phản ứng hóa học chính là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác. Như vậy, từ một chất ban đầu khi chúng ta cho chúng kết hợp cùng với 1 chất khác thì cả hai sẽ bị biến đổi trong phản ứng.

Các chất trong phản ứng sẽ được gọi với những cái tên là:

  • Chất tham gia là chất ban đầu mà chúng ta có và chất phản ứng.
  • Chất mới sinh ra chính là sản phẩm hoặc chất sẽ được tạo thành.

>> Bật mí cách đánh bay nỗi sợ môn Hóa học – Toppy

Công thức của phản ứng hóa học là gì? Chúng ta sẽ có công thức chung của một phản ứng hóa học như sau:

Tên các chất tham gia phản ứng -> / Tên các sản phẩm

Trong đó: Tên các chất tham gia và sản phẩm tạo thành sẽ đều được viết dưới dạng công thức hóa học với các hệ số tương ứng với mỗi chất.

Trong trường hợp phản ứng của chúng ta xảy ra hoàn toàn có nghĩa là các chất phản ứng sẽ chuyển hết thành sản phẩm và không xảy ra đối với chiều ngược lại thì chúng ta sẽ sử dụng mũi tên một chiều. Nhưng nếu đây là phản ứng thuận nghịch tức là các chất phản ứng sẽ không được chuyển hết thành sản phẩm thì lúc này chúng ta sẽ sử dụng mũi tên hai chiều.

Có rất nhiều loại phản ứng hóa học khác nhau

>> Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12

Có mấy loại phản ứng hóa học?

Trong thực tế có rất nhiều loại phản ứng hóa học có thể xảy ra mà chúng ta không biết tên. Tuy nhiên, các phản ứng thường gặp và chúng ta sẽ được tìm hiểu nhiều trong kiến thức hóa học 8 gồm:

Phản ứng hóa hợp

Đây chính là loại phản ứng hóa học ở đó từ hai hay nhiều chất ban đầu chỉ có duy nhất một chất mới [sản phẩm] được tạo thành mà thôi.

Ví dụ cụ thể như sau:

4P + 5O2 → 2P2O5

3Fe + 2O2 → Fe3O4 

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 

SO3 + H2O → H2SO4 

Na2O + H2O → 2NaOH

N2O5 + 3H2O → 2HNO3

CaO + H2O → Ca[OH]2

Phản ứng phân hủy

Tiếp theo, phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học mà ở đó chỉ từ một chất chúng có thể sinh ra hai hay nhiều chất mới khác nhau. 

Ví dụ về phản ứng phân hủy như sau:

2KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2 

2KClO3 -> 2KCl + 3O2 

CaCO3 -> CaO + CO2 

2Fe[OH]3 -> Fe2O3 + H2O

Phản ứng oxi hóa – khử

Đây là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời cả sự oxi hóa và sự khử. Tuy nhiên, chúng đã được giản lược trong số những loại phản ứng hóa học lớp 8. Vì thế bạn sẽ không phải học về phản ứng oxi hóa – khử khi mới bắt đầu làm quen.

Phản ứng thế

phản ứng hóa học mà ở đó các nguyên tử của đơn chất sẽ thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất đó.

Ví dụ phản ứng thế để bạn có thể dễ hình dung:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu 

Toppy – Ứng dụng dạy học trực tuyến hàng đầu Việt Nam

Phản ứng tỏa nhiệt [exothermic]

Đây là phản ứng hóa học có kèm theo cả sự giải phóng năng lượng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Ví dụ như: phản ứng đốt cháy xăng dầu, cung cấp năng lượng để vận hành xe cộ, máy móc,…

Ngược lại là phản ứng thu nhiệt. Trong phản ứng này một lượng nhiệt lớn sẽ được hấp thu. Ví dụ: Trong quá trình sản xuất vôi, chúng ta thường thấy người thực hiện phải liên tục cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt để giúp xảy ra phản ứng phân hủy đá vôi.

Trong chương trình hóa 8 phản ứng hóa học bạn sẽ được làm quen với các loại phản ứng sau đây: Phản ứng hóa hợp, Phản ứng phân hủy, Phản ứng thế.

Phản ứng hóa học có thể xảy ra ngay trong cuộc sống hằng ngày

Điều kiện xảy ra phản ứng hóa học

Các phản ứng hóa học có thể diễn ra “tức thời” trong cuộc sống tức là chúng không cần bất cứ một sự cung cấp năng lượng ban đầu nào cả. Bên cạnh đó cũng là phản ứng “không tức thời” lúc này sẽ yêu cầu năng lượng ban đầu dưới nhiều dạng khác nhau như nhiệt, ánh sáng hay điện để có thể xuất hiện các phản ứng hóa học.

Vận tốc phản ứng

Vận tốc của phản ứng hóa học là gì? Đây là con số được đo bằng sự thay đổi theo thời gian của nồng độ hoặc áp suất của một chất phản ứng hoặc một chất sản phẩm sau khi phản ứng.

Phân tích vận tốc phản ứng thường được thực hiện trong nghiên cứu cân bằng hóa học và chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Vận tốc của các phản ứng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là:

  • Nồng độ của các chất tham gia trong phản ứng
  • Diện tích tiếp xúc giữa các chất tham gia phản ứng
  • Áp suất
  • Năng lượng hoạt hóa của phản ứng
  • Nhiệt độ
  • Chất xúc tác

Các phản ứng hóa học sẽ mang đến nhiều điều thú vị cho chúng ta

Như vậy thông tin về phản ứng hóa học là gì cũng như các loại phản ứng mà bạn sẽ được làm quen khi học hóa 8 đã được giới thiệu. Hãy bắt đầu tìm hiểu để cảm thấy thú vị với môn học này hơn.

Xem thêm:

Giải pháp toàn diện giúp con đạt điểm 9-10 dễ dàng cùng Toppy

Với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, Toppy chú trọng việc xây dựng cho học sinh một lộ trình học tập cá nhân, giúp học sinh nắm vững căn bản và tiếp cận kiến thức nâng cao nhờ hệ thống nhắc học, thư viện bài tập và đề thi chuẩn khung năng lực từ 9 lên 10.

Kho học liệu khổng lồ

Kho video bài giảng, nội dung minh hoạ sinh động, dễ hiểu, gắn kết học sinh vào hoạt động tự học. Thư viên bài tập, đề thi phong phú, bài tập tự luyện phân cấp nhiều trình độ.Tự luyện – tự chữa bài giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian học. Kết hợp phòng thi ảo [Mock Test] có giám thị thật để chuẩn bị sẵn sàng và tháo gỡ nỗi lo về bài thi IELTS.

Học online cùng Toppy

Nền tảng học tập thông minh, không giới hạn, cam kết hiệu quả

Chỉ cần điện thoại hoặc máy tính/laptop là bạn có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. 100% học viên trải nghiệm tự học cùng TOPPY đều đạt kết quả như mong muốn. Các kỹ năng cần tập trung đều được cải thiện đạt hiệu quả cao. Học lại miễn phí tới khi đạt!

Tự động thiết lập lộ trình học tập tối ưu nhất

Lộ trình học tập cá nhân hóa cho mỗi học viên dựa trên bài kiểm tra đầu vào, hành vi học tập, kết quả luyện tập [tốc độ, điểm số] trên từng đơn vị kiến thức; từ đó tập trung vào các kỹ năng còn yếu và những phần kiến thức học viên chưa nắm vững.

Trợ lý ảo và Cố vấn học tập Online đồng hành hỗ trợ xuyên suốt quá trình học tập

Kết hợp với ứng dụng AI nhắc học, đánh giá học tập thông minh, chi tiết và đội ngũ hỗ trợ thắc mắc 24/7, giúp kèm cặp và động viên học sinh trong suốt quá trình học, tạo sự yên tâm giao phó cho phụ huynh.

Video liên quan

Chủ Đề